Chuyên đề 1:Khái quát chung về hoạt động ngân hàng (ABA Chapter 1)
• Chuyên đề 2: Quản lí nhà nước với hoạt động ngân hàng (ABA Chapter 2
+ Misklin Chapter 11)
• Chuyên đề 3: Nghiệp vụ huy động tiền gửi (ABA Chapter 4+7)
• Chuyên đề 4: Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (ABA Chapter 5+6)
• Chuyên đề 5: Các nghiệp vụ tín dụng (ABA Chapter 8)
• Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại (ABA Chapter
9)
• Chuyên đề 7: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
(ABA Chapter 10)
50 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nguyên lí hoạt động ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
(NHA302)
GV. Chu Mai Linh
Danh sách tài liệu tham khảo
• Sách tham khảo tiếng Việt:
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn
Minh Kiều
- Quản trị ngân hàng thương mại – TS. Trương
Quang Thông – NXB. Tài Chính
- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính –
Nguyễn Văn Ngọc – NXB. Đại học kinh tế quốc
dân
Danh sách tài liệu tham khảo
• Sách tham khảo tiếng Anh:
- Francis and Siegel (2001), Principles of Banking, 7th
edition, American Bankers Association (or later edition)
- Peter S. Rose (1999), Commercial Bank Management,
4th ed., Irwin McGraw-Hill, Boston, MA.
- Frederic S.Mishkin, Economics of Money, Banking,
and Financial Markets (2010).
Danh mục các tài liệu tham thảo khác
• Văn bản pháp luật:
- Luật các tổ chức tín dụng (2010)
- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010)
- Bộ luật Dân sự (2005)
• Địa chỉ website quan trọng:
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn/
- Thư viện pháp luật
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
- Tạp chí tài chính
- Website của các ngân hàng
Đề cương môn học
• Chuyên đề 1:Khái quát chung về hoạt động ngân hàng (ABA Chapter 1)
• Chuyên đề 2: Quản lí nhà nước với hoạt động ngân hàng (ABA Chapter 2
+ Misklin Chapter 11)
• Chuyên đề 3: Nghiệp vụ huy động tiền gửi (ABA Chapter 4+7)
• Chuyên đề 4: Các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (ABA Chapter 5+6)
• Chuyên đề 5: Các nghiệp vụ tín dụng (ABA Chapter 8)
• Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại (ABA Chapter
9)
• Chuyên đề 7: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
(ABA Chapter 10)
Chuyên đề I
Khát quát chung về hoạt động của ngân hàng
I. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
II. Khái niệm về ngân hàng thương mại
III. Vai trò và chức năng của ngân hàng
IV. Các loại hình ngân hàng thương mại
V. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại
VI. Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động
của ngân hàng
Lịch sử hình thành
• Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với
lịch sử của nền sản xuất hàng hoá.
• Nghề ngân hàng bắt đầu bằng nghiệp vụ đổi tiền và đúc tiền
của các thợ vàng. (ngân hàng của các thợ vàng)
• Nhu cầu cất giữ của cải để đảm bảo an toàn là điều kiện để
thực hiện thanh toán hộ.
• Xuất hiện những người làm nghề kinh doanh tiền tệ: vừa đổi
tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền và cho vay nặng lãi.
• Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn
tiền có thể tạm thời sử dụng phần tiền gửi
của khách để cho vay.
• Nhà buôn tiền Kẻ cho vay nặng lãi
nhà buôn tiền NGÂN HÀNG.
Lịch sử phát triển
• Các ngân hàng mở rộng đối tượng cho
vay: cho vay với cá nhân, quan lại, địa
chủ, vua chúa, cho vay tài trợ một phần
nhu cầu chi tiêu cho chiến tranh.
• Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi.
• Xuất phát từ nhu cầu lợi nhuận cao, nhiều
chủ ngân hàng phát hành những chứng
chỉ tiền gửi khống để cho vay.
• Sự sụp đổ các ngân hàng gây khó khăn trong
hoạt động thanh toán + lãi suất cao, khiến các
nhà buôn không thể sử dụng nguồn vay này.
Họ tập hợp lại và thành lập nên ngân hàng,
chủ yếu cho vay ngắn hạn, thanh toán hộ, gắn
liền với quá trình luân chuyển vốn. Ngân hàng
này gọi là ngân hàng thương mại.
Khái niệm về ngân hàng
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam do Quốc hội
khoá X thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 định
nghĩa như sau:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất
cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Hoạt động ngân hàng
• Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung
ứng thường xuyên các nghiệp vụ sau đây:
+ nhận tiền gửi
+ cấp tín dụng
+ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
(Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010).
Chức năng và vai trò của ngân hàng
1. Chức năng
1.1. Trung gian tài chính
1.2. Cung ứng các phương tiện thanh toán
1.3. Chức năng trung gian thanh toán
Trung gian tài chính
Đầu
tư
Trung gian tài chính
Quá trình vay mượn thông qua ngân hàng, đã
giải quyết được những khó khăn khi những
người cho vay và đi vay giao dịch trực tiếp với
nhạu.
Những khó khăn này bao gồm sự không trùng
lặp về số lượng vốn, thời gian và những rủi ro.
Trung gian tài chính
• Biến đổi quy mô của tài sản tài chính
• Biến đổi kỳ hạn của tài sản tài chính
• Chia sẻ rủi ro của các tài sản tài chính
Trung gian thanh toán
Trung gian thanh toán
Nhiệm vụ cụ thể của chức năng này gồm:
- Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng
- Quản lí và cung cấp các phương tiện thanh
toán cho khách hàng
- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán
giữa các khách hàng.
Vai trò của ngân hàng thương mại
• Vai trò khuyến khích tiết kiệm, đáp ứng
nhu cầu vốn trong nền kinh tế và tăng
cường hiệu quả sử dụng vốn trong nền
kinh tế
• Vai trò thực thi chính sách tiền tệ
Chức năng điều tiết kinh tế vi mô
• Thông qua việc tiếp nhận, thu hút khối lượng
lớn tiền mặt từ nền kinh tế (tiền gửi của công
chúng, thu nhận tiền bán hàng của DN gửi vào
tài khoản,.) đồng thời cung ứng tiền mặt theo
nhu cầu khi DN rút tiền trả lương, trả tiền hàng
hoá, công chúng rút tiền để mua tài sản, tiêu
dùng.
II. Các loại hình ngân hàng thương mại
1. Phân loại ngân hàng thương mại
2. Cơ cấu tổ chức
Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2008
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008
Ngân hàng
TM quốc
doanh 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5
Ngân hàng
TMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 37 35
Chi nhánh
NHNN - 8 18 24 26 26 29 31 33 37
NH liên
doanh 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5
NH 100%
vốn nước
ngoài
- - - - - - - - - 5
Tổng số
ngân hàng 9 56 74 84 83 74 78 78 80 87
Các dữ liệu đáng lưu ý
• Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng năm 1991 lên
87 ngân hàng và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài
vào năm 2008.
• Ngoài tăng trưởng về số lượng thì quy mô hoạt động của
hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ, tập trung
ở hai lĩnh vực hoạt động truyền thống là cho vay và huy
động.
• Số lượng tài khoản ước tính ở mức hơn 8 triệu tài khoản
(năm 2006), chiếm khoản 9,4% dân số và tập trung chủ
yếu vào đối tượng có thu nhập cao tại đô thị và các
doanh nghiệp.
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
THI PHẦN TiỀN GỬI 100% 100 100 100 100 100 100
NHTM Nhà nước 79% 78 75 75 68 59 60
NHTM Cổ phần 10% 11 13 16 22 30 29
Chi nhánh NHNN và liên
doanh
9% 9 10 8 8 9 9
Tổ chức tài chính khác 1% 1 2 2 1 2 2
THỊ PHẦN TÍN DỤNG 100% 100 100 100 100 100 100
NHTM Nhà nước 80% 79 77 73 65 55 52
NHTM Cổ phần 10# 11 12 15 21 29 32
Chi nhánh NHNN và liên
doanh
9% 9 10 10 9 9 10
Tổ chức tài chính khác 2% 2 2 2 5 7 6
1. Phân loại ngân hàng thương mại
• Dựa vào hình thức sở hữu
- Ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngân hàng liên doanh
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
• Dựa vào chiến lược kinh doanh và mối quan hệ với khách hàng
- Ngân hàng bán lẻ
- Ngân hàng bán buôn
- Ngân hàng vừa bán lẻ vừa bán buôn
1. Phân loại ngân hàng thương mại
• Dựa vào phạm vi kinh doanh
- Ngân hàng chuyên doanh
- Ngân hàng đa năng
• Dựa vào hình thức tổ chức
- Công ty sở hữu ngân hàng
- Ngân hàng sở hữu công ty
Nhóm NHTM nhà nước
1) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
2) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank)
3) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (Agribank)
4) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
5) Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông
Cửu Long (MHB)
Nhóm NHTM nhà nước
• Điểm mạnh:
- Chiếm vị trí thống lĩnh trong ngành ngân hàng với thị phần cho vay và huy động
lần lượt là 52% và 60% (2008) và chiếm 63% giá trị tổng tài sản toàn ngành.
- Mạng lưới chi nhánh trải rộng khắp nơi, quy mô hoạt động với gần 3000 chi nhánh
và văn phòng giao dịch, trong đó Agribank với hơn 2200 chi nhánh và văn phòng
đại diện khắp 64 tỉnh thành.
- Là nhà cung ứng chính cho các DN quốc doanh, cho vay đối với DNNN chiếm 30-
40% tổng dư nợ của các ngân hàng quốc doanh, riêng Vietcombank và BIDV có tỷ
lệ cho vay DNNN là 40-50%.
- Lợi thế huy động vốn giá rẻ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các DNNN.
- Ngoài ra được tài trợ vốn từ các nguồn viện trợ, nguồn vốn tài trợ theo chương
trình + nguồn vốn dồi dào từ Kho bạc
- Am hiếu về các DN do cung ứng tín dụng lâu năm
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm
Nhóm NHTM nhà nước
• Điểm yếu
- Khách hàng cho vay chủ yếu là các DNNN làm xấu đi báo cáo tài chính
của NH, do các DNNN hoạt động hiệu quả kém.
- Có mức độ an toàn vốn thấp, từ 7-11% theo chuẩn kế toán VN, trong khi
tỷ lệ trung bình các nước trong khu vực là 13,1% với khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương, và 12,3% với Đông Nam Á.
- Tỷ lệ nợ xấu cao, khoảng 1-4% tổng dư nợ, trong khi tỷ lệ này của 10
ngân hàng CP hàng đầu là dưới 2%. Nếu tính theo chuẩn kế toán quốc tê,
tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn 3-4 lần.
- Cơ chế thù lao cho hội đồng quản trị của NH quốc doanh căn cứ vào tăng
trưởng của các chỉ tiêu báo cáo tài chính, chức không điều chỉnh theo rủi
ro. Năng lực quản lý không được dựa trên lợi nhuận sau khi đã trích lập
dự phòng cho rủi ro và nợ quá hạn.
2. Cơ cấu tổ chức
• Hội sở
• Sở giao dịch
• Phòng giao dịch
• Các công ty con
Quản trị ngân hàng
• Hội đồng quản trị
• Ban điều hành
• Ban kiểm soát
Các dịch vụ ngân hàng truyền thống
• Thực hiện trao đổi ngoại tệ
• Chiết khấu thương phiếu
• Nhận tiền gửi
• Dịch vụ bảo quản vật có giá
• Cung cấp các dịch vụ uỷ thác
Các dịch vụ ngân hàng hiện đại
• Cho vay tiêu dùng
• Tư vấn tài chính cá nhân
• Tư vấn đầu tư
• Tư vấn kinh doanh
• Tư vấn luật
• Quản lí ngân quỹ
• Dịch vụ thuê mua tài chính
• Cho vay tài trợ dự án
• Cung cấp dịch vụ bảo hiểm
• Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư
• Cung cấp dịch vụ tài chính điện tử
• Dịch vụ vàng và bất động sản
Những xu hướng phát triển trong hoạt
động ngân hàng
• Chính phủ thực hiện chính sách giảm bao cấp
và can thiệp trực tiếp
• Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng và
mở rộng phạm vi hoạt động
• Sự gia tăng cạnh tranh và sự gia tăng tính
nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nguồn vốn
• Áp lực gia tăng vốn chủ sở hữu
• Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Sự khắc biệt chủ yếu về hoạt động của NHTM và hoạt động của các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng thể hiện ở điểm nào?
a. NHTM có cho vay và huy động vốn, trong khi các tổ chức phi NH cho
vay nhưng không huy động vốn.
b. NHTM là một loại hình NH, do đó, chỉ làm một số hoạt động NH, trong
khi các tổ chức tin dụng phi NH được làm toàn bộ các hoạt động NH.
c. NHTM được huy động vốn bằng tài khoản tiền gửi, trong khi tổ chức tin
dụng phi ngân hàng không được huy động vốn tiền gửi.
d. NHTM được cho vay trong khi các tôt chức tin dụng phi NH không
được cho vay.
2. Luật Các tổ chức tin dụng Việt Nam hiện hành có những qui
định nào về an toàn hoạt động của NHTM
a. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định
b. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc và duy trì các tỷ lệ an
toàn theo quy định.
c. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự phòng rủi ro
và duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định.
d. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự phòng rủi ro
theo quy định.
3. Về cơ bản, NHTM có thể huy động vốn qua
những loại tài khoản tiền gửi nào
a. Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
b. Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm
c. Tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ
d. Tất cả đều đúng
4. Ngoài hình thức huy động vốn qua tài
khoản tiền gửi, NHTM còn có thể huy động
vốn bằng những hình thức khác
a. Phát hành tín phiếu và trái phiếu kho bạc
b. Phát hành tín phiếu, kỳ phiếu và trái
phiếu NH.
c. Phát hành các loại giấy tờ có giá
d. Phát hành chứng chỉ tiền gửi
5. Tại sao cần có những hình thức huy động vốn bằng cách phát hành
giấy tờ có giá bên cạnh hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
a. Vì phát hành giấy tờ có giá dễ huy động vốn hơn là huy động vốn
qua tài khoản tiền gửi
b. Vì phát hành giấy tờ có giá chi phí huy động vốn thấp hơn là huy
động vốn qua tài khoản tiền gửi
c. Vì phát hành giấy tờ có giá có thể bổ sung nhược điểm và tận dụng
ưu điểm của huy động vốn qua tài khoản tiền gửi.
d. Vì nhu cầu gửi tiền của khách hàng đa dạng, do đó, cần có nhiều
hình thức để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ.
6. Theo tiêu chí về sở hữu về vốn, NHTM ở nước ta có
a. NHTM nhà nước, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài
và chi nhánh NH nước ngoài.
b. NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài và
chi nhánh NH nước ngoài.
c. NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và NHTM
100% vồn nước ngoài.
d. NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100%
vốn nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài.
7. Nguồn vốn điều lệ chủ yếu của NHTM
nhà nước là
a. Ngân sách nhà nước
b. Vốn do các cổ đông đóng góp
c. Vốn của các NH nước ngoài
d. Tất cả các câu trên đều đúng
8. Nguồn vốn điều lệ chủ yếu của chi nhánh
NH nước ngoài từ:
a. Ngân sách nhà nước
b. Vốn do các cổ đông đóng góp
c. Vốn của các NH nước ngoài
d. Tất cả các câu trên đều đúng
9. Vốn điều lệ của một NHTM ít nhất phải
bằng
a. ½ vốn pháp định
b. Tổng các quỹ dự trữ phòng + Lợi nhuận
chưa chia
c. Vốn đóng góp của các cổ đông + Thăng
dư vốn
d. Vốn pháp định
10. Khoản tiền NHNN tái cấp vốn cho
NHTM thuộc nguồn vốn nào của NHTM
a. Vốn điều lệ và các quỹ
b. Vốn huy động
c. Vốn đi vay
d. Vốn tiếp nhận
11. Khoản nào sau đây không thuộc dự trữ
sơ cấp của NHTM
a. Tiền mặt, các khoản coi như tiền mặt
b. Tiền gửi tại NHTW (tiền gửi không kỳ
hạn)
c. Tiền gửi tại các ngân hàng khác
d. Tín phiếu kho bạc
12. Mức vốn pháp định áp dụng cho đến
năm 2010 của một NH 100% vốn nước
ngoài (theo Nghị định 142/2006/NĐ-CP
ngày 22/11/2006) là:
a. 15 triệu USD
b. 1000 tỷ
c. 2000 tỷ
d. 3000 tỷ
13. Ở Việt Nam hiện nay, NHNN cấp tín dụng cho các NHTM
dưới hình thức tái cấp vốn thông qua các nghiệp vụ sau:
a. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn khác.
b. Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy
tờ có giá ngắn hạn khác.
c. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
d. Câu a và b
e. Câu b và c
f. Tất cả các câu trả lời trên đều đúng
14. Hiện nay ở Việt Nam, cơ quan nào sau
đây được cấp phép thành lập và hoạt động của
NHTM mới
a. Chính phủ
b. Quốc hội
c. NH nhà nước Việt Nam
d. Bộ kế hoạch và đầu tư
15. Hiện nay, Nhà nước ta cho phép các nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM cổ
phần trong nước với tỷ lệ
a. 15%
b. 30%
c. 45%
d. 49%
Câu hỏi ôn tập
• NHTM có những chức năng gì là chủ yếu? Giải
thích vai trò của NHTM trong sự trung gian tài
chính về quy mô và kỳ hạn.
• Sự phân loại các NHTM có thể dựa trên những cơ
sở nào?
• Trình bày dịch vụ uỷ thác của ngân hàng.
• Nêu tên các trung gian tài chính khác ngoài NHTM
tham gia hoạt động trên thị trường tài chính.
• Nêu tên các công cụ của thị trường tiền tệ