Bài giảng Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

Nguồn nước có ở khắp nơi. Trong tự nhiên thường thấy các loại hình thuỷ vực khác nhau sau đây: Nước chảy: sông, suối, kênh mương, ruộng bậc thang . Nước tĩnh: ao, chuôm, hồ, đầm . Có nước tất yếu cố động vật thủy sinh. Và quân với dân như cá tôm với nước Tuy nhiên nước là hệ ST phức tạp, dễ biến đổi Khác nhau cơ bản giữa nước Mặn và Ngọt

pdf43 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5204 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý chất lượng nước trong NTTS 1. Tầm quan trọng của Quản lý Chất lượng nước trong NTTS. 2. Các thông số Môi trường nước cần thiết phải quan tâm trong NTTS. 3. Phương pháp quản lý các thông số Chất lượng nước trong NTTS: Nhiệt độ, pH, Độ trong, NO2, NO3, NH3-NH4, PO4, COD, BOD, H2S. 4. Quản lý Chất lượng nước trong các phương thức nuôi, loài nuôi, công nghệ nuôi khác nhau. 5. Kỹ thuật phân chất lượng nước trong phòng thí nghiệm 6. Đi thực tế thăm mô hình quản lý nước bằng công nghệ hệ lọc sinh học ở Hải Dương, Nam định, Thanh hoá, Hải phòng và Nghệ An. CÁC HỌC PHẦN CHÍNH ) Nguồn nước có ở khắp nơi... ) Trong tự nhiên thường thấy các loại hình thuỷ vực khác nhau sau đây: )Nước chảy: sông, suối, kênh mương, ruộng bậc thang ... )Nước tĩnh: ao, chuôm, hồ, đầm ... ) Có nước tất yếu cố động vật thủy sinh... ) Và quân với dân như cá tôm với nước ) Tuy nhiên nước là hệ ST phức tạp, dễ biến đổi Æ ) Khác nhau cơ bản giữa nước Mặn và Ngọt Phần 1: Tầm quan trọng .... Phần 2: Các thông số Môi trường ... 1. Mầu sắc. Các yếu tố gây nên mầu nước gồm: • Chất hoà tan có mầu: như mầu vàng nâu đỏ của hợp chất sắt từ đất ngấm ra • Các chất vẩn cặn : cát, phù sa, keo đất,... làm nước đục mầu đất. • Sinh vật phù du : chủ yếu là các tảo phù du • Các chất mùn bã hữu cơ: thường gây cho nước có mầu đen và mùi thối. Kinh nghiệm nuôi cá yêu cầu chăm bón cho ao có mầu nước xanh lá chuối non (màu của tảo lục chiếm ưu thế ) là tốt nhất. Phần 2: Các thông số Môi trường ... • Phương pháp quan sát màu nước 2. Độ trong • Xác định độ trong, để đánh giá cân đối giữa 2 yêu cầu: Tảo phù du và bức xạ ánh sáng mặt trời. • Ao nuôi cá có mật độ tảo trên 2 triệu ct/lit độ trong thường thấp (10 - 40 cm). Thuỷ vực tự nhiên mật độ tảo dưới 1 triệu ct/lit, nếu không bị đục bởi keo đất, phù sa thì độ trong thường rất lớn ( > 100 cm). • Dụng cụ đo độ trong thông dụng là đĩa đo độ trong (Còn gọi là đĩa Setxi) • Độ trong thích hợp cho ao nuôi cá từ 20 – 30oc Phần 2: Các thông số Môi trường ... • Đĩa đo độ trong 3. Nhiệt độ nước • Chủ yếu từ ánh sáng mặt trời. Quy luật biến động nhiệt độ nước theo ngày đêm và theo mùa rõ rệt. • Do lưu giữ nhiệt lớn, nên dao động nhiệt độ của nước bao giờ cũng thấp hơn không khí trong cùng điều kiệnÆ tốt do đvts là động vật biến nhiệt • Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hầu hết thuỷ sinh vật ở Việt Nam trong khoảng 20 - 30 oC. • Dụng cụ để xác định nhiệt độ là nhiệt kế Phần 2: Các thông số Môi trường ... 4. Độ pH • Để đặc trưng cho mức độ diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH" • Độ pH của các dung dịch nước biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo các thuộc tính như sau : • Độ pH phù hợp cho NTTS từ 6,5 đến 8,5 (cá nước ngọt tốt nhất 7,0 – 8,0) Kiềm mạnhkiềm yếu Trung tính axit yếuAxit mạnh 1413121110987654321 Phần 2: Các thông số Môi trường ... * Nguồn gốc gây nên tính a-xit (pH < 7) của môi trường nước ¾ Do nền đất, đất sét có nhiều ô-xit nhôm, đất đồi đỏ nâu có nhiều ô-xit sắt. ¾ Những ao mới đào hoặc quá trình cải tạo đào sâu xuống tầng đất sinh phèn (do sú vẹt chết tạo thành), ¾ Sự tích đọng mùn bã hữu cơ. ¾ * Nguồn gốc gây nên tính kiềm (pH > 7) của môi trường nước ¾ Do tác động của con người, trong quá trình sử dụng vôi để bón cho ao. ¾ Do nguồn nước chảy qua khu hệ núi đá vôi Ngoài các nguồn gốc trên, độ pH của môi trường bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Phần 2: Các thông số Môi trường ... 5. Oxy hoà tan (DO) Có hai nguồn bổ sung Oxy vào môi trường nước: • Từ không khí (hiện tượng khuyếch tán) • Do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nước. + Sự quang hợp của thực vật thủy sinh có vai trò rất lớn, chuyển hoá khí độc CO2 thành O2 , chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành các dạng năng lượng dự trữ của vật chất hữu cơ, tạo sinh khối cho vùng nước. ánh sáng CO2 + H2O Chất hữu cơ của tảo + O2 Diệp lục tố + Sự quang hợp của tảo gây ra quy luật biến động ngày đêm của Oxy trong vùng nước: Oxy thấp nhất lúc sáng sớm (4 - 5 giờ) và cao nhất vào khoảng 2 giờ chiều. + Chăm bón duy trì mật độ tảo phù du từ 2 - 5 triệu cá thể /lit, không những làm giầu dinh dưỡng cho ao mà còn tạo ra cơ chế sản xuất Oxy ngay trong vùng nước, giúp tôm cá phát triển tốt, khoẻ mạnh. Phần 2: Các thông số Môi trường ... * Lượng Oxy thích hợp • Hàm lượng Oxy thích hợp cho nuôi cá, tôm phải > 3,0 mg/l. * Những yếu tố gây tiêu hao Oxy trong vùng nước • Sự hô hấp của thuỷ sinh vật • Quá trình phân huỷ mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác động thực vật thối rữa,... • Chế độ bón phân, cho ăn cần được kiểm tra bằng chỉ tiêu Oxy thường xuyên, tránh cho tôm cá bị thiếu Oxy và nổi đầu vào ban đêm và sáng sớm. • Dấu hiệu khi thiếu oxy trong ao nuôi.... • Khắc phục: Thay nước sạch, hoặc sử dụng các biện pháp làm thoáng khí, sục khí... 6. Khí độc Hydrosunfure ( H2S ) ª H2S trong nước chủ yếu do sự thối rữa của xác chết động thực vật. Bùn đáy ao quá bẩn khi phân huỷ yếm khí (tức là thiếu Oxy). Bùn đáy vùng đầm lầy luôn có mặt H2S. ª Cách loại trừ H2S: làm thoáng khí nước ao, vét bỏ bùn thối, thay nước sạch Phần 2: Các thông số Môi trường ... Phần 2: Các thông số Môi trường ... 7. Amôniắc (NH3) Là sản phẩm của: o Chất thải và sự bài tiết của Tôm, cá o Sự phân giải vật chất hữu cơ bởi Vi khuẩn, o NH3 độc tăng lên tương ứng với sự tăng nhiệt độ và pH. NH3 phù hợp < 0,1mg/l) )Biện pháp phòng tránh và loại trừ NH3: o Giới hạn thức ăn, tỷ lệ phân bón cho ao nuôi, không bón tập chung một chỗ quá nhiều. o Điều chỉnh pH nước < 8,0, và nhiệt độ < 32oC. o Làm thoáng khí ao nuôi 8. Độ Kiềm (Alkalinity) và Độ Cứng (Hard) ) Độ kiềm biểu thị bằng mg CaCO3/l, (chỉ nồng độ ion HCO3-, CO32-, OH-). Độ cứn chỉ nồng độ của ion Ca2+ và Mg2+). ) Độ kiềm đặc trưng cho tính ổn định của nước khi có tác động của axit và kiềm, của các muốI kim loại nặng ) Môi trường nước có độ kiềm cao sẽ làm giảm bớt sự thay đổI của pH. Nước biển thường có độ kiềm cao. ) Độ kiềm giảm thấp vì ª Độ mặn nước ao thấp ª Đất phèn ª Thay nước ít ª Thực vật phù du phát triển dàyCác ao nuôi có hàm lượng kiềm, độ cứng cao thường cho năng suất cao hơn. ) Muốn tăng độ kiềm trong nước ao, quá trình nuôi cần bón thêm đá vôi (CaCO3). Phần 2: Các thông số Môi trường ... 9. Các dạng Đạm (Nitơ) (Đạm tổng số = NH4 + NH3 + NO3- (nitrat) + NO2- (nitrit). Trong đó NH3, NO2 gây độc, hai dạng còn lại không độc và dễ dàng được thực vật hấp thụ. (Đạm Amôni (NH4+) NH4 trong nước tự nhiên thấp, nhỏ hơn 0,5 mg/l. Các vùng nước nuôi tôm, cá được chăm bón NH4 biến động trong khoảng 0 - 6,0 mg/l. Nguồn nước có hàm lượng NH4 đạt 3,0 mg/l là giầu dinh dưỡng, lớn hơn 4,0 mg/l môi trường bị nhiễm bẩn. Phần 2: Các thông số Môi trường ... ( Nitrite (NO2) • Nitrite vừa là sản phẩm của quá trình Nitrate hóa và phản Nitrate hóa, NO2 gây độc cho tôm cá, • Nitrite cao phản ánh tình trạng nước xấu, thiếu oxy và nhiễm bẩn. Nitrite gây độc với các động vật nuôi thủy sản ngay cả ở các hàm lượng thấp (0,1 ppm). * Biện pháp phòng tránh và loại trừ NO2 9 Thức ăn, phân bón phù hợp cho ao nuôi. 9 Thay, thêm nước mới, sạch vào ao nuôi. 9 Điều chỉnh pH và nhiệt độ nước. 9 Duy trì ổn định độ kiềm, độ cứng trong ao nuôi. ( Nitrate (NO3) • Nitrate là sản phẩm cuối cùng trong quá trình ôxy hóa amonia. • Nitrate không độc đối với tôm, cá. Nồng độ có thể 3,0 mg/L. Phần 2: Các thông số Môi trường ... Ammonia NH4 & NH3 Peptides Amino acids Phân thải Thức ăn thừaTôm, cá Nước tiểu Urê Thức ăn Thực vật Thủy sinh Tảo Nitrate (NO3) Nitrite (NO2) Phần 2: Các thông số Môi trường ... 10. Lân PO43- (Phôt phat) • Hợp chất lân hoà tan trong nước chủ yếu dưới dạng các muối phôt phat (PO43- , HPO42- , H2PO4- ),chúng ta thường xác định dưới dạng PO43- . • Nguồn gốc ngấm ra từ đất, từ sự phân huỷ mùn bã hữu cơ, do con người. • Biến động PO4 trong nước thiên nhiên từ 0 - 1,0 mg/l, Vùng nước nuôi cá được chăm bón có thể có cao hơn nhiều. • PO4 thích hợp cho nuôi cá khoảng 0,5 mg/l. Phần 2: Các thông số Môi trường ... 11. Chất hữu cơ - Độ tiêu hao Oxy ) Nước có nhiều chất hữu cơ (do tích đọng mùn bã, phân chuồng, thức ăn thừa, dùng nước thải quá đặc...) thường có mầu đen và mùi thối. ) COD, BOD tính theo miligam Oxy trên lít. ) COD cho nuôi cá 10 – 20, BOD 5 - 10 mgO2 /l. * Các biện pháp khắc phục: ªNgừng bón phân, cho thức ăn. ªThêm, thay nước sạch, ªDùng các biện pháp làm thoáng khí Phần 2: Các thông số Môi trường ... 12. Sắt tổng số ( Fe2+ & Fe3+ ) ¾Vùng trung du đất đỏ (đất đá ong) chứa nhiều sắt FeO, Fe2O3, vùng đất bãi phèn cửa sông ven biển chứa nhiều FeSO4. Và ngay trong nhiều loại đất thịt, Oxit Sắt cũng là một thành phần tạo mầu. ¾Tác hại đặc biệt đối với tôm nuôi... ¾Các biện pháp làm giảm sắt: Làm thoáng khí, tạo điều kiện để Oxy tác dụng với sắt thành các chất kết tủa lắng xuống đáy, hoặc bón vôi cũng tạo kết tủa sắt lắng xuống đáy ao. ¾Dạng tồn tại phụ thuộc pH, DO Phần 2: Các thông số Môi trường ... 12. Sinh vật phù du, Vi khuẩn, VR, kí sinh trùng * Thực vật phù du (tảo) • Có ảnh hưởng có lợi trong ao, không có lợi... • Khi hàm lượng ôxy trong ao giảm do thực vật phù du chết cần phải áp dụng ngay các biện pháp làm thoáng khí hoặc phải thay nước sạch ngay. * Động vật phù du • Biến động lệch pha với TVPD (chậm pha) • Có thể gây hại, đặc biệt cho động vật TS nhỏ * Vi khuẩn, VR, kí sinh trùng: luôn tồn tại Phần 2: Các thông số Môi trường ... Phần 3: Phương pháp quản lý tổng hợp các thông sốMT... ™ Nguyên lý quản lí tổng hợp: Tương tác Mầm bệnh, Vật nuôi, MT ™ Yếu tố đầu vào: Dinh dưỡng, nhóm các yếu tố thủy sinh ™ Yếu tố nền gây ảnh hưởng: nhiệt độ, pH, DO ™ Ảnh hưởng chi phối của các yếu tố nền đến: NO2, NO3, NH3, NH4, PO4, COD, BOD, H2S. ™ Sự phân tầng nhiệt độ. 1 Môi trường 3 Vật chủ (cá tôm) 2 Mầm bệnh Phần 3: Phương pháp quản lý tổng hợp các thông sốMT... Phần 3: Quản lý MT nước trong công nghệ nuôi khác nhau... ™ Trong ao đầm nuôi, (quảng canh, bán thâm canh, và thâm canh), lồng bè. ™ Hệ thống bể/kênh liên hoàn ™ Công nghệ nuôi khép kín (hệ thống bể) sử dụng lọc sinh học Thông khí Hệ lọc Bể nuôi Bể chuyển Bể lọc thô 2. Các trở ngại trong quản lý chất lượng nước * Loại thứ nhất • Do vị trí địa lý, do nền đất của vùng nước…: + Nguồn nước cấp bị đục bởi keo đất. + Đào ao trên nền đất sét hoặc đất đỏ nâu làm nước ao có tính axit. + Tẩy vôi quá nhiều làm nước ao có tính kiềm. + Do nồng độ cao của sắt trong nguồn nước cấp. * Loại thứ hai „ Do tích đọng chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của cá trong quá trình quá trình nuôi, làm môi trường bị bẩn và độc hại. * Loại thứ ba „ Do sự thâm nhập các chất bẩn, chất độc hại từ xung quanh vào ao. Nhiều khi các trở ngại này không đơn giản, và rất khó giải quyết. Những vấn đề cần làm trong quản lý chất lượng nước • Xây dựng ao phải thuận tiện nguồn nước sạch, nền đất không bị thẩm lậu và không bị ảnh hưởng của đất chua hoặc đất phèn. • Bón vôi để diệt tạp, khử trùng trong tẩy dọn ao. • Bón phân hữu cơ và phân vô cơ hợp lý. • Áp dụng các biện pháp làm thoáng khí và luân chuyển nước ao. Cần thiết phải thay nước sạch với mức độ phù hợp cho ao. )Kiểm soát sự phát triển của sinh vật phù du (tảo). )Xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh. )Nuôi nước chảy, điều tiết lưu tốc dòng chảy qua ao, hạn chế sự thâm nhập của địch hại và các yếu tố có hại, tránh thất thoát dinh dưỡng và vật nuôi. )Nuôi lồng bè, mật độ lồng trên mặt sông , mặt hồ hợp lý tránh gây ô nhiễm môi trường. )Nuôi ven biển, cần có nguồn nước chủ động (ao chứa) và chủ động điều chỉnh độ muối. Tiêu chuẩn chất lượng nước NTTS (nuôi cá nước ngọt) <0,02mg/lH2S15 5 – 10mg/lBOD14 10 – 20mg/lCOD13 80-120Độ kiềm12 5 - 10oHĐộ cứng11 0,3mg/lSắt tổng số10 0,5mg/lPO49 <0,25mg/lNO28 <0,1mg/lNH37 0,5 –1,0mg/lNH46 >3,0mg/lDO5 7,0 – 8,0Độ pH4 Xanh nõn chuốimg/lMầu nước3 25 – 40cmĐộ trong2 25 – 32oCNhiệt độ nước1 Giá trịĐơn vịChỉ tiêu môi trườngStt BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI Bón vôi khử trùng, diệt tạp khi cải tạo ao • Bón vôi diệt tạp, khử trùng, trung hoà độ chua của đất và tạo hệ đệm pH theo các bảng tính sẵn • Các loại vôi sử dụng: CaCO3, hoặc Dolomite CaMg(CO3)2, Ca(OH)2, CaO. Lượng vôi cần bón (kg/ha ) cho ao phụ thuộc vào độ pH của đất đáy ao (Theo Công ty CP, 2002). --120010004,00 1500150010007505,00 100010007005006,00 500500--7,00 Dolomite CaMg(CO3)2 Đá vôi CaCO3 Vôi tôi Ca(OH)2 Vôi nung CaO pH đất đáy ao • Thời gian bón: Nên bón vôi vài ngày trước khi lấy nước vào ao và trước khi bón phân, vì bón vôi làm giảm bớt CO2 và loại bỏ PO4 khỏi tầng nước, • Saponine (là một hợp chất hữu cơ thiên nhiên, thành phần có độc tố nhóm Cyanua) có thể được dùng để diệt cá tạp và cá dữ khi cải tạo ao rất tốt. • Sử dụng Na2S203 để trung hòa chlorine và làm sạch ozone trong nước. Cũng có thể sử dụng làm giảm oxygen khi cần thiết, ví dụ trong công nghệ xử lí Nitrate denitrification. Xử lý các chất độc hại phát sinh trong ao nuôi Quá trình nuôi, do tích đọng chất bẩn (phân thải, sản phẩm trao đổi chất, xác sinh vật chết, thức ăn dư thừa), khi phân huỷ yếm khí sinh ra các chất độc như: H2S, NH3 , CO2 , NO2... • Biện pháp xử lý: – Thay nước sạch, làm thoáng khí. – Sử dụng hóa chất: – Các dạng CPSH: Power pack, Eco-marin (Bio-tab),Epicin; BRF2, Ecotreat; Bio BacM; Bio King; BM-ER 123; BM-PR 300N (Mỹ), Bio-1; BIO-2; Aqua bac; Aro-enzyme; Envi-Bacillus; Sanabee plus;Pro-one Aquasafe-50 BKC (Thái Lan), Protexin; Bio-great; Envi-Restorer SAQ (Anh), Environ-AC, Aqualact (Ấn Độ). Bio-Waste, Odorstop (Canada), Water Safe ( Đài Loan) Tác dụng chủ yếu của các loại chế phẩm sinh học • Giảm các độc tố trong ao xuống mức thấp nhất (chủ yếu là NH3, H2S), giảm mùi hôi của nước. • Cải thiện màu nước, ổn định pH • Phân huỷ tối đa các chất hữu cơ, giảm độ nhớt của nước, đề phòng tảo nở hoa và hấp thụ tảo chết trong ao. • Cạnh tranh thức ăn và giảm lượng vi khuẩn có hại trong ao (vibriosis), phòng và giảm thiểu hiện tượng gây bệnh ở tôm nuôi. • Tăng sự hoà tan ôxy trong ao. • Giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, giảm hệ số tiêu thụ thức ăn. • Kích thích hệ miễm dịch, đề kháng bệnh, giảm sốc khi môi trường biến đổi. • Hạn chế sử dụng các hoá chất và thuốc kháng sinh. Giảm thay nước trong quá trình nuôi. Một số chú ý khi sử dụng CPSH • Liều lượng phụ thuộc vào từng điều kiện thổ nhưỡng cụ thể. • Không nên dùng thuốc diệt trùng cùng với chế phẩm sinh học probiotic. • Xem xét thành phần, tác dụng chủ yếu, lựa chọn sử dụng cho phù hợp với phương thức nuôi và mật độ nuôi, không nên sử dụng nhiều loại trong cùng một ao. • Chế phẩm vi sinh có chứa các vi khuẩn hiếu khí, khi sử dụng cần có dụng cụ tăng lượng oxy trong ao đầy đủ mới phát huy tác dụng tối đa. 10 - 500,01 - 0,05NO2, NO3 20 - 2000,02 - 2,00NH3, NH4 500 - 20000,50 - 2,00H2S 200 - 20000,20 - 2,00Sắt tổng số Zeolite (tên khác Daimentin) (kg/ha/tuần) Nồng độ (mg/l) Độc tố Dùng Zeolite, Dolomite (or Diatomite): là nham thạch núi lửa, hỗn hợp của các oxit kim loại, nó có thể hấp thụ các chất độc trong ao nuôi. Liều dùng căn cứ theo hàm lượng các chất độc hại như sau: (hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất) Khử trùng triệt để • Ngoài vôi CaO hoặc Ca(OH)2, còn sử dụng các chất oxy hoá mạnh như Chlorine, Chlorua vôi, KMnO4 ... Khử trùng ao bị bệnh: • Sau khi đã tháo cạn, dùng Chlorine, Chlorua vôi [Ca(OCl)2 ] từ 2 - 3 kg pha với 50 lít nước, phun đều cho 1000 m2 đáy ao lúc sáng sớm. • Hoặc dùng KMnO4 (thuốc tím) 0,5 - 1,0 kg pha trong 50 lít nước, phun 1000 m2 đáy ao lúc chiều tối. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản) Trichlorfon (Dipterex)17 Glycopeptides16 Diethylstibestrol (DES)15 Clenbuterol14 Các Nitroimidazole khác13 Ipronidazole12 Green Malachite (Xanh Malachite)11 Ronidazole10 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)9 Metronidazole8 Dimetridazole7 Dapsone6 Colchicine5 Chlorpromazine4 Chloroform3 Chloramphenicol2 Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng1 Đối tượng áp dụngTên hoá chất, kháng sinhTT Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản) 1000Diflubenzuron17 10Deltamethrin16 50Cypermethrim15 150Colistin14 600Flumepuine13 30Sarafloxacin12 100Oxolinic Acid11 100Ciprofloxacin10 100Enrofloxacin9 300Difloxacin8 100Danofloxacin7 300Oxacillin6 300Dicloxacillin5 300Cloxacillin4 50Benzylpenicillin3 50Ampicillin2 Cơ sở SXKD phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng thuốc trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn cho phép cho từng đối tượng nuôi và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm Dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y cho đông, thực vật thủy sản và lưỡng cư 50Amoxicillin1 Thời gian dừng thuốc trước khi thu hoạch làm thực phẩm Mục đích sử dụng Dư lượng tối đa (ppb)* Tên hoá chất, kháng sinhTT Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản) 15-330Tricaine methanesulfonate34 50Ormetoprim33 50Trimethoprim32 100Sulfonamide (các loại)31 100Tetracycline30 100Oxytetracycline29 100Chlortetracycline28 300Spectinomycin27 500Paromomycin26 500Neomycine25 100Lincomycine34 1000Florfenicol23 100Tylosin22 50Tilmicosin21 200Erythromycine20 100Emamectin19 Cơ sở SXKD phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng thuốc trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn cho phép cho từng đối tượng nuôi và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm Dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y cho đông, thực vật thủy sản và lưỡng cư 500Teflubenzuron18 Thời gian dừng thuốc trước khi thu hoạch làm thực phẩm Mục đích sử dụng Dư lượng tối đa (ppb)* Tên hoá chất, kháng sinhTT Xin cảm ơn!
Tài liệu liên quan