Bài giảng Quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (tiếp)

Cơsởpháplý: - Nghịđịnh 64/2001/CP 20/09/2001 về hoạt độngthanh toán quacác tổ chức cungứng dịchvụthanhtoánthaychoNghịđịnh91/CP ngày25/11/1993 - QĐ30/2006/QĐ- NHNNngày11tháng 7 năm2006vềcungứngvàsử dụngsec, luật côngcụchuyểnnhượng

pdf63 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 1 • QUAN HỆ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 2 05/04/2014 2 Cơ sở pháp lý: - Nghị định 64/2001/CP 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho Nghị định 91/CP ngày 25/11/ 1993 - QĐ 30/2006/QĐ- NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2006 về cung ứng và sử dụng sec, luật công cụ chuyển nhượng 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 3 05/04/2014 3 1. Thanh toán bằng séc 2. Thanh toán bằng UNC 3. Thanh toán bằng nhờ thu 4. Thanh toán bằng thẻ THANH TOÁN TRONG NƯỚC 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 4 1. Thanh toán bằng séc 1.1 Khái niệm: Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẳn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. Các chủ thể có liên quan đến Séc trong khái niệm trên: – Người ký phát: Là người lập và ký tên trên Séc để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên Séc, (Thường là người mua, người trả tiền). – Người được trả tiền: Là người mà Người ký phát chỉ định có quyền hưởng hoặc chuyển nhượng quyền hưởng số tiền ghi trên Séc. – Người thụ hưởng: Là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó có ghi tên người được trả tiền là chính mình; hoặc không ghi tên người được trả tiền; hoặc ghi cụm từ “trả cho người cầm Séc”; hoặc đã được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình. – Người thực hiện thanh toán: Là Ngân hàng (Kho bạc) nơi người ký phát mở tài khoản. – Người thu hộ: Là Ngân hàng (Kho bạc) nơi người thụ hưởng nộp Séc yêu cầu được thanh toán. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 5 1.2 Quy định chung: – Phạm vi áp dụng: Bên mua và Bên bán có tài khoản cùng một ngân hàng, nếu có tài khoản khác ngân hàng thì phải cùng hệ thống hoặc cùng địa phương. – Thời hạn xuất trình tờ Séc là 30 ngày theo lịch kể từ ngày ký phát. Nếu vì lý do bất khả kháng thì thời hạn xuất trình sẽ được kéo dài hơn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày ký phát. – Đối với tờ Séc xuất trình hợp lệ, người thực hiện thanh toán sẽ phải thanh toán ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, nếu tài khoản người ký phát có đủ tiền thanh toán. – Nghiêm cấm ký phát Séc không đủ khả năng thanh toán (Séc quá số dư): + Vi phạm lần thứ nhất, NH thanh toán gửi thông báo đến người ký phát. + Vi phạm lần thứ hai, NH thanh toán sẽ đình chỉ tạm thời quyền ký phát Séc trong thời hạn 03 tháng và thu hồi lại toàn bộ Séc trắng. + Vi phạm lần thứ ba, NH thanh toán sẽ đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát Séc, thu hồi lại toàn bộ Séc trắng và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 6 • 1. Vi phạm lần thứ nhất • a. Trường hợp tờ séc được xuất trình trong thời hạn thanh toán, nhưng khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc tại người bị ký phát không đủ để chi trả toàn bộ số tiền trên tờ séc thì sau khi lập giấy xác nhận từ chối thanh toán theo quy định, người bị ký phát có trách nhiệm gửi thông báo tới người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả số tiền ghi trên séc; • b. Sau khi trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, người ký phát thông báo cho người bị ký phát về việc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đồng thời gửi kèm theo tờ séc đã được thanh toán. • c. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo từ chối thanh toán tới người ký phát, nếu người bị ký phát không nhận được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc đã được thanh toán như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này của người ký phát, thì người bị ký phát có trách nhiệm đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm, đồng thời thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 7 • 2. Vi phạm lần thứ hai • Người ký phát tái phạm cách lần thứ nhất dưới 12 tháng, nếu trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người bị ký phát, người ký phát thanh toán ngay cho người thụ hưởng và gửi thông báo cho người bị ký phát về việc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền kèm tờ séc đã được thanh toán thì người bị ký phát tạm thời đình chỉ thanh toán séc trong vòng 6 tháng, đồng thời thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về người vi phạm theo những nội dung quy định tại Phụ lục 6 Quy chế này. • Nếu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo từ chối thanh toán đến người ký phát, người bị ký phát không nhận được thông báo thanh toán tờ séc ký phát không đủ khả năng thanh toán kèm tờ séc đã thanh toán của người ký phát thì người bị ký phát đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm và xử lý theo các biện pháp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 8 • 3. Vi phạm lần thứ ba • Trong 12 tháng nếu người ký phát vi phạm 3 lần, thì người bị ký phát đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm và xử lý theo các biện pháp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này. • 4. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu trước khi quyết định cung ứng séc trắng cho người đó. Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm cung cấp những thông tin đã lưu trữ nói trên cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó. • Lãi suất phạt • Lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm áp dụng. Số tiền phạt chậm trả được trả cho người thụ hưởng tờ séc. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 9 • 4. Xử lý séc không đủ khả năng thanh toán • a. Trường hợp khoản tiền mà người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát không đủ để chi trả cho toàn bộ số tiền ghi trên séc, người bị ký phát thông báo cho người ký phát về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán. Thông báo này nêu rõ số séc, ngày ký phát, số tiền ghi trên séc, số tiền thiếu khả năng thanh toán, người thụ hưởng của tờ séc ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó. Việc thông báo này có thể bằng điện thoại, điện tín hoặc một phương tiện thông tin thích hợp khác. Người bị ký phát có quyền thu phí dịch vụ này đối với người ký phát. • Đồng thời, thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán cho người xuất trình séc (bao gồm người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó bằng phương thức thông tin theo thoả thuận giữa hai bên. • b. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu hoặc thông qua người thu hộ yêu cầu người bị ký phát tiến hành một trong hai phương thức sau: • - Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc và trả lại tờ séc cho mình; • - Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc tối đa bằng khoản tiền người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát và lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh toán trên séc 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 10 • Các loại séc thanh toán: Séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc gạch chéo. • - Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “Séc”. Cụm từ này có hiệu lực với bất kỳ người nào thụ hưởng tờ séc. • - Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát; người ký phát hoặc người chuyển nhượng gạch trên séc hai gạch chéo song song. • - Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 11 • . Trường hợp người ký phát séc là người được chủ tài khoản uỷ quyền thì chủ tài khoản phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức với người bị ký phát. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 12 1.3 Quy trình thanh toán: 1.3.1 Đối với Séc thông thường: a) Khái niệm: Là tờ Séc mà cơ sở đảm bảo thanh toán của nó chỉ là số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của người phát hành. b) Đặc điểm: – Chỉ sử dụng khi người thụ hưởng tín nhiệm đối với người ký phát. – Trường hợp nhận phải tờ Séc quá số dư, người thực hiện thanh toán sẽ lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán gửi cho người thụ hưởng. Người thụ hửơng gửi Thông báo truy đòi kèm bản sao Giấy xác nhận từ chối thanh toán gửi cho người ký phát số tiền bao gồm: + Số tiền bị từ chối thanh toán của tờ Séc. + Lãi phạt chậm trả (= Số tiền chậm trả × Số ngày chậm trả × Lãi suất phạt) + Chi phí liên quan đến việc truy đòi. – Theo yêu cầu của người thụ hưởng đối với Séc quá số dư, người thực hiện thanh toán có nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi số dư hiện có trên tài khoản của người ký phát (phải có chứng từ biên nhận). – Hạch toán theo nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 13 c1) Trường hợp người ký phát và người thụ hưởng Séc có tài khoản cùng Ngân hàng: c2) Trường hợp người ký phát và người thụ hưởng mở TK tại 2 ngân hàng: 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 15 1.3.2 Séc được Ngân hàng bảo chi (Séc bảo chi) a) Khái niệm: Là tờ séc đã được Ngân hàng đảm bảo bằng chính tiền gửi của người ký phát dưới hình thức Ký quỹ trước khi trao tờ séc cho người thụ hưởng. b) Đặc điểm: – Sử dụng khi người thụ hưởng không tín nhiệm đối với người ký phát Séc. – Người ký phát Séc phải ký quỹ tại NH nơi mở tài khoản để được bảo chi Séc. Tiền gửi này không được hưởng lãi. – Séc bảo chi được hạch toán Có trước Nợ sau. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 16 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 17 1.3.3 Séc chuyển tiền: - Séc chuyển tiền là loại séc do ngân hàng hoặc kho bạc phát hành và giao cho khách hàng để họ lĩnh tiền ở một ngân hàng hay kho bạc tại một địa phương khác. – Séc chuyển tiền có thời hạn hiệu lực là 30 ngày kể từ ngày ngân hàng ký phát hành séc. – Séc chuyển tiền có thể được dùng để lấy tiền mặt hoặc thanh toán bằng chuyển khoản tại ngân hàng trả tiền như đã ghi trên séc chuyển tiền. – Séc chuyển tiền chỉ được sử dụng trong trường hợp ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng trả tiền cùng hệ thống, khác địa phương. – Thủ tục và sơ đồ luân chuyển chứng từ như sau: ( ) 4 ( 2 ) 2b Đơn vị chuyển tiền Đại diện của đơn vị chuyển tiền Ngân hàng phát hành séc chuyển tiền Ngân hàng trả tiền 3 ( ) 5) ( a ( ))( 1 ) 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 19 - Chuyển nhượng séc 1. Tờ séc được ký chuyển nhượng thì tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng. Một giao dịch chuyển nhượng nào mà không phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng liền trước, thì dãy chữ ký chuyển nhượng đó là không liên tục. 3. Người thụ hưởng tờ séc đã qua ký chuyển nhượng là người cuối cùng được chuyển nhượng trong dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục như quy định tại Khoản 1 Điều này. - Nhờ thu séc 1. Để được thanh toán số tiền trên séc, người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng ký chuyển nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thoả thuận giữa hai bên. Người thu hộ được quyền quyết định việc chi trả ngay cho người ký chuyển nhượng để nhờ thu, hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ người bị ký phát, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền trên séc trong trường hợp séc không được thanh toán. 2. Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định, người thu hộ có quyền chuyển giao tiếp séc đó cho người thu hộ khác là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà mình có quan hệ đại lý theo thoả thuận giữa hai bên để người thu hộ này xuất trình tờ séc. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 20 BẢO ĐẢM THANH TOÁN SÉC - Bảo chi séc - Bảo lãnh séc Bảo lãnh séc là việc người thứ 3 (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tờ séc. Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát. Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát và những người có trách nhiệm với người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 21 2.Thanh toán bằng lệnh chi - Ủy nhiệm chi (UNC) 2.1 Khái niệm: UNC là lệnh chi liền của chủ tài khoản lập theo mẫu in sẵn, yêu cầu Ngân hàng, kho bạc Nhà Nước phục vụ (nơi mở tài khoản) trích tiền của mình để trả cho người thụ hưởng hoặc đưa vào một tài khoản khác của chính mình. 2.2 Quy định chung: – UNC được sử dụng để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ trong mọi trường hợp: Bên mua và bên bán có tài khoản cùng hoặc khác ngân hàng, cùng hoặc khác địa phương. – Khi có nhu cầu chi trả, chủ tài khoản phải lập các liên UNC ghi đầy đủ các yếu tố và ghi rõ mục đích chi để làm gì. – Trường hợp chủ tài khoản lập UNC có số tiền lớn hơn số dư tiền gửi, nếu không nộp tiền hoặc vay ngân hàng, thì ngân hàng sẽ trả UNC lại cho khách hàng. – Nếu UNC hợp lệ, ngân hàng phải thực hiện lệnh chi ngay trong ngày làm việc. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 22 a) Đơn vị mua và đơn vị bán có tài khoản ở cùng một Ngân hàng: Ngân hàng ( ) ( ( ) 2 Bên bán Bên mua 1 4) 3 ( ) b) Đơn vị mua và đơn vị bán có TK ở 2 Ngân hàng khác nhau : Đơn vị mua Đơn vị bán 1 NH phục vụ Đ/V mua NH phục vụ bên bán (2) (3) 4 (5) 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 24 Chuyển tiền cá nhân 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 25 3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) 3.1 Khái niệm: UNT là chứng từ do người thụ hưởng (người bán) lập và nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để nhờ Ngân hàng thu hộ tiền, hàng đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng cho người mua trên cơ sở hợp đồng ký kết và được thỏa thuận thanh toán bằng UNT. 3.2 Một số quy định: – Phạm vi áp dụng tương tự như UNC. – UNT phải được lập theo mẫu in sẳn của ngân hàng. – Nguyên tắc thanh toán là nhờ thu không cần chấp nhận. – Bên mua và bán phải ký hợp đồng kinh tế và thông báo cho NH sẽ thanh toán bằng UNT. – Trường hợp khi UNT đến ngân hàng bên mua mà tài khoản người mua không đủ tiền để trả, thì Ngân hàng ghi vào sổ theo dõi, khi tài khoản tiền gởi của đơn vị mua có đủ tiền để thanh toán thì tiến hành trích tài khoản để thanh toán và tính lãi phạt chậm trả theo số tiền sau: Lãi phạt chậm trả=Số tiền trên UNT × Số ngày chậm trả × LS phạt Số tiền phạt chậm trả đơn vị bán được hưởng. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 26 a) Trường hợp bên mua và bán có TK ở cùng một NH: • b) Trường hợp khách hàng mua và bán mở TK ở 2 ngân hàng khác nhau : Đơn vị bán Đơn vị mua (1) NH phục vụ Đ/V bán NH bên mua (2) (3) (3) (4) (5) 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 28 4. Thanh toán bằng thư tín dụng 4.1 Khái niệm: • Thư tín dụng là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán, yêu cầu ngân hàng bên bán trả tiền theo các chứng từ của người bán về số hàng hóa đã giao hay lao vụ đã cung ứng cho người mua theo đúng các điều kiện của người mua đã ghi trong thư tín dụng. 4.2 Quy định chung: • – Thư tín dụng thanh toán trong nước được áp dụng để thanh toán tiền vật tư hàng hóa, lao vụ giữa 2 đơn vị mua và bán ở - Ngân hàng cùng hệ thống khác địa phương. • – Việc mua bán không thường xuyên và 2 đơn vị thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế áp dụng thanh toán theo thư tín dụng; Bên mua và bên bán không tín nhiệm lẫn nhau. • – Mỗi thư tín dụng được mở cho một đơn vị bán, giá trị tối thiểu là 10.000.000 VND. • – Thời hạn hiệu lực thư tín dụng: Là 3 tháng kể từ ngày mở. Chỉ có giá trị thanh toán một lần. • 4.3 Quy trình thanh toán thư tín dụng 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 29 Ñôn vò mua Ñôn vò baùn Ngaân haøng phuïc vuï ñôn vò mua Ngaân haøng phuïc vuï ñôn vò baùn 4 5 31 2 7 68 b) Quy trình thanh toán thư tín dụng 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 30 THẺ NGÂN HÀNG (BANK CARD) 1 - Khái niệm Thẻ Ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị và cá nhân, để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ... hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay tại các quầy trả tiền tự động (A.T.M.) 2.- Các loại thẻ Ngân hàng 2.1- Thẻ thanh toán (Payment Card) Khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị bằng số tiền trên tài khoản đó để thanh toán. 2.2- Thẻ tín dụng (Credit Card) Khách hàng sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng sẽ được ngân hàng cấp cho một thẻ tín dụng với một "Hạn mức tín dụng" được ghi vào bộ nhớ của thẻ để thanh toán với người bán. Sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ gốc cho ngân hàng phát hành thẻ trong thời gian quy định. Nếu như trễ hạn thì phải trả lãi cho ngân hàng. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 31 3. Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán Ngân hàng phát hành thẻ: NH phát hành thẻ là ngân hàng thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, mật mã, ký hiệu... cho các loại thẻ thanh toán để đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng thẻ. Sau đó cung cấp hoặc bán thẻ cho khách hàng vâ chịu trách nhiệm thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho người bán bầng thẻ thanh toán. - Người sử dụng thẻ thanh toán (người sở hữu thẻ). Đó là các công ty, xí nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán. Người sử dụng thẻ phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ. - Người chấp nhận thanh toán thẻ là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người sử dụng thẻ - nói chung đó là người bán – người cung cấp dịch vụ. Người chấp nhận thanh toán thẻ thanh toán sẽ được ngân hàng phát hành thẻ trang bị một máy chuyên đùng để kiểm tra, đọc thẻ và lập hóa đơn thanh toán nhằm đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác và an toàn. (Người chấp nhận cũng (có thể) phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ). - Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ thực hiện việc thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi người này nộp biên lai thanh toán vào ngân hàng hoặc trả tiền (rút tiền) cho người sử dụng thẻ khi có yêu cầu. 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 32 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 33 05/04/2014 33 I. Các phương tiện thanh toán quốc tế 1. Hối phiếu Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft) là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của một người (xuất khẩu) cho một người (nhập khẩu) yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi qui định trong hối phiếu hoặc theo lệnh của người này hay trả cho người cầm hối phiếu tại một địa diểm nhất định. THANH TOÁN QUỐC TẾ 4/5/2014 PGS. TS Tran Huy Hoang 34 05/04/2014 34 2. Lệnh phiếu Lệnh phiếu (Promissory Note) là lời hứa bằng văn bản do một người (người mua hàng trả chậm, người nhập khẩu) ký phát trao cho người khác (người bán hàng trả chậm, người xuất khẩu..) để cam kết rằng: đến một thời hạn xác định hoặc đến mộ