Bài giảng Nguyên tử

Phần 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - Phần 2: ĐỒNG VỊ - Phần 3: VỎ NGUYÊN TỬ - Phần 4: NĂNG LƯỢNG E TRONG NGUYÊN TỬ -

ppt115 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 5268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nguyên tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - Phần 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - Phần 2: ĐỒNG VỊ - Phần 3: VỎ NGUYÊN TỬ - Phần 4: NĂNG LƯỢNG E TRONG NGUYÊN TỬ - CẤU HÌNH E Chuyên đề: Nguyên tử-Cấu tạo nguyên tử Phần 1: Cấu tạo nguyên tử Phần 1: Cấu tạo nguyên tử Các nội dung cần nắm vững Khái niệm nguyên tử Thành phần nguyên tử Thành phần cấu tạo nguyên tử Một số đặc trưng vật lý của nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Phần 1: Cấu tạo nguyên tử Khái niệm nguyên tử Thời cổ Hi Lạp: các chất đều cấu tạo từ những phần tử rất nhỏ gọi là “atomos” – không thể chia nhỏ hơn được. Đến giữa thế kỉ XIX: các chất đều được tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa, gọi là nguyên tử. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX: thực nghiệm chứng minh nguyên tử có thật và cấu tạo phức tạp. → Định nghĩa mới: nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé và không thể phân chia trong phản ứng hóa học thông thường. I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử Phóng điện hiệu điện thế rất lớn qua 2 điện cực gắn vào đầu ống kín rút gần hết không khí, thấy màn huỳnh quang trong ống thủy tinh phát sáng → có 1 chùm tia không nhìn thấy được đi từ cực âm đến cực dương (gọi là tia âm cực). Tia âm cực lệch hướng về phía cực dương khi đặt ống thủy tinh trong điện trường → tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm. 1. Sự tìm ra electron Năm 1897, Thomson phát hiện ra tia âm cực mà bản chất là các chùm hạt nhỏ bé mang điện tích âm gọi là electron (e). Mô tả thí nghiệm phát hiện của Thomson: TN1 I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử 2. Sự tìm ra hạt nhân Năm 1911, Rutherford đã khám phá ra hạt nhân nguyên tử. Mô tả thí nghiệm phát hiện của Rutherford : TN2 Cho hạt α (điện tích dương 2+, khối lượng xấp xỉ 4 lần khối lượng nguyên tử H) bắn phá một lá vàng mỏng, dùng huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt α. I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử 2. Sự tìm ra hạt nhân Kết quả: Hầu hết hạt α đi xuyên thẳng qua lá vàng → nguyên tử cấu tạo rỗng Một số ít hạt bị lệch hướng, số rất ít bật trở lại phía sau khi gặp lá vàng → Các e chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh hạt mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ (so với kích thước nguyên tử), nằm ở tâm nguyên tử - hạt nhân nguyên tử I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử Sự tìm ra proton Năm 1918, Rutherford phát hiện 1 loại hạt mang điện tích dương khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt α → gọi là hạt proton (p) Sự tìm ra hạt nơtron Năm 1932, Chatwick phát hiện 1 loại hạt không mang điện tích khi bắn phá hạt nhân nguyên tử beri bằng hạt α → gọi là nơtron (n). Kết luận: Hạt nhân nguyên tử của mọi nguyên tố đều cấu tạo từ hạt proton và nơtron (Trừ 1 loại nguyên tử H, hạt nhân chỉ gồm 1 proton). I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử 4. Đặc tính của các hạt cấu tạo nguyên tử u: đơn vị khối lượng nguyên tử (= 1/12 khối lượng một nguyên tử C chuẩn) 1u = 1,6605.10-27 kg (còn gọi là đvC - đơn vị cacbon) I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử Chú ý: Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân (khối lượng electron không đáng kể so với khối lượng nguyên tử) Trong nguyên tử số electron bằng số proton nên nguyên nguyên tử trung hòa về điện. I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử Kích thước nguyên tử: Đơn vị kích thước nguyên tử thường dùng: - Angstrom: 1 Å = 10-10 m - Nanomet: 1 nm = 10-9 m = 10 Å Đường kính nguyên tử: Rntử  10-10 m Đường kính hạt nhân: Rhạt nhân  10-14 m (Rntử  104 Rhạt nhân) Đường kính electron và proton  10-8 nm Lưu ý: electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử. Rhn Rntử Bài tập áp dụng Câu 1: Tính khối lượng nguyên tử oxi, biết hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron. Gợi ý: Ta có: số e = số p = 8 mp = 81,6726.1027 = 13,3808.1027 kg mn = 81,6748.1027 = 13,3984.1027 kg me = 89,1095.1031 = 72,876.1031 kg mhn = mp + mn = 26,7792.1027 kg mnt = mhn + me = 26,7865.1027 kg Nhận xét: mnt  mhn = mp + mn Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân. II. Hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân: Hạt nhân được cấu tạo từ proton (điện tích +1) và nơtron (không mang điện) → điện tích hạt nhân được xác định bằng tổng điện tích các proton. Nếu hạt nhân có Z proton → điện tích hạt nhân: Z+ số đơn vị điện tích hạt nhân: Z Biểu thức: Z = np = ne (hoặc Z = p = e) Trong đó: Z: số đơn vị điện tích hạt nhân np: số proton ne: số electron Bài tập áp dụng Câu 2: Nguyên tử X có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hãy tìm số proton trong hạt nhân của X. Gợi ý: ne = 11 ⇒ np = 11 ⇒ điện tích hạt nhân = Z+ = 11+ II. Hạt nhân nguyên tử 2. Số khối: Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân Hạt nhân gồm proton và nơtron: mp  mn  1u Số khối hạt nhân (A), bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N) Biểu thức: A = Z + N Bài tập áp dụng Câu 3: Cho biết nguyên tử natri có điện tích hạt nhân (Z+) bằng 11+, số khối (A) bằng 23. Hãy xác định: - Hạt nhân nguyên tử natri có bao nhiêu p, bao nhiêu n? - Vỏ nguyên tử natri có bao nhiêu e? Gợi ý: Có Z = ne = np ⇒ ne = np = 11 Có A = Z + N ⇒ N = A – Z = 23 – 11 = 12 III. Nguyên tố hóa học 1. Định nghĩa: Khái niệm: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Nhận xét: Tất cả các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có cùng số p và số e. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau (tính chất của nguyên tố hóa học). III. Nguyên tố hóa học 2. Số hiệu nguyên tử: Khái niệm: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Ý nghĩa: Số hiệu nguyên tử (kí hiệu Z) cho biết các thông tin sau: Số proton trong hạt nhân nguyên tử Số electron trong vỏ nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử Số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn ⇒ số hiệu nguyên tử đại diện cho nguyên tố (từ số hiệu nguyên tử ta có thể xác định được nguyên tố) III. Nguyên tố hóa học 2. Số hiệu nguyên tử (tt): Ví dụ: Nguyên tử flo có Z = 9 Số proton trong hạt nhân nguyên tử: 9 Số electron trong vỏ nguyên tử: 9 Số đơn vị điện tích hạt nhân trong nguyên tử: 9 Flo là nguyên tố đứng thứ 9 trong bảng Hệ thống tuần hoàn. III. Nguyên tố hóa học 3. Kí hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Kí hiệu nguyên tử: X: kí hiệu nguyên tố Z: số hiệu nguyên tử A: số khối Bài tập áp dụng Câu 4: Cho kí hiệu nguyên tố như sau . Hãy cho biết: Tên nguyên tố Thành phần hạt nhân: Điện tích hạt nhân Số p, số n Vỏ electron: số e Gợi ý: Tên nguyên tố: Clo Thành phần hạt nhân: Điện tích hạt nhân: 17+ Số p = Z = 17; Số n = N = A – Z = 35 – 17 = 18 Vỏ electron: số e = Z = 17 Bài tập đề nghị CÔNG THỨC BỔ SUNG VỀ MỐI LIÊN HỆ n – p (Với Z từ 1 đến 82) Bài tập đề nghị Câu 1: Tính khối lượng nguyên tử hiđro theo u, biết khối lượng nguyên tử của hiđro là 1,6725.10–27 kg. Câu 2: Nguyên tử R có tổng số hạt cấu tạo là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tính nguyên tử khối của nguyên tử R? Câu 3: Kí hiệu cho biết X có: A. Số khối là 80 B. Số proton là 35 C. Số nơtron là 45 D. Cả A, B, C * Bài tập khác: Câu 1.11; Câu 1.13; Câu 1.12 Chuyên đề: Nguyên tử-Cấu tạo nguyên tử Phần 2: Đồng vị Phần 2: Đồng vị Các nội dung cần nắm vững Khái niệm đồng vị Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình Một số cách tính giá trị trung bình Một số dạng bài tập về đồng vị: Thiết lập công thức phân tử từ các nguyên tử đồng vị Tìm nguyên tử khối trung bình (bài toán thuận) Tính hàm lượng đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình (bài toán nghịch) I. Đồng vị Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học: Chắc chắn: cùng số p Có thể: khác nhau số n → số khối khác nhau Định nghĩa đồng vị: là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau số n, do đó số khối A của chúng khác nhau. Ví dụ: nguyên tố hiđro có 3 đồng vị Proti ( ) Đơteri ( ) Triti ( ) 99,984% 0,016% 10-7% Phần lớn các nguyên tố hóa học là hỗn hợp đồng vị 340 đồng vị tự nhiên Khoảng 2400 đồng vị nhân tạo I. Đồng vị Nhận xét: Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau (cùng số p) nhưng tính chất vật lý có thể khác nhau (khác số n) Phân loại: theo độ bền Đồng vị bền Đồng vị không bền – đồng vị phóng xạ (hầu hết Z > 83) I. Đồng vị 1. Nguyên tử khối Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. Chú ý: Nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt cấu tạo nguyên tử NTK = mp + mn + me mp ≈ mn ≈ 1u và me « u (me = 0,00055u) → Nguyên tử khối ≈ số khối Nguyên tử khối kí hiệu A 2. Nguyên tử khối trung bình Hầu hết nguyên tố hóa học là hỗn hợp nhiều đồng vị, tỉ lệ % số nguyên tử xác định → nguyên tử khối trung bình. II. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình 2. Nguyên tử khối trung bình (tt) Một số cách xác định giá trị trung bình: Cách 1: Công thức chung Hồn hợp gồm các đại lượng: A, B, C,… với lượng đóng góp tương ứng là a, b, c,… → giá trị trung bình = Cách 2: Áp dụng công thức; giá trị trung bình = Ví dụ: → Cách 3: Phương pháp đường chéo II. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình 2. Nguyên tử khối trung bình (tt) Áp dụng để xác định nguyên tử khối trung bình Ví dụ: clo có 2 đồng vị chiếm 75,55% và chiếm 24,23%. Tính nguyên tử khối trung bình của clo Nguyên tử khối trung bình của clo là (Cách 1): Cách 3? II. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình Dạng 1. Thiết lập công thức phân tử từ các nguyên tử đồng vị Bài 1: Oxi có 3 đồng vị Hiđro có 3 đồng vị Hãy tìm xem có bao nhiêu phân tử nước được tạo thành từ các nguyên tử đồng vị của oxi và hiđro? Viết công thức và tính khối lượng phân tử của các phân tử đó? Gợi ý: Một phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O (H – O . Bài toán trở thành: thiết lập các bộ 3 nguyên tử không trùng lặp gồm 2 H và 1 O với H có 3 trường hợp lựa chọn và O có 3 trường hợp lựa chọn. III. Một số dạng bài tập về đồng vị 1. Thiết lập công thức phân tử từ các nguyên tử đồng vị Kí hiệu để việc viết công thức được đơn giản Ứng với mỗi đồng vị của O sẽ có 6 trường hợp phân tử nước H-16O-H; H-16O-D; H-16O-T; D-16O-D; D-16O-T; T-16O-T M = 18 19 20 20 21 22 H-17O-H; H-17O-D; H-17O-T; D-17O-D; D-17O-T; T-17O-T M = 19 20 21 21 22 23 H-18O-H; H-18O-D; H-18O-T; D-18O-D; D-18O-T; T-18O-T M = 20 21 22 22 23 24 III. Một số dạng bài tập về đồng vị Dạng 2. Tìm nguyên tử khối trung bình (bài toán thuận): Bài 2: Một nguyên tố X có 2 đồng vị mà số nguyên tử có tỉ lệ 27 : 23. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có 35 proton và 44 nơtron, hạt nhân của đồng vị thứ hai hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của X. Gợi ý: Nguyên tử khối của đồng vị thứ nhất: A1 = Z + N1 = 35 + 44 = 79 u Đồng vị thứ 2 nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron: N2 = N1 + 2 = 46 Nguyên tử khối của đồng vị thứ nhất: A2 = Z + N2 = 35 + 46 = 81 u Áp dụng cách 1 tính nguyên tử khối trung bình: III. Một số dạng bài tập về đồng vị Dạng 2. Tìm nguyên tử khối trung bình (tt): Bài 3: Hòa tan 4,84 g Mg kim loại bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,4 g khí hiđro. Xác định nguyên tử khối trung bình của Mg. Gợi ý: Phương trình phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 Dễ có: Áp dụng cách 2 tính nguyên tử khối trung bình: III. Một số dạng bài tập về đồng vị Dạng 3. Tính hàm lượng đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình (bài toán nghịch): Bài 4: Đồng tự nhiên có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,546. Tính hàm lượng phần trăm mỗi đồng vị của đồng trong tự nhiên? Gợi ý: Gọi thành phần % đồng vị 63Cu và 65Cu lần lượt là: a và 100 - a Áp dụng cách 1 tính nguyên tử khối trung bình: → Hàm lượng 63Cu = a = 72,7 % Hàm lượng 65Cu = 100 - a = 27,3 % III. Một số dạng bài tập về đồng vị Bài tập đề nghị Bài tập đề nghị Bài 1: Oxi có 3 đồng vị Cacbon có 2 đồng vị Hãy tìm xem có bao nhiêu phân tử khí cacbonic được tạo thành từ các nguyên tử đồng vị của oxi và cacbon? Viết công thức và tính khối lượng phân tử của các phân tử đó? Bài 2: Oxi có 3 đồng vị Tính nguyên tử khối trung bình của oxi biết rằng thành phần % tương ứng của các đồng vị là x1, x2, x3. Trong đó: x1 = 1,5x2 x1 – x2 = 21x3 Bài tập đề nghị Bài 3: Một thanh đồng chứa 2 mol đồng. Biết rằng đồng có 2 loại đồng vị 63Cu và 65Cu với hàm lượng tương ứng là 27% và 73%. Tính khối lượng thanh đồng đó? Bài 4: Nguyên tử khối của hiđro điều chế từ nước là 1,008 u. Hỏi có bao nhiều nguyên tử 2H trong 1 ml nước (d=1g/ml)? Biết rằng trong tự nhiên hiđro có 2 đồng vị phổ biến là 1H và 2H. Bài 5: Nguyên tử khối trung bình của bạc là 107,87 u. Trong tự nhiên bạc có 2 đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm hàm lượng 44%. Tính số khối của đồng vị còn lại? Chuyên đề: Cấu tạo nguyên tử Phần 3: Vỏ nguyên tử Phần 3: Vỏ nguyên tử Sự chuyển động của electron trong nguyên tử Cấu trúc vỏ electron của nguyên tử Lớp Phân lớp Obitan I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 1. Một số mô hình mô tả sự tồn tại của electron xung quanh hạt nhân a. Mô hình hành tinh nguyên tử (Rơ-dơ-pho, Bo, Zom-mơ-phen) Electron chuyển động theo quỹ đạo tròn hay bầu dục xung quanh hạt nhân Nhận xét: Có tác dụng lớn đến phát triến lý thuyết cấu tạo nguyên tử. Không đầy đủ để giải thích mọi tính chất của nguyên tử. I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 1. Một số mô hình mô tả sự tồn tại của electron xung quanh hạt nhân (tt) b. Mô hình hiện đại Mô phỏng Electron chuyển động quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định Không mô tả được chuyển động của electron nhưng xác định được không gian giới hạn trong đó electron tồn tại → đám mây electron. Thay bằng quỹ đạo người ta dùng khái niệm mật độ. I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 1. Một số mô hình mô tả sự tồn tại của electron xung quanh hạt nhân b. Mô hình hiện đại (tt) Obitan nguyên tử: Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%. Kí hiệu: AO (atomic orbital) Ghi nhớ: Mật độ điện tích không đồng đều trong không gian obitan Càng xa hạt nhân mật độ càng giảm Ví dụ: mây electron nguyên tử H ở trạng thái cơ bản hầu như tập trung trong một không gian dạng hình cầu có bán kính trung bình 0,053 nm I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 2. Hình dạng obitan nguyên tử Yếu tố quyết định chuyển động của electron quanh hạt nhân: năng lượng Lực hút của hạt nhân với electron Lực đẩy giữa các electron → các electron chiếm những mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó. Electron càng gần hạt nhân chiếm mức năng lượng càng thấp (càng bền) I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 2. Hình dạng obitan nguyên tử (tt) Phân loại electron dựa trên sự khác nhau về trạng thái trong nguyên tử Obitan s: dạng hình cầu tâm hạt nhân I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 2. Hình dạng obitan nguyên tử (tt) Obitan p: dạng số tám nổi. Gồm 3 obitan px, py, pz định hướng theo các trục x, y, z trong không gian 3 chiều. Ví dụ: obitan px Obitan d, f có hình dạng phức tạp II. Cấu trúc vỏ electron của nguyên tử Nhận xét: Các electron có năng lượng là do tương tác với hạt nhân (chủ yếu) và với các electron khác trong vỏ phân tử (thứ yếu). Electron gần hạt nhân hơn bị hút mạnh hơn, liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn. Ta nói electron gần hạt nhân có năng lượng thấp. Ngược lại electron ở xa hạt nhân liên kết với hạt nhân yếu, có năng lượng cao. Các electron chuyển động gần nhau có năng lượng gần bằng nhau. → cấu trúc vỏ electron được phân chia theo tiêu chí năng lượng và khoảng cách với hạt nhân. II. Cấu trúc vỏ electron của nguyên tử 1. Lớp electron: Các electron có năng lượng gần bằng nhau được xếp vào 1 lớp. Các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài II. Cấu trúc vỏ electron của nguyên tử 2. Phân lớp electron: Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp. Các electron trên cùng một phân lớp năng lượng bằng nhau. Kí hiệu phân lớp: s, p, d, f,… Ví dụ: kí hiệu phân lớp s ở lớp thứ nhất 1s lớp phân lớp Số lượng phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó. Lớp thứ n có n phân lớp BÀI TẬP ÁP DỤNG Câu 1: Cho biết tên, số phân lớp electron và kí hiệu các phân lớp electron tương ứng 4 lớp electron gần hạt nhân nhất. Hướng dẫn: Lớp K (n = 1) có 1 phân lớp, kí hiệu 1s Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp, kí hiệu 2s 2p Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp, kí hiệu 3s 3p 3d Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp, kí hiệu 4s 4p 4d 4f BÀI TẬP ÁP DỤNG Câu 2: Lớp M có phân lớp f hay không? Hướng dẫn: Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp, kí hiệu 3s 3p 3d Vậy: lớp M không có phân lớp f Chỉ lớp N (n = 4) trở lên mới có phân lớp f II. Cấu trúc vỏ electron của nguyên tử 3. Obitan nguyên tử: Mỗi phân lớp electron có thể bao gồm nhiều obitan. Đặc điểm các obitan trên cùng 1 phân lớp Có mức năng lượng bằng nhau (bằng năng lượng phân lớp) Định hướng khác nhau trong không gian Kí hiệu obitan trùng với kí hiệu phân lớp tương ứng: s, p, d, f,… Số obitan các phân lớp s, p, d, f,… tương ứng là những số lẻ liên tiếp tăng dần: 1, 3, 5, 7,… BÀI TẬP ÁP DỤNG Câu 3: Phân lớp nào có 5 obitan? Đáp án: phân lớp d Câu 4: Tính số obitan trong phân lớp 3p và 4p? 3p và 4p đều là kí hiệu của phân lớp p nhưng thuộc 2 lớp khác nhau 3p thuộc lớp M (n = 3) 4p thuộc lớp N (n = 4) Số obitan trong các phân lớp p là như nhau và cùng bằng 3. II. Cấu trúc vỏ electron của nguyên tử 4. Số obitan nguyên tử trong một lớp electron: Lớp K (n = 1) có 12 = 1 obitan: 1s Lớp L (n = 2) có 22 = 4 obitan: 1 obitan 2s + 3 obitan 2p Lớp M (n = 3) có 32 = 9 obitan: 1 obitan 3s + 3 obitan 3p + 5 obitan 3d Số obitan trong lớp electron thứ n là n2 BÀI TẬP ÁP DỤNG Câu 5: Chứng minh công thức tổng quát để tính số obitan của mỗi lớp electron? Hướng dẫn: Xét lớp electron thứ n Lớp này có n phân lớp Số obitan tương ứng với n phân lớp này là: 1, 3, 5,…. (2n – 1) (n giá trị lẻ liên tiếp) Số obitan của lớp n: 1 + 3 + 5 + … + (2n – 1) = n2 BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ Câu 1: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất? A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N Câu 2: Kí hiệu nào trong số các kí hiệu của các obitan sau là không đúng? A. 4f B. 3d C. 2p D. 3f Câu 3: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là: A. 1; 3; 5; 7 B. 2; 6; 10; 14 C. 2; 8; 18; 32 D. 2; 8; 14; 20 BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ Câu 4: Các electron thuộc các lớp K, M, N, L trong nguyên tử khác nhau về: A. Khoảng cách từ electron đến hạt nhân. B. Độ bền liên kết với hạt nhân. C. Năng lượng của electron D. A, B, C đều đúng. Câu 5: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu phát biểu đúng, chữ S nếu phát biểu sai trong những câu dưới đây: A. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz là như nhau Đ - S B. Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz chỉ khác nhau về định hướng trong không gian Đ - S C. Năng lượng của các electron ở các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau Đ - S D. Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px như nhau Đ - S E. Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron Đ - S Chuyên đề: Cấu tạo nguyên tử Phần 4: Năng lượng của electron trong nguyên tử Cấu hình electron nguyên tử Phần 4: Năng lượng của electron trong nguyên tử… Cơ sở để xếp các electron vào các lớp và các phân lớp Năng lượng của các electron trong nguyên tử Các nguyên lý và quy tắc phân bố electron trong phân tử Nguyên lý cực tiểu hóa năng lượng Nguyên lý vững bền Nguyên lý Pau-li Quy tắc Hund Cấu hình electron nguyên tử I. Năng lượng của electron trong nguyên tử Nhắc lại: 2 đặc trưng cơ bản của electron: Vị trí: Khoảng cách so với hạt nhân Năng lượng: electron càng bị hạt nhân hút mạnh thì năng lượng càng nhỏ và ngược lại. Nhìn chung năng lượng của electron tỉ lệ với khoảng cách tới hạt nhân. I. Năng lượng của electron trong nguyên tử 1. Mức năng lượng obitan nguyên tử: Mức năng lượng obitan nguyên tử (mức năng lượng AO): năng lượng xác định của các electron trên mỗi obitan. Các electron trên các obitan của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau. I. Năng lượng của electron trong nguyên tử 2. Trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử: Các mức năng lượng AO tăng dần theo trình tự sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d … Hoặc: theo giản đồ Kleckovski Lớp 1 1s 2 2s 2p 3 3s 3p 3d 4 4s 4p 4d 4f 5 5s 5p 5d 5f … Sự chèn mức năng lượng: hiện tượng các electron ở phân
Tài liệu liên quan