Tình huống
Công ty trách nhiệm hữu hạn BTN có sốvốn điều lệlà 10 tỷ đồng. Ba thành viên của công ty là Bắc, Trung và Nam với sốvốn góp của từng thành viên trong công ty tương ứng là 2 tỷ đồng, 3 tỷ đồng và 5 tỷ đồng. Trong quá trình kinh doanh, công ty BTN làm ăn thua lỗkhiến cho tổng tài sản chỉcòn lại 8 tỷ đồng. Theo sổsách kếtoán, công ty đang nợtổng cộng 15 tỷ đồng. Ba thành viên quyết định nộp hồsơtới tòa án yêu cầu mởthủtục phá sản công ty.
Tuy nhiên, khi thảo luận vềsốtiền phải thanh toán cho các chủnợnếu doanh nghiệp bịtuyên
bốphá sản, mỗi thành viên đưa ra một ý kiến khác nhau. Bắc cho rằng công ty phải thanh toán
đủcác khoản nợlà 15 tỷ đồng. Nếu công ty không trả đủthì các thành viên phải cùng nhau
góp vào đểthanh toán nốt phần còn thiếu. Ngược lại, Trung cho rằng công ty còn bao nhiêu
tài sản thì chỉthanh toán trong phạm vi đó, cụthểlà 8 tỷ đồng bởi vì đây là trường hợp công
ty bịtuyên bốphá sản nên các chủnợphải gánh chịu rủi ro. Nam đồng ý với Trung vềviệc
bạn hàng phải gánh chịu rủi ro nhưng Nam cho rằng sốtiền phải thanh toán cho chủnợlà 10
tỷ đồng, tức là bằng với sốvốn điều lệmà không phải là 8 tỷ đồng.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật về doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
15
BÀI 2: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
Mục tiêu
Nội dung
• Hiểu được những đặc trưng pháp lý của
các loại hình doanh nghiệp
• Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp,
đồng thời đánh giá được những ưu, nhược
điểm của từng loại doanh nghiệp
• Nắm được thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thời lượng học
• 15 tiết
• Khái niệm, các đặc trưng của doanh nghiệp
• Khái niệm doanh nghiệp
• Các đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp
• Phân loại doanh nghiệp
• Các loại hình doanh nghiệp
• Công ty TNHH hai thành viên trở lên
• Công ty TNHH một thành viên
• Công ty hợp danh
• Công ty cổ phần
• Doanh nghiệp tư nhân
• Thành lập doanh nghiệp
• Điều kiện thành lập
• Quy trình thành lập
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
16
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống
Công ty trách nhiệm hữu hạn BTN có số vốn điều lệ là 10
tỷ đồng. Ba thành viên của công ty là Bắc, Trung và Nam
với số vốn góp của từng thành viên trong công ty tương
ứng là 2 tỷ đồng, 3 tỷ đồng và 5 tỷ đồng. Trong quá trình
kinh doanh, công ty BTN làm ăn thua lỗ khiến cho tổng
tài sản chỉ còn lại 8 tỷ đồng. Theo sổ sách kế toán, công
ty đang nợ tổng cộng 15 tỷ đồng. Ba thành viên quyết định
nộp hồ sơ tới tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty.
Tuy nhiên, khi thảo luận về số tiền phải thanh toán cho các chủ nợ nếu doanh nghiệp bị tuyên
bố phá sản, mỗi thành viên đưa ra một ý kiến khác nhau. Bắc cho rằng công ty phải thanh toán
đủ các khoản nợ là 15 tỷ đồng. Nếu công ty không trả đủ thì các thành viên phải cùng nhau
góp vào để thanh toán nốt phần còn thiếu. Ngược lại, Trung cho rằng công ty còn bao nhiêu
tài sản thì chỉ thanh toán trong phạm vi đó, cụ thể là 8 tỷ đồng bởi vì đây là trường hợp công
ty bị tuyên bố phá sản nên các chủ nợ phải gánh chịu rủi ro. Nam đồng ý với Trung về việc
bạn hàng phải gánh chịu rủi ro nhưng Nam cho rằng số tiền phải thanh toán cho chủ nợ là 10
tỷ đồng, tức là bằng với số vốn điều lệ mà không phải là 8 tỷ đồng.
Câu hỏi gợi mở
Ý kiến của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
17
2.1. Khái niệm, các đặc trưng của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ khác nhau, tuỳ thuộc
vào những điều kiện cụ thể của nền kinh tế mà pháp
luật quy định mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh
thích hợp. Pháp luật là công cụ của Nhà nước để tạo
lập và vận hành nền kinh tế thị trường thông qua
việc xác định các mô hình cơ bản của tổ chức sản
xuất, quy định địa vị pháp lý của mỗi loại chủ thể
kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội
trong từng thời kỳ. Một loại chủ thể kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam hiện nay là doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” (Khoản 1, Điều 4).
Như vậy, thuật ngữ doanh nghiệp được dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập,
được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với những tên gọi khác nhau
nhưng chủ thể này phải có đủ những đặc trưng pháp lý và thoả mãn những điều kiện do
pháp luật quy định.
2.1.2. Các đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp với tư cách là tổ chức kinh tế có những đặc trưng riêng làm cơ sở để
phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác không phải là doanh nghiệp như hộ kinh
doanh, tổ hợp tác… hoặc với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế như
cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội.
• Thứ nhất: Doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên
riêng của doanh nghiệp là dấu hiệu đầu tiên xác
định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp
trên thương trường. Tên doanh nghiệp là cơ sở
để Nhà nước thực hiện quản lý đối với doanh
nghiệp và cũng là cơ sở để phân biệt các doanh
nghiệp với nhau. Tên của doanh nghiệp phải
được đặt theo quy định của pháp luật.
• Thứ hai: Doanh nghiệp phải có tài sản. Mục đích chủ yếu và trước tiên của doanh
nghiệp là hoạt động kinh doanh với những đặc trưng là đầu tư tài sản để thu lợi về
tài sản. Bởi vậy, điều kiện tiên quyết và cũng là
nét đặc trưng lớn của doanh nghiệp là phải có
một mức độ tài sản nhất định. Tài sản là điều
kiện hoạt động và cũng là mục đích hoạt động
của doanh nghiệp.
• Thứ ba: Doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch
ổn định. Trụ sở chính tại Việt Nam cũng là căn
cứ chủ yếu để xác định quốc tịch Việt Nam. Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
18
Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, là các pháp nhân
Việt Nam.
• Thứ tư: Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật
và dù kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh – là cơ sở pháp lý cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đồng
thời cũng là cơ sở cho việc kiểm tra, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
• Thứ năm: Mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để thực hiện các hoạt động kinh
doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Nói một cách khác, doanh nghiệp luôn luôn là một tổ
chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
2.1.3. Phân loại doanh nghiệp
2.1.3.1. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp
• Căn cứ vào hình thức sở hữu tài sản, có thể chia thành:
o Doanh nghiệp nhà nước: Là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động dưới 3 hình thức sau:
Công ty nhà nước gồm: Công ty nhà nước độc lập và Tổng công ty nhà nước
(Tổng công ty do nhà nước quyết định thành lập và đầu tư, tổng công ty do
các công ty tự đầu tư và thành lập, tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước).
Công ty cổ phần gồm: Công ty cổ phần nhà nước (100% vốn nhà nước) và
Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của nhà nước (nhà nước nắm trên 50%
vốn điều lệ).
Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở
lên (100% vốn nhà nước), và Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi
phối của nhà nước (nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ).
o Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
o Công ty gồm: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
o Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
• Căn cứ vào hình thức pháp lý, ta có:
o Công ty hợp danh.
o Công ty cổ phần.
o Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
o Doanh nghiệp tư nhân.
• Căn cứ vào giới hạn trách nhiệm, ta có:
o Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn: Là những doanh nghiệp chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ của mình trong phạm vi tài sản riêng của doanh nghiệp.
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
19
o Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn: Là
những doanh nghiệp mà chủ sở hữu của
doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hoạt động
của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của
mình, không phân biệt tài sản có đầu tư vào
doanh nghiệp hay không.
• Căn cứ vào tư cách chủ thể, ta có:
o Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
o Doanh nghiệp có tư cách thể nhân (không có tư cách pháp nhân).
2.1.3.2. Vấn đề giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh
Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh là phạm vi tài sản dùng để thanh toán cho các
nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là
khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Vấn đề giới hạn trách nhiệm được xem xét dưới hai góc độ: Đối với chủ doanh nghiệp
và đối với doanh nghiệp.
Đối với chủ doanh nghiệp
• Chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm thanh
toán những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tư
vốn vào đó bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, bao gồm
những tài sản đăng ký đưa vào kinh doanh và cả những tài sản không trực tiếp đưa
vào kinh doanh. Theo quy định hiện hành, chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên
hợp danh của công ty hợp danh là những người phải chịu trách nhiệm vô hạn.
• Chịu trách nhiệm hữu hạn nghĩa là nhà đầu tư chỉ phải chịu trách nhiệm thanh toán
những khoản nợ phát sinh trong kinh doanh của doanh nghiệp bằng số tài sản mà
họ đầu tư vào kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiện nay, chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn áp dụng đối với các cổ đông của công ty cổ phần, thành viên trong công ty
trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
Đối với doanh nghiệp
Về nguyên tắc, các doanh nghiệp chỉ có thể chịu trách
nhiệm trong phạm vi tài sản riêng của mình, dù doanh
nghiệp đó có tư cách pháp nhân hay không.
• Tài sản của doanh nghiệp là pháp nhân khi đăng ký
thành lập là số vốn điều lệ. Pháp luật có những quy
định cụ thể xác định số tài sản của doanh nghiệp tại
thời điểm phải thanh toán những nghĩa vụ tài sản.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi nó đáp ứng
được những điều kiện sau:
o Được thành lập hay thừa nhận một cách hợp pháp.
o Có tài sản riêng.
o Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản riêng đó.
o Là nguyên đơn hoặc bị đơn trước các cơ quan tài phán.
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
20
• Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, không có sự tách bạch về tài sản và
trách nhiệm trả nợ giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp thì sẽ chịu trách
nhiệm vô hạn. Điều đó có nghĩa là: doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp có
nghĩa vụ trả nợ bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, bao gồm cả
những tài sản không đưa vào kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp như vậy. Đối với công ty
hợp danh, tài sản của công ty vào thời điểm lâm vào tình trạng phá sản dùng để
thanh toán các nghĩa vụ tài sản khi có quyết định mở thủ tục thanh lý doanh
nghiệp. Nếu chưa đủ, các thành viên hợp danh còn phải liên đới dùng những tài
sản khác của họ không trực tiếp dùng vào kinh doanh để trả cho hết nợ.
2.2. Các loại hình doanh nghiệp
2.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2.2.1.1. Đặc điểm
ĐIỀU 38 LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là loại doanh nghiệp, trong đó:
• Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm
mươi;
• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
• Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43,
44, 45.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu
2.2.1.2. Đặc trưng pháp lý
Từ quy định trên, ta có thể rút ra các đặc trưng pháp
lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên như sau:
• Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân.
Địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm
của công ty, của các thành viên công ty. Các
thành viên chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm
vi phần vốn mà họ cam kết góp vào công ty.
• Đặc điểm về thành viên: Số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên. Thành viên
có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Sự khác biệt trong địa vị pháp lý của các thành viên
do mức vốn góp của họ trong công ty quyết định.
• Đặc điểm về vốn: Đây là đặc điểm rất quan trọng giúp chúng ta phân biệt công ty
trách nhiệm hữu hạn với công ty cổ phần.
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
21
o Cấu trúc vốn: Vốn không được chia thành các phần bằng nhau, vốn góp không
được thể hiện dưới hình thức cổ phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác
nhau, phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết.
o Luân chuyển vốn: Khả năng chuyển nhượng vốn bị một số hạn chế (điều 44)
muốn chuyển nhượng vốn thì phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành
viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với
cùng điều kiện, chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên
nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết.
o Cơ chế huy động vốn: Không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn
điều lệ, chỉ được phép phát hành trái phiếu để vay vốn. Để huy động vốn điều
lệ, công ty có thể chọn một, hoặc kết hợp các biện pháp theo quy định của Luật
doanh nghiệp như kết nạp thành viên mới hoặc tăng vốn góp của các thành
viên, hoặc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn.
• Đặc điểm về tổ chức quản lý: Do số thành viên khác biệt nên có hai mô hình tổ
chức quản lý: Có ban kiểm soát và không có ban kiểm soát .
o Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên:
Hội đồng thành viên: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các thành viên, không phụ thuộc vào số vốn góp của từng thành viên.
THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
1. Về kinh doanh
• Quyết định phương hướng phát triển công ty.
• Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn
quy định tại bản điều lệ của công ty.
• Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác
nhỏ hơn quy định tại bản điều lệ của công ty.
2. Về tài chính
• Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy
động vốn.
• Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi
nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
3. Về tổ chức và quản lý công ty
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ
Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý trong công ty TNHH có từ 11 đến 50 thành viên
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
22
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, kế toán trưởng và cán bộ quản lý
quan trọng khác quy định tại bản điều lệ công ty.
• Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc, Kế toán trưởng và cán
bộ quản lý quan trọng khác quy định tại bản điều lệ công ty.
• Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
• Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
• Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
• Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng
thành viên bầu một thành viên làm Chủ
tịch Hội đồng thành viên để chuẩn bị các
chương trình, kế hoạch hoạt động của hội
đồng thành viên, chủ tọa các phiên họp
và giám sát việc thực hiện các quyết định
của hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thành
viên có thể kiêm Giám đốc.
Giám đốc: Hội đồng thành viên có quyền
lựa chọn một thành viên hoặc người
không phải là thành viên để bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty, là đại diện theo pháp luật của công ty,
nếu bản Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên thực
hiện chức năng này. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng
thành viên về việc thực hiện các nghĩa vụ của mình, có thể bị bãi miễn hoặc
cách chức theo các quy định tại Điều lệ công ty.
Ban kiểm soát: Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên
phải có Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm
soát, trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
o Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 – 11 thành viên có cơ cấu tổ chức gồm:
Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc. Mặc dù pháp
luật quy định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 – 11
thành viên không có Ban kiểm soát nhưng nếu cần thiết thì doanh nghiệp vẫn có
thể thành lập Ban kiểm soát.
2.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2.2.2.1. Đặc điểm
ĐIỀU 63 LUẬT DOANH NGHIỆP 2005
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63) là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty.
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
23
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
2.2.2.2. Đặc trưng pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
• Về tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một pháp nhân.
• Về giới hạn trách nhiệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách
nhiệm giới hạn trong phạm vi tài sản riêng.
• Về vốn:
o Cấu trúc vốn: Toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do một cá nhân hoặc tổ chức đầu tư.
o Chuyển nhượng vốn: Bị hạn chế rất nhiều (Điều 66): Không được trực tiếp rút
một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty (chủ sở hữu chỉ có quyền thu
hồi vốn bằng cách bán lại một phần công ty cho người khác), không được rút
lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
o Huy động vốn: Không được quyền phát hành
cổ phiếu để huy động vốn điều lệ, chỉ được
phép phát hành trái phiếu để vay vốn.
• Về thành viên: Thành viên của công ty có thể là
một cá nhân hoặc tổ chức.
• Về tổ chức và quản lý:
o Nếu thành viên là tổ chức thì tuỳ thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh,
chủ sở hữu công ty có thể quyết định bổ nhiệm một hoặc một số người làm đại
diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình.
Trường hợp có hơn một người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền
cho chủ sở hữu công ty được áp dụng đối với những công ty có quy mô lớn,
kinh doanh đa ngành nghề. Trong trường hợp này, cơ cấu tổ chức gồm: Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc.
Trường hợp có một người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền cho
chủ sở hữu công ty được áp dụng đối với những công ty có quy mô nhỏ,
kinh doanh ít ngành nghề. Trong trường hợp này, cơ cấu tổ chức gồm: Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc.
o Nếu thành viên là cá nhân: Cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch công ty (đồng thời là
chủ sở hữu công ty), Giám đốc. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc là người đại
diện theo pháp luật của công ty theo quy định của Điều lệ công ty.
Thẩm quyền theo từng cơ cấu tổ chức
Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các đại diện theo uỷ quyền của chủ sở
hữu công ty, có quyền nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, đồng thời cũng có quyền nhân danh
công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng thành viên
Bài 2: Pháp luật về doanh nghiệp
24
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao.
Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty chỉ định với nhiệm kỳ,
quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định chung đối với Chủ tịch Hội đồng
thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của
công ty do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê với nhiệm
kỳ không quá 5 năm. Nếu Điều lệ của công ty không có quy định khác thì
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kiểm soát viên: Chủ sở hữu bổ nhiệm 2 đến 3 kiểm soát viên với nhiệm kỳ
không quá 3 năm để thực hiện kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, trung thực,
cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám
đốc thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, …
Chủ tịch công ty có quyền nh