Bài giảng Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu.

docx8 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI a. Khái Niệm Nợ Xấu Tín dụng là một hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, hoạt động tín dụng còn được xem như một nghiệp vụ quản trị rủi ro để sinh lợi trong kinh doanh ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng tựu trung lại rủi ro tín dụng có thể được hiểu là việc ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ gốc và lãi khi khoản vay đến hạn. Và khi một khoản vay không thể thu hồi hay có nguy cơ không thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu. b. Nguyên Nhân Của Nợ Xấu: ä Do bản thân ngân hàng - Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. - Đạo đức nghề nghiệp không tốt cùng năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu; tiêu cực trong khâu lập phương án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay - Sự lơi lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời vốn vay đã sử dụng sai mục đích - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay - Chạy theo thành tích số lượng, chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lượng tín dụng, quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng. ä Do bản thân người đi vay - Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xãy ra là đương nhiên. ä Nguyên nhân khách quan: - Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn, có những dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng. - Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh. c. Phân Loại Nợ Xấu: Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn 2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned) Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard) Quá hạn từ 91 - 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi. Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất. 4 – Nợ nghi ngờ ( Doubtful) Quá hạn từ 181 - 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai Có khả năng tổn thất cao. 5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad) Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên Không còn khả năng thu hồi, mất vốn. d. Mua Bán Nợ Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản đặc biệt là các "khoản nợ phải thu" từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thực chất, đó là việc chuyển nhượng lại "quyền thu hồi nợ" từ một "khoản nợ phải thu" của Bên bán nợ (chủ nợ) đối với Khách nợ sang cho Bên mua nợ (ví dụ như DATC) để Bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của Bên Khách nợ. Như vậy, hoạt động mua bán nợ được thực hiện đối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ) mà không phải là nợ phải trả (của bên khách nợ). Chính phủ sẽ thành lập Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) sẽ có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Mục tiêu chính của AMC là góp phần xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng về mức an toàn; thêm khả năng tái tạo vốn cho họ để thúc đẩy nguồn cho vay đối với nền kinh tế, góp phần giảm lãi suất cho vay. VAMC sẽ mua nợ của Ngân hàng phát triển chi nhánh Khánh Hòa, được sử dụng quyền của chủ nợ trong việc thu hồi nợ: đòi nợ và xử lý nợ, có quyền điều chỉnh cơ cấu lại khoản vay, điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành cổ phần của khách vay, bán tài sản đảm bảoTrong quá trình xử lý nợ xấu, VAMC không lấy tiền ngân sách để xử lý nợ xấu mà sẽ phát hành trái phiếu có thời hạn trong 5 năm để mua nợ với mức lãi suất trái phiếu 0%. Trong thời gian này, mỗi năm, ngân hàng Ngân hàng phát triển chi nhánh Khánh Hòa phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu e. Hậu Quả Của Nợ Xấu Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Kết quả làm thu hẹp qui mô kinh doanh, năng lực tài chính của ngân hàng giảm sút, dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ. Khi một ngân hàng bị rủi ro tín dụng lớn, sẽ ảnh hưởng đến người gởi tiền làm cho người gởi tiền hoang mang, lo sợ và kéo nhau đến rút tiền, không những ở ngân hàng bị sự cố mà còn ở những ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến hệ thống ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế. II. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất-nhập khẩu (Eximbank) 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank trong 9 tháng đầu năm 2013 Thu nhập lãi thuần - nguồn thu quan trọng nhất đối với ngân hàng - chỉ còn bằng 60% cùng kỳ với gần 690 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng giảm 45%, đạt 2.242,3 tỷ đồng. Hoạt đồng mua bán chứng khoán đầu tư tiếp tục lỗ, mức lỗ gấp hơn 3 lần quý III/2013 và 9 tháng, lỗ hơn 3 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận thu về từ một số mảng khác, tuy tăng như không đủ bù đắp sự sụt giảm tại mảng kinh doanh chính là thu nhập lãi vay. Hoạt động dịch vụ lãi thuần 72,2 tỷ đồng, tăng 29%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận mức lãi thuần 56,5 tỷ đồng so với mức lỗ 12,5 tỷ của quý III/2012 (9 tháng, mảng này có lãi trên 116 tỷ đồng, lật ngược kết quả lỗ hơn 115 tỷ trong cùng kỳ). Hoạt động khác có lãi thuần tăng gần 11 lần so với cùng kỳ đưa mức lãi 9 tháng lên 187,6 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Chi phí hoạt động giảm chỉ còn bằng 86% cùng kỳ, tuy nhiên, phần lãi thuần thừ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý này của ngân hàng vẫn sụt giảm 26%, đạt 475,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, Eximbank có 1.335 tỷ đồng lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro, giảm một nửa so với cùng kỳ. Kết quả, trong quý III, tổng lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt chưa tới 400 tỷ đồng, bằng 71% cùng kỳ; 9 tháng đạt 1.155,1 tỷ đồng, giảm 53%. Lợi nhuận sau thuế còn 298,3 tỷ đồng, bằng 72% cùng kỳ; lãi 9 tháng giảm mạnh 52%, đạt 879,6 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng tình hình cho vay khách hàng của Eximbank (tr.đ) 30/9/2013 31/12/2013 Cho vay khách hàng 80.377.914 74.315.952 1.cho vay khách hàng 81.104.057 74.922.289 2.dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (726.143) (606.337) Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt (non cash), được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng:  Nhóm nợ Dự phòng cụ thể (Specific provision) Dự phòng chung ( Generalprovision) 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) 0% 0,75% 2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned) 5% 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard) 20% 4 – Nợ nghi ngờ ( Doubtful) 50% 5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad) 100%  Eximbank chủ yếu cho DN trong nước vay để phục vụ cho tình hình sản xuất kinh doanh cho nên thời hạn nợ chủ yếu là ngắn hạn như vậy giúp nguồn vốn của ngân hàng được xoay vòng nhanh hơn. 2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Eximbank ở mức 154.477 tỷ đồng, giảm 15.679 tỷ đồng (tương ứng giảm 9,2%) so với thời điểm 31/12/2012. Trong đó, tiền mặt, vàng bạc, đá quý còn 1.841 tỷ đồng, giảm 86% sau 9 tháng. Huy động vốn khách hàng tăng 13,9% trong 9 tháng, song song với đó, tăng trưởng tín dụng cũng đạt 8,3% với con số 81.104 tỷ đồng dư nợ cho vay khách hàng. Tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng cũng tăng 47,45% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của Eximbank tại ngày 30/9 là 1.456,3 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu đã tăng so với mức 1,32% thời điểm 31/12/2012. Đáng chú ý, mặc dù nợ có nguy cơ mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 4,3% song nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) lại tăng gấp 2,6 lần và nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gấp 6,4 lần. 3.Nguyên nhân hình thành nợ xấu của Eximbank -Sức cầu trong và ngoài nước giảm mạnh, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp. -Tình hình bất động sản gặp khó khan - DN ngành xây dựng, VLXD, công nghiệp điêu đứng về đầu ra -> Ngân hàng hạn chế cho vay -> Ls vay quá cao-> phá sản hàng loạt ->Phát sinh nợ quá hạn tăng. -Kinh tế bị suy thoái trong khi sức chịu đựng của một số DN còn yếu và một số DN bị phá sản, giải thể. 4. Giải pháp giải quyết nợ xấu của Eximbank - Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro - Thu nợ bằng tiền: được xem là giải pháp tốt nhất ,tuy nhiên, trong lúc này, khi sức khỏe doanh nghiệp yếu, khả năng trả nợ giảm, tiền mặt cạn kiệt thì giải pháp này gần như không thể - Xử lý tài sản đảm bảo: không phải là giải pháp tốt nhất cho các nhà băng, bởi thủ tục pháp lý rất rườm rà, trong khi khách hàng không dễ chấp nhận bán tài sản với giá “bèo”, còn ngân hàng không thể đơn phương bán tài sản đảm bảo, kể cả khi con nợ đã bỏ trốn. Chính điều này sẽ còn làm cho nợ xấu tăng thêm nữa. - Bán nợ xấu cho VAMC
Tài liệu liên quan