Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Phần 2)

Chương 3. MÔ HÌNH QUAN NIỆM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN Thời lượng: 11 tiết Kết thúc chương này, sinh viên có thể: - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm dữ liệu - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm xử lý 3.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUAN NIỆM Mô hình quan niệm của một hệ thống thông tin được thiết lập từ hai mô hình liên quan đến nhau là mô hình quan niệm về dữ liệu và mô hình quan niệm về xử lý. Mô hình quan niệm về dữ liệu: Là sự mô tả toàn bộ dữ liệu của hệ thống, những mô tả này độc lập với các lựa chọn môi trường cài đặt, là công cụ cho phép người phân tích thể hiện dữ liệu của hệ thống ở mức quan niệm. Mô hình có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc bằng hình vẽ. Mô hình quan niệm về xử lý: Mô tả toàn bộ các quy tắc xử lý được áp dụng cho dữ liệu của hệ thống. Mô hình quan niệm cũng là cơ sở để trao đổi giữa những người phân tích thiết kế hệ thống.

pdf53 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 56 Chương 3. MÔ HÌNH QUAN NIỆM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN Thời lượng: 11 tiết Kết thúc chương này, sinh viên có thể: - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm dữ liệu - Hiểu và xây dựng được mô hình quan niệm xử lý 3.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH QUAN NIỆM Mô hình quan niệm của một hệ thống thông tin được thiết lập từ hai mô hình liên quan đến nhau là mô hình quan niệm về dữ liệu và mô hình quan niệm về xử lý. Mô hình quan niệm về dữ liệu: Là sự mô tả toàn bộ dữ liệu của hệ thống, những mô tả này độc lập với các lựa chọn môi trường cài đặt, là công cụ cho phép người phân tích thể hiện dữ liệu của hệ thống ở mức quan niệm. Mô hình có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc bằng hình vẽ. Mô hình quan niệm về xử lý: Mô tả toàn bộ các quy tắc xử lý được áp dụng cho dữ liệu của hệ thống. Mô hình quan niệm cũng là cơ sở để trao đổi giữa những người phân tích thiết kế hệ thống. 3.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ - MỐI QUAN HỆ (Entity Relationship - ER) Mô hình ER được giới thiệu bởi CHEN vào năm 1976 và đã trở nên phổ biến ngày càng nhiều hơn. Đầu tiên, mô hình ER chỉ bao gồm các khái niệm thực thể, mối quan hệ và thuộc tính. Về sau, một số khái niệm khác như là thuộc tính kết hợp, cấu trúc cây tổng quát hóa được bổ sung vào mở rộng hơn cho mô hình ER. Mô hình ER là một sự trình bày chi tiết, luận lý về dữ liệu cho một đơn vị tổ chức hoặc một phạm vi nghiệp vụ xác định. Mô hình ER được diễn đạt bằng các thuật ngữ thực thể trong mội trường nghiệp vụ, các mối quan hệ hoặc các liên kết giữa các thực thể này, và các thuộc tính hoặc các đặc trưng của tất cả thực thể và mối quan hệ. 3.2.1. Các yếu tố cơ bản của mô hình thực thể - mối quan hệ a. Thực thể Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 57 Thực thể biểu diễn lớp các đối tượng của thế giới thực. Mỗi thể hiện của thực thể gọi là một bản thể. Tên của thực thể là danh từ hay cụm danh từ. b. Mối quan hệ Mối quan hệ biểu diễn sự kết hợp của hai hay nhiều thực thể. Tên của mối quan hệ là động từ hay cụm danh từ c. Thuộc tính Thuộc tính biểu diễn các đặc trưng cơ bản của thực thể hay mối quan hệ. Tất cả thông tin mở rộng được biểu diễn bởi thuộc tính. Hình 3. 1: Thực thể SINH VIÊN và tập thuộc tính của nó 3.2.2. Mô hình thực thể - mối quan hệ mở rộng (Extended Entity Relationship – EER) a. Cấu trúc cây phân cấp Trong mô hình EER, chúng ta có thể thiết lập cấu trúc cây phân cấp giữa các thực thể. Một thực thể E là một tổng quát hóa của một nhóm các thực thể E1, E2,,En nếu mối đối tượng của lớp E1, E2,, En cũng là đối tượng của lớp E. Biểu diễn sơ đồ của tổng quát hóa được trình bày trong hình tiếp theo. Mũi tên của cung sẽ chỉ vào thực thể tổng quát hóa. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 58 Hình 3. 2: Biểu diễn tổng quát hóa Mỗi thực thể có thể được bao gồm trong nhiều tổng quát hóa, có thể đồng thời đóng vai trò thực thể tổng quát của một quan hệ tổng quát hóa và là thực thể tập con của một quan hệ tổng quát hóa khác. Tính chất quan trọng của cấu trúc phân cấp là tính thừa kế: tất cả các thực thể chuyên biệt sẽ thừa kế tất cả các đặc trưng của thực thể tổng quát: bao gồm thuộc tính và mối quan hệ. Sơ đồ dưới cho thấy thực thể E1 và E2 thừa hưởng từ E thuộc tính A và mối quan hệ R với thực thể E’. Hình 3. 3: Ví dụ minh họa tính thừa kế của cấu trúc phân cấp Sự tương quan giữa các thực thể chuyển biệt và thực thể tổng quát: phủ toàn bộ/toàn phần và không phủ toàn bộ/bán phần. Sự tương quan giữa các thực thể chuyên biệt: riêng biệt và chồng lắp. Hình 3. 4: Ví dụ cấu trúc phân cấp Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 59 b. Tập con Tập con là một trường hợp đặc biệt của tổng quát hóa chỉ có một thực thể tập con. Tính bao phủ của tập con rõ ràng là bán phần và riêng biệt. Hình 3. 5: Ví dụ tập con c. Thuộc tính phức hợp Thuộc tính phức hợp (subset) là một nhóm các thuộc tính mà có liên hệ trong ý nghĩa khi sử dụng. Hình 3. 6: Ví dụ thuộc tính phức hợp d. Mối quan hệ mở rộng Là mối quan hệ được định nghĩa trên ít nhất một mối quan hệ khác. Trong thực tế, một số tình huống của mối quan hệ được tạo ra không phải do ngữ nghĩa liên kết giữa hai thực thể mà dựa trên ít nhất một mối quan hệ đã tồn tại trước. Trường hợp này mô hình ER truyền thống không cho phép biểu diễn, trong mô hình EER chúng ta biểu diễn điều này thông qua mối quan hệ mở rộng. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 60 Hình 3. 7: Ví dụ mối quan hệ mở rộng Trong mô hình trên, R2 là mối quan hệ mở rộng bởi vì nó được xác định dựa trên mối quan hệ R1 và E3. Do đó R1 phải tồn tại trước R2 và thể hiện của R2 sẽ được xác định dựa trên thể hiện của R1 và E3. 3.2.3. Một số ký hiệu vẽ mô hình thực thể - mối quan hệ Hình 3. 8: Một số ký hiệu vẽ mô hình ER theo CHEN 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TẬP THỰC THỂ 3.3.1. Phân loại mối quan hệ Có các loại sau: - Mối quan hệ nhị phân/nhị nguyên: là mối quan hệ giữa hai thực thể - Mối quan hệ đa phân/đa nguyên: là mối quan hệ giữa 3 hay nhiều thực thể - Mối quan hệ phản thân/ đệ quy: là mối quan hệ giữa một thực thể với chính nó 3.3.2. Vai trò Biểu diễn ngữ nghĩa của một thực thể tham gia vào mối quan hệ. Mỗi vai trò có một tên và một bản số. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 61 - Tên vai trò: thể hiện bằng động từ. Thông thường tên của vai trò được che dấu và không được hiển thị trong mô hình, thay vào đó tên của mối quan hệ có thể lấy tên của một vai trò hoặc một tên ghép các tên thực thể. - Bản số: quy định ràng buộc về số lượng đối tượng của một thực thể có thể tham gia vào mối quan hệ. Một bản số được thể hiện bởi một cặp giá trị (mincard, maxcard) biểu diễn giá trị tối thiểu, giá trị tối đa cho phép một đối tượng của thực thể có thể tham gia vào mối quan hệ. Hình 3. 9: Ví dụ mô tả vai trò của mối quan hệ Tùy theo giá trị của bản số tối đa mà mối quan hệ giữa thực thể E1 và thực thể E2 có các trường hợp sau: - Nếu maxcard(E1,R) = 1 và maxcard(E2,R) = 1 thì ta gọi là mối quan hệ một – một (one – to – one). - Nếu maxcard(E1,R) = 1 và maxcard(E2,R) = n thì ta gọi là mối quan hệ một – nhiều (one – to – many). - Nếu maxcard(E1,R) = n và maxcard(E2,R) = 1 thì ta gọi là mối quan hệ nhiều – một (many – to – one). - Nếu maxcard(E1,R) = n và maxcard(E2,R) = n thì ta gọi là mối quan hệ nhiều – nhiều (many – to – many). 3.3.3. Thể hiện Một thể hiện của mối quan hệ là một tổ hợp không trùng lắp của các thực thể tham gia vào mối quan hệ. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 62 Hình 3. 10: Ví dụ minh họa thể hiện của mối quan hệ 3.4. MỘT VÀI NHẬN XÉT ĐỂ RÀ SOÁT LẠI MÔ HÌNH ER 3.4.1. Đối tượng nào có thể làm tập thực thể? Một đối tượng có thể làm thực thể nếu nó được tạo nên từ một lớp các cá thể tương ứng. Trong một số trường hợp thì khái niệm cần biểu diễn có thể là một đối tượng của thế giới thực nhưng trong phạm vi ứng dụng thì số thể hiện chỉ là một. Nếu không có nhu cầu mở rộng ứng dụng về sau thì không nên xem là thực thể. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, đối tượng quan tâm không có một cấu trúc đặc trưng (vd chỉ có một thuộc tính) thì cũng cẩn thận khi quyết định xem đó có là một thực thể không. 3.4.2. Yếu tố thông tin gì có thể làm thuộc tính cho một tập thực thể ? Các thông tin đặc trưng của một thực thể đều có thể là thuộc tính của thực thể đó. Chọn là thực thể khi có thể xác định một số đặc trưng căn bản như các thuộc tính, mối quan hệ, tổng quát hóa hay tập con. Chọn là thuộc tính khi đối tượng có cấu trúc nguyên tố đơn giản và không có các đặc trưng khác. 3.4.3. Loại bỏ các thuộc tính vô nghĩa Loại bỏ các thông tin không bao giờ được sử dụng đến. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 63 3.4.4. Tính độc lập của các thuộc tính Thuộc tính của thực thể không được suy ra từ các thuộc tính khác của thực thể đó. 3.4.5. Xác định thuộc tính khoá Trong mỗi thực thể nên chọn khóa chỉ có một thuộc tính để tiện việc xử lý. Nếu trong thực thể không có thuộc tính nào làm khóa thì nên áp đặt một thuộc tính bên ngoài làm ngoài. Thông thường thuộc tính áp đặt này có dạng: Mã + . 3.4.6. Tách thuộc tính có dung lượng lớn Nếu thuộc tính là thuộc tính phức hợp thì thay thuộc tính này bằng các thuộc tính tạo thành nó. 3.4.7. Xử lý một thuộc tính lặp nằm trong một tập thực thể Nếu trong một thực thể có một thuộc tính lặp thì tách nó thành một thực thể riêng. 3.4.8. Xử lý một nhóm thuộc tính lặp nằm trong cùng một tập thực thể Nếu trong một thực thể có một nhóm thuộc tính lặp thì tách chúng thành một thực thể riêng. 3.4.9. Các tập thực thể có mối quan hệ ISA Mối quan hệ ISA tương ứng cấu trúc phân cấp trong EER. Tổng quát hóa được chọn khi chúng ta cho rằng một số đặc trưng sẽ được liên kết ở cấp thấp hơn (vd, thuộc tính hay mối quan hệ). 3.5. MÔ HÌNH QUAN NIỆM VỀ DỮ LIỆU Mô hình quan niệm dữ liệu là một sự trình bày về dữ liệu được tổ chức. Mục đích của mô hình quan niệm dữ liệu là chỉ ra những quy tắc về ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa các dữ liệu có thể được. Thực chất, mô hình quan niệm dữ liệu là mô hình thực thể - mối quan hệ. Để mô tả mô hình quan niệm về dữ liệu của một hệ thống thông tin, chúng ta cần mô tả thông tin theo các bước sau: - Mô tả toàn bộ các thực thể và các thuộc tính tương ứng của chúng. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 64 - Mô tả toàn bộ các mối quan hệ: ý nghĩa của mỗi mối quan hệ, các thuộc tính tương ứng của chúng (nếu có), bản số của mỗi thực thể trong mối quan hệ, loại mối quan hệ. - Vẽ mô hình thực thể - mối quan hệ. Hình 3. 11: Mô hình quan niệm về dữ liệu của bài toán kinh doanh bán buôn 3.6. MÔ HÌNH QUAN NIỆM VỀ XỬ LÝ Mục tiêu: - Biểu diễn xử lý ở mức nội dung, làm rõ bản chất của xử lý thông tin hệ thống. - Độc lập với các yếu tố vật lý nhằm đặt một mức độ trừu tượng hóa cao. 3.6.1. Quy trình mô hình hóa xử lý Mô tả yêu cầu có thể dùng văn bản hoặc dùng mô hình. Việc dùng mô hình là một cách biểu diễn trực quan mà qua đó người tiếp nhận có thể dễ dàng hiểu về hệ thống hơn so với những hình thức khác. Quy trình cấu trúc hóa yêu cầu là một quá trình cần phải làm rõ được hiện trạng hệ thống để hiểu, đánh giá và từ đó có thể đưa ra được một mô hình mô tả hệ thống mới, mô hình mới này chính là phần biểu diễn hệ thống mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn phân tích chúng ta chỉ cần biểu diễn hệ thống có gì hơn là hệ thống như thế nào. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 65 Hình 3. 12: Sơ đồ biểu diễn cấu trúc hóa yêu cầu hệ thống Kèm theo việc mô hình hóa hệ thống hiện tại, người ta còn có một quá trình đánh giá, nhận xét hệ thống về những gì mà hệ thống đạt được cũng như là những yếu kém của hệ thống đồng thời các yêu cầu mới cũng được phát sinh. Mô hình quan niệm của hệ thống mới có thay đổi hay không so với hệ thống đang tồn tại điều này phụ thuộc vào từng hệ thống. - Nếu hệ thống cũ là một hệ thống nâng cấp, quy trình hoạt động đã chuẩn hóa cao và việc xây dựng hệ thống mới thực chất là sự tin học hóa, nâng cấp cải tạo về các yếu tố vật lý như phương tiện, phương pháp, công nghệ, kỹ thuật,... Những hệ thống như vậy sẽ có mô hình quan niệm mới rất ít thay đổi so với mô hình quan niệm cũ. - Nếu hệ thống là một hệ thống làm mới thì mô hình quan niệm mới sẽ có nhiều thay đổi so với hệ thống cũ và có khi phải làm mới hoàn toàn. Trong một số trường hợp chúng ta không cần phải mô hình hóa hiện trạng của hệ thống cũ mà chỉ cần đưa ra được mô hình quan niệm cho hệ thống mới, các hoạt động của hệ thống cũ chỉ cần mô tả bằng văn bản kèm theo những nhận xét đánh giá. Để mô hình hóa xử lý chúng ta có thể sử dụng các mô hình đã nêu trong Chương 2. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét ví dụ “Quản lý tồn kho” như sau: Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 66 a. Phát biểu bài toán ví dụ Một đơn vị nhà hàng sản xuất các thức ăn phục vụ khách hàng. Nhà hàng có nhiều đơn vị phòng ban, mỗi đơn vị xử lý các nghiệp vụ khác nhau. Sau đây là mô tả nghiệp vụ quản lý tồn kho nguyên vật liệu (NVL) tại kho: Kho có hai vai trò phân biệt: thủ kho và nhân viên quản lý nhập xuất. Chi tiết của quy trình nhập xuất tồn NVL chi tiết như sau: 1) Đầu ngày, nhân viên nhập xuất nhận NVL được giao từ nhà cung cấp (NCC), đồng thời tiếp nhận hóa đơn giao hàng và lưu lại hóa đơn này, rồi cập nhật số NVL tăng trong ngày vào sổ nhật ký nhập. 2) Sau đó, thủ kho sẽ tham khảo hóa đơn và ghi nhận số lượng NVL nhập trong ngày vào sổ nhật ký tồn kho. 3) Cuối ngày, thủ kho sẽ nhận báo cáo sử dụng NVL sử dụng từ bộ phận sản xuất (BPSX). Thủ kho sẽ thực hiện việc kiểm kê số tồn thực trong kho để đối chiếu với số sử dụng. Sau đó, sẽ cập nhật số sử dụng và số tồn kiểm kê được vào sổ nhật ký tồn. 4) Tiếp theo thủ kho sẽ xác định các NVL tồn dưới mức tối thiểu. 5) Dựa trên những NVL này, thủ kho sẽ lập đơn đặt mua NVL gởi cho NCC để giao hàng ngày hôm sau. 6) Nhân viên nhập cũng kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán và lập thanh toán cho NCC, và cập nhật lại vào sổ nhật ký nhập thông tin hóa đơn đã thanh toán. Sổ nhật ký nhập có mẫu: Hình 3. 13: Biểu mẫu sổ nhật ký nhập của bài toán “Quản lý tồn kho” Nhật ký tồn kho có mẫu: Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 67 Hình 3. 14: Biểu mẫu nhật ký tồn kho của bài toán “Quản lý tồn kho” b. Sơ đồ ngữ cảnh Hình 3. 15: Sơ đồ ngữ cảnh của bài toán “Quản lý tồn kho” Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 68 c. Sơ đồ xử lý mức vật lý biểu diễn đầy đủ các yếu tố vật lý về vai trò, thời gian, Hình 3. 16: Sơ đồ xử lý mức vật lý của bài toán “Quản lý tồn kho” Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 69 d. Sơ đồ xử lý mức quan niệm của hệ thống hiện tại Hình 3. 17: Sơ đồ xử lý mức quan niệm của hệ thống “Quản lý tồn kho” hiện tại e. Sơ đồ xử lý mức quan niệm của hệ thống mới Hệ thống “Quản lý tồn kho” có các yêu cầu mới như sau: - Hệ thống mới phải tự động tính tồn kho tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày (không còn kiểm kê nữa). - Hệ thống mới phải tổng kết được tỉ lệ hao hụt NVL hàng tháng. Để giải quyết yêu cầu đầu tiên, chúng ta có thể đàm phán với người sử dụng để thống nhất về cách xử lý. Giả sử đã thống nhất về cách xử lý như sau: bởi vì để tính được tồn kho mà không phải kiểm kê thì cần phải có thông tin nhập, xuất và tồn đầu kỳ của NVL. Trong mô hình quan niệm xử lý của hệ thống cũ thiếu nội dung về quản lý xuất NVL mà NVL được BPSX lấy trong kho để sử dụng và gởi báo cáo sử dụng cuối ngày dựa trên sản phẩm sản xuất được nhân với định mức do đó số liệu này thông thường cũng không chính xác hoàn toàn. Do vậy, cách giải quyết của hệ thống mới: Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 70 - Hệ thống mới sẽ thiết lập một quy trình xử lý xuất nguyên vật liệu: BPSX khi có nhu cầu NVL thì sẽ gởi yêu cầu đến thủ kho, thủ kho dựa vào thông tin yêu cầu này để xử lý xuất NVL. - Loại bỏ công việc kiểm kê để tính tồn kho. Đối với yêu cầu thứ hai chúng ta thêm vào mô hình xử lý thống kê tỉ lệ hao hụt. Hình 3. 18: Sơ đồ xử lý mức quan niệm của hệ thống “Quản lý tồn kho” mới Sơ đồ trên cho thấy chúng ta đã loại bỏ đầu cuối Kho vì hoạt động kiểm kê không còn nữa và thêm vào Thủ kho để tiếp nhận thông tin báo cáo hao hụt, thồng thời một kho dữ liệu mới Phiếu xuất được thêm vào để cho phép lưu trữ dữ liệu về xuất NVL cho BPSX. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 71 f. Chuyển đổi từ sơ đồ vật lý qua sơ đồ quan niệm Loại bỏ các yếu tố tường minh xuất hiện trong mô hình theo ngôn ngữ, ký hiệu Hình 3. 19: Ví dụ minh họa việc loại bỏ các yếu tố tường minh trong mô hình Loại bỏ các chức năng vật lý Các chức năng gắn liền với một công cụ, dụng cụ, hay một biện pháp xử lý. Và khi các công cụ, dụng cụ hay biện pháp thay đổi thì chức năng này không còn lý do để tồn tại. Ví dụ: hoạt động ghi nhật ký bán hàng vào sổ được thực hiện khi phương pháp xử lý chứng từ thủ công, hoạt động này sẽ không còn cần thiết khi dùng phương pháp tự động trên máy tính. Loại bỏ các hoạt động công việc Cần loại bỏ đi những hoạt động trong mô hình được xem là thuần công việc. Ví dụ: gởi đơn hàng NGK, giao hàng NGK, Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 72 Gộp xử lý và kho dữ liệu trùng lắp Hình 3. 20: Ví dụ minh họa gộp xử lý và kho dữ liệu trùng lắp Chú ý: - Có thể các ô xử lý hoặc kho dữ liệu có nội dung không hoàn toàn giồng nhau, nhưng việc gộp này nhằm để tránh việc biểu diễn trùng lắp. - Quá trình gộp có thể dẫn đến các tình huống dòng dữ liệu không hợp lệ do không tồn tại kho dữ liệu hoặc ô xử lý mà dòng dữ liệu đi ra hoặc đi vào nó. Do đó, đối với những dòng dữ liệu này chúng ta thực hiện như sau: o Chuyển dòng dữ liệu về vị trí đã gộp o Hủy bỏ dòng dữ liệu o Gộp dòng dữ liệu với một dòng dữ liệu đã tồn tại Loại bỏ các khái niệm tổ chức thực hiện Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 73 3.6.2. Mô hình tựa Merise Ở trên là các minh họa về việc dùng DFD để biểu diễn xử lý thông tin. Tuy nhiên, các ký hiệu và khái niệm còn rất hạn chế do mô hình DFD không hỗ trợ nhiều các hệ thống ký hiệu cho phép biểu diễn đầy đủ ở mức vật lý. Do đó, chúng ta có thể sử dụng một số mô hình khác để biểu diễn tốt hơn về xử lý thông tin hệ thống: Flowchart, Merise,Sau đây, bài giảng sẽ trình bày về mô hình tựa Merise. a. Hệ thống ký hiệu Bảng 3. 1: Hệ thống ký hiệu trong mô hình tựa Merise Ký hiệu Tên gọi Biến cố. Mỗi biến cố có đặc tính là nó thuộc biến cố ngoài môi trường hay biến cố trong hệ thống, có đặc tính là biến cố vào hay biến cố ra. Đối với biến cố vào được phân ra làm hai dạng: loại biến cố phát động và biến cố điều kiện Tập các biến cố Tập biến cố gồm hai loại: tập biến cố vào và tập biến cố ra Điều kiện phát động biến cố Qui tắc quản lý (QTQL) ĐK1 ĐK2 Qui tắc quản lý có điều kiện ra Dữ liệu. Gồm có hai loại: dữ liệu vào và dữ liệu ra cho của qui tắc xử lý Phương tiện biểu diễn dữ liệu trên giấy Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 74 b. Một số lưu ý cho mô hình tựa Merise Hình 3. 21: Minh họa mô hình tựa Merise - Nếu không có gì thì dấu mũi tên đi vào có ý nghĩa “và”, nghĩa là tất cả các biến cố sẵn sàng thì mới bắt đầu thực hiện quy tắc quản lý. - Biến cố quan trọng thường xảy ra sau cùng (còn gọi là biến cố phát động), với biến cố phát động thì mũi tên vào được biểu diễn bằng mũi tên kép Hình 3. 22: Minh họa cách biểu diễn biến cố phát động - Trước khi thực hiện quy tắc quản lý có thể có điều kiện phát động và được biểu diễn thành một biểu thức điều kiện. Biểu thức điều kiện gắn liền với nội dung của các biến cố vào. - Kết quả ra của một quy tắc quản lý có thể có điều kiện ra và được gọi là điều kiện ra của quy tắc quản lý. Điều kiện ra của quy tắc quản lý gắn liền với nội dung của quy tắc quản lý. - Dữ liệu không là một biến cố vào hay ra của một quy tắc quản lý. - Bất kỳ một nghiệp vụ quản lý nào cũng phải có điểm dừng. Do vậy khi mô hình có tính chất lặp thường phải có quy tắc quản lý nhắc nhở cho hệ thống. Bài giảng Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin 75 Hình 3. 23: Minh họa cách biểu diễn quy tắc quản lý nhắc nhở cho hệ thống - Khi một biến cố cùng trỏ vào hai quy tắc quản lý thì nó mang ý nghĩa là hoặc sẽ thực hiện quy tắc quản lý này, hoặc sẽ thực hiện quy tắc quản lý kia, chứ nó không mang ý nghĩa là dùng chung cho hai quy tắc quản lý cùng xảy ra một lúc. - Khi gặp một biến cố phức tạp ta có thể phân rã thành các biến cố ở dạng đơn giản hơn. c. Phương pháp xây dựng mô hình quan niệm xử lý tựa Merise  Bước 1: Xây dựng các hệ thống con và lập sơ đồ thông lượng thông tin (giữa hệ thống con hoặc giữa hệ thống con và môi trường bên ngoài).  Bước
Tài liệu liên quan