Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Tiền tệ và tài chính

Bản chất của tiền tệ - Chức năng của tiền tệ - Sự phát triển của các hình thái tiền tệ - Chế độ tiền tệ - Bản chất tài chính - Chức năng của tài chính

pdf37 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Tiền tệ và tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề cơ bản về Tiền tệ và tài chính Nội dung chính: - Bản chất của tiền tệ - Chức năng của tiền tệ - Sự phát triển của các hình thái tiền tệ - Chế độ tiền tệ - Bản chất tài chính - Chức năng của tài chính Bản chất của tiền tệ (1) Sự ra đời của tiền tệ  Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên  Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng  Hình thái giá trị chung  Hình thái tiền tệ Bản chất của tiền tệ (2) Định nghĩa về tiền ‘Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ.’ (Frederic S.Mishkin) Bản chất của tiền tệ (3) Điều kiện để một loại hàng hóa trở thành tiền  Nó phải dễ dàng được tiêu chuẩn hóa, xác định giá trị  Nó phải được chấp nhận rộng rãi  Nó phải dễ dàng chia nhỏ  Nó phải dễ vận chuyển mang theo  Nó không bị hư hỏng dễ dàng Bản chất của tiền tệ (3) Một số phân biệt về tiền tệ Phân biệt giữa các khái niệm sau: - Tiền tệ - Thu nhập - Của cải Chức năng của tiền tệ (1) Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại (3 chức năng)  Phương tiện trao đổi  Đơn vị đo lường giá trị  Dự trữ về mặt giá trị Chức năng của tiền tệ (2) Phương tiện trao đổi  Tiền tệ được sử dụng để mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ trong và ngoài nước => phương tiện trao đổi.  Chi phí giao dịch: Thời gian để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. => Tiền làm giảm chi phí giao dịch Chức năng của tiền tệ (3) Đơn vị đo lường giá trị Số lượng giá cả niêm yết trong nền kinh tế: TH1: Không có mặt tiền tệ trong nền kinh tế #P = G(G-1)/ 2 TH2: Tiền được đưa vào trong nền kinh tế #P = G Trong đó: G là số lượng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế Chức năng của tiền tệ (4) Phương tiện dự trữ về mặt giá trị  Khả năng mà tiền dự trữ sức mua qua thời gian.  Chức năng này của tiền được sử dụng khi mà người ta muốn tách rời thời gian nhận thu nhập với thời gian tiêu dùng.  Lưu ý: Tiền không phải là loại tài sản có khả năng lưu trữ giá trị duy nhất và tốt nhất => Tại sao người ta vẫn nắm giữ tiền? Chức năng của tiền tệ (5) Theo quan điểm của Karl Marx (5 chức năng)  Là thước đo giá trị  Là phương tiện lưu thông  Là phương tiện thanh toán  Là phương tiện cất trữ  Chức năng tiền tệ quốc tế Sự phát triển của các hình thái tiền tệ (1) • Tiền bằng hàng hóa • Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng) • Tiền ghi sổ (tiền qua ngân hàng) Sự phát triển của các hình thái tiền tệ (2) Tiền bằng hàng hóa  Tiền được sản xuất từ các kim loại quý hoặc hàng hóa có giá trị => tiền bằng hàng hóa.  Vàng có nhiều tính ưu việt hơn hẳn hàng hóa khác: - có tính đồng nhất cao, - dễ phân chia nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó, - dễ mang theo, - thuận tiện trong việc thực hiện chức năng lưu trữ giá trị. Sự phát triển của các hình thái tiền tệ (3) Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng) Tiền pháp định: - tiền được ban hành bởi nhà nước, - mang tính pháp lý (tức là về mặt pháp luật, nó phải được chấp nhận trong thanh toán các khoản nợ). - không được chuyển đổi thành vàng hay kim loại quý khác. Sự phát triển của các hình thái tiền tệ (4) Tiền ghi sổ (tiền qua ngân hàng) Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng (tiền có khả năng phát séc) Một số loại hình tiền ghi sổ:  Séc  Thanh toán tiện tử: Thanh toán được thực hiện bằng cách truy cập tài khoản cá nhân của mình qua Internet và thực hiện giao dịch  Tiền điện tử: Tiền tồn tại dưới dạng điện tử. Ví dụ: debit card (thẻ ghi nợ) Chế độ tiền tệ (1) Định nghĩa  Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia, được quy định bằng luật pháp.  Nội dung của chế độ tiền tệ: - Bản vị tiền tệ - Đơn vị tiền tệ - Công cụ trao đổi Chế độ tiền tệ (2) Các chế độ bản vị tiền tệ  Chế độ song bản vị  Chế độ bản vị tiền vàng  Chế độ bản vị vàng thỏi  Chế độ bản vị vàng hối đoái  Chế độ bản vị ngoại tệ  Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng Chế độ tiền tệ (3) Chế độ song bản vị  Đồng tiền của một nước được xác định bằng trọng lượng cố định của hai kim loại: thường là vàng và bạc. VD: Năm 1792 ở Mỹ 1 USD vàng = 1.603 gram vàng 1USD bạc = 24.06 gram bạc  Quy luật Gresham: “Đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt” (Bad money drives good money). Chế độ tiền tệ (4) Chế độ bản vị tiền vàng  Đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật.  Ba đặc điểm cơ bản của chế độ bản vị vàng: - NN không hạn chế việc đúc tiền vàng - Tiền giấy của một quốc gia được xác định bằng lượng vàng xác định và tự do chuyển đổi ra vàng - Tiền vàng được lưu thông không hạn chế Chế độ tiền tệ (5) Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng  Tiền tệ của một nước không thể tự do chuyển đổi kim loại quý.  Giá trị thực tế của đồng tiền phụ thuộc vào số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà nó có thể mua đc.  Mức giá cả chung càng cao thì sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và ngược lại. Câu hỏi ôn tập (1) 1. Tại sao người ta phải nắm giữ tiền cho dù nó không phải là phương tiện lưu trữ giá trị duy nhất và tốt nhất? => Gợi ý: tính thanh khoản của tài sản 2. Sắp xếp các tài sản sau theo thứ tự thanh khoản giảm dần: TK giao dịch – Nhà – Tiền mặt – TK tiết kiệm – Cổ phiếu. 20 Câu hỏi ôn tập (2) 3. Chế độ tiền tệ là gì? Ở Việt Nam đang áp dụng chế độ tiền tệ nào? 4. Phân biệt giữa chế độ bản vị vàng và chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng? Phân tích ưu nhược điểm của chế độ tiền pháp định so với chế độ bản vị vàng. 5. Nguyên nhân dẫn đến sự kết thúc của chế độ song bản vị? 6. Các nhân tố cần thiết của bản vị tiền vàng? 21 Câu hỏi ôn tập (3) 7. Ưu điểm, nhược điểm của các hình thái tiền tệ? 8. Đơn vị tiền tệ của các quốc gia Đông Nam Á? 22 Lạm phát tiền tệ (1) Khái niệm  Quan điểm của K. Marx: “Lạm phát là việc tràn đầy các kênh và các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa”  Quan điểm của P. Samuelson: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng”  Quan điểm của M. Friedman: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng kinh tế -xã hội chung hay căn bệnh kinh niên của những nước có sử dụng tiền tệ hiện đại”  “Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh liên tục trong một thời gian dài” Lạm phát tiền tệ (2) Khái niệm “Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon” Milton Friedman Lạm phát tiền tệ (3) Nguyên nhân – Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo (Demand – Pull inflation)  Sự gia tăng của mức cung không đáp ứng kịp sự gia tăng của mức cầu (∆D >> ∆S) ◦ Nền kinh tế tăng trưởng nóng ◦ Năng lực sản xuất có hạn Lạm phát tiền tệ (4) Nguyên nhân – Lạm phát do cầu kéo  Yn : Sản lượng tiềm năng  Mục tiêu đạt được Yt  Yt > Yn  Biện pháp làm AD ↑  AD1 => AD2  Tỷ lệ TN thực tế < Tỷ lệ TN tự nhiên  Tiền lương ↑  AS ↓  AS1 => AS2  P1 => P2 Lạm phát tiền tệ (5) Nguyên nhân – Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát chi phí đẩy ( Cost – Push Inflation)  Chi phí sản xuất ngày càng gia tăng ◦ Chi phí nguyên vật liệu ◦ Chi phí tiền lương ◦ Chi phí quản lý ◦ Lạm phát tiền tệ (6) Nguyên nhân – Lạm phát do chi phí đẩy  Yn : Sản lượng tiềm năng  CN đòi tăng lương  AS ↓  AS1 => AS2  Y’ < Yn  Tỷ lệ TN thực tế > Tỷ lệ TN tự nhiên  Mục tiêu: Duy trì việc làm cao hơn  Biện pháp AD ↑  AD1 => AD2  P1 => P2 Lạm phát tiền tệ (7) Nguyên nhân – Lạm phát do cung ứng tiền tệ  Bội chi ngân sách  Ổn định tỷ giá Lạm phát tiền tệ (8) Nguyên nhân – Lạm phát do cung ứng tiền tệ  Yn: Sản lượng tiềm năng  Cung tiền ↑ làm AD ↑  AD1 => AD2  Y’ > Yn  Tỷ lệ TN thực tế < Tỷ lệ TN tự nhiên  Tiền lương ↑  AS ↓  AS1 => AS2  P1 => P2 Bản chất của tài chính  Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế  Phân biệt tài chính - tiền tệ  Phân biệt tài chính - tiền lương - giá cả Chức năng của tài chính  Chức năng phân phối  Là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị  Bao gồm hai quá trình: Phân phối lần đầu và phân phối lại  Chức năng giám đốc Hệ thống tài chính (1)  Cấu trúc của hệ thống tài chính  Chức năng, vai trò của hệ thống tài chính Hệ thống tài chính (2) Cấu trúc của hệ thống tài chính Hệ thống tài chính (3) Cấu phần của hệ thống tài chính  4 tụ điểm vốn: Tài chính doanh nghiệp Ngân sách nhà nước Tài chính dân cư Tài chính đối ngoại  Bộ phận dẫn vốn: Thị trường tài chính Các tổ chức tài chính trung gian Hệ thống tài chính (4) Chức năng của hệ thống tài chính  Tạo ra các nguồn lực TC  Thu hút các nguồn lực TC  Chu chuyển các nguồn lực TC Hệ thống tài chính (5) Vai trò của hệ thống tài chính  Đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế  Đáp ứng nhu cầu sinh lợi vốn của các chủ thể trong nền kinh tế  Giảm bớt chi phí cho việc tìm kiếm vốn, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin  Đem lại lợi ích cho các chủ thể: người đi vay, người cho vay, Nhà nước, các TGTC, ... => HTTC góp phần to lớp và việc phát triển KT-XH, thực hiện các mục tiêu Kinh tế vĩ mô (việc làm, sản lượng, thu nhập,...)