1.V/đ kinh tế và nhu cầu cơ bản: thiếu nguồn lực, hàng hóa, dịch vụ như của cải, việc làm, thức ăn, chỗ ở, phương tiện đi lại liên quan tới nơi sinh sống. Thường sảy ra với người nghèo, người già, phụ nữ
2.Các v/đ về giáo dục, đào tạo và học thức: không được đi học, dạy nghề để phát triển trí tuệ, có kỹ năng XH và nghề nghiệp
67 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những kiến thức cơ bản cho công tác xã hội với trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những kiến thức cơ bản cho CTXH với trẻ em TS.Nguyễn Thị Lan Phương pháp tiếp cận hành vi con người theo hệ thống 1.Phương pháp tiếp cận hệ thống: xem xét hành vi con người (HVCN) như kết quả của nhiều yếu tố, cả bên trong và bên ngoài, diễn ra trong sự tương tác lẫn nhau Cá nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi môi trường (MT) mà còn ảnh hưởng lại MT. Cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, xã hội…đều là hệ thống. 1.Khái niệm HT Hệ thống: là tập hợp các bộ phận và các quá trình phát triển theo trật tự và trong mối tương tác qua lại. +Tập hợp: tổng thể, gồm nhiều thành phần, bộ phận, yếu tố +Theo trật tự +Tương tác qua lại với nhau Hệ thống con người, XH HT con người: Là một HT trong đó có các tiểu HT của cá nhân hợp thành HT xã hội: khi có tập hợp hay những cá nhân tương tác lẫn nhau: bạn bè, nhóm nhỏ, gia đình, cộng đồng, tổ chức, cả dân tộc và quốc tế Được tạo ra bởi tập hợp các cá nhân nhưng không chỉ có như vậy. Có chung sự đồng nhất để phân biệt với các hệ thống khác Cá nhân là HT Lĩnh vực sinh học Trạng thái và các quá trình sinh lý Lĩnh vực tâm lý Trạng thái và các quá trình tâm lý Tiểu hệ thống hành vi Mục tiêu của bài này 1.Tìm hiểu:Tác động giữa các yếu tố của HTXH và HT con người để dẫn đến hành vi của cá nhân trong đó: -Sự tác động của môi trường sống, các t/c, chính sách… -Sự tác động của các yếu tố Tâm-Sinh-XH 2. Làm cơ sở cho việc áp dụng các kỹ năng trong CTXH với trẻ em. 2.Khái niệm MT xã hội Liên quan đến các yếu tố xác định bởi xã hội và lịch sử của hệ thống. -MTXH được tạo ra bởi các mối quan hệ xung quanh các cá nhân và các hệ thống XH, gồm cả cá nhân như hệ thống và các hệ thống XH. -Hệ thống XH gồm những người khác, nhóm, gia đình, cộng đồng, tổ chức, XH và dân tộc mà ở đó cá nhân giao tiếp. -Giao tiếp này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi và phát triển của cá nhân. 3.Các vấn đề thường gặp trong MT 1.V/đ kinh tế và nhu cầu cơ bản: thiếu nguồn lực, hàng hóa, dịch vụ như của cải, việc làm, thức ăn, chỗ ở, phương tiện đi lại liên quan tới nơi sinh sống. Thường sảy ra với người nghèo, người già, phụ nữ… 2.Các v/đ về giáo dục, đào tạo và học thức: không được đi học, dạy nghề để phát triển trí tuệ, có kỹ năng XH và nghề nghiệp 3.V/đ liên quan đến luật pháp: khi có vi phạm hoặc bị xâm hại rất khó tự bảo vệ mình (VD: quyền học của TE; Tư pháp với người chưa thành niên) 4.V/đ liên quan đến chăm sóc sức khỏe và dịch vụ: do nguồn lực hạn hẹp, những quy định hạn chế, dịch vụ thiếu… 5.V/đ trong quan hệ gia đình: cha mẹ, anh chị em, bạn bè, người yêu, người quen, đồng nghiệp…không hỗ trợ được. 6.V/đ tự do: khi con người không có điều kiện tiếp cận. Nhưng MT cũng có thể cung cấp nguồn lực và điều kiện hỗ trợ để con người vượt qua khó khăn. -CBXH cần đi đầu trong sử dụng hệ thống không chính thức trong hỗ trợ và mạng lưới XH để giúp những người khó khăn Các nguyên tắc của một hệ thống Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. Mọi hệ thống đều có tương tác với những hệ thống khác Mọi hệ thống đều cần ‘đầu vào’ hay năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại. Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng những hệ thống khác. 2.Tiểu HT sinh học và tác động tới trẻ sơ sinh và tuổi thơ -Khả năng sinh học quyết định trực tiếp bản chất con người, là yếu tố hạ tầng cơ bản của cá nhân như HT. -Gồm các yếu tố bẩm sinh, các hệ sinh học cần thiết cho hoạt động của cơ thể . -Bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền cũng như bệnh tật, đau ốm, tai nạn. -Khác nhau ở các giai đoạn phát triển -Có ảnh hưởng lớn đến HVCN. Khi xem xét và lý giải HV, yếu tố này giúp CBXH có KH và can thiệp chính xác và phù hợp. -Yếu tố di truyền tác động đáng kể đến HVCN: trí thông minh, tính cách, năng lực, sức khỏe, bệnh tật…đều có di truyền -Sinh học cũng ảnh hưởng chức năng con người vì khi thay đổi ảnh hưởng đến biểu hiện nhận thức, tình cảm và hành vi. Trường hợp điển cứu Năm nay Xuân đã 15 tuổi nhưng trông em gày và nhỏ như đứa trẻ lên 10. Cha mẹ em gặp nhau ở thành phố khi hai người từ hai tỉnh khác nhau ra đây kiếm sống. Mẹ của X. mua bán đồng nát còn người đàn ông mang lại cái thai này làm nghề bán sức lao động ở các chợ lao động. Xuân là kết quả của một đêm gặp gỡ của hai người ở khu bờ sông sau ngaỳ làm việc vất vả. Rất tiếc sau khi mẹ X. có thai người đàn ông kia đã lảng tránh, không bao giờ gặp lại mẹ X. nữa.Mẹ của X. sau khi cố tự phá thai không thành (vì không có tiền đến bệnh viện) đã cố đợi đến khi sinh xong rồi đưa X. về quê cho sống với ông bà ngoại nghèo khó ở cùng quê hẻo lánh và lại tiếp tục ra thành phố kiếm sống, thỉnh thoảng có gửi ít tiền cho bố mẹ nuôi con. X. có đôi khi gặp mẹ nhưng em chỉ được ở với mẹ để trông em khi đã lên 5 tuổi, mẹ em có chồng và sinh em trai.Em không được đi học, làm vất vả ở nhà và lại còn bị ông bố dượng xâm hại tình dục, nhất là những khi ông ta uống rượu mà mẹ lại không có ở nhà. Em bị bệnh viêm phế quản từ nhỏ, đã có lần suýt chết vì sốt cao và bây giờ, mỗi khi trời trở lạnh, em lại ho nhiều, có khi sốt. 3 tháng trước đây có người rủ em đi biên giới kiếm tiền, em đã đi và bị bán qua biên giới làm mại dâm. Em cảm thấy rất buồn chán và khi được hỏi có muốn trở về với gia đình không em đã từ chối, muốn sống ở một nơi nào đó và kiếm việc làm để tự nuôi sống bản thân. Phân tích hành vi của X. và các yếu tố sinh học gây nên tâm trạng, hành vi của em. Kiến thức về phát triển sinh học Nội dung: 1.Quá trình hình thành và ra đời của trẻ sơ sinh 2.Phát triển bình thường và sự phát triển của trẻ trong thời kỳ sơ sinh và trẻ thơ 3.Vấn đề nạo phá thai và quyết định có con Các yếu tố ảnh hưởng bào thai Các thói quen dinh dưỡng, sử dụng thuốc, nghiện rượu, hút thuốc, tuổi của mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến phát triển bào thai -Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến đẻ non, thiếu cân, sự ptriển của hệ thần kinh TƯ và dẫn đến khuyết tật. Mẹ cần ăn đủ 300 calories/ngày, đủ vi chất và đạm. Protit cung cấp năng lượng cho phát triển cơ, tăng lượng máu. -Thuốc và ma túy:ảnh hưởng theo số lượng và tiêu hóa trong thời điểm đó. Có thể vào bào thai thông qua nhau thai. Đặc biệt 3 tháng đầu -Rượu:dẫn đến hiện tượng Bào thai cồn: mắt to, mũi tẹt, môi trên mỏng, nguwoif và đầu nhỏ. Ở tuổi thơ trẻ bị không tập trung, không học được, hay cáu kỉnh, hiếu động thái quá. -Thuốc lá: phức tạp khi mang thai và sinh; trẻ nhẹ cân, nhỏ,có v/đ hành vi và tình cảm khi trẻ đi học. -Tuổi:từ 16 đến 35 thuận lợi hơn trẻ chưa thành niên có thai có nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh và cơ thể trẻ. -Các yếu tố khác: +Kinh tế, thu nhập thấp +Bệnh tật và ốm trong 3 tháng đầu có thể đem đến khuyết tật cho trẻ +Bênh truyền nhiễm, di truyền theo Zen +HIV/AIDS CTXH với phụ nữ mang thai -Sớm chăm sóc -Sớm phát hiện những hiện tượng không bình thường, có nguy cơ sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân đẻ có can thiệp kịp thời, đảm bảo dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe, giáo dục hoặc can thiệp tâm lý để có kết quả khả quan. Đánh giá trẻ mới sinh Apgar phát triển bảng đo: -Nhịp tim, thở, phản xạ, màu da: mức từ 0-2 điểm. 7-10 là tốt; dưới 6 phải quan tâm. Prazenton: bảng đo hành vi: đánh giá hoạt động của hệ thần kinh TƯ qua phản xạ bú mẹ và đáp lại các tác động từ bên ngoài. Đầu sau sinh 2 ngày, dần 9-10 ngày. Điểm cao là tốt Các kiến thức về Tâm lý-XH 1.Các thuyết tâm lý về phát triển nhân cách 2.Thuyết phát triển trí lực 3.Thuyết gắn bó I.Các thuyết về tâm lý. 1.Thuyết phân tâm của Freud: Cấu trúc của tâm lý: con-người-siêu nhân Con:những nhu cầu bản năng cần có để tồn tại Người (sau khi sinh):kiểm soát suy nghĩ và hành vi của con người Siêu nhân (3-5 tuổi):lý giải đúng-sai Cơ chế hoạt động -Phần con muốn làm gì phần người sẽ kiểm soát theo tiêu chuẩn siêu nhân đưa ra và nếu đúng cho phép thực hiện. Nếu sai dùng cơ chế phòng thủ để ngăn lại. -Động lực cơ bản là tình dục -Các giai đoạn: miệng(oral)-hậu môn(anal)-tượng dương vật (phallic)-tiềm tàng (latency) và sinh dục (genital). Giai đoạn miệng (sinh-18 tháng) -Mọi hoạt động thông qua miệng -Sự chú ý của trẻ tập trung vào nhận và lấy -Sự thiếu gắn bó đối với trẻ trong giai đoạn này sẽ tạo ra những thiếu hụt trong pháp triển nhân cách, tâm lý GĐ hậu môn (18 tháng-3 tuổi) -Hoạt động chủ yếu liên quan đến cho và từ chối, trước hết liên quan đến nhịn và đi ngoài. Tập đi vệ sinh đúng chỗ là >< thất vọng Trường hợp phân tích Hạnh năm nay đã 15 tuổi nhưng trông em nhỏ hơn tuổi của mình rất nhiều. Nét mặt em lúc nào cũng buồn và thường ít nói chuyện với mọi người.3 tháng trước đây em bị bạn bè rủ vượt qua biên giới sang Trung quốc làm ăn và bị đưa vào làm mại dâm ở một quán gần biên giới và mới được công an giải thoát vê. Sự ra đời của Hạnh là kết quả của việc gặp gỡ của mẹ em, Chị Hồng với anh Hưng-2 người vô gia cư ra thành phố kiếm sống từ các miên quê khác nhau. Sau khi sinh Hạnh, 2 người đã chia tay nhau và Hạnh chưa bao giờ gặp mặt người bố của mình. Mẹ em cũng đưa em về quê cho ông bà nuôi và mới đón em vào thành số sống cùng 2 năm trước. Hạnh và mẹ em luôn mâu thuẫn với nhau, mẹ em bảo em không hiểu mẹ và Hạnh cũng không hề thấy thú vị khi sống với bà ta. Em làm quen với các bạn gái đã bỏ học trong khu vực em sống và kết bạn với họ, rủ nhau đi tìm việc làm để có tiền và không ngờ lại bị bắt khi sang Trung quốc làm mại dâm. Mẹ em thì chỉ trích rằng do Hạnh muốn có nhiều tiền mà không chịu làm việc nặng nhọc như chị hoặc giúp chị bán hàng cơm , bà đã mắng chửi nhiều mà vẫn không thay đổi nên mới dẫn đến hậu quả này. Bà ta nói rằng bà không đủ khả năng giáo dục con và cảm thấy bất lực. Hãy phân tích các yếu tố dẫn đến suy nghĩ và hành động của Hạnh. Thuyết phát triển trí lực Khả năng của não để suy nghĩ, sử dụng ngôn ngữ và ghi nhớ [trí nhớ] phát triển một cách đầy đủ ở trẻ em. Khi những khả năng này phát triển, chúng diễn ra ở một tốc độ nhanh hơn bất kỳ khả năng nào khác của con người. Tập hợp những khả năng của não về ‘tư duy’, ‘trí nhớ’ và ‘ngôn ngữ’ gọi là Sự phát triển nhận thức. Nhà lý luận nổi tiếng nhất ở lĩnh vực phát triển nhận thức ở trẻ em là Piaget. Nhận thức Nhận thức được định nghĩa là bao gồm tất cả những hoạt động trí óc có liên quan đến khả năng tư duy, sử dụng ngôn ngữ và ghi nhớ. Sự phát triển nhận thức là nền tảng phát triển của khả năng ngôn ngữ. Thuyết trí lực của Piaget Lịch sử Nhà tâm lý người Thụy Sỹ Piaget Những năm 50 và 60 thế kỷ 20. qua quan sát và nghiên cứu sự phát triển tư duy/nhận thức của ba đứa con của ông. Ông đã thực hiện nhiều kiểm tra ‘tư duy’ đối với các con. Nghiên cứu của ông hiện nay được kiểm chứng với rất nhiều trẻ em trên thế giới. Thuyết trí lực cung cấp gì? Cho cái nhìn tổng quát về khả năng phát triển nhận thức của trẻ Xác định những thời kỳ, giai đoạn chính mà trẻ sẽ học những kỹ năng, khả năng nhận thức mới. Chỉ ra những nhân tố môi trường cần thiết cho trẻ em để phát triển kỹ năng nhận thức phù hợp. Nội dung cơ bản 4 giai đoạn phát triển Nhận thức: Giai đoạn 1 – Tư duy cảm giác 0-2 tuổi Giai đoạn 2 – Tiền tư duy cụ thể 3-6 tuổi Giai đoạn 3 – Tư duy cụ thể 7-11 tuổi Giai đoạn 4 – Tư duy hình thức 12 tuổi trở lên. Tư duy cảm giác Sơ sinh đến 2 tuổi: Tư duy cảm giác. Trải nghiệm về thế giới xung quanh thông qua các giác quan và vận động – xúc giác, vị giác Tiền tư duy cụ thể 3 đến 6 tuổi.Tiền tư duy cụ thể. Miêu tả mọi điều bằng lời và hình ảnh nhưng thiếu lập luận lô gíc. Tư duy cụ thể 7 đến 11 tuổi.Tư duy cụ thể. Khả năng tư duy một cách lô gíc về những sự kiện cụ thể có thể quan sát được, cũng như khả năng có những so sánh có thể quan sát được và khả năng thực hiện được những phép toán Tư duy hình thức 12 tuổi đến khi trưởng thành.Tư duy hình thức Lập luận trừu tượng Từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng. Lập luận đạo đức Vận dụng vào CTXH CBXH có thể vận dụng để: Thực hiện một đánh giá nhận thức về trẻ – trẻ đang ở giai đoạn nào và trẻ có khả năng nhận thức gì.Xem xét các ảnh hưởng. Giáo dục cha mẹ và người chăm sóc về mức độ và nhu cầu nhận thức của trẻ. Giao tiếp và làm việc với trẻ em theo khả năng nhận thức phù hợp của các em. Thuyết gắn bó Lịch sử Phát triển1940 đến 1970 ở Anh để giải thích về quan hệ giữa trẻ em với người chăm sóc của các em ( đặc biệt là người mẹ) Tư tưởng: sẽ có những tổn hại nếuTE không có được quan hệ gắn bó hoặc những mỗi quan hệ gắn bó bị phá hủy (chết) hoặc các mối quan hệ gắn bó tồi. Nội dung cơ bản GẮN BÓ cần cho mọi người ( không chỉ trẻ em) trong suốt cuộc đời Gắn bó là một nhu cầu sinh học của mọi con người Tìm kiếm gắn bó như là động lực chính của trẻ. Các tổn thương đáng kể sẽ xảy ra cho những trẻ em không có khả năng tìm được một người chăm sóc để gắn bó. Nội dung Các đối tượng gắn bó có thể thay đổi Những người khác có thể cung cấp mối quan hệ gắn bó bổ xung cho trẻ Cha mẹ có thể được giáo dục để đáp ứng cho những nhu cầu gắn bó của trẻ tốt hơn. Có bốn kiểu gắn bó mà một đứa trẻ có thể có với một người chăm sóc chính. 4 kiểu gắn bó Quan hệ gắn bó an toàn Quan hệ gắn bó không an toàn và lẫn lộn Quan hệ gắn bó không an toàn và lảng tránh Quan hệ gắn bó không an toàn và mất phương hướng Chú ý Cần nhận thức được những dạng hành vi cư xử nào của cha mẹ tạo nên dạng quan hệ gắn bó này cho trẻ. 1.Quan tâm liên tục, ổn định 2.Có quan tâm, thiếu ổn định 3.Có quan tâm không phù hợp 4.Không quan tâm 1. Quan hệ gắn bó an toàn Hành vi của người chăm sóc: -Người mẹ dịu dàng và chăm sóc cho trẻ - Luôn có tương tác cử chỉ tích cực giữa trẻ và người mẹ - Người mẹ luôn gần bên trẻ - Đáp ứng một cách nhạy cảm đến những nhu cầu tình cảm của trẻ -Hỗ trợ trẻ trong việc khám phá xung quanh Thể hiển của trẻ: -Dễ dàng kết bạn -Linh động trong quan hệ với người khác. -Tự tin và thấy an toàn -Có khả năng khám phá xung quanh -Khi thành cha mẹ gắn bó với con. 2. Quan hệ gắn bó an toàn và lẫn lộn Biểu hiện của trẻ: - Hay bám mẹ và lo lắng. - Sợ khi phải tự mình khám phá xung quanh -Rất tập trung vào người mẹ -Khó chịu nếu không nhìn thấy mẹ -Khi nhìn thấy mẹ thì vui,sau rồi lại cáu giận -Mẹ quay lại thì cũng không thể xoa dịu được trẻ. Do: -Không cung cấp được môi trường CS liên tục, ổn định, dự đoán được -Thường xuyên chậm trễ đáp ứng tình cảm cho trẻ -Không nhạy cảm trước những nhu cầu tình cảm của trẻ Hậu quả: -Trẻ hay cáu kỉnh và dễ khó chịu -Trẻ lo lắng về thế giới xung quanh -Trẻ hành động một cách non nớt -Trẻ phụ thuộc nhiều về tình cảm vào những người khác -Dễ dàng cáu giận nếu không được thỏa mãn các nhu cầu tình cảm. Hậu quả -Trẻ hay cáu kỉnh và dễ khó chịu -Trẻ lo lắng về thế giới xung quanh -Trẻ hành động một cách non nớt -Trẻ phụ thuộc nhiều về tình cảm vào những người khác -Dễ dàng cáu giận nếu không được thỏa mãn các nhu cầu tình cảm. 3. Gắn bó không an toàn và lảng tránh Thể hiện của trẻ: -Rất độc lập với người mẹ -Khám phá thế giới mà không quan tâm đến mẹ -Cách biệt ngắn với người mẹ không ảnh hưởng đến trẻ. -Nguội lạnh về tình cảm. Người gắn bó - Chối bỏ trẻ -Không hề có ràng buộc tình cảm với trẻ -Có ít tiếp xúc thân thể với trẻ -Không để ý đến nhu cầu tình cảm của trẻ. -không nhận ra được những tín hiệu tình cảm của trẻ. -nhiều lần từ chối những tín hiệu gắn bó tình cảm của trẻ Hậu quả: -Trẻ ngừng việc tìm kiếm người để gắn bó. -Thể hiện sự tức giận với mọi người. -Trẻ hung hăng và chống đối với mọi người. -Trẻ tìm kiếm người để gắn bó nhưng lại không biết phải gắn bó như thế nào -Trẻ không tìm kiếm những đáp ứng tình cảm từ người khác khi bị đau nữa. -Trẻ tự đáp ứng tình cảm cho bản thân. Ứng dụng Cán bộ XH nên: 1.Thực hiện điều tra và đánh giá về sự gắn bó giữa trẻ và cha mẹ 2.Phân loại dạng quan hệ gắn bó. 3.Thực hiện tham vấn để thay đổi cách gắn bó của cha mẹ. 4.Phát triển những quan hệ gắn bó khác cho trẻ. 4. Quan hệ gắn bó không an toàn và mất phương hướng 1. Trẻ tìm kiếm người để gắn bó và sau đó thì không biết làm gì nữa. 2. Trẻ rất e sợ nếu người gắn bó bỏ đi và đồng thời có thể chối bỏ người đó nếu họ quay lại. 3. Trẻ không có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng mối quan hệ với người được gắn bó. 4 Trẻ không thể đọc được chính xác các tín hiệu tình cảm trong môi trường chăm sóc và vì thế trỏ nên tê liệt. 5. Những phản ứng gắn bó của trẻ là ngẫu nhiên 3. Trẻ không có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng mối quan hệ với người được gắn bó. 4 Trẻ không thể đọc được chính xác các tín hiệu tình cảm trong môi trường chăm sóc và vì thế trỏ nên nguội lạnh. 5. Những phản ứng gắn bó của trẻ là ngẫu nhiên Kết luận CBXH cần vận dụng các thuyết này, xem xét các ảnh hưởng từ góc độ tâm lý, trí lực, tình cảm trong phân tích các hành vi của trẻ