Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về kế toán:
- Theo Giáo sư, tiến sĩ Robert Antoni - một nhà nghiên cứu lý luận nổi tiếng của trường Đại học Harvard của Mĩ cho rằng: Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh.
- Trong cuốn sách " Nguyên lý kế toán mỹ" Ronnald J. Thacker nêu lên quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý: "kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin càn thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức"
- Theo viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (IFAC) cho rằng: "Kế toán là một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó"
- Giáo sư, tiến sĩ Grene Allen Gohlke của Viện Đại Học Wisconsin lại định nghĩa: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế”
- TheoHiệp hội Kế toán Hoa Kỳ định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” thì: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
- Ủy ban nguyên tắc kế toán của Mỹ (APB), trong thông báo số 4, đã định nghĩa. “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế.”
- Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước đã ghi rõ: “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp.”
- Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
Các cách tiếp cận về kế toán có thể khác nhau về hình thức song đều chứa đựng những điểm chung:
- Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính
- Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản
- Thông tin kế toán là thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính của đơn vị.
- Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng giúp họ ra các quyết định kinh tế hiệu quả.
Bản chất: Kế toán là khoa học và nghệ thuật về thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động, nhằm phục vụ cho yêu cầu ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin.
134 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng nguyên lý kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN
Mục đích học tập của chương.
Học xong chương này học sinh cần biết được:
1. Biết được khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của kế toán
2. Biết được chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán
3. Hiểu được các khái niệm và nguyên tắc kế toán được công nhận (GAAPs)
4. Hiểu rõ đối tượng của kế toán và đặc trưng của nó
5. Nắm được quy trình kế toán
6. Hiểu khái quát về hệ thống phương pháp kế toán
Tiết 1
1.1.Khái niệm và quá trình hình thành phát triển của kế toán
1.1.1. Khái niệm kế toán
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về kế toán:
- Theo Giáo sư, tiến sĩ Robert Antoni - một nhà nghiên cứu lý luận nổi tiếng của trường Đại học Harvard của Mĩ cho rằng: Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh.
- Trong cuốn sách " Nguyên lý kế toán mỹ" Ronnald J. Thacker nêu lên quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý: "kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin càn thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức"
- Theo viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (IFAC) cho rằng: "Kế toán là một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó"
- Giáo sư, tiến sĩ Grene Allen Gohlke của Viện Đại Học Wisconsin lại định nghĩa: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế”
- TheoHiệp hội Kế toán Hoa Kỳ định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” thì: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
- Ủy ban nguyên tắc kế toán của Mỹ (APB), trong thông báo số 4, đã định nghĩa. “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế.”
- Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước đã ghi rõ: “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp.”
- Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
Các cách tiếp cận về kế toán có thể khác nhau về hình thức song đều chứa đựng những điểm chung:
- Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính
- Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản
- Thông tin kế toán là thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính của đơn vị.
- Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng giúp họ ra các quyết định kinh tế hiệu quả.
Bản chất: Kế toán là khoa học và nghệ thuật về thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động, nhằm phục vụ cho yêu cầu ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kế toán
- Hạch toán kế toán ra đời tồn tại và phát triển một cách tất yếu khách quan với mọi hình thái kinh tế xã hội. Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Khi tiến hành hoạt động sản xuất con người có ý thức quan tâm đến những hao phí cần thiết cho quá trình sản xuất, kết quả sản xuất cũng như tổ chức và quản lý sản xuất để các hoạt động sản xuất ngày càng có hiệu quả cao. Việc quan tâm của con người tới sản xuất được thể hiện thông qua các hoạt động quan sát, tính toán và ghi chép hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình tái sản xuất. Từ sự quan tâm của con người tới hoạt động sản xuất, nó hình thành nên hoạt động tổ chức và quản lý của con người đối với quá trình sản xuất, nhằm mục đích thu nhận, cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao.
- Trải qua lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, kế toán có những đổi mới về phương thức quan sát, đo lường, ghi chép và cung cấp thông tin cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội.
+ Ở thời kỳ nguyên thủy, các cách thức đo lường, ghi chép, phản ánh được tiến hành bằng những phương thức đơn giản, như: đánh dấu trên thân cây, ghi lên vách đá, buột nút trên các dây thừng… để ghi nhận những thông tin cần thiết.
+ Khi xã hội chuyển sang chế độ nô lệ yêu cầu đặt ra ngày càng cao hơn trong công việc của kế toán. Các kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ học cho thấy các loại sổ sách đã được sử dụng để ghi chép thay cho cách ghi và đánh dấu thời nguyên thủy.
+ Trong thời kỳ phong kiến để đáp ứng với những phát triển mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế trong cộng đồng các sổ sách kế toán đã được cải tiến và chi tiết hơn. Kế toán còn được sử dụng trong các phòng đổi tiền, các nhà thờ và trong lĩnh vực tài chính Nhà nước… để theo dõi các nghiệp vụ về giao dịch, thanh toán và buôn bán.
- Mặc dù kế toán đã xuất hiện rất lâu từ trước công nguyên nhưng kế toán thực sự trở thành khoa học và được trình bày có hệ thống từ khi xuất hiện khái niệm bút toán kép- là nền tảng cho sự ra đời của hệ thống kế toán hiện đại. Hệ thống bút toán kép được coi là mốc cơ bản trong quá trình phát triển kế toán. Khái niệm này đã được nhà toán học vĩ đại người Ý Luca Pacioli (1447-1517) đưa ra cuốn sách Summa de arithmetica- năm1494. Luca cho rằng các nghiệp vụ phải được ghi vào đồng thời bên nợ và bên có các tài khoản, tổng số bên nợ phải ngang bằng với tổng số bên có.
- Kế toán ngày nay không còn giới hạn trong biên giới của mỗi nước mà đã có những biểu hiện có tính toàn cầu hóa. KÕ to¸n lµ mét c«ng cô qu¶n lý quan träng trong tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc cña ®êi sèng kinh tÕ x· héi. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không chỉ gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mà còn gắn liền với những thay đổi về hình thái của các tổ chức kinh tế, các trung gian tài chính, cách thức quản lý trong các tổ chức này cũng như phương thức quản lý nền kinh tế ở góc độ vĩ mô. Trong bối cảnh đó, kế toán không chỉ là sự ghi chép và cung cấp thông tin cho người quản lý ở doanh nghiệp mà còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho những đối tượng bên ngoài, như: cơ quan thuế, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng… Vấn đề này đặt ra cho kế toán phải công bố những thông tin gì cho bên ngoài để vừa đảm bảo tính bí mật thông tin của từng doanh nghiệp, vừa đảm bảo nhu cầu thông tin của cộng đồng kinh doanh. Để đáp ứng những đòi hỏi đó, các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán (có thể có sự can thiệp của chính phủ) đã xây dựng những qui tắc chung trong ghi chép, phản ánh và công bố các giao dịch kinh tế. Đây là một nhu cầu khách quan để người làm công việc kế toán có thể đạt được những thống nhất ở một chừng mực nhất định trong xử lý và cung cấp thông tin.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán
1.2.1.Chức năng của kế toán
* Chức năng thông tin: Muốn hiểu được chức năng thông tin của kế toán phải đặt hệ thống kế toán trong mối quan hệ với hoạt động kinh tế của đơn vị và quá trình ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin
Hoạt động kinh tế
Người ra quyết định
Cung cấp thông tin
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
Thu thập
- Ghi chép
- Phản ánh
Xử lý
- Phân loại
- sắp xếp
Hệ thống kế toán
Nhu cầu thông tin
Thông tin
(1)
(2)
(3)
Thực hiện quyết định
Dữ liệu
Ghi chú: (1): kế toán tiến hành thu thập bằng cách ghi chép, phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
(2) Các thông tin được thu thập sẽ được xử lý bằng cách phân loại, sắp xếp một cách có hệ thống để trở thành thông tin hữu ích.
(3) Thông tin sau khi đã- được xử lý sẽ được cung cấp đến các đối tượng sử dụng thông tin để ra quyết định thông qua các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác.
Vậy ta thấy rằng hoạt động kinh tế là các dữ liệu đầu vào của hệ thống kế toán và những thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định là đầu ra của hệ thống kế toán.Kế toán thu nhận và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị, những thông tin của kế toán cung cấp cho phép các nhà quản lý kinh tế có được những lựa chọn phù hợp để định hướng hoạt động của đơn vị có hiệu quả.Qua sơ đồ ta việc ghi chép kế toán là một quá trình hay nói đúng hơn là một công đoạn một phần nhỏ, đơn giản của kế toán. Qua chức năng thông tin của kế toán ta thấy nó bao gồm việc thiết kế một hệ thống thông tin đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin. Mục tiêu chính của kế toán là phân tích, giải trình và sử dụng thông tin.
* Chức năng giám đốc (kiểm tra)
Thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị. Cụ thể:
+ Kiểm tra, kiểm soát được toàn bộ số tài sản hiện có, tình hình biến động và sử dụng các tài sản trong hoạt động kinh doanh.
+ Kiểm tra, kiểm soát được tình hình sử dụng các khoản nợ, tình hình huy động vốn.
+ Kiểm tra, đánh giá được tình hình chấp hành ngân sách, tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, tình hình sử dụng và bảo quản tài sản, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, kỷ luật thu nộp...
* Mối quan hệ giữa chức năng thông tin và chức năng kiểm tra
Chức năng thông tin và chức năng kiểm tra có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ: thông tin là cơ sở để kiểm tra, đồng thời thông qua kiểm tra sẽ giúp cho việc thông tin được chính xác, rõ ràng và đầy đủ hơn. Hai chức năng này được thực hiện bởi một hệ thống các phương pháp kế toán.
Với hai chức năng vốn có như nêu trên nên kế toán đã trở thành một công cụ hết sức quan trọng trong quản lý của bản thân các đơn vị kế toán và nó cũng rất cần thiết và quan trọng trong quản lý cho những đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động của đơn vị kế toán như chủ sở hữu, người cung cấp tín dụng và hàng hoá, các nhà đầu tư, cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của nhà nước
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán
Theo điều 4 luật kế toán, kế toán có các nhiệm vụ sau:
- Thu nhận, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu quy định của pháp luật
1.2.3. Vai trò của kế toán.
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán có vai trò sau:
+ Kiểm soát, đánh giá hiệu quả của các nguồn lực kinh tế mà đơn vị có quyền sở hữu, sử dụng và có trách nhiệm quản lý của họ tại đơn vị.
+ Đánh giá được tình hình tái chính, tình hình hoạt động của mình làm cơ sở cho việc lập điều chỉnh kế hoạch, dự toán...
- Đối với những người có lợi ích trực tiếp như: nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng kế toán có vai trò sau:
+ Ngân hàng, các tổ chức tài chính khác và các nhà cung cấp thường sử dụng thông tin kế toán để đánh giá thực trạng tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ vay của các tổ chức kinh tế. Qua đó, có thể đưa ra những quyết định tài trợ thích hợp đối với từng tổ chức kinh tế.
+ Đối với các nhà đầu tư thông tin kế toán không chỉ giúp họ đánh giá khả năng sinh lời của vốn qua đó có những quyết định phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của mình.
- Đối với Nhà nước, kế toán có vai trò sau:
+ Kiểm soát, giám sát tình hình thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách kinh tế tài chính của đơn vị.
+ Tổng hợp và thống kê số liệu theo ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế để đánh giá, lập và điều chỉnh
các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, đặc biệt là các chính sách về thuế.
Sơ đồ mối quan hệ giữa thông tin kế toán và người sử dụng
Hoạt động kinh tế
Hệ thống kế toán
Báo cáo kế toán
Người sử dụng ở DN
- Hội đồng quản trị
- Ban giám đốc
- Trưởng các bộ phận trong đơn vị
Người có lợi ích gián tiếp
- Các Bộ (Bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư..)
- Tổng cục (Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê..)
Quyết định vĩ mô
Quyết định vi mô
- Ngân hàng
-Nhà đầu tư
- Khách hàng
-Nhà cung cấp
Người có lợi ích trực tiếp
Tiết 2
1.3. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
Các đối tượng sử dụng thông tin tuy khác nhau về mục đích nhưng họ có chung một nhu cầu là sử dụng thông tin đầy đủ, toàn diện, trung thực, khách quan. Do đó việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán cần phải thực hiện và tuân thủ các khái niệm và nguyên tắc kế toán sau:
1.3.1. Một số khái niệm
a. Đơn vị kế toán (thực thể kinh doanh)
Là nơi diễn ra các hoạt động về kiểm soát tài sản, tiến hành các công việc thu nhận, xử lý, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin về tính hình tài chính của chính đơn vị đó cho đối tượng sử dụng thông tin. Là các tổ chức được hình thành theo quy định của pháp luật
b. §¬n vÞ tiÒn tÖ kÕ to¸n
Đơn vị tiền tệ kế toán là đơn vị đo lường được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ quốc gia nào sẽ phải sử dụng đơn vị tiền tệ của quốc gia đó làm đơn vị tiền tệ kế toán (trừ một số trường hợp ngoại lệ do quốc gia đó quy định)
c. Kỳ kế toán:
Là khoảng thời gian nhất định các đơn vị kế toán thực hiện thu nhận, cung cấp thông tin và lập các báo cáo tài chính (tháng, quý, năm).
1.3.2. Các nguyên tắc kế toán
a. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Theo nguyên tắc này mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh mà không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. báo cáo kế toán tài chính phải được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của đơn vị.
* Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Công ty A xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 25/09/N với giá 100.000.000đ, khách hàng đã chấp nhận thanh toán và sẽ trả 50% số tiền hàng vào ngày 30/09/N, số còn lại trả vào cuối tháng sau 31/10/N. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích doanh thu của công ty A sẽ được ghi nhận vào ngày 25/09/N.
Ví dụ 2:
Công ty A sản xuất mày tính đã ký hợp đồng bán 03 máy tính xách tay với trị giá 25triệu đồng/chiếc và cung cấp dịch vụ phần mềm trọn gói 100 triệu đồng vào ngày 1/ 5/N.
Ngày 31/05/N Công ty đã xuất hóa đơn cho khách hàng.
Ngày 30/06/N máy tính được chuyển giao cho người mua và dịch vụ cung cấp phần mềm cũng được hoàn thành và bàn giao cho người mua.
Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì doanh thu của công ty A được ghi nhận vào ngày 30/06/2010. Vì 30/06/2010 doanh nghiệp mới chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người mua.
b. Hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
Tiết 3
c. Nguyên tắc giá gốc
Theo nguyên tắc này tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
* Ví dụ minh họa: Mua một thiết bị sản xuất giá phải trả 100.000.000, chi phí vận chuyển 500.000đ, chi phí lắp đặt chạy thử là 700.000. Vậy theo nguyên tắc giá gố, giá trị của Thiết bị sản xuất là 100.000.000+500.000+700.000=101.200.000đ
d. Nguyên tắc phù hợp
Theo nguyên tắc này việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
*Ví dụ minh họa:
Công ty B thuê 50m2 diện tích văn phòng với giá 2 triệu đồng/m2/năm từ 1/01/2009 đến 31/12/2014.
Công ty đã trả tiền trước cho cả 6 năm với tổng số tiền là 500.000.0000đ.
Chi phí công ty B ghi nhận hàng tháng là bao nhiêu đ
e. Nguyên tắc nhất quán:
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
f. Nguyên tắc thận trọng:
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
* Ví dụ minh họa:
DN được viện trợ một thiết bị sản xuất, giá thực tế để ghi nhận của thiết bị là giá thị trường của tài sản tương đương, Giá tham khảo của thị trường tại 3 cửa hàng là: 160.000.000, 162.000.000, 157.000.000. Tài sản ghi nhận vào sổ tại DN có thể là 1 trong 3 giá trên tuy nhiên theo nguyên tắc thận trọng ta ghi với giá 157.000.000. (giá thấp nhât)
g. .Nguyên tắc trọng yếu:
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Tiết 4
1.4. Đối tượng của kế toán
1.4.1.Tài sản và nguồn hình thành tài sản
a. Tài sản
* Khái niệm: Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
* Hình thức biểu hiện:
+ Hình thái vật chất: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư hàng hóa....
+ Hình thái phi vật chất: Bản quyền, bằng sáng chế...
- Ghi nhận tài sản:
+ Tài sản đó thuộc sở hữu của đơn vị hoặc có quyền sử dụng lâu dài.
+Giá trị tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy
+Tài sản đó có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị từ việc sử dụng tài sản đó.
*Phân loại tài sản:
Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin thì tài sản được phân loại theo những tiêu thức nhất định. Thông thường tài sản được phân loại theo thời gian sử dụng và giá trị tài sản. Trong thực tiễn kế toán việt nam hiện nay tài sản được phân loại thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
- Tài sản ngắn hạn
+ Khái niệm: là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dung và luân chuyển ngắn (trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh)
+ Ví dụ về tài sản ngắn hạn: Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển; đầu tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu trong vòng 12 tháng; hàng tồn kho;
+ Phân loại tài sản ngắn hạn:
Để có thông tin chi tiết về tài sản người ta còn phân biệt tài sản ngắn hạn của đơn vị theo lĩnh vực chu chuyển và theo tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền) của tài sản:
Theo lĩnh vực chu chuyển, tài