Bài giảng Những cơ sở lý luận về kinh tế đầu tư

Tuỳ theo góc độ về quản lý mà có các khái niệm khác nhau về đầu tư. Đầu tư, đó là quá trình bỏ vốn để tạo nên một tài sản nào đó (có thể là tài sản vật chất hay tài chính )cũng như để khai thác nó, và các tài sản này có khả năng sinh lợi hay thoả mãn một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏvốn trong một thời gian nhất định trong tương lai.

pdf28 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những cơ sở lý luận về kinh tế đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 6 Chương 2: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ ĐẦU TƯ 2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU. 2.1.1. Đầu tư. Tuỳ theo góc độ về quản lý mà có các khái niệm khác nhau về đầu tư. Đầu tư, đó là quá trình bỏ vốn để tạo nên một tài sản nào đó (có thể là tài sản vật chất hay tài chính…) cũng như để khai thác nó, và các tài sản này có khả năng sinh lợi hay thoả mãn một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn trong một thời gian nhất định trong tương lai. Đầu tư có hai ý nghĩa: - Ý nghĩa về tài chính: Bỏ vốn bằng tiền với mục đích sinh lợi. - Ý nghĩa về kinh tế xã hội: Là quá trình bỏ vốn và sau một thời gian hoạt động sẽ thu được lợi ích hoặc thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người bỏ vốn trong tương lai. 2.1.2. Đầu tư Xây dựng cơ bản: Đầu tư XDCB được hiểu là các dự án đầu tư cho các đối tượng vật chất, mà đối tượng này là các công trình xây dựng. Đây là loại đầu tư xảy ra phổ biến. 2.1.3. Kinh tế đầu tư. Kinh tế đầu tư là khoa học kinh tế có nội dung liên ngành rất tổng hợp, có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức khoa học để giúp các nhà đầu tư thực hiện công việc đầu tư với hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính một cách tốt nhất. 2.1.4. Quản lý đầu tư. Quản lý đầu tư là một tập hợp các biện pháp của chủ đầu tư để quản lý quá trình đầu tư kể từ bước chuẩn bị dự án đầu tư, đến bước thực hiện đầu tư và dự án để đạt mục tiêu đã định. Đối với các dự án đầu tư vào các công trình xây dựng để khai thác và kinh doanh khi quản lý đầu tư thực chất là quản lý đầu tư và xây dựng. Quản lý đầu tư được xem xét ở hai cấp độ: - Quản lý của nhà nước đối với đầu tư, bao gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp và toàn bộ các khoản đầu tư khác của mọi thành phần kinh tế. - Quản lý của doanh nghiệp đối với đầu tư bao gồm đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp, hay đầu tư liên doanh nhằm đạt được hiệu quả tài chính và hiệu qủa kinh tế xã hội một cách tốt nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước cho phép. 2.2. PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ. 2.2.1. Phân loại theo đối tượng đầu tư. Theo góc độ này bao gồm các loại: - Đầu tư theo đối tượng vật chất. - Đầu tư tài chính 2.2.2. Phân loại theo thành phần kinh tế. - Thành phần Kinh tế nhà nước,. - Thành phần kinh tế cá thể. - Thành phần kinh tế tư nhân. Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 7 - Thành phần kinh tế tập thể. - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.3. Phân loại theo nguồn vốn. Theo góc độ này bao gồm các loại đầu tư sau đây: - Đầu tư từ vốn của nhà nước - Đầu tư từ vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (do các doanh nghiệp vay của Nhà nước để đầu tư). - Đầu tư từ vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước. - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài gồm đầu tư trực tiếp FDI và vốn vay ODA. - Các nguồn vốn đầu tư khác của các tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam. 2.2.4. Phân loại theo cơ cấu đầu tư. Theo góc độ này bao gồm các loại đầu tư sau: - Đầu tư theo các ngành kinh tế (phân loai theo các ngành kinh tế cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV). - Đầu tư theo các vùng lãnh thổ và các địa phương. - Đầu tư theo các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. - Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng. - Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế (cơ cấu giữa nội lực và ngoại lực). - Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các khâu mua sắm thiết bị, xây lắp và chi phí đầu tư khác. 2.2.5. Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định. Theo góc độ này gồm các loại đầu tư sau: - Đầu tư mới - Đầu tư lại 2.2.6. Phân loại theo trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Theo góc độ này bao gồm các loại đầu tư sau: - Đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu 2.2.7. Phân loại theo thời đoạn kế hoạch. Theo góc độ này bao gồm các loại đầu tư sau: - Đầu tư ngắn hạn - Đầu tư trung hạn - Đầu tư dài hạn 2.2.8. Phân loại theo tính chất và quy mô dự án. Theo góc độ này đầu tư được chia thành 3 nhóm: A, B, C theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng phụ thuộc vào quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư 2.2.9. Phân loại theo phương thức đầu tư. 2.2.9.1. Đầu tư trực tiếp : - Đầu tư chuyển dịch : là hình thức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn mua lại số cổ phần đủ lớn để nắm được quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 8 - Đầu tư phát triển : là hình thức đầu tư mà trong đó người ta tạo dựng nên những năng lực mới cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ. 2.2.9.2. Đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính) là đầu tư bằng cách mua chứng khoán có giá trị để hưởng lợi tức. 2.3. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ. 2.3.1. Quá trình đầu tư theo góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước Bao gồm các bước: - Xác định định hướng kinh tế - chính trị đất nước. - Xác định chiến lược và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể định hướng cho đầu tư. - Xây dựng hoàn thiện và bổ sung các luật pháp, chính sách và quy định có liên quan đến đầu tư. - Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức và lập các dự án đầu tư. - Tổ chức thẩm định và duyệt các dự án đầu tư. - Tổ chức kiểm tra và giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư. - Tổng kết rút kinh nghiệm. 2.3.2. Quá trình đầu tư và quá trình tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm các bước: - Điều tra tình hình nhu cầu về sản phẩm của thị trường theo số lượng và chủng loại - Xác định năng lực chủ quan của doanh nghiệp về mọi mặt, nhất là về công suất sản xuất và năng lực dịch vụ. - Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến đầu tư. - Xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể. - Lập dự án đầu tư cho các đối tượng riêng rẽ. - Tổ chức thực hiện dự án, kèm theo các biện pháp kiểm tra và điều chỉnh. - Tổng kết, rút kinh nghiệm. Theo góc độ đầu tư người ta coi mọi sự kiện kinh doanh như là các quá trình đầu tư, giải tỏa và thu hồi đầu tư. Theo góc độ tài chính, người ta coi mọi sự kiện kinh doanh như là các hành động thu chi, đưa vốn vào và đưa vốn ra khỏi quá trình đầu tư. Do đó góc độ đầu tư bị bao hàm bởi góc độ tài chính. 2.4. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VA CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ AN ĐẦU TƯ. 2.4.1. Khái niệm về dự án đầu tư. Dự án đầu tư là tập hợp các biện pháp được đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng đầu tư nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong thời gian nhất định nào đó trong tương lai. 2.4.2. Các giai đoạn lập dự án đầu tư. 2.4.2.1. Nội dung của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 9 Lập dự án đầu tư chỉ là một phần việc của quá trình chuẩn bị đầu tư và quá trình này lại gồm các bước thực hiện như sau: a) Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô của đầu tư căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào chiến lược phát triển chung của đất nước và của doanh nghiệp. b) Nghiên cứu thị trường để tìm nguồn cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư, xem xét các khả năng cạnh tranh của sản phẩm định sản xuất, các khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. c) Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng trên quy hoạch tổng thể sử dụng lãnh thổ có tính chất định hướng của Nhà nước, dựa trên yêu cầu của dự án và yêu cầu bảo vệ môi trường. d) Lập dự án đầu tư dựa trên các kết quả nghiên cứu của các bước đi trước cũng như dựa vào các kiến thức của khoa học lập dự án đầu và các quy định chung của Nhà nước e) Gửi hồ sơ và văn bản trình duyệt đầu tư đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn và cơ quan thẩm định dự án đầu tư. 2.4.2.2. Nội dung của giai đoạn lập dự án đầu tư. Theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, trình tự lập dự án đầu tư gồm các giai đoạn sau: 1) Chuẩn bị lập dự án đầu tư bao gồm các bước a, b, c ở mục 2.4.2.1 trên. 2) Tiến hành lập dự án đầu tư. 2.4.3. Mô hình đầu tư. Hiện nay một số loại hình đầu tư như sau: - Mô hình dự án BOT: Dự án BOT (Build - Operation and Transfer) là mô hình dự án mà công ty tư nhân được Nhà Nước cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, sân bay, bến cảng... những đối tượng mà thông thường thuộc phạm vi xây dựng và vận hành của Nhà Nước. Công ty tư nhân cũng có trách nhiệm trong việc thiết kế và tài chính cho dự án. Khi hết giai đoạn khai thác vận hành, công ty chuyển quyền sở hữu dự án cho Chính phủ. Giai đoạn khai thác vận hành được quyết định bằng sự thỏa thuận giữa Nhà Nước và công ty, thông thường thời gian đủ dài để công ty thu hồi vốn và có mức lãi suất hợp lý có tính đến nỗ lực và các yếu tố rủi ro. - Mô hình dự án FDI: Dự án FDI (Forein Direct Investment) được hiệu một cách đơn giản là dự án đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài. Dự án FDI ngày nay đã trở thành mộ bộ phận quan trọng trong chiến lước đầu tư phát triển của nhiều nước, đặc biệt là đối với nước ta khi nguồn vốn trong nước còn rất hạn hẹp. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam phải quản lý tốt ác dự án FDI đã và đang hoạt động trong nền kinh tế của mình. 2.5. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ. 2.5.1. Nguồn vốn đầu tư. Theo nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và điều lệ kèm theo các nguồn vốn đầu tư được phân loại như sau: - Vốn từ ngân sách Nhà nước được sử dụng để đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế, bảo vệ môi trường, các công trình văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý Nhà nước, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng và an ninh, Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 10 các công trình trọng điểm do Nhà nước quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn. - Vốn tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách Nhà nước được dùng để đầu tư cho các đối tượng được ưu đãi theo quy định của Nhà nước. - Vốn tín dụng thương mại được dùng để đầu tư theo cơ chế tự vay và tự trả. - Vốn tự huy động của các doanh nghiệp Nhà nước được dùng để đầu tư phát triển cho bản thân các doanh nghiệp này. - Vốn hợp tác liên doanh của các doanh nghiệp Nhà nước theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Vốn đóng góp của nhân dân dưới mọi hình thức cho các dự án đầu tư chủ yếu cho việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ trực tiếp cho người góp vốn. - Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và của nhân dân. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). - Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ chức kinh tế và các Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho Chính phủ Việt Nam. - Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế khác, được Chính phủ Việt Nam cho phép thực hiện ở Việt Nam. 2.5.2. Thành phần của vốn đầu tư. - Tổng mức đầu tư. Vốn đầu tư để thực hiện một dự án hay tổng mức đầu tư là toàn bố số vốn đầu tư đự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư để đưa vào khai thác và sử dụng theo yêu cầu của dự án (bao gồm cả yếu tố trượt giá). - Tổng dự toán công trình. Tổng dự toán công trình là thành phần vốn đầu tư cần thiết cho việc xây dựng của các dự án đầu tư kèm theo nhu cầu về xây dựng công trình. Tổng dự toán công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế hai bước) hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (đối với công trình thiết kế một bước). Tổng dự toán công trình bao gồm ba nhóm chi phí chính sau đây (bao gồm cả trượt giá): v Chi phí cho mua sắm thiết bị lắp đặt vào công trình (VTB). v Chi phí cho việc xây dựng và lắp máy móc thiết bị vào công trình (VXL). v Các chi phí khác (VKTCBK): Þ Vốn đầu tư V = VXL + VTB + VKTCBK Nếu tỉ lệ: VKTCBK/V lớn: hiệu quả đầu tư kém. VXL/V lớn: công trình quy mô lớn. VTB/V lớn: thiết bị hiện đại. Tổng dự toán công trình khác với tổng mức đầu tư ở chỗ: tổng dự toán công trình không bao gồm các chi phí: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, Chi phí tái định cư kể cả chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng, Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật (nếu có), Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất, kinh doanh) Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 11 2.6. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Những đối tượng tham gia thực hiện đầu tư gồm có: 1) Chủ đầu tư: chủ đầu tư là chủ thể quan trọng nhất đóng vai trò quyết định mọi vấn đề của đầu tư. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn, có thể là một tổ chức hay cá nhân, có thể bỏ một phấn hay toàn bộ vốn, và chịu trách nhiệm thực hiện quá trình đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. 2) Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng. Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng bao gồm các tổ chức chuyên làm công việc lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, quản lý việc thực hiện dự án đầu tư. Các tổ chức này làm việc theo chế độ hợp đồng với chủ đầu tư. 3) Các doanh nghiệp xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. 4) Các doanh nghiệp và các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án đầu tư ở khâu xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động ban đầu và cho khâu khai thác sử dụng các phương tiện của dự án đầu tư sau khi xây dựng xong công trình. 5) Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm làm ra của chủ đầu tư. 6) Nhà nước và các cơ quan của Nhà nước có liên quan đến quản lý đầu tư. 2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.7.1. Khái niệm và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế đầu tư. 2.7.1.1. Khái niệm. Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án). 2.7.1.2. Phân loại hiệu quả cuả dự án. a) Phân loại hiệu quả về mặt định tính. Hiệu quả về mặt định tính chỉ rõ nó thuộc loại hiệu quả gì với những tính chất kèm theo nhất định.Theo quan điểm này hiệu của dự án được phân loại như sau: Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội. - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kỹ thuật - Hiệu quả xã hội - Hiệu quả quốc phòng. Theo quan điểm lợi ích. - Hiệu quả của doanh nghiệp - Hiệu quả mang lại cho Nhà nước và cộng đồng Theo phạm vi tác động. - Hiệu quả toàn cục - Hiệu quả bộ phận. Theo phạm vi thời gian. - Hiệu quả trước mắt và ngắn hạn. Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 12 - Hiệu quả lâu dài Theo mức độ phát sinh. - Hiệu quả phát sinh trực tiếp từ các dự án đầu tư - Hiệu quả phát sinh gián tiếp b) Phân loại hiệu quả về mặt định lượng. Hiệu quả về mặt định lượng chỉ rõ độ lớn của mỗi chỉ tiêu hiệu quả định tính. Theo quan điểm này hiệu quả được phân loại như sau: Theo cách tính toán. - Hiệu quả tính theo số tuyệt đối - Hiệu quả được tính theo số tương đối Hiệu quả được tính theo số tuyệt đối còn được đề nghị gọi là kết quả của đầu tư. Theo thời gian tính toán. - Hiệu quả tính cho một niên lịch (thường là năm). - Hiệu quả tính cho cả đời dự án (kéo dài nhiều năm). Theo mức đạt yêu cầu của hiệu quả - Hiệu quả chưa đạt mức yêu cầu. - Hiệu quả đạt mức yêu cầu. - Hiệu quả có trị số lớn nhất. - Hiệu quả có trị số nhỏ nhất (có thể đáng giá hay không đáng giá). 2.7.2. Các quan điểm đánh giá dự án đầu tư. Các dự án đầu tư luôn luôn được đánh giá theo hai góc độ : lợi ích doanh nghiệp và lợi ích quốc gia - Quan điểm của chủ đầu tư : phải xuất phát trước lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư và phải nằm trong khuôn khổ quốc gia và cộng đồng cũng như ở các luật lệ có liên quan. - Quan điểm của Nhà nước: quan tâm đến lợi ích cuả quốc gia và xã hội, phúc lợi công cộng tổng hợp đồng thời có chú ý thích đáng đến lợi ích doanh nghiệp. 2.7.3. Giá trị tiền tệ theo thời gian. Ý nghĩa của việc quy đổi giá trị tiền tệ theo thời gian: - Làm mất ảnh hưởng của yếu tố thời gian khác nhau giữa các phương án đưa vào so sánh. - Làm mất ảnh hưởng về quy luật bỏ vốn khác nhau giữa các phương án đưa vào so sánh. Công thức tổng quát để quy đổi vốn đầu tư - Nếu quy về thời điểm đầu của dự án thì: å = + = n 0t t id qd i)r1( VV - Nếu quy về thời điểm cuối của dự án thì: å = += n 0t t i c qd i)r1(VV Trong đó: ti là thời gian kể từ lúc bỏ vốn đến thời điểm đầu của dự án. v Nếu vốn đầu tư bỏ vào các thời điểm đều đặn: gọi: P - Giá trị tiền tệ ở thời điểm đầu, thời điểm hiện tại của dự án (Present value) Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 13 F - Giá trị tiền tệ ở thời điểm cuối, thời điểm tương lai của dự án (Future amount). A - Giá trị để hàng năm của các gía trị tiền tệ hiện tại hoặc tương lai (A - Annuity amount). Nếu cho P tìm F thì: F = P.(1+r)n Nếu cho F tìm P thì: n)r1( 1.FP + = Nếu cho A tìm F thì: r 1)r1(.AF n -+ = Nếu cho F tìm A thì: 1)r1( r.FA n -+ = Nếu cho A tìm P thì: n n )r1(r 1)r1(.AP + -+ = Nếu cho P tìm A thì: 1)r1( )r1(r.PA n n -+ + = 2.7.4. Phân loại phương pháp đánh giá các phương án kỹ thuật về mặt kinh tế.. Các phương pháp đánh giá bao gồm hai nhóm lớn: Các phương pháp định tính (chủ yếu dùng lý luận để phân tích) và các phương pháp định lượng. Các phương pháp định lượng bao gồm các nhóm sau: - Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính, kinh tế tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung. Phương pháp này có ưu điểm là có thể phản ánh khái quát phương án, xem xét toàn diện vấn đề, phù hợp với thực tế kinh doanh. Nhược điểm của nó là chịu sự ảnh hưởng của sự biến động giá cả, chính sách giá cả, quan hệ cung cầu, tỷ giá hối đoái. Phương pháp đánh giá đầu tư thuộc loại này hiện nay được dùng phổ biến. - Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án. Chỉ tiêu này nếu ký hiệu là Vj (của phương án j) ta có: å = = n 1i iijj W.PV Trong đó å = = n 1i ij ij ij C C P Với: Pij - chỉ tiêu của phương án j đã làm mất đơn vị đo (có m chỉ tiêu và n phương án). Cij - trị số thật của chỉ tiêu i của phương án j với một đơn vị đo nhất định. Wi - hệ số chỉ tầm quan trọng của chỉ tiêu i. Trị số Pij được xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp Pattern, phương pháp giá trị nhỏ nhất, phương pháp giá trị lớn nhất, phương pháp giá trị định mức, phương pháp dùng chỉ tiêu phương sai, phương pháp 0-1, phương pháp trị số tốt nhất, phương pháp so sánh cặp đôi, trong đó phương pháp Pattern và phương pháp so sánh cặp đôi là thường được sử dụng hơn cả. Trị số Wi cũng có nhiều phương pháp xác 0 1 2 3 4 5 n -1 n P F A Ch•¬ng 2: Nh÷ng c¬ së lý luËn vÒ Kinh tÕ §Çu t• Gi¸o tr×nh kinh tÕ X©y dùng Trang 14 định, như phương pháp ma trận vuông Warkentin, phương pháp nửa ma trận,...và thường được dựa theo phương pháp cho điểm của chuyên gia. Ưu điểm của phương pháp này là có thể tính gộp tất cả các chỉ tiêu được so sánh với các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ số duy nhất để xếp hạng phương án, có tính tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu. Nhược điểm của phương pháp này là dễ mang tính chất chủ quan khi hỏi ý kiến của các chuyên gia, dễ phản ánh trùng lặp chỉ tiêu, thích hợp khi so sánh các phương án có các chỉ tiêu giá trị (tiền tệ) không chính xác, ít sử dụng trong hoạch toán kinh doanh, có thể dùng để phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. - Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng. Phương pháp n