Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 3: Cơ sở lí luận của Đề tài nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công

3.4.1. KHÁI NIỆM KHUNG LÍ THUYẾT • Là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó. • Là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện.

pdf21 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 3: Cơ sở lí luận của Đề tài nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015108208 1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giảng viên: TS. Phan Thế Công 1 v1.0015108208 BÀI 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2 Giảng viên: TS. Phan Thế Công v1.0015108208 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được phần cơ sở lí luận của nghiên cứu. • Xây dựng được cách thức tìm các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu • Hình thành được phương pháp xây dựng cơ sở lí luận. • Tìm hiểu được cách thức xây dựng khung lí thuyết của đề tài nghiên cứu. 3 v1.0015108208 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, người học cần có những kiến thức cơ bản của các môn học sau: • Kiến thức của giai đoạn học phổ thông như: lịch sử, văn học, toán học, địa lí... • Kiến thức về xác suất và thống kê toán; • Các kiến thức và kĩ năng cơ bản về tin học văn phòng. 4 v1.0015108208 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu là bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo trước lúc nghe giảng, trước lúc thực hành. • Nghe và đọc thêm các thông tin mới trên các phương tiện thông tin truyền thông, sách báo, tạp chí chuyên ngành. • Thảo luận với sinh viên và giáo viên trên diễn đàn và thông qua hệ thống H2472. 5 v1.0015108208 CẤU TRÚC NỘI DUNG 6 Khái niệm và vai trò của cơ sở lí luận3.1 Các nguồn tài liệu nghiên cứu3.2 Phương pháp xây dựng cơ sở lí luận3.3 Xây dựng khung lí thuyết của đề tài3.3 v1.0015108208 3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ LÍ LUẬN 7 3.1.1. Khái niệm cơ sở lí luận 3.1.2. Vai trò của cơ sở lí luận v1.0015108208 3.1.1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÍ LUẬN 8 Cơ sở lí luận Là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó. Là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện. v1.0015108208 3.1.2. VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ LÍ LUẬN 9 Việc nghiên cứu cơ sở lí luận phù hợp sẽ giúp nhà nghiên cứu Có ý tưởng khi xây dựng câu hỏi nghiên cứu. Tìm hiểu xem có nhà nghiên cứu nào đã từng thực hiện nghiên cứu tương tự chưa. Quyết định phương pháp nghiên cứu. Thu thập thông tin giúp viết báo cáo dễ dàng hơn. Hiểu biết nhiều hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu. v1.0015108208 3.2. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Các tài liệu chung: Có rất nhiều sách vở liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có thể tìm được bằng cách tìm theo chủ đề hoặc từ khóa. • Bách khoa toàn thư; • Sách thống kê; • Báo cáo hàng năm; • Danh mục tài liệu tham khảo; • Tóm tắt và index; • Báo chí (tạp chí chuyên ngành, báo thường); • Nguồn điện tử. 10 v1.0015108208 3.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 11 3.3.1. Lưu nhật kí nghiên cứu 3.3.2. Xây dựng danh mục tài liệu đã đọc 3.3.3. Ghi tóm tắt các công trình nghiên cứu v1.0015108208 3.3.1. LƯU NHẬT KÍ NGHIÊN CỨU • Nhà nghiên cứu cần lưu nhật ký để ghi lại tiến độ công việc bao gồm cả những việc đã làm thành công và chưa thành công. • Cần sử dụng một cuốn sổ (không nên chỉ viết ra giấy). • Một vài trang đầu ghi tóm tắt đề cương. • Mỗi tờ dành cho 1 tuần trong đó 1 trang ghi công việc đã thực hiện và 1 trang ghi nhận xét. 12 v1.0015108208 3.3.2. XÂY DỰNG DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ ĐỌC 13 Nhà nghiên cứu cần ghi thông tin cụ thể về tài liệu đã đọc để sau này có thể quay lại nghiên cứu khi cần và trích dẫn theo đúng quy định quốc tế. Thông tin bao gồm: chủ đề, tên tài liệu, tác giả (đầy đủ), tên sách/ tạp chí, nhà xuất bản, thời gian xuất bản, số tập, trang, nhận xét. v1.0015108208 3.3.3. GHI TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 14 Khi đọc tài liệu, nhà nghiên cứu có thể Ghi chú lại nhận xét. Đánh dấu phần đọc được cẩn thận để viết đề cương hay báo cáo sau này. v1.0015108208 3.4. XÂY DỰNG KHUNG LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 15 3.4.1. Khái niệm khung lí thuyết 3.4.2. Ý nghĩa của khung lí thuyết 3.4.3. Nguồn tài liệu xây dựng khung lí thuyết 3.4.4. Quy trình thực hiện khung lí thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu v1.0015108208 3.4.1. KHÁI NIỆM KHUNG LÍ THUYẾT • Là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó. • Là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện. 16 v1.0015108208 3.4.2. Ý NGHĨA CỦA KHUNG LÍ THUYẾT 17 Xác định vấn đề nghiên cứu. Xây dựng nền tảng lí thuyết cho mô hình. Chọn lựa phương pháp. So sánh kết quả. v1.0015108208 3.4.3. NGUỒN TÀI LIỆU XÂY DỰNG KHUNG LÍ THUYẾT • Tạp chí khoa học hàn lâm chuyên ngành. • Sách nghiên cứu. • Các luận văn, luận án trong ngành. • Kỉ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành. • Một số lưu ý:  Tổng quan tài liệu và cơ sở lí thuyết không phải là một “bản danh sách” miêu tả những tài liệu, lí thuyết có sẵn hoặc tập hợp các kết luận.  Tổng quan tài liệu và cơ sở lí thuyết phải là sự đánh giá có mục đích của những thông tin có tính chất tham khảo.  Tổng quan tài liệu và cơ sở lí thuyết sẽ thể hiện kĩ năng của người làm nghiên cứu về tìm kiếm tài liệu và đánh giá vấn đề. 18 v1.0015108208 3.4.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHUNG LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU • Xác định chủ đề quan tâm: là nội dung đề cập chính xuyên suốt đề tài, thường được thể hiện ở tên của đề tài nghiên cứu. • Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu: là các mục tiêu lớn, bao quát được chủ đề nghiên cứu của đề tài. • Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ: Không phải chọn tất cả các tài liệu đã có mà cần có tiêu chuẩn cụ thể. • Liệt kê và thu thập tài liệu liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu: Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu giữ những tài liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ: sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp). • Liệt kê và thu thập tài liệu liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu: Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu giữ những tài liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ: sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp). • Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu. • Tóm tắt các tài liệu: Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn, ghi chép những nội dung liên quan và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân. 19 v1.0015108208 3.4.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHUNG LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 20 Lưu ý: Một ghi chép tóm tắt tốt phải gồm các điểm sau Ghi chú các vấn đề được nhấn mạnh. Nói rõ mục đích trung tâm hay trọng điểm của nghiên cứu. Ghi ngắn gọn thông tin về mẫu, tổng thể và người tham gia. Tổng quan các kết quả chính liên quan đến nghiên cứu. Chỉ rõ các thiếu sót/sai lầm (về lí thuyết/phương pháp luận). v1.0015108208 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 21 Những nội dung chúng ta đã được nghiên cứu trong bài này bao gồm: • Khái niệm, vai trò cơ sở lí luận của nghiên cứu; • Các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu; • Phương pháp xây dựng cơ sở lí luận; • Cách thức xây dựng khung lí thuyết của đề tài nghiên cứu.