Bài giảng Nhập môn Internet và E-learning - Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-learning - Lê Nguyên Sinh

CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được bài này, sinh viên cần: • Biết cách sử dụng trình duyệt Internet. • Biết cách sử dụng một số dịch vụ cơ bản trên Internet như: Email, diễn đàn, tìm kiếm thông tin • Đã biết được khái niệm về E-Learning, đặc điểm, cấu trúc của E-Learning. • Đáp ứng được các điều kiện về mặt kỹ năng, thái độ và thiết bị có khả năng truy cập Internet. • Có tài khoản truy cập vào hệ thống E-Learning của Topica.

pdf21 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn Internet và E-learning - Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-learning - Lê Nguyên Sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V2.1015106217 1 NHẬP MÔN INTERNET VÀ E-LEARNING Giảng viên: ThS. Lê Nguyên Sinh V2.1015106217 BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH HỌC E-LEARNING Giảng viên: ThS. Lê Nguyên Sinh 2 V2.1015106217 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được các bước trong quá trình học E-Learning. • Trình bày được tầm quan trọng trong việc nắm vững thông tin lớp học. • Áp dụng được phương pháp và quy trình học E-Learning vào thực tế. 3 V2.1015106217 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được bài này, sinh viên cần: • Biết cách sử dụng trình duyệt Internet. • Biết cách sử dụng một số dịch vụ cơ bản trên Internet như: Email, diễn đàn, tìm kiếm thông tin • Đã biết được khái niệm về E-Learning, đặc điểm, cấu trúc của E-Learning. • Đáp ứng được các điều kiện về mặt kỹ năng, thái độ và thiết bị có khả năng truy cập Internet. • Có tài khoản truy cập vào hệ thống E-Learning của Topica. 4 V2.1015106217 5 • Đọc tài liệu tham khảo; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ; • Trả lời các câu hỏi của bài học. HƯỚNG DẪN HỌC V2.1015106217 CẤU TRÚC NỘI DUNG 6 Các bước của quá trình học E-Learning4.1 Tìm hiểu thông tin của lớp học E-Learning4.3 Các công việc của sinh viên trong lớp học E-Learning4.4 Đăng kí lớp học4.2 V2.1015106217 4.1. CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH HỌC E-LEARNING • Quy trình học E-Learning 7 Bước 1: Đăng kí học tập Bước 2: Tìm hiểu thông tin lớp học Bước 3: Học tập Tiếp thu bài giảng Luyện tập Kiểm tra và thi kết thúc môn học Tương tác (Phụ đạo – trao đổi với bạn) V2.1015106217 4.2. ĐĂNG KÍ HỌC TẬP • Yêu cầu: Có tài khoản truy cập hệ thống, có kiến thức để sử dụng phần mềm. • Sau khi đăng ký môn học và thực hiện các thủ tục cần thiết (Ví dụ: Nộp học phí), sinh viên sẽ được phân quyền truy cập vào trang chủ của môn học. • Sinh viên có thể nhờ sự hỗ trợ của quản lí học tập về các vấn đề kĩ thuật, lựa chọn môn học, các yêu cầu, thủ tục cần thiết. • Kết quả cuối cùng là bạn có tên trong danh sách lớp và được truy cập vào môn học. 8 V2.1015106217 4.3. TÌM HIỂU THÔNG TIN CỦA LỚP HỌC E-LEARNING 9 4.3.1. Mục tiêu của môn học 4.3.2. Danh sách giảng viên, trợ giảng, quản lí học tập, bạn cùng lớp 4.3.3. Kế hoạch học tập 4.3.4. Danh sách học liệu được cung cấp V2.1015106217 4.3.1. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC • Cần chủ động chuẩn bị và xác định những vấn đề cần học • Mục tiêu của môn học được cung cấp để:  Mô tả chính xác những gì cần đạt được sau khi kết thúc môn học;  Mô tả chi tiết kết quả cần đạt được sau mỗi bài học;  Chỉ ra những thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt được sau mỗi bài học. • Nắm được mục tiêu môn học, sinh viên sẽ:  Tập trung vào các nội dung quan trọng của bài học;  Hưng phấn hơn vì có phương hướng rõ ràng;  Biết được cần ưu tiên nội dung nào, từ đó có chiến thuật phân bổ thời gian hợp lí;  Qua đó cảm nhận được sự đánh giá khách quan, công bằng của giảng viên. 10 V2.1015106217 4.3.2. DANH SÁCH GIẢNG VIÊN, TRỢ GIẢNG, QUẢN LÍ VÀ BẠN CÙNG LỚP • Quá trình dạy và học cần có sự tham gia tương tác giữa các nhóm đối tượng khác nhau. • Nắm được danh sách giảng viên, trợ giảng, quản lí và bạn bè cùng lớp sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được những sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình học tập • Các công cụ hỗ trợ có thể bao gồm: điện thoại, email, diễn đàn, hệ thống H2472 • Có thể truy cập vào danh sách này trên trang chủ của lớp học. 11 V2.1015106217 4.3.3. KẾ HOẠCH HỌC TẬP • Kế hoạch học tập được đăng tải trực tiếp trên trang chủ của môn học. • Các nội dung cơ bản của kế hoạch học tập:  Nội dung kiến thức cần tiếp thu theo từng giai đoạn (tuần/tháng);  Thời điểm nhận/trả bài tập;  Thời điểm bắt đầu môn học, thời điểm phụ đạo và thi kết thúc môn học;  Thời điểm giải đáp thắc mắc trực tuyến của giảng viên theo từng tuần. 12 V2.1015106217 4.3.4. HỌC LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP 13 Học liệu (tài liệu học tập) Giáo trình được in ấn. Đĩa CD/DVD chứa các nội dung tài liệu đa phương tiện. Các nội dung được cung cấp trực tuyến trên trang chủ của môn học. Các tài liệu tham khảo khác do giảng viên cung cấp. V2.1015106217 4.4. CÁC CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TRONG LỚP HỌC E-LEARNING 14 4.4.1. Tiếp thu bài giảng 4.4.2. Thảo luận – giải đáp thắc mắc 4.4.3. Thực hành, luyện tập 4.4.4. Thi kết thúc môn học V2.1015106217 4.4.1. TIẾP THU BÀI GIẢNG • Các hình thức truyền tải:  Truyền tải trực tiếp giữa thầy và trò: Gặp mặt trực tiếp;  Truyền tải qua giáo trình in;  Truyền tải qua bài giảng đa phương tiện trên máy tính/điện thoại;  Truyền tải qua bài giảng trên Internet;  Các hình thức khác (qua radio, TV). • Những công việc cần thực hiện:  Nắm vững mục tiêu của môn học và từng bài học;  Đối với các buổi học trực tiếp hoặc truyền hình qua mạng, cần nghiên cứu trước và ghi lại những thắc mắc để được giải đáp trực tiếp;  Khi gặp nội dung khó chưa thể giải quyết được ngay, bạn hãy nghiên cứu tiếp các nội dung khác, để có thể kết thúc bài học theo kế hoạch. Sau đó có thể yêu cầu sự giúp đỡ của giảng viên và/hoặc trao đổi với bạn cùng lớp về những vấn đề còn lại. 15 V2.1015106217 4.4.2. THẢO LUẬN – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC 16 • Quá trình thảo luận sẽ kích thích sự hoạt động của não bộ, giúp nhóm người tham gia thảo luận giải quyết được nhiều vấn đề mà một cá nhân có thể không nghĩ ra. • Các hình thức trao đổi cơ bản:  Trao đổi đồng bộ (thời gian thực): Trao đổi trực tiếp, gần như ngay lập tức giữa nhóm thành viên, có thể trao đổi trên lớp, qua mạng, điện thoại, công cụ chat  Trao đổi không đồng bộ: Quá trình trao đổi diễn ra kéo dài, sử dụng các công cụ gián tiếp như email, diễn đàn Người học tạo một chủ đề/câu hỏi thắc mắc gửi qua email hoặc diễn đàn và chờ phản hồi từ giảng viên hoặc người khác. V2.1015106217 4.4.2. THẢO LUẬN – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC (tiếp theo) 17 • So sánh giữa trao đổi đồng bộ và không đồng bộ Đồng bộ Không đồng bộ Lợi thế  Nội dung được trình diễn thời gian thực.  Có giải đáp ngay lập tức.  Cảm giác trực quan (ngôn ngữ cơ thể, mô tả bằng bảng phấn, hình vẽ, ).  Rất tốt cho những người có kỹ năng đọc hoặc viết kém.  Được hướng dẫn thực hiện.  Tự do về môi trường (ví dụ: tư thế ngồi viết; thời gian viết).  Làm được ở nhà hay văn phòng.  Nội dung được chọn lọc, suy nghĩ kĩ.  Xem lại sách vở nếu cần.  Tự thực hiện theo ý muốn. Thách thức  Thời gian phải cố định từ trước.  Không có thời gian để suy nghĩ (phải trả lời ngay).  Chỉ xoay quanh một sự kiện hoặc chủ đề cho tất cả người tham gia.  Phải theo sự hướng dẫn.  Không được trả lời ngay.  Không có những mô tả trực quan (dẫn đến hiểu nhầm).  Dễ mệt mỏi khi cần được sự trợ giúp ngay.  Đòi hỏi tính tự giác. Công cụ  Phòng học ảo (Virtual Classroom).  Chat Voice,Video, Webcam.  Bàn hỗ trợ (helpdesk).  Diễn đàn.  Email. V2.1015106217 4.4.3. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP • Các hình thức thực hiện:  Trực tiếp tại phòng thí nghiệm: Cần có sự hỗ trợ trực tiếp của giảng viên.  Trên phần mềm mô phỏng: Có thể tự thực hiện thông qua các thao tác mô phỏng trên giao diện phần mềm.  Qua các bài tập tự luận: Có thể thực hiện các bài tập lớn và gửi bài cho giảng viên qua mạng (email hoặc công cụ hỗ trợ).  Qua các bài kiểm tra trắc nghiệm: Có thể được thực hiện trực tiếp trên máy tính và/hoặc qua mạng Internet. Có thể biết ngay kết quả sau khi hoàn thành.  Qua các trò chơi. 18 V2.1015106217 4.4.3. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP (tiếp theo) 19 • Một số lưu ý giúp tăng hiệu quả thực hành:  Dành nhiều thời gian thực hành trước khi thi.  Chủ động lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và công việc để thực hiện bài tập, tránh tình trạng bị quá tải trước hạn nộp bài.  Nếu có thắc mắc về nội dung học tập, nên trao đổi trực tiếp với giảng viên và các bạn khác. Tránh dừng lại quá lâu ở các chi tiết nhỏ.  Nếu có vướng mắc về kỹ thuật, nên nhờ sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật. V2.1015106217 4.4.4. THI KẾT THÚC MÔN HỌC • Để đảm bảo chất lượng của E-Learning, các kỳ thi được tổ chức tập trung. • Tùy theo nội dung môn học mà thi kết thúc có thể là tại phòng máy tính, thi trắc nghiệm trên giấy, trên máy hoặc thi vấn đáp. • Trong lớp học E-Learning, kết quả thi kết thúc chỉ chiếm một phần trong tổng kết môn học. Một phần quan trọng của kết quả học tập sẽ được tích lũy từ các hoạt động trong kỳ. 20 V2.1015106217 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này, các bạn đã nắm được các kỹ năng cơ bản để học trên môi trường E-Learning: • Các bước của quá trình học E-Learning; • Tầm quan trọng của việc nắm vững các thông tin trong lớp học, đặc biệt là mục tiêu của môn học; • Các hoạt động cơ bản trong quá trình học E-Learning: Tiếp thu bài giảng, trao đổi, luyện tập và thi cử. 21
Tài liệu liên quan