Các nội dung chính trình bày
# Ngày 1:
- Khái niệm nghiên cứu kinh doanh
- Chọn đề tài
- Các ý tưởng nghiên cứu gợi ý
- Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu
- Xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Đặt tên đề tài
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu điều tra: chọn mẫu, tính cỡ mẫu
16 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khoa Quản trị kinh doanh
Các nội dung chính trình bày
# Ngày 1:
- Khái niệm nghiên cứu kinh doanh
- Chọn đề tài
- Các ý tưởng nghiên cứu gợi ý
- Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu
- Xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Đặt tên đề tài
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu điều tra: chọn mẫu, tính
cỡ mẫu
Các nội dung chính trình bày
# Ngày 2:
- Thiết kế nghiên cứu: thang đo, bảng hỏi
- Phương pháp điều tra
- Phân tích dữ liệu: kiểm định giả thuyết, hồi
quy (trên phần mềm SPSS)
- Soạn thảo và trình bày báo cáo nghiên cứu
khoa học
- Phân biệt “nghiên cứu định tính” và “nghiên
cứu định lượng” (*)
Khái niệm nghiên cứu kinh doanh
Theo William G.Zikmund, “nghiên cứu kinh
doanh” là một quá trình thu thập, tập hợp
và phân tích dữ liệu với mục đích cung cấp
những thông tin khách quan và có hệ
thống nhằm hỗ trợ cho việc ra các quyết
định trong kinh doanh.
Chọn đề tài
1. Các đặc điểm của một đề tài nghiên cứu tốt:
- Có khả năng thực hiện: người nghiên cứu
phải:
có kiến thức sâu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu (có sự đam mê);
có kỹ năng nghiên cứu phù hợp;
có đủ nguồn lực về thời gian và tài chính cho
phép;
có thể tiếp cận và thu thập được các dữ liệu
cần thiết
Chọn đề tài
1. Các đặc điểm của một đề tài nghiên cứu tốt:
- Phù hợp:
Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của đơn vị xét
duyệt;
Xác định rõ ràng các câu hỏi và mục tiêu
nghiên cứu;
Cung cấp những hiểu biết mới; phù hợp với
mục tiêu nghề nghiệp của người nghiên cứu.
Các ý tưởng nghiên cứu
Nhu cầu thị trường
Mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng
(đánh giá chất lượng sản phẩm, các yếu tố
ảnh hưởng)
Hành vi của người mua (các yếu tố ảnh
hưởng, hành vi trước/sau khi mua)
Tác động, hiệu quả quảng cáo, khuyến mãi
Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
Quản lý kênh phân phối
Các giai đoạn chính
Xác định câu hỏi và các mục tiêu
nghiên cứu
# Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi về sự khác biệt
Câu hỏi về sự liên hệ
Câu hỏi mô tả
- Mục tiêu nghiên cứu:
- Là việc xác định những kết quả cần đạt để
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Xác định câu hỏi và các mục tiêu
nghiên cứu
- Ví dụ:
Câu hỏi nghiên cứu: Mức độ ảnh hưởng của số lượng
nhân viên bán hàng đến doanh thu của 1 công ty như
thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định sự tồn tại mối tương quan giữa sự thay đổi
số lượng nhân viên bán hàng với sự thay đổi doanh thu
- Xác định mối tương quan (+/-) giữa sự thay đổi số
lượng nhân viên bán hàng với sư thay đổi doanh thu
- Xác định cường độ của mối tương quan giữa sự thay
đổi lượng nhân viên bán hàng với sự thay đổi doanh
thu
Lưu ý đối với mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu cần phải S.M.A.R.T (Specific-Measurable-
Achievable-Reasonable-Timebound)
+ Các mục tiêu cá nhân có thể được bổ sung vào danh
sách các mục tiêu nghiên cứu
Ví dụ:
- Mục tiêu lý luận: hệ thống hoá những vấn đề lý luận,
lý thuyết ...
- Phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu trong điều kiện
cụ thể (nên chia nhỏ thành nhiều mục tiêu cụ thể
hơn liên quan đến các nội dung chính)
- Đề xuất các giải pháp
+ Nên đọc kỹ các lý thuyết liên quan để giúp xác định
các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng hơn
Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định
cho câu hỏi nghiên cứu (dựa trên những gì
đã biết)
- Thể hiện dưới dạng kiểm tra được
- Hai loại giả thuyết
Giả thuyết không (null hypothesis)
Giả thuyết nghiên cứu (research/
alternative hypothesis)
Giả thuyết nghiên cứu
+ Giả thuyết không (Ho): hai loại
Cho rằng không có sự khác biệt giữa các
quan sát
Cho rằng không có mối quan hệ giữa biến
độc lập và biến phụ thuộc
+ Giả thuyết nghiên cứu (H1)
Diễn tả về sự khác biệt
Diễn tả mối quan hệ giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc
# Các lưu ý về đặt tên đề tài
- Tên đề tài phải ngắn gọn, không nên quá
dài
- Ngôn ngữ sử dụng phải rõ ràng, chuẩn xác,
không viết tắt
- Tránh dùng những cụm từ bất định để đặt
tên đề tài, như: “Một số vấn đề về”;
“Một số giải pháp ; “Một số suy nghĩ
về”; “Đôi điều về”; “Thực trạng và giải
pháp”, “Hoàn thiện ”
Xây dựng đề cương nghiên cứu
(Research proposal)
# Mục đích của đề cương
# Các nội dung cơ bản của đề cương
- Đặt vấn đề (tính cấp thiết của đề tài/ lý
do chọn đề tài)
- Câu hỏi và các mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: chọn mẫu,
thang đo, bảng hỏi, thu thập và phân tích
dữ liệu
- Lịch trình nghiên cứu, các nguồn lực (nếu
có)
- Tài liệu tham khảo
Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Các nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về
1.1..
1.1.1..
1.1.2.
1.2..
Chương 2: Phân tích, đánh giá về
2.1.
2.1.1.
2.1.2..