Ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư dài hạn nhằm thay thế các TSCĐ, khi đã hư hỏng hoặc lạc hậu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng, mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải bổ sung vốn đầu tư dài hạn vào các TSCĐ và TSLĐ. Nói chung, chỉ khi nào nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp còn gọi là nguồn vốn huy động nội bộ, nguồn tự tài trợ, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn thì các doanh nghiệp mới phải huy động đến các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VIII
NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nguồn tài trợ bên trong
Ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư dài hạn nhằm thay thế các TSCĐ, khi đã hư hỏng hoặc lạc hậu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng, mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải bổ sung vốn đầu tư dài hạn vào các TSCĐ và TSLĐ. Nói chung, chỉ khi nào nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp còn gọi là nguồn vốn huy động nội bộ, nguồn tự tài trợ, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn thì các doanh nghiệp mới phải huy động đến các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn vốn huy động bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp thường bao gồm:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Khoản khấu hao TSCĐ
Tiền trích khấu hao TSCĐ chủ yếu dùng để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Tuy nhiên do thời gian sử dụng của các TSCĐ thường rất dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới. Trong khi hàng năm doanh nghiệp đều tính khấu hao và tiền khấu hao được tích lũy lại. Vì vậy, trong khi chưa có nhu cầu cần thay thế TSCĐ cũ, các doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền khấu hao đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của mình.
Ngoài hai nguồn trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác, như tiền nhượng bán TS vật tư không cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý, nhượng bán TSCĐ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư dài hạn của mình.
2. Cổ phiếu thường
2.1.Cổ phiếu thường và huy động vốn bằng cổ phiếu thường
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp góp vốn, trong đó số vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty cổ phần được hình thành thông qua việc phát hành cổ phiếu. Việc góp vốn cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Như vậy, cổ đông là chủ sở hữu của công ty cổ phần.
Cổ phiếu là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần và cho phép cổ đông được hưởng những quyền lợi của công ty. Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phương tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu.
Trên các góc độ khác nhau, có thể phân biệt các loại cổ phiếu của công ty cổ phần:
- Dựa vào tình hình phát hành và lưu hành, cổ phiếu của công ty cổ phần có thể phân biệt: Cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu phát hành, cổ phiếu đang lưu hành và cổ phiếu quỹ (hay cổ phiếu ngân quỹ).
- Dựa vào hình thức cổ phiếu có thể phân biệt: Cổ phiếu ghi tên (hữu danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh).
- Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ có thể phân biệt cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty cổ phần. Cổ đông thường - Người sở hữu cổ phiếu thường của công ty cổ phần - được hưởng các quyền chủ yếu sau:
- Quyền trong quản lý và kiểm soát công ty: Cổ đông thường được quyền tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào hội đồng quản trị, được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của công ty.
- Quyền đối với tài sản của công ty: Cổ đông thường được quyền nhận phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức lợi tức cổ phần. Khi công ty bị giải thể hoặc bị phá sản, cổ đông thường được quyền nhận một phần giá trị còn lại của công ty sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ, các khoản chi phí và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
- Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần: Cổ đông thường không được quyền rút vốn trực tiếp ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho người khác dưới hình thức bán lại cổ phiếu, hoặc để lại cho người thừa kế.
- Ngoài các quyền chủ yếu trên, cổ đông thường có thể được hưởng các quyền khác như quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần mới do Công ty phát hành, quyền được xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, kiểm tra sổ sách kế toán… theo quy định cụ thể trong điều lệ công ty.
Cùng với việc được hưởng ứng các quyền lợi, các cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải trong hoạt động của mình tương ứng với phần vốn góp và cũng giới hạn tối đa trong phần vốn góp đó.
Để đáp ứng nhu cầu tăng vốn mở rộng kinh doanh, công ty cổ phần có thể lựa chọn phương pháp huy động tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra thu thêm tiền vốn. Việc phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động tăng vốn có thể được thực hiện theo các hình thức sau:
- Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành.
Đây là hình thức phổ biến được các công ty cổ phần ở nhiều nước áp dụng khi quyết định tăng thêm vốn chủ sở hữu để mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông thường trong điều lệ công ty cổ phần ở nhiều nước đều ghi rõ quyền này của cổ đông thường. Việc áp dụng quyền ưu tiên mua cho cổ đông là nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hành.
- Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng
Để huy động tăng thêm vốn đầu tư, Công ty cổ phần có thể lựa chọn con đường phát hành cổ phiếu mới ra công chúng với việc chào bán công khai. Việc thực hiện chào bán công khai cổ phiếu mới có thể thực hiện theo các phương pháp: Phát hành trực tiếp, chào bán qua người bảo lãnh (hay ủy thác phát hành) và chào bán qua đấu thầu. Trong đó, hai phương pháp chủ yếu thường được thực hiện là phát hành qua người bảo lãnh và phương pháp đấu thầu.
- Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cho người thứ ba.
Trong điều lệ của nhiều công ty cổ phần cho phép, nếu được sự tán thành của Đại hội đồng cổ đông, Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới với việc dành quyền mua cổ phiếu cho người thứ ba là những người có quan hệ mật thiết với công ty như người lao động trong công ty, các đối tác kinh doanh…Việc phát hành cổ phiếu theo phương pháp này vừa giúp công ty tăng vốn kinh doanh, vừa tạo ra sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa công ty và những người thường xuyên có quan hệ với Công ty.
2.2. Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới của công ty
Phần lớn các công ty cổ phần khi phát hành thêm cổ phiếu mới thường dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành với mục đích:
- Thứ nhất, bảo vệ quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành.
- Thứ hai, bảo vệ cho cổ đông tránh sự thiệt hại về sụt giá cổ phiếu trên thị trường.
Ví dụ: Công ty cổ phần Thiên Quang có 1.500.000 cổ phiếu đang lưu hành với giá 14.000 đ/cổ phiếu. Tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công ty là 21.000 triệu đồng. Công ty dự kiến phát hành thêm 500.000 cổ phiếu mới với giá bán 12.000 đ/cổ phiếu. Như vậy, sau khi phát hành thêm cổ phiếu, tổng giá trị thị trường cổ phiếu của công ty sẽ là 27.000 triệu đồng và giá trị về lý thuyết một cổ phiếu của công ty sẽ là 13.500 đ/cổ phiếu, sụt 500 đ/cổ phiếu. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiện tại, các công ty cổ phần thường dành quyền ưu tiên mua cổ phần cho các cổ đông hiện tại.
Khi quyết định dành quyền ưu tiên mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hành, công ty sẽ thông báo giá bán và thời hạn đăng ký mua. Nhà quản trị căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh xác định số vốn cần huy động, và giá bán cổ phiếu để đưa ra được số lượng cổ phiếu cần phát hành.
Số lượng cổ phiếu cần phát hành
=
Số vốn cần huy động
Giá ghi bán một cổ phiếu
Các cổ đông hiện hành được quyền ưu tiên mua số cổ phiếu mới phát hành theo tỷ lệ với số quyền mua cần thiết để mua một cổ phiếu mới:
Số quyền mua cần thiết để được mua một cổ phiếu mới
=
Số cổ phiếu đang lưu hành
Số cổ phiếu mới dự kiến phát hành
Với số liệu ở ví dụ trên, tính số quyền mua mà cổ đông hiện hành được quyền mua cổ phiếu mới.
Xét về lý thuyết, giá thị trường một cổ phiếu sau khi công ty phát hành cổ phiếu mới sẽ là:
Thị giá cổ phiếu sau khi phát hành (theo lý thuyết)
=
Tổng giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu lưu hành
Với số liệu ở ví dụ trên, tính thị giá cổ phiếu sau khi phát hành theo lý thuyết.
Giá trị lý thuyết một quyền mua
=
Thị giá cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu mới
-
Giá bán ưu đãi một cổ phiếu
Số quyền mua cần thiết
Nếu ký hiệu:
R: Giá trị lý thuyết của một quyền mua
Pe: Thị giá cổ phiếu sau khi hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu mới.
Pu: Giá bán ưu đãi một cổ phiếu mới
Po: Thị giá cổ phiếu trước khi phát hành cổ phiếu mới dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông.
N: Số quyền mua cần thiết (hoặc số cổ phiếu cũ cần thiết để được mua một cổ phiếu mới).
Ta có:
R
=
(1)
Pe - Pu
N
(2)
R = Po - Pe
Từ (1) và (2) suy ra:
R
=
Po - Pu
N + 1
Việc phát hành cổ phiếu mới nhằm tăng vốn đầu tư, và dành quyền ưu tiên cho cổ đông hiện hành có những điểm lợi cơ bản như sau:
Thứ nhất, công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho cổ đông hiện hành.
Thứ hai, việc huy động sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thứ ba, tiết kiệm được chi phí phát hành.
Thứ tư, giúp công ty tránh được áp lực của cổ đông do sự sụt giảm thị giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới.
Tuy nhiên, với phương pháp huy động này cũng bộc lộ hạn chế như ít làm tăng tính hoán tệ, quy mô nguồn vốn huy động thấp (giá bán cổ phiếu thấp hơn khi chào bán ra công chúng).
2.3. Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ra công chúng
Việc huy động vốn theo phương pháp này có những lợi thế chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát hành cổ phiếu thường theo phương pháp này giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn, nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay.
Thứ hai, việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty.
Thứ ba, trong một số trường hợp cổ phiếu thường được bán dễ hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu dài hạn.
Bên cạnh đó, có một số điểm bất lợi:
Một là, việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát công ty, quyền phân phối thu nhập.
Hai là, chi phí phát hành cao (chi phí hoa hồng cho người bảo lãnh, chi phí quảng cáo…)
Ba là, lợi tức cổ phần không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế như trái phiếu hay lợi tức tiền vay. Do đó chi phí sử dụng vốn cao hơn so với trái phiếu.
Bốn là, việc phát hành làm tăng cổ phiếu lưu hành, nếu việc sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn tới thu nhập trên một cổ phần giảm, điều này tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.
Như vậy để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu nhà quản trị cần xem xét những điểm có lợi và những bất lợi có thể xảy ra. Ngoài ra nhà quản trị cần phải xem xét tình hình tài chính, quyền kiểm soát công ty, chi phí phát hành…trước khi đưa ra quyết định huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường.
3. Cổ phiếu ưu đãi
3.1. Những đặc trưng của cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cho phép người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng một số quyền ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
- Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty.
- Sự tích lũy cổ tức (tích lũy qua các năm khi những năm trước công ty hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi). Số cổ tức này phải được trả cho cổ đông ưu đãi trước khi công ty trả cổ tức cho cổ đông thường.
- Không được hưởng quyền bỏ phiếu
- Quỹ thanh toán (dùng để mỗi năm sẽ mua lại và giải phóng 1 tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi nhất định).
Như vậy cổ phiếu ưu đãi có những đặc điểm giống cổ phiếu thường và trái phiếu. Do vậy, có thể nói cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lưỡng tính, nó vừa mang đặc điểm cổ phiếu thường, vừa có một số đặc trưng của trái phiếu.
3.2. Những điểm lợi và bất lợi của việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi.
- Những điểm lợi chủ yếu:
+ Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn
+ Có khả năng làm tăng lợi tức cổ phần thường
Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi giúp công ty có thêm vốn trong kinh doanh từ đó có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho cổ đông thường trong khi cổ đông ưu đãi chỉ được hưởng cổ tức không đổi.
+ Giúp công ty tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát cho các cổ đông mới.
+ Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc.
- Những điểm bất lợi:
+ Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu (do mức độ rủi ro đối với người đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi cao hơn đầu tư vào trái phiếu).
+ Lợi tức cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty.
Phát hành cổ phiếu ưu đãi phù hợp khi công ty có khả năng mở rộng kinh doanh đạt tỷ suất lợi nhuận vốn ở mức cao, nhưng công ty đã có hệ số nợ khá cao, đồng thời công ty rất coi trọng việc giữ nguyên quyền kiểm soát công ty.
4. Vay dài hạn
4.1. Vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính - tín dụng khác.
Để huy động vốn các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết…Ngoài ra, nếu chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn chia sẻ quyền quản lý với những phương pháp huy động vốn trên thì có thể sử dụng một kênh huy động khác thông qua vay dài hạn.
Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng giữa người vay và người cho vay (thường là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính…) theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định. Thông thường các khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên được coi là vay trung và dài hạn.
Vay dài hạn thường được hoàn trả vào những thời hạn định kỳ với những khoản tiền bằng nhau. Đó là sự hoàn trả dần khoản tiền vay, bao gồm cả vốn gốc và lãi trong suốt thời gian diễn ra giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch vay mượn này có tính linh hoạt khi người vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của mình.
Lãi suất của những khoản vay dài hạn có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi tùy theo sự thương lượng giữa hai bên. Lãi suất được thiết lập dựa trên mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn.
Có nhiều hình thức vay dài hạn như: vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tài chính - tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính….Trong đó, vay dài hạn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp.
Theo tính chất và mục đích sử dụng tiền vay, có thể phân chia vay dài hạn ngân hàng thành các loại: vay đầu tư tài sản cố định, vay hình thành vốn lưu động thường xuyên.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, các hạn chế về điều kiện tín dụng, sự kiểm soát của ngân hàng đối với việc huy động và sử dụng tiền vay, và chi phí sử dụng vốn (lãi suất). Ngoài ra, các ngân hàng thương mại thường đặt trọng tâm vào thị trường tín dụng ngắn hạn (hiện nay cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng hạn mức tín dụng của ngân hàng), vì vậy việc huy động nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp từ các ngân hàng thương mại chỉ có giới hạn nhất định.
Bên cạnh việc huy động vốn từ ngân hàng thương mại, doanh nghiệp có thể huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tài chính - tín dụng khác như: vay các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hỗ trợ phát triển…Ngoài ra các doanh nghiệp có thể tính tới khả năng huy động vốn vay dài hạn khác trên thị trường thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp (hay trái phiếu công ty) hoặc sử dụng thuê tài chính.
4.2. Trái phiếu doanh nghiệp
Sự hình thành và phát triển của thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều công cụ cho phép các doanh nghiệp sử dụng chúng để thực hiện huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Một trong những công cụ cho phép doanh nghiệp sử dụng để vay vốn qua thị trường đáp ứng nhu cầu tăng vốn kinh doanh là trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người phát hành và với tư cách là người đi vay. Thông qua việc sử dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung và dài hạn qua thị trường với một khối lượng lớn. Người mua trái phiếu là người cho vay còn gọi là trái chủ.
Để huy động vốn trên thị trường vốn doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ là cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu và trái phiếu có các đặc điểm khác nhau cơ bản sau:
+ Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn, việc phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu, còn trái phiếu là chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn vay trung và dài hạn.
+ Cổ phiếu không có kỳ hạn thanh toán, người mua cổ phiếu không được trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty mà chỉ có thể rút vốn một cách gián tiếp thông qua việc chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác. Trái phiếu luôn có kỳ hạn thanh toán và đã được xác định trước.
+ Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Trong khi đó, lợi tức cổ phần thường phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi công ty bị thanh lý, giải thể, người mua trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước người nắm giữ cổ phiếu.
+ Người mua cổ phiếu là cổ đông của công ty, tức là người chủ sở hữu của công ty, có quyền quản lý công ty và phải gánh chịu những rủi ro của công ty. Còn người mua trái phiếu là người cho công ty vay, họ không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty, và nói chung không phải chịu rủi ro của công ty.
Ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, mới có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn qua thị trường.
Việc phân loại trái phiếu dựa trên những tiêu thức sau:
- Dựa vào hình thức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu ghi tên (hay ghi trái phiếu hữu danh) và trái phiếu không ghi tên (trái phiếu vô danh).
- Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất biến đổi.
- Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành có thể phân biệt trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không dảm bảo.
- Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu thông thường, trái phiếu có thể chuyển đổi, và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
- Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu có thể chia trái phiếu thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm.
- Dựa vào thời hạn của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu dài hạn và trái phiếu ngắn hạn.
Những điểm lợi khi doanh nghiệp sử dụng công cụ trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường vốn:
+ Một là, lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Hai là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định.
+ Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu.
+ Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ.
+ Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt.
Bên cạnh những điểm lợi kể trên, việc sử dụng trái phiếu cũng có những điểm bất lợi như sau:
+ Thứ nhất, buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn.
+ Thứ hai, làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp
+ Thứ ba, phải trả nợ gốc đúng kỳ hạn
+ Thứ tư, sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài.
+ Thứ năm, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp cũng có giới hạn nhất định.
Các doanh nghiệp không thể để hệ số nợ vượt quá xa mức thông thường của