Hình thức sinh sản dinh dưỡng:
có thể diễn ra ở rong đơn bào hoặc rong đa bào;
rong thường không phân tính đực cái;
sinh sản theo kiểu phân chia tế bào, đứt đoạn hoặc đâm chồi hình thành nên các tế bào mới, tập đoàn nhỏ, mầm sinh sản hay nhánh sinh sản.
192 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu nuôi trồng rong biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG RONG BIỂN 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦ YẾU CỦA RONG BIỂN. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ: RONG BIỂN, MÔI TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG RONG BIỂN NUÔI TRỒNG. 4. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT TRỒNG LỚN RONG BIỂN. Các đối tượng rong biển được nuôi trồng trên thế giới Nước uống Thuốc chống lão hóa Ulva Codium Enteromorpha compressa Enteromorpha intertinalis Enteromorpha compressa Codium Caulerpa racemosa C. taxifolia Rong nho C. letilifera Sargassum Ecklonia Laminaria Sơ chế Undaria Chăm sóc Undaria Undaria Sargassum Ecklonia radiata Keo Algil Sản phẩm từ rong nâu Figure 1. Seaweed farmers tending a Kappaphycus line culture in the Philippines.Kappaphycus and other Gigartinales species are grown commercially for the extraction of carrageenan, a gel used in many food products. Image copyright © 2000, D. F. Kapraun. Kappaphycus Gracilaria asiatica Gracilaria verucosa Gracilaria salicornia Hypnea cervicornis Porphyra Rong biển được nuôi trồng ở Việt nam: Nguyên tắc lựa chọn đối tượng rong biển nuôi trồng -Rong có chất lượng sản phẩm tốt, thể hiện ở chỗ, nếu làm thực phẩm thì giàu dinh dưỡng, nếu chiết keo thì có sức đông lớn. - Rong có sản lượng cao, nghĩa là sinh lượng lớn, cơ thể lớn, sinh trưởng nhanh, thích ứng với môi trường nhanh, lai tạo dễ, chóng trở thành giống ổn định. - Sản xuất tiêu thụ dễ. 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHỦ YẾU CỦA RONG BIỂN. 1.1. Đặc điểm sinh học của giống trong nuôi trồng rong biển. 1.2. Đặc điểm phân chia giai đoạn phát triển của rong biển. 1.1. Đặc điểm sinh học của giống trong nuôi trồng rong biển. 1.1.1. Giống trong nuôi trồng rong biển. Khái niệm: Giống rong biển là khâu đầu tiên, cơ bản trong dây chuyền nuôi trồng rong biển; là sản phẩm sinh sản của rong biển và được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh trưởng, phát triển hình thành nên sản phẩm rong thu hoạch. Giống trong nuôi trồng rong biển là sản phẩm sinh sản của rong biển (seed), cần được phân biệt với thuật ngữ giống (genus) trong phân loại học. Nguồn giống (1) Dựa vào mức độ tác động của con người trong quá trình hình thành giống rong biển, người ta phân giống rong biển thành hai loại: Giống thiên nhiên Giống nhân tạo (giống nhân công) Giống thiên nhiên Giống thu hoạch được do qua trình hình thành trong điều kiện tự nhiên không qua tác động của con người. Con người Môi trường Rong giống Giống nhân công Giống do sản xuất hoặc lai tạo mà hình thành. Con người Môi trường Rong giống Nguồn giống (2) Dựa vào hình thức sinh sản của rong biển hình thành giống mà người ta phân thành giống bào tử và giống cây mầm: Giống bào tử Giống cây mầm Giống bào tử Do quá trình sinh sản hữu tính hoặc vô tính hình thành. Giống cây mầm Do quá trình sinh sản dinh dưỡng tạo các nhánh mới hay mầm mới mà hình thành. Các hình thức sinh sản và sản phẩm sinh sản dùng làm giống của rong biển (1) Hình thức sinh sản dinh dưỡng: có thể diễn ra ở rong đơn bào hoặc rong đa bào; rong thường không phân tính đực cái; sinh sản theo kiểu phân chia tế bào, đứt đoạn hoặc đâm chồi hình thành nên các tế bào mới, tập đoàn nhỏ, mầm sinh sản hay nhánh sinh sản. chlorella Các hình thức sinh sản và sản phẩm sinh sản dùng làm giống của rong biển (2) Hình thức sinh sản vô tính: Thường diễn ra ở các loại rong đa bào, tuy không phân tính đực cái nhưng có cơ quan chuyên hóa về chức phận sinh sản gọi là túi bào tử. Sản phẩm sinh sản có thể là bào tử động (có tiêm mao, vận động được như ở rong xanh, rong nâu) hoặc bào tử bất động (bào tử đơn, bào tử bốn); chúng có thể được hình thành theo kiểu tự giao, đơn tính hay tạo giao tử giả. A, non-sexual reproduction in Vaucheria sessilis. B, non-sexual spore of V. geminata, × 50. A, non-sexual reproduction in Vaucheria sessilis. B, non-sexual spore of V. geminata, × 50. A, non-sexual reproduction in Vaucheria sessilis. B, non-sexual spore of V. geminata, × 50. Các hình thức sinh sản và sản phẩm sinh sản dùng làm giống của rong biển (3) Hình thức sinh sản hữu tính: Chỉ xuất hiện ở rong đa bào phân tính đực cái riêng biệt, có cơ quan sinh sản chuyên hóa là túi giao tử hay túi bào tử quả. Sản phẩm sinh sản có thể là giao tử hoặc bào tử quả hình thành theo kiểu đẳng giao, dị giao, ... Hữu tính Vô tính Dinh dưỡng 1.1.2. Đặc điểm sinh thái của giống bào tử (1). Sự phát tán: Phát tán bào tử là quá trình phóng thích bào tử vào môi trường nước từ cơ thể mẹ. Đó là một biểu hiện của thời kỳ hậu sinh sản. Sự phát tán của bào tử rong biển tuân theo các quy luật: Tháng phát tán: Con nước phát tán: Giờ phát tán: Ứng dụng: dự báo lấy giống theo phương pháp thích hợp vớt giống tự nhiên hay kích thích cho phóng bào tử Sự phát tán Mùa sinh sản Tháng phát tán: - Mỗi năm chỉ cá một tháng, - Trong tháng đó bào tử được phóng ra nhiều nhất. - Qui luật này đúng với rong biển sống nhiều năm: + Có qui luật sinh trưởng, + Sinh sản nhất định ở các tháng trong năm. Con nước phát tán: - Trong ngày triều cường, nước rút xuống ở mức thấp nhất - Thời gian cơ quan sinh sản của rong biển lộ ra ngoài không khí dài và số lượng rong biển được kích thích khô tăng lên… - Khi nước lên cao xuống mạnh càng làm tăng nhân tố chấn động nên bào tử phóng ra ngoài càng nhiều. Qui luật này đúng với rong phân bố ở vùng triều. - Giờ phát tán: Vào ngày con nước cường, giờ phát tán trùng với giờ cao điểm của tổng hợp các yếu tố: Nhiệt độ, độ mặn, chấn động. Ứng dụng: Căn cứ vào mùa vụ sinh sản và qui luật phát tán của từng loài mà người ta đã dự báo lấy giống (vớt giống tự nhiên, kích thích cho phóng bào tử. (Ứng dụng: dự báo lấy giống theo phương pháp thích hợp vớt giống tự nhiên hay kích thích cho phóng bào tử) 1.1.2. Đặc điểm sinh thái của giống bào tử (2) Sự di động: Sau khi phát tán khỏi cơ thể mẹ, bào tử di động một thời gian trước khi bám vào vật bám. Các loại bào tử khác nhau có sự di động khác nhau. Bào tử động di động chủ động nhờ tiên mao. Bào tử bất động di động bị động nhờ tác động vận chuyển của nước hoặc khả năng biến hình. Thời gian di động của bào tử phụ thuộc yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ. Ngoài ra, thời gian di động của bào tử còn phụ thuộc vào sự chín muồi của chúng, thời gian di động của bào tử được phóng thích nhân tạo thường ngắn hơn so với bào tử được phóng thích tự nhiên. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái của giống bào tử (3) Ứng dụng: Có thể xác định được thời điểm thả vật bám (chính là lúc bào tử ngừng di động) để giúp bào tử bám được nhiều và tránh bào tử rong tạp, sinh vật có hại tranh chiếm địa bàn. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái của giống bào tử (4) Quá trình bám: Sau khi di động, bào tử cố định vào vật bám để phân cắt, phát triển. Các loại bào tử khác nhau có phương thức bám và hướng bám khác nhau. Phương thức bám: Bào tử động: Trước tiên tiên mao bám sát vào giá thể, sau đó bào tử bám sát và rụng dần tiên mao. Bào tử bất động: Trước tiên bào tử ép sát vào vật bám, sau đó bám vào vật bám. Phương thức bám Vật bám Bào tử động Bào tử bất động Hướng bám Bào tử động: Lúc đầu bào tử và vật bám tạo góc 45o, sau đó là góc 90o. Bào tử bất động: có 2 kiểu hướng bám. Loại hướng bám 90o: Trục bám thẳng góc với mặt bám gọi là trục phân cắt, bào tử gọi là bào tử bám có cực. Quá trình phân cắt hình thành khối đa bào cân đối. Cơ thể hình thành dạng đơn nhánh. Loại hướng bám khác 90o: Bào tử được gọi là bào bám không cực. Quá trình phân cắt hình thành khối đa bào không cân đối. Cơ thể hình thành có dạng không phân nhánh. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái của giống bào tử (5) Để phân biệt bào tử đã bám và chưa bám có thể dựa vào những đặc điểm: Bào tử chưa bám: có dạng hình cầu, kích thước bé, chuyển động khi lay động và có tiên mao (với bào tử động) Bào tử đã bám: có dạng hình đĩa dẹp, kích thước lớn, không chuyển động khi lay động và không có tiên mao (với bào tử động) Ứng dụng: Có thể dựa vào đặc điểm này để xác định thời điểm thu giống phù hợp. 1.1.3. Quá trình phân cắt và sự phát sinh của rong biển (1). Hình thành khối đa bào: Với cả bào tử có cực lẫn không cực, lần phân cắt đầu tiên là phân cắt dọc (từ trên xuống) cho ra 2 tế bào. Lần phân cắt thứ 2 phụ thuộc từng loài mà có thể là phân cắt dọc hoặc ngang, hình thành nên 4 tế bào. Những lần phân cắt tiếp theo không theo một qui tắc nhất định để hình thành khối đa bào cân đối đối với loại bào tử có cực hoặc không cân đối đối với loại bào tử không cực. 1.1.3. Quá trình phân cắt và sự phát sinh của rong biển (2). Sự phát triển giai đoạn: Từ khối đa bào trở đi, các giai đoạn khác nhau của cơ thể tiếp tục phát triển gọi là “phát triển giai đoạn”. Do khối lượng tế bào và sự hình thành khối đa bào khác nhau nên sự phát sinh cũng khác nhau, điều này làm cho hình thái cấu tạo của cơ thể trưởng thành cũng khác nhau. Nếu cơ thể trưởng thành có cơ quan bám hình đĩa thì dạng bám của khối đa bào chính là cơ quan bám của cơ thể trưởng thành (Đây là dạng phát sinh thấy trong các giống Gracilaria, Hypnea,…). Nếu cơ thể trưởng thành có cơ quan bám là rễ giả thì khi phát sinh, một số tế bào kéo dài, hợp lại thành các rễ giả phân nhánh (Đây là dạng phát sinh thấy ở Gelidium, Asparogopsis,…). Sargassum Hypnea Sự phát triển giai đoạn Sau khi hình thành cơ quan bám, ở trung tâm khối đa bào xuất hiện tế bào phân sinh (tế bào mầm). Tế bào mầm phát triển thành mầm, cây mầm và cây trưởng thành. Đối với rong biển bậc cao: có 2 dạng hình thái ứng với hai dạng cấu tạo khác nhau do kết quả của 2 hình thức phân cắt khác nhau. Đó là: Dạng phân nhánh có cấu tạo đa trụ; và Dạng đơn nhánh có cấu tạo đơn trụ. Dạng đơn trụ Tế bào mầm phân cắt lần 1 là phân cắt chéo, mặt phân cắt vát 45o so với trục đỉnh, cho ra hai tế bào. Tế bào trên phân cắt lần 2, lần 3 là phân cắt dọc cho ra 4 tế bào, sau phát triển thành 4 hàng tế bào vây trụ. Tế bào dưới chỉ phân cắt ngang, hình thành một hàng tế bào trung trụ. Dạng đa trụ Phân cắt lần 1 cũng diễn ra như dạng đơn trụ cho ra 2 tế bào, trên và dưới. Trong lần phân cắt thứ 2, thứ 3 thì cả tế bào trên và tế bào dưới đều phân cắt dọc. Tế bào trên hình thành những tế bào vây trụ, tế bào vây trụ phân cắt dọc, ngang để hình thành những những tế bào nội ngoại bì. Tế bào dưới hình thành những hàng tế bào trung trụ. Sự phát triển giai đoạn Dạng đơn trụ Dạng đa trụ Đối với rong hình bản, hình lá Sau khi hình thành khối đa bào và cơ quan bám, tất cả các tế bào trong khối đa bào dạng đĩa đều phân cắt không quy tắc ra nhiều hướng khác nhau hình thành dạng hình bản, hình lá, hình ống,… Phát sinh theo dạng này, dạng đĩa của khối đa bào không hình thành tế bào mầm. Colpomenia Padina Đối với rong hình sợi Là dạng rong có tế bào mầm nhưng tế bào này chỉ phân cắt ngang. Do đó, các tế bào con chỉ phát triển theo một hướng nhất định, kéo thành sợi. Sợi thực chất do một hàng tế bào tạo nên. Chỗ phân nhánh trên sợi là do một tế bào phát triển mạnh hơn tế bào khác rồi phân cắt mà thành. Chaetomorpha Rong tóc 1.2. Đặc điểm phân chia giai đoạn phát triển của rong biển. 1.2.1. Sự phân chia giai đoạn phát triển của rong biển trong sinh học. 1.2.2. Sự phân chia giai đoạn phát triển của rong biển trong sản xuất. 1.2.1. Sự phân chia giai đoạn phát triển của rong biển trong sinh học. Toàn bộ chu kỳ sinh sản của một loài rong, về mặt sinh học, được chia làm 5 giai đoạn: phát sinh, sinh trưởng, tích lũy, sinh sản và tàn lụi. Phát sinh ST1 ST2 TLũy SSản Tàn lụi Bào tử Rong giống Thu hoạch/ chọn cho ss Biểu đồ phát triển rong biển về khối lượng Phát sinh Quá trình hình thành khối đa bào dạng đĩa, rồi tiến tới cây mầm hoàn chỉnh từ sản phẩm sinh sản đơn bào của rong mà mắt thường không nhìn thấy được. Giai đoạn này có thể kéo dài 2 – 4 tháng hoặc hơn tùy loài với sự tăng nhanh về số lượng tế bào. Sinh trưởng Được chia thành hai giai đoạn phụ là sinh trưởng 1 và sinh trưởng 2. Sinh trưởng 1: quá trình phát triển từ cây mầm thành cây con với sự tăng lên rất nhanh về số lượng tế bào nhưng sự tích lũy về chất chưa cao. Có sự hình thành nhánh cấp 1 (đôi khi có cả nhánh cấp 2, cấp 3) với kích thước có thể đạt đến 10 cm. Sinh trưởng 2: quá trình phát triển thành cây trưởng thành từ cây con với dạng cơ thể có đầy đủ các nhánh cấp 1, 2 và 3. Số lượng tế bào tăng nhanh, sự tích lũy về chất của tế bào cũng tăng lên. Cơ thể rong tiến gần đến hoặc có thể đạt đến kích thước tối đa. Tích lũy Đây là giai đoạn mà hầu như rong không tăng lên về số lượng tế bào. Ngược lại, mức độ tích lũy của tế bào đạt đến cực đại. Số nhánh các cấp lớn; màu sắc bóng bẩy, đậm đà. Rong tích lũy vật chất chuẩn bị cho sinh sản. Sinh sản Đầu tiên là sự xuất hiện các cơ quan sinh sản với sản phẩm là tế bào sinh sản được hình thành từ tế bào dinh dưỡng đã tích lũy đạt đến cực đại. Sau đó, kích thước, khối lượng rong và số lượng tế bào của cơ thể giảm dần theo hoạt động sinh sản, khi sản phẩm sinh sản được phóng ra. Màu sắc rong nhạt dần, rong chuẩn bị bước sang giai đoạn tàn lụi. Tàn lụi Giai đoạn có thể diễn ra trong suốt vòng đời của rong. Rong thường tàn lụi đồng loạt sau sinh sản theo quy luật tự nhiên. Lúc này, dị hóa tăng nhanh làm cho tế bào rong mất chất, tự phân hủy nhiều; số lượng tế bào giảm mạnh. Sắc tố rong bị phân hủy, rong mất màu không thể đồng hóa và rữa nát dần, thường bắt đầu từ đỉnh các nhánh rồi lan dần ra khắp cơ thể. 1.2.1. Sự phân chia giai đoạn phát triển của rong biển trong sinh học (2) Tỷ lệ sống của rong ở giai đoạn phát sinh rất thấp. Trong tự nhiên, tỷ lệ nảy mầm thường chỉ đạt 2 – 5%. Nắm vững các giai đoạn phát triển của một loài rong biển nào đó về mặt sinh học giúp chúng ta chủ động đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Cần lưu ý những đặc điểm đặc trưng cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn sinh trưởng 1 trùng với giai đoạn ươm giống, giai đoạn sinh trưởng 2 trùng với giai đoạn trồng thương phẩm trong sản xuất rong biển. Dựa vào giai đoạn tích lũy mà người nuôi có thể đề ra kế hoạch và tiến hành lựa chọn giống cho vụ sau. Giai đoạn sinh sản thể hiện rõ trong mùa vụ sinh sản. Chọn cây bố mẹ và sản xuất giống bào tử, giống cây mầm được tiến hành trong giai đoạn này. Tàn lụi, về nguyên tắc, là giai đoạn không được để xuất hiện trong sản xuất. Người nuôi cần có kế hoạch thu sản phẩm trước khi tàn lụi xảy ra và tránh hiện tượng tàn lụi sớm. Tàn lụi sớm là hiện tượng tàn lụi xảy ra khi rong chưa đạt đến giai đoạn này. Đây là hiện tượng thường xuất hiện ở nơi có mật độ nuôi trồng cao, các yếu tố môi trường không phù hợp chứ không phải do di truyền. Khi tàn lụi sớm xảy ra, có thể sử dụng các biện pháp: cách ly, cắt ngọn, bón phân,… hay thu hoạch nhằm hạn chế tổn thất như là biện pháp cuối cùng. 1.2.2. Sự phân chia giai đoạn phát triển của rong biển trong sản xuất. Sự phân chia các giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của rong tuy chưa được nghiên cứu nhiều về một ranh giới rõ ràng giữa các giai đoạn, song phần nào nó cũng phản ánh được những nét cơ bản và sự liên quan giữa các giai đoạn. Giai đoạn cây mầm. Giai đoạn cây giống. Giai đoạn cây trưởng thành. Giai đoạn cây mầm. Là giai đoạn phát sinh từ bào tử, phân cắt phát triển thành mầm rồi cây mầm, là khâu đầu tiên trong chu trình sản xuất. Tỷ lệ thành mầm của bào tử rất thấp nhưng khi đã thành mầm chúng sẽ nhanh chóng tăng trưởng để chuyển sang giai đoạn cây giống. Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc thời kỳ phát sinh của mỗi loài rong biển. Phần lớn các loài rong có mầm phát sinh từ bào tử có kích thước bé hơn cây mầm phát sinh từ sinh sản dinh dưỡng. Thời gian phát sinh của mầm cũng dài hơn. Ví dụ: cây mầm của rong câu chỉ vàng G. asiatica kích thước 1cm phát sinh từ bào tử mất 40 – 45 ngày, từ mầm dinh dưỡng mất 18 – 20 ngày. Giai đoạn cây giống. Là thời kỳ tiếp theo của giai đoạn cây mầm, ứng với giai đoạn sinh trưởng 1. Kích thước của cơ thể ở giai đoạn này thường căn cứ vào thời gian sinh trưởng, được gọi là các đơn vị thời gian sinh trưởng: ngày tuổi, tháng tuổi. Kích thước lớn bé cũng phụ thuộc vào kích thước cây rong ở giai đoạn trưởng thành. Ví dụ: cây giống phát sinh từ bào tử của Laminaria japonica, kích thước 10 – 20cm có thời gian sinh trưởng từ 2 – 2,5 tháng tuổi; còn của Gracilaria asiatica, kích thước 5 – 10cm là từ 3 – 3,5 tháng tuổi. Ở giai đoạn này tuy rong có phân nhánh nhưng phần lớn chưa xuất hiện nhánh cấp 2, cấp 3. Về chức năng sinh lý, rong ở giai đoạn này có khả năng thích ứng cao với điều kiện môi trường. Nếu ra giống đúng lúc, mật độ thích hợp, kỹ thuật chăm bón tốt, giống sẽ phát triển nhanh chóng sang giai đoạn cây trưởng thành. Giai đoạn cây trưởng thành. Về hình thái, cây trưởng thành phát triển hoàn chỉnh các bộ phận của cơ thể. Những loài phân nhánh đã có đầy đủ nhánh các cấp. Ở thời kỳ sau, trên cơ thể đã xuất hiện các loại cơ quan sinh sản; màu sắc cơ thể rong bóng bẩy, đậm đà; rong bụ bẫm, nhánh vươn dài, sự tích lũy chất đã tăng lên, hiện tượng tàn lụi cũng xuất hiện lẻ tẻ ở các đầu nhánh. Giai đoạn cây trưởng thành ứng với các giai đoạn: sinh trưởng 2, tích lũy, sinh sản và một phần của giai đoạn tàn lụi. Đây là giai đoạn cây rong đang trong thời gian nuôi trồng hoặc là giai đoạn cây sản phẩm, là thời kỳ cuối cùng trong chu kỳ sản xuất. Việc xác định đúng giai đoạn cây trưởng thành có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch sản xuất, như vạch ra thời gian chăm bón, thời gian thu hoạch, lịch sản xuất cho vụ sau. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ: RONG BIỂN, MÔI TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT. 2.1. Các khái niệm. Rong biển Môi trường Kỹ thuật 2.2. Mối quan hệ giữa rong biển, môi trường và kỹ thuật. Rong biển là gì? - Rong biển là thực vật dạng tản, thực chất là một cái lá đơn giản, chưa phân hóa thành thân, rễ,và lá. Toàn bộ cơ thể của rong có công năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ánh sáng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể. Sinh sản bằng bào tử. Trong quá trình phát sinh không qua giai đoạn phôi. Hợp tử có khả năng phát triển độc lập với cơ thể mẹ Phân biệt rong và các nhóm sinh vật hạ đẳng Giống rong: Cyanophy ta chưa có nhân chuyên hóa rõ rệt Khác vi khuẩn; Rong có từ 1 đến nhiều tế bào, kích thước nhỏ nhất vài µ Khác rong:- Có cấu tạo 1 tế bào, kích thước lớn nhất vài µ Giống rong: Đều có diệp lục (trùng cỏ) có khả năng tự dưỡng. Khác rong:- có tính động vật, ăn mồi và cử động được Giống rong: Đều có diệp lục (trùng cỏ) có khả năng tự dưỡng. Khác rong: Kí sinh hoặc hoại sinh không có d. lục Khác nấm: Có diệp lục, sống tự dưỡng - Cơ thể không phân hóa, toàn bộ cơ thể thực hiện chung một chức năng:Tự dưỡng( Quang hợp, hô hấp, và hấp thụ muối dinh dưỡng Cơ quan sinh sản được hình thành ở bất kỳ tế bào dinh dưỡng nào trên cơ thể của cây rong mẹ đó là túi giao tử,Túi bào tử, túi bào tử quả Sản phẩm sinh sản là giao tử, hợp tử Và bào tử quả Quá trình phát sinh không Trải qua giai phát triển phôi . Sự kết hợp hai loại giao tử đực và cái thành hợp tử, hợp tử có khả năng phát triển độc lập thành cây rong mới - Cơ thể phân hóa: Thân, rễ, lá. Mỗi bộ phận làm nhiệm vụ khác nhau Cơ quan sinh sản được hình thành từ bộ phận thân cành đó chính là hoa và quả. - Sản phẩm sinh sản là hạt -Trứng thụ tinh , phát triển thành phôi đa bào Seagras Seaweed Môi trường Trong nuôi trồng rong biển, môi trường được hiểu là toàn bộ các yếu tố vô sinh, hữu sinh tác động lên đối tượng rong biển nuôi trồng. Kỹ thuật Thao tác kỹ thuật là hoạt động cụ thể của con người, bằng thủ công hay máy móc, tác động một cách khoa học đến đối tượng nuôi trồng và môi trường, nhằm đem lại lợi ích nhất định cho con người. Qui trình kỹ thuật sản xuất một đối tượng rong biển nào đó là tập hợp các thao tác kỹ thuật tác động lên đối tượng đó, được sắp xếp theo một trình tự nhất định và hoàn chỉnh. 2.2. Mối quan hệ giữa rong biển, môi trường và kỹ thuật (1). Giữa các yếu tố: rong biển, môi trường và kỹ thuật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng lên nhau và có xu hướng đạt đến trạng thái cân bằng. Nuôi trồng rong biển theo hướng phát triển bền vững là tìm cách chủ động tác động lên các mối quan hệ đó để đạt đến và duy trì chúng ở thế cân bằng có lợi. Trong phạm vi nghiên cứu nuôi trồng rong biển, chúng ta xét đến ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái biển và yếu tố con người lên đời sống của rong cũng như tác động phản hồi từ rong biển lên môi trường sinh thái và đời sống con người. Sơ đồ mô tả m