Tình huống
Siêu thịcủa công ty BTN nhận thấy nhu cầu xe máy hiệu WZ của thịtrường đang tăng cao. BTN đềnghịhãng sản xuất xe máy nhãn hiệu nói trên ký hợp đồng mua 100 xe. Biết đây là loại xe đang được thịtrường ưa chuộng nên hãng này đã hạn chếsốlượng hàng bán ra nhằm tăng giá bán. Đối với đềnghịcủa BTN, hãng xe này chấp nhận bán 100 xe WZ với điều kiện BTN phải chấp nhận trong hợp đồng mua thêm 100 mũbảo hiểm do hãng này sản xuất. BTN đã nhập vềrất nhiều mũbảo hiểm của hãng khác và thịtrường mũbảo hiểm đã bắt đầu trởnên bão hòa, do vậy BTN không có nhu cầu mua thêm mũbảo hiểm. Do không chấp nhận yêu cầu mua kèm mũbảo hiểm nên hợp đồng giữa BTN và hãng xe máy không được ký kết.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
79
BÀI 4: PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Nội dung
• Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh
• Các khái niệm kinh tế cơ bản liên quan
đến Luật Cạnh tranh
• Vi phạm pháp luật cạnh tranh và trách
nhiệm pháp lý
Mục tiêu Hướng dẫn môn học
• Sử dụng kiến thức kinh tế vi mô để giúp
học viên nắm được cơ sở lý thuyết của
pháp luật cạnh tranh
• Trang bị cho người học những khái niệm
cơ bản về cạnh tranh, độc quyền và thị
trường liên quan.
• Giúp học viên biết sử dụng các công cụ để
xác định thị trường liên quan trong một vụ
việc cạnh tranh cụ thể.
Thời lượng
• 10 tiết
Để học tốt bài này, học viên cần thực hiện
các công việc sau:
• Đọc kỹ Bài 4 Pháp luật cạnh tranh trong
giáo trình Luật Kinh tế của Chương
trình TOPICA.
• Tích cực thảo luận với giáo viên và học
viên qua mạng Internet.
• Tham khảo thông tin có trên trang web
của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ
Công thương www.vcad.gov.vn
• Đọc Luật Cạnh tranh 2004.
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
80
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống
Siêu thị của công ty BTN nhận thấy nhu cầu xe máy hiệu
WZ của thị trường đang tăng cao. BTN đề nghị hãng sản
xuất xe máy nhãn hiệu nói trên ký hợp đồng mua 100 xe.
Biết đây là loại xe đang được thị trường ưa chuộng nên
hãng này đã hạn chế số lượng hàng bán ra nhằm tăng giá
bán. Đối với đề nghị của BTN, hãng xe này chấp nhận
bán 100 xe WZ với điều kiện BTN phải chấp nhận trong
hợp đồng mua thêm 100 mũ bảo hiểm do hãng này sản
xuất. BTN đã nhập về rất nhiều mũ bảo hiểm của hãng
khác và thị trường mũ bảo hiểm đã bắt đầu trở nên bão
hòa, do vậy BTN không có nhu cầu mua thêm mũ bảo hiểm. Do không chấp nhận yêu cầu mua
kèm mũ bảo hiểm nên hợp đồng giữa BTN và hãng xe máy không được ký kết.
Câu hỏi gợi mở
Theo anh (chị), yêu cầu buộc phải mua kèm mũ bảo hiểm của hãng xe máy nói trên có vi phạm
pháp luật không? Vì sao?
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
81
4.1. Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh
4.1.1. Hiệu quả kinh tế
Bất cứ nền kinh tế nào cũng phải hướng tới hiệu
quả. Nếu các hoạt động của nền kinh tế không đạt
hiệu quả hoặc đạt hiệu quả thấp thì sẽ dẫn đến sự
lãng phí nguồn lực và kém phát triển. Hơn nữa,
nguồn lực xã hội không phải là dồi dào mà ở dạng
khan hiếm so với nhu cầu vô tận của con người,
chính vì vậy sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả
luôn là vấn đề đặt ra trong quản lý kinh tế và quản
lý xã hội.
Lý thuyết cấu trúc – hành vi – kết quả (S – C – P)
của nhà kinh tế học Joe Bain đã chỉ ra mối liên hệ
giữa hiệu quả kinh tế và cấu trúc thị trường. Theo lý thuyết này cấu trúc thị trường sẽ
quyết định hành vi của doanh nghiệp. Thông qua hành vi thực hiện trên thực tế, thị
trường sẽ cho kết quả tốt hoặc xấu.
Joe Bain chỉ ra bốn dạng cấu trúc thị trường phổ biến là thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị
trường độc quyền. Hai loại thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền
nhóm được gọi chung là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Cấu trúc thị trường được xác định dựa trên các tiêu chí:
• Số lượng người bán,
• Số lượng người mua,
• Sự khác biệt về sản phẩm
• Sự tồn tại của rào cản gia nhập thị trường. Cấu trúc thị trường được thể hiện qua
bảng sau:
Hình thái
thị trường
Số người mua Số người
bán
Sự khác biệt sản
phẩm
Rào cản
gia nhập
Cạnh tranh
hoàn hảo
Rất lớn Rất lớn Không khác, giống hệt nhau Không có
Cạnh tranh manh
tính độc quyền
Rất lớn Lớn Khác chút ít Không có
Độc quyền nhóm Rất lớn Ít Khác nhiều Lớn
Độc quyền Rất lớn Một
Sản phẩm
đơn nhất
Rất lớn
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hiệu quả kinh tế tương ứng với từng cấu trúc thị trường.
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
82
4.1.1.1. Hiệu quả phân bổ nguồn lực
Trước hết, chúng ta xem xét hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hình thái thị
trường này dựa trên các giả định sau:
• Người tiêu dùng muốn tối đa hóa giá trị sử dụng;
• Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận và doanh nghiệp có được tự do cũng
như dễ dàng tiếp cận mọi thông tin cần thiết để đánh giá những giao dịch nào có
thể tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác doanh nghiệp có được thông tin hoàn hảo;
• Sản phẩm trên thị trường là giống nhau;
• Số lượng người bán đủ lớn do vậy không doanh nghiệp nào có khả năng chi phối
giá cả trên thị trường;
• Không có rào cản gia nhập thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tỷ suất lợi
nhuận cân bằng trên tất cả các thị trường. Không
doanh nghiệp nào có được tỷ suất lợi nhuận lớn hơn
doanh nghiệp khác. Vì vậy, mỗi người tiêu dùng sẽ
đạt được hiệu quả tốt nhất về hàng hóa và dịch vụ
đối với chi tiêu của họ.
Độc quyền là hình thái thị trường đối lập của cạnh
tranh hoàn hảo. Trong thị trường độc quyền, chỉ có một người bán và tồn tại rào cản
thị trường để ngăn cản việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác. Doanh
nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá sản phẩm cao hơn so với điều kiện của thị trường
cạnh tranh. Điều này có thể làm giảm số lượng bán ra nhưng tổng lợi nhuận của nhà
độc quyền vẫn cao hơn. Vì vậy, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn cho sản phẩm.
Nói tóm lại, độc quyền dẫn tới sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực của xã hội.
Mô hình dưới đây sẽ chứng minh cho tính không hiệu quả này.
Pc 50
Giá/
Chi phí
Chi phí
Sản lượng Qm 700
L D
Cầu
Qc 1000
Pm 80
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
83
Giả thiết rằng, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, chi phí sản xuất một sản phẩm
nhất định là 50 đồng (Pc). Nếu một doanh nghiệp thực hiện tăng giá trên chi phí, giá
sẽ bị kéo về bằng với chi phí do áp lực thị trường và tổng sản phẩm được sản xuất sẽ
là 1.000 (Qc). Khi đó tổng chi phí là 50 x 1.000 = 50.000 đồng và cân bằng với tổng
doanh thu.
Trong điều kiện độc quyền, chỉ có một người bán và doanh nghiệp độc quyền là người
ấn định giá. Do đó, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng việc hạn chế sản lượng.
Giả sử doanh nghiệp độc quyền giảm sản lượng còn 700 sản phẩm (Qm) và giá tăng
lên 80 đồng cho một sản phẩm (Pm). Tổng chi phí lúc này là 50 x 700 = 35.000 đồng
và tổng doanh thu là 80 x 700 = 56.000 đồng. Do đó lợi nhuận là 21.000 đồng.
Giá cả độc quyền làm ngắt quãng đường cầu từ Qc xuống Qm và dẫn tới sự phân bổ
không hiệu quả nguồn lực. Xét trên toàn nền kinh tế, chỉ có 35.000 đồng được phân bổ
cho sản xuất trong khi đó dưới điều kiện cạnh tranh sẽ có 50.000 đồng được phân bổ
cho sản xuất. Bản thân người tiêu dùng cũng bị thiệt hại bởi họ không có cơ hội được
sử dụng sản phẩm do giá cả tăng cao. Tam giác D trong đồ thị thể hiện phần thiệt hại
đối với người tiêu dùng. Trong kinh tế học, hiện tượng này được gọi là “thiệt hại mất
trắng về của cải”.
4.1.1.2. Hiệu quả sản xuất
Các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh thường có xu hướng hạn
chế sản lượng và tăng giá sản phẩm. Hơn nữa, các doanh nghiệp này cũng sẽ ít đầu tư
vào việc đổi mới sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Ngược lại, trong các thị
trường cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất bởi
vì người tiêu dùng có sự lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm để mua với giá thấp và chất
lượng cao. Như vậy, cạnh tranh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải chú ý đến hiệu quả
sản xuất, qua đó góp phần làm tăng hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế cũng như mang
lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Chi phí sản xuất thấp là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất. Chi phí
sản xuất trong nhiều trường hợp sẽ được hạn chế nhờ vào “tính kinh tế của quy mô”
và “tính kinh tế của phạm vi”.
“Tính kinh tế của quy mô” là khái niệm được dùng để chỉ sự thay đổi về chi phí sản
xuất một sản phẩm nếu sản phẩm được sản xuất ở quy mô lớn. Chi phí sản xuất một
đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống theo mức độ tăng lên của quy mô sản xuất. Chẳng hạn
như trong lĩnh vực may mặc, việc sản xuất hàng loạt có thể làm cho giá thành sản
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
84
phẩm hạ xuống rất nhiều nhờ tiết kiệm chi phí vận hành máy móc, chi phí nhân công
và nhờ vào việc được hưởng những ưu đãi về giá sản phẩm đầu vào do mua với số
lượng lớn.
“Tính kinh tế của phạm vi” là khái niệm để chỉ việc giảm chi phí sản xuất một đơn vị
sản phẩm do việc kết hợp sản xuất hai hay nhiều hàng hóa trong cùng một doanh
nghiệp thay vì phải sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Chẳng hạn như các
hãng vận tải thường bán vé khứ hồi rẻ hơn vé một chiều hoặc nếu các nhà máy đóng
tàu sản xuất được động cơ tàu thủy thì sản phẩm sẽ có giá thành thấp hơn trường hợp
nhà máy chỉ đóng vỏ tàu và phải nhập động cơ từ nhà máy sản xuất khác.
4.1.2. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh
Cạnh tranh có tác dụng duy trì hiệu quả phân bổ
nguồn lực, vì vậy, pháp luật cạnh tranh có vai trò
quan trọng trong việc tạo lập và duy trì môi trường
cạnh tranh bình đẳng cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
phân tích về hiệu quả phân bổ nguồn lực cho thấy
rằng, pháp luật cạnh tranh không nên đặt tham vọng
quá lớn vào việc điều chỉnh cấu trúc thị trường trở
về với cạnh tranh hoàn hảo.
Lý do là vì mô hình cạnh tranh hoàn hảo dựa trên những giả định đã được đơn giản
hóa và không thể đạt được trên thực tế.
Chẳng hạn như giả định các sản phẩm trên thị trường là đồng nhất nhưng trong
thực tế các nhà sản xuất luôn luôn có xu hướng tạo ra những khác biệt về sản phẩm
của chính mình.
Giả định tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận cũng
không phù hợp với thực tế, bởi trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường
chỉ dừng ở mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở mức độ thỏa mãn.
Bên cạnh đó, giả thiết về việc có một số lượng rất lớn các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ trên thị trường cũng cần xem xét. Trong nhiều trường hợp, “tính kinh tế của quy
mô” đòi hỏi chỉ cần một hoặc một vài doanh nghiệp trên thực tế. Chẳng hạn trên phạm
vi một tỉnh, thành phố chỉ cần một hoặc hai tờ báo được phát hành là đủ. Các ngành
dịch vụ hạ tầng cơ sở như mạng điện thoại, đường truyền tải điện, hệ thống đường dẫn
khí gas, cảng biển, sân bay thuộc dạng độc quyền tự nhiên bởi vì chỉ cần một nhà cung
cấp là có khả năng thỏa mãn được toàn bộ nhu cầu của xã hội.
Chính vì những lý do này mà chúng ta không thể
đạt được cạnh tranh hoàn hảo. Các nhà kinh tế học
đã đưa ra lý thuyết cạnh tranh hiệu quả với mục
đích mang tính thực tế hơn khi xây dựng chính
sách và pháp luật cạnh tranh.
Quan điểm này đặt cơ sở cho việc xây dựng pháp
luật cạnh tranh theo hướng không nên thay đổi
những đặc điểm của cấu trúc thị trường, tức là
không nên chia nhỏ các doanh nghiệp đang tồn tại
trong thị trường độc quyền hoặc độc quyền nhóm
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
85
mà chỉ điều chỉnh các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp đó.
Xét về phương diện hiệu quả sản xuất, cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp
đều có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong những trường hợp nhất định. Điều đó
đặt ra yêu cầu là luật cạnh tranh sẽ điều tiết các hoạt động tập trung kinh tế như thế
nào để sao cho thỏa mãn được nhu cầu sử dụng “tính kinh tế của quy mô” và “tính
kinh tế của phạm vi” trong khi vẫn kiểm soát được các hành vi lạm dụng sức mạnh thị
trường của các doanh nghiệp có quy mô lớn. Nói cách khác, có những hành vi gây hạn
chế cạnh tranh như sáp nhập hay thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh làm tăng sức
mạnh thị trường vẫn có thể được phép thực hiện nếu xét về tổng thể nó mang lại hiệu
quả kinh tế.
Quan điểm này cho thấy khi xem xét bất cứ một hành vi gây hạn chế cạnh tranh nào
cũng phải tính đến nó có tác động ra sao đến người tiêu dùng và nền kinh tế nói
chung. Nếu hiệu quả kinh tế mà nó mang lại lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra thì
hành vi đó vẫn nên được thừa nhận.
4.2. Các khái niệm kinh tế cơ bản liên quan đến luật cạnh tranh
4.2.1. Cạnh tranh trong kinh doanh và thị trường liên quan
4.2.1.1. Cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh trong kinh doanh là hành vi của các doanh nghiệp đối lập với nhau và là
đối thủ của nhau cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống
nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một
lượng khách hàng thường xuyên.
Cạnh tranh trong kinh doanh có 3 đặc trưng sau:
• Phải tồn tại thị trường để ở đó cạnh tranh diễn ra
• Có sự tham gia của ít nhất hai hoặc nhiều người
cung cấp hoặc có nhu cầu
• Những người này có ít nhất một số mục đích đối
kháng, việc đạt được mục đích của người này là
tương ứng với sự thất bại của người kia.
Như vậy, để xác định có cạnh tranh xảy ra giữa hai hoặc nhiều sản phẩm thì điều đầu
tiên cần xác định được là giữa những sản phẩm đó cùng tồn tại một thị trường chung.
Thị trường chung đó được gọi là thị trường liên quan. Đây là khái niệm cơ bản và đòi
hỏi phải được xác định trong mọi vụ việc cạnh tranh bởi vì các hành vi chỉ được coi là
cạnh tranh với nhau nếu chúng xảy ra trên cùng một thị trường. Chẳng hạn như các
nhà sản xuất giầy chỉ có thể cạnh tranh với nhau trên thị trường sản phẩm giầy hoặc ít
nhất là trên thị trường sản phẩm gần với nó như dép hoặc guốc chứ không thể cạnh
tranh với các sản phẩm như túi xách hoặc quần áo…
Chính vì lý do này mà trong mọi vụ việc cạnh tranh, nguyên đơn luôn cố gắng lập
luận để đi đến một định nghĩa về thị trường theo nghĩa rộng, ngược lại bị đơn thường
tìm mọi cách để thuyết phục tòa án bằng việc đưa ra một định nghĩa thị trường theo
nghĩa hẹp.
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
86
4.2.1.2. Thị trường liên quan
Thị trường liên quan là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau một cách hợp lý trong một khu vực địa lý nhất định.
Xác định thị trường liên quan là một công việc quan trọng nhưng không đơn giản.
Thông thường thị trường liên quan được xác định dựa trên hai yếu tố thị trường về
mặt sản phẩm và thị trường về mặt địa lý.
• Thị trường về mặt sản phẩm:
Để được coi là tồn tại trong một thị trường liên quan thì các hàng hoá phải có khả
năng thay thế cho nhau một cách hợp lý. Hàng hóa "có khả năng thay thế cho
nhau" là một khái niệm trừu tượng, được xác định dựa vào các yếu tố định tính,
định lượng và dựa trên suy đoán của cơ quan giải quyết tranh chấp. Có nhiều tiêu
chí để xác định khả năng thay thế cho nhau của sản phẩm, trong đó có ba yếu tố cơ
bản là thay thế về đặc tính, về mục đích sử dụng và về giá cả.
o Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác
định dựa vào các yếu tố tính chất vật lý, hóa
học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ và khả
năng hấp thụ đối với người sử dụng. Nếu các
sản phẩm có nhiều đặc tính giống nhau thì
được coi là có khả năng thay thế cho nhau về
đặc tính.
o Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng mục đích sử dụng
chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó. Nếu mục đích sử dụng của hàng hóa,
dịch vụ giống nhau thì chúng được coi là có khả năng thay thế cho nhau về mặt
sản phẩm. Chẳng hạn như các sản phẩm cùng thoả mãn một nhu cầu như giầy,
guốc, dép thì được coi là thuộc một thị trường liên quan.
o Giá cả của sản phẩm được xác định là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy
định của pháp luật. Khả năng thay thế về mặt giá giữa các sản phẩm với nhau
thường được xác định dựa trên độ co giãn chéo về giá.
• Thị trường về mặt địa lý:
Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý
cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh
tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu
vực địa lý lân cận.
Khu vực địa lý của thị trường thường được xác
định dựa trên các yếu tố sau :
o Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản
phẩm liên quan
o Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ
gần với khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp để có thể tham
gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
87
o Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý
o Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý
o Rào cản gia nhập thị trường.
Quy tắc SSNIP
Quy tắc SSNIP, hay còn gọi là quy tắc “tăng giá ít nhưng kéo dài” thường được sử
dụng để xác định độ co giãn chéo về giá. Quy tắc này được hiểu như sau “giả sử một
doanh nghiệp có vị trí độc quyền tăng giá sản phẩm lên khoảng từ 5% đến 10% trong
một thời gian đủ dài (từ 6 tháng đến 1 năm) thì những sản phẩm được người tiêu dùng
chuyển sang mua sẽ được coi là sản phẩm thay thế”. Quy tắc SSNIP được áp dụng
đối với doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Trong trường hợp doanh nghiệp không
có sức mạnh thị trường thì phải giả định doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền hoặc vị
trí thống lĩnh để xác định sự thay thế về giá giữa các sản phẩm.
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng sử dụng quy tắc SSNIP để xác định thị
trường sản phẩm liên quan. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nội dung của
nguyên tắc này như sau: hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau
về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh
sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch
vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử
dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên
quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp. Trường hợp số người tiêu dùng sinh
sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng
mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó. (Điểm
C, Khoản 5, Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh).
Quy tắc SSNIP có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc xác định khả năng thay thế về
giá giữa các sản phẩm, qua đó xác định được thị trường liên quan. Tuy nhiên, quy tắc
này có hạn chế ở chỗ nó có thể dẫn đến “hội chứng giấy bóng kính”. Đây là hiện
tượng doanh nghiệp đã lạm dụng vị trí độc quyền để định giá sản phẩm rất cao so với
giá trị thực tế trước khi vấn đề xác định thị trường liên quan được đặt ra. Vì vậy, nếu
doanh nghiệp tiếp tục nâng giá thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua những sản
phẩm thực sự không tương đồng về mặt mục đích. Trong trường hợp đó, về mặt lý
thuyết, sản phẩm của doanh nghiệp và sản phẩm người tiêu dùng chuyển sang mua
được coi là có thể thay thế cho nhau về giá nhưng về mặt thực tế, những sản phẩm đó
có tính năng sử dụng quá khác xa nhau nên việc khẳng định chúng tồn tại trên cùng
một thị trường là khó thuyết phục. Điều đó dẫn đến kết quả là thị trường liên quan sẽ
được hiểu quá rộng so với thực tế. Hệ quả nguy hại của nó là sẽ xác định không chính
xác vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền của một doanh nghiệp bởi vì nếu thị trường
được xác định ở phạm vi hẹp thì doanh nghiệp đã có thể bị rơi vào trường hợp có
sức mạnh thị trường nhưng trên thị trường có phạm vi rộng hơn, thị phần của
doanh nghiệp giảm đi và do đó doanh nghiệp thoát khỏi vị trí độc quyền hoặc vị trí
thống lĩnh.
Bài 4: Pháp luật cạnh tranh
88
Để khắc phục tình trạng này, trong trường hợp cần thiết, pháp luật cho phép xác định
thêm cả những người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể
chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với
hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá
của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 6 tháng liên tiếp.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này chỉ trong trường hợp thật cần thiết, nếu không
sẽ có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc xác định thị trường liên quan và khả năng dẫn
đến sai lệch trong giải quyết vụ việc cạnh tranh là rất lớn.
4.2.2. Rào cản thị trường
Rào cản được coi là đặc trưng quan trọng nhất của
một thị trường độc