Bài giảng Phần I: Tổng quan về thị trường ngoại hối

1. Lịch sử hình thành 2. Khái niệm và đặc điểm 3. Chức năng 4. Chủ thể tham gia 5. Ưu điểm 6. Các nghiệp vụ kinh doanhcơ bản

pdf27 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phần I: Tổng quan về thị trường ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: Tổng quan về thị trường ngoại hối 1. Lịch sử hình thành 2. Khái niệm và đặc điểm 3. Chức năng 4. Chủ thể tham gia 5. Ưu điểm 6. Các nghiệp vụ kinh doanhcơ bản Lịch sử hình thành và phát triển TTNH • Sự ra đời của TTNH gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia, phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương. • TTNH được hình thành vào năm 1971 với việc bãi bỏ thỏa thuận Bretton Woods và chuyển từ tỷ giá cố định sanh tỷ giá thả nổi. • Sự lưu chuyển ngoại tệ tăng mạnh vào đầu những năm 80 và kỹ thuật máy tính phát triển đã ở rộng TTNH xuyên lục địa qua những vùng Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Khoảng 80% tất cả các giao dịch nhằm mục đích đầu cơ thu lợi nhuận từ sự khác biệt tỷ giá hối đoái đã thúc đẩy TTNH phát triển. • Ở Việt Nam, cùng với chính sách mở cửa theo chủ trương của Đảng và Chính Phủ, từ năm 1989 phát triển kinh tế đối ngoại theo xu hướng mở cửa và hội nhập đã dẫn đến sự hình thành và phát triển TTNH. Khái niệm  Ngoại hối bao gồm: là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quôc gia. Theo pháp lệnh số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về hoạt động ngoại hối, thành phần cơ bản của ngoại hối bao gồm:  Ngoại tệ: đồng tiền của các quốc gia hoặc các đồng tiền chung  Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ: sec, thẻ thanh toán, hối phiếu,  Các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm: trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu,  Vàng thuộc dự trữ Nhà nước, của tổ chức hoặc cá nhân mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.  Tiền ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và sử dụng trong thanh toán quốc tế.  Thị trường ngoại hối: TTNH là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi, mua bán, trao đổi và kinh doanh các loại ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu cuả các chủ thể kinh tế, đây cũng là nơi hình thành tỷ giá hối đoái dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ . ĐẶC ĐIỂM CỦA TTNH • Thị trường ngoại hối không tập trung tại vị trí địa lý hữu hình nhất định, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. Do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian. • Là thị trường toàn cầu, hoạt động liên tục suốt ngày đêm với thời lượng giao dịch 24/24 giờ. Kế đến, thực hiện giao dịch liên tục và tức thời thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, internet,telex, và chi phí giao dịch thấp, hoạt động hiệu quả với khối lượng giao dịch cực lớn. • Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (Interbank) với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên thị trường Interbank chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. • Đây là thị trường giao dịch tài chính lớn nhất, có doanh số lớn nhất thế giới. Không ai có thể làm lũng đọan thị trường bởi vì thị trường ngoại hối quá rộng lớn và có nhiều người tham gia chứ không phải là một thực thể độc lập, • - Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch ngoại hối là đồng USD và thi trường ngoại hối rất nhạy cảm với các với sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển. Chức năng của TTNH • Thị trường ngoại hối hình thành từ nhu cầu trao đổi mua bán các đồng tiền khác nhau phục vụ cho mục đích thương mại, du lịch, đầu tư, tín dụng mang tính quốc tế. • Là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. • Thị trường ngoại hối là nơi các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm thu phí. • Cung cấp các công cụ cho các nhà kinh tế nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ. Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu thu được lợi nhuận nếu họ dự đoán được tỷ giá hối đoái. • Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm: thương mại, đầu tư, tín dụng, thi trường ngoại hối phát triển sẽ bôi trơn cho các hoạt động khác, đặc biệt là thanh toán quốc tế, thúc đẩy ngoại thương, gắn kết kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới. Chủ thể tham gia TTNH  Ngân hàng trung ương: đóng vai trò là chủ thể đặc biệt hoạt động trên thị trường ngoại hối, vừa đóng vai trò là người tổ chức, quản lý, điều hành vừa trực tiếp tham gia giao dịch nhằm thực thi chính sách tiền tệ, chính sách giá cả.  Ngân hàng thương mại: là các chủ thể chủ yếu hoạt động trên thị trường ngoại hối và thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng thương mại giữ vai trò trung tâm của các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các ngân hàng này đảm bảo hầu hết các hoạt động chuyển hóa trên thị trường ngoại hối và tiền gửi với tư cách là người bán hoặc người mua. Vai trò chủ đạo này xuất phát từ ví trị trung tâm của các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Qua đó, ngân hàng là người cuối cùng hình thành nền tảng doanh thu của thị trường hối đoái.  Các nhà môi giới: là trung gian giữa các ngân hàng, tham gia không có tính chất bắt buộc, nhưng sẽ góp phần tích cực vào hoạt động của thị trường bằng cách cho cung và cầu tiếp cận nhau.  Các công ty kinh doanh, các nhà kinh doanh ngoại hối phi ngân hàng: • Các công ty xuất nhập khẩu: Cần ngoại tệ cho hoạt động thương mại và đảm bảo ngoại hối của doanh nghiệp mình. • Các nhà đầu tư quốc tế. • Các công ty đa quốc gia : Các công ty này tham gia vào thị trường ngoại hối với mục tiêu kếm lợi nhuận cũng như phục vụ cho hoạt động mậu dịch quốc tế của họ, hoặc để hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. • Các nhà kinh doanh ngoại tệ và các cá nhân cần ngoại tệ trong khi đi du lịch, hoặc chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đơn thuần là để đầu tư vào một loại ngoại tệ có lãi suất cao hơn Ưu điểm của TTNH • Thị trường ngoại hối là một thị trường rất đa dạng. Có hàng ngàn ngân hàng trung tâm và thương nghiệp, các tổ chức đa quốc gia, các nhà buôn và các chính phủ tham dự vào thị trường này hàng ngày. Chính nhờ có những tầng lớp tham dự rất đa dạng này cộng thêm với yếu tố thị trường rộng lớn mà ko có một nhân tố nào có thể điều khiến được hướng đi của thị trường ngoại hối. • Với thị trường ngoại hối, chúng ta có thể sinh lời kể cả khi thị trường đi lên hoặc đi xuống. • Là thị trường có tính thanh khoản cao, thị trường này luôn có người mua và người bán và bạn không bao giờ phải lo về “ đầu ra “ cho lệnh của mình, bạn luôn giao dịch với một cặp tiền tệ. Nghĩa là mua tiền tệ này và bán ra tiền tệ kia nên không có gì phải dựa vào hướng đi của thị trường hết. Tất cả đều có sự cân bằng của mua và bán song song. Future Swap Forward Spot Option t Khái niệm nghiệp vụ giao ngay: • Giao dịch ngoại hối giao ngay là một giao dịch mà trong đó hai bên trao đổi hai đồng tiền khác nhau theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo . • Tỉ giá giao ngay tỉ giá do Ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá giao ngay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch. Đặc điểm: • Nghiệp vụ giao ngay được ngân hàng sử dụng nhằm đâp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ngay cho khách hàng. • Không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những khách hàng nào cần mua và bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện tại thời điểm hiện tại mà sẽ được thực hiện trong tương lai. Một số nghiệp vụ kinh doanh trên TTNH Option Swap Forward Spot Future r r Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Khái niệm nghiệp vụ kỳ hạn: • Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một luợng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. • Tỉ giá kỳ hạn là tỉ giá do ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch. Đặc điểm: • Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng mà việc thực hiện được chuyển giao trong tương lai. • Giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc phải thực hiện nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ được đáp ứng nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Option Swap Forward Spot Future ap Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Khái niệm nghiệp vụ hoán đổi: • Giao dịch ngoại hối hoán đổi là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. • Giao dịch hoán đổi bao gồm đồng thời 2 giao dịch: Giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Đặc điểm: • Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ tại thời điểm hiện tại tức là vào ngày hiệu lực,đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ vào ngày đáo hạn. • Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của mình. Mặt khác ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ. • Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu của các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó có thể như thế nào. • Là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thích hợp với nhu cầu phòng ngừa rủi ro của khách hàng. Future Swap Forward Spot Future Op ion Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Khái niệm nghiệp vụ quyền chọn: Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước. Đặc điểm: Giao dịch quyền chọn ngoại tệ bao gồm quyền chọn bán và quyền chọn mua: • Quyền chọn mua: Cho phép người mua quyền chọn có quyền, nhưng không bị bắt buộc, mua một đồng tiền với một số lượng và tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian xác định. • Quyền chọn bán: Cho phép người mua quyền chọn có quyền, nhưng không bắt buộc, bán một lượng ngoại tệ xác định với một tỷ giá xác đinh trong khoảng thời gian xác định. - Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày. Future Swap Forward Spot Optionti Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Khái niệm nghiệp vụ tương lai: Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. Đặc điểm: • Về nguyên tắc sử dụng thì giao dịch hợp đồng tương lai hoàn toàn tương tự như giao dịch kỳ hạn. Tuy nhiên giao dịch hợp đồng tương lai là giao dịch được chuẩn hoá và được giao dịch trên thị trường có tổ chức đó là các Sở giao dịch và chỉ thực hiện đối với một vài loại ngoại tệ mà thôi, vì vậy đây là đặc điểm làm cho hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao. • Trước khi giao dịch hợp đồng tương lai, người tham gia phải ký quỹ một khoản tiền nhất định vào tài khoản. PHẦN II: Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối 1. Tỷ giá hối đoái 2. Các loại tỷ giá hối đoái 3. Vai trò của tỷ giá hối đoái 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 5. Các hệ thống tỷ giá hối đoái 6. Sự can thiệp của Chính Phủ trong quản lý tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái  Khái niệm: • Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác • Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia  Các cách biểu diễn tỷ giá hối đoái: • Cách 1: Đối với các nước có đồng tiền giá trị cao như: Anh, Mỹ, Châu Âu, Số lượng ngoại tệ thu được Tỷ giá hối đoái = -------------------------------- 1 đơn vị nội tệ • Cách 2: Phần lớn các quốc gia, trong đó có Việt Nam Số lượng nội tệ thu được Tỷ giá hối đoái = ----------------------------- 1 đơn vị ngoại tệ Các loại tỷ giá hối đoái  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế: • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước. • Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. • Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau: Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giá nội địa = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạm phát trong nước.  Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực: • Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷ giá hối đoái song phương. • Tỷ giá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thương mại lớn). Tỷ giá này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền X với từng đồng tiền kia. Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế. Vai trò của tỷ giá hối đoái • Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước. • Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền nước này được biểu hiện qua đồng tiền của nước khác. • Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. • Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố quan trọng nhất là sức mua của đồng tiền và tương quan cung cầu ngoại tệ. Khi lạm phát tăng, sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại. Nếu đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái cao có tác dụng. • Kích thích các hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. • Với tỷ giá hối đoái cao sẽ khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, kết quả là làm cho sức mua của đồng nội tệ tăng lên. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái  Cán cân thương mại: Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại.  Đầu tư ra nước ngoài: Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất.  Lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng.  Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước: Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phấn chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.  Tâm lý số đông, chính sách của Chính phủ, uy tín của đồng tiền: • Giá ngoại tệ tăng hay giảm tùy thuộc vào các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. • Giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của Chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. Các hệ thống tỷ giá hối đoái  Hệ thống tỷ giá cố định: Là tỷ giá mà Chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Tức là mọi người có thể đổi ngoại tệ lấy nội tệ hoặc đổi nội tệ lấy ngoại tệ theo tỷ giá cố định mà NHTW công bố. Tùy trường hợp mà chính phủ phải mua hay bán ngoại tệ để giữ vững sự cân bằng cung cầu theo tỷ giá đã ấn định.  Hệ thống tỷ giá thả nổi • Hệ thống tỷ giá thả nổi tự do : Là tỷ giá được tự do biến động để đạt mức cân bằng của thị trường ngoại hối. Với tỷ giá hối đoái thả nổi thì lượng cung và lượng cầu ngoại tệ bằng nhau. Lúc này không có sự can thiệp của Chính phủ. • Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý : Là cơ chế tỷ giá thả nổi theo cung cầu thị trường nhưng khi có sự dao động mạnh và nhanh của tỷ giá thị trường thì chính phủ sẽ can thiệp bằng cách ấn định tỷ giá cố định. Sự can thiệp của Chính phủ trong quản lý tỷ giá hối đoái  Lý do can thiệp: Để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường và phù hợp với điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Việc can thiệp có tác động trực tiếp đền tỷ giá hối đoái.  Phương pháp can thiệp: • Can thiệp trực tiếp: + Chính phủ duy trì khả năng chuyển đổi của đồng tiền theo mức tỷ giá cố định. + Chế độ tỷ giá thả nổi. + Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý • Can thiệp gián tiếp thông qua các chính sách của Chính phủ: tạo ra thăng dư thương mại hoặc thâm hụt thương mại. Thực hiện các chính sách: + Chính sách tài chính trong nước. + Chính sách tài chính ở nước ngoài. • Can thiệp gián tiếp thông qua các hàng rào của Chính phủ: + Khuyến khích đầu tư. + Thay đổi chính sách thương mại Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam Quá trình hình thành & phát triển 1 Thực trạng Forex Việt Nam2 Quá trình hình thành & phát triển Forex Việt Nam Trước năm 1991 Sau 1991 đến nay GĐ 1991 - 1994 GĐ 1994 đến nay Thị trường không chính thức Quá trình hình thành & phát triển Forex Việt Nam GĐ 1991 - 1994 GĐ 1994 đến nay - 16/8/1991: Thành lập Trung tâm giao dịch ngoại tệ. - Năm 1994: Trung tâm chấm dứt hoạt động. 1/10/1994: Thị trường ngoại tệ liên NH chính thức hoạt động. Mục đích: -Tạo TT có tổ chức cho các giao dịch ngoại tệ
Tài liệu liên quan