Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong công tác qui hoạch chi tiết đô thị

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

pdf42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong công tác qui hoạch chi tiết đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS.KTS. Lê Trọng Bình 1 HIỆP HỘI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC Ở ĐÔ THỊ BÀI GIẢNG QUẢN LÝ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUI HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ Biên soạn: TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH hµ néi th¸ng 10 n¨m 2009 TS.KTS. Lê Trọng Bình 2 PHẦN A MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUI HOẠCH ĐÔ THỊ 1. Hệ thống văn bản pháp luật về sự tham gia của cộng đồng a) Pháp luật về dân chủ cơ sở: 1. Chỉ thị số 30 CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 2. Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20 tháng 4 năm 2007; 3. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã 4. Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hướng dẫn Điều 11, Điều 14 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn b) Quản lý quy hoạch- kiến trúc 1. Luật XD,Chương II về Quản lý QHXD 2. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng. 3. Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 về quản lý kiến trúc đô thị; 4. Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; 5. Thông tư số 21 /2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn 6. Thông tư số 08 /2007/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2007 Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị 7. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/ 2009 c) Quản lý đầu tư xây dựng 1. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 2. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng TS.KTS. Lê Trọng Bình 3 3. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ- TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng 2. Nội dung tham vấn cộng đồng trong QHĐT Nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng gắn với nội dung của hoạt động QHĐT: - Xây dựng chủ trương ĐT phát triển khu đô thị, dự án ĐTXD; - Xác định đối tượng thực hiện ĐT - Lập, thẩm định phê duyệt QHĐT + Lập Nhiệm vụ, đồ án QHĐT + Thực hiện đồ án QHĐT + Thực hiện ĐTXD theo qui hoạch; + Giám sát kiểm tra thực hiện QHĐT + Điều chỉnh QHĐT + Quản lý công trình, sử dụng đất. + Trật tự vệ sinh môi trường, văn minh đô thị. 3. Thực trạng của hoạt động tham vấn trong công tác QHĐT Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác QHĐT, quy chế dân chủ cơ sở đang từng bước được cụ thể hoá thông qua sự tham gia, tham vấn ý kiến cộng đồng trong một số nội dung. đã đem lai những chuyển biến khả quan: - Có sự chuyển biến trong nhận thức về tham vấn trong QHĐT trong các đối tượng dân cư. Đối với người dân, hoạt động tham vấn bước đầu tạo được sự thay đổi trong cách nghĩ, trong nhận thức về công tác quản lý QHĐT theo phương pháp mới; Ngưới dân có cơ hội tích cực, chủ động tham gia vào toàn bộ quy trình của công tác quy hoạch, từ xây dựng đến giám sát và đánh giá quá trình thực hiện QH tại địa phương mình. Do được thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình đối với những vấn đề của địa phương, nên sự đồng thuận, nhất trí trong dân cao. TS.KTS. Lê Trọng Bình 4 Người dân đánh giá cao phương pháp tham vấn này và mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa vào việc góp ý kiến trong quá trình lập quy hoạch hoạch và các cuộc họp cộng đồng. - Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước về QHĐT hoạt động tham vấn có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể của công tác lập và thực thi QHĐT. Là cơ sở để chỉnh sửa và bổ sung QHĐT sát thực với thực tế và mong muốn của người dân, nhằm đạt tính khả thi cao trong hiện thực. Thông qua hoạt động tham vấn, chủ thể quản lý QHĐT có nhiều nguồn thông tin và cách nhìn tổng thể về phát triển đô thị, khu dân cư. để có các giải pháp tuỳ theo tính cấp bách và cần thiết của từng nhiệm vụ phát triển. - Đối với các doanh nghiệp ĐTXD, hoạt động tham vấn tạo cơ hội để các doanh nghiệp đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị cụ thể tháo gỡ những khó khăn, bức xúc từ thực tiễn hoạt động của mình. Các doanh nghiệp đã có những ý kiến đóng góp có giá trị trong việc huy động nguồn lực để thực hiện ĐTXD theo quy hoạch. Cũng như người dân /cộng đồng, nhóm các doanh nghiệp đánh giá cao việc đổi mới trong lập quy hoạch và mong muốn các ý kiến đóng góp của họ được ghi nhận và xem xét một cách nghiêm túc. - Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực trên, cũng vẫn còn những bất cập cụ thể: + Thiếu những qui định, cơ chế bảo đảm sự tham gia hiệu quả của cộng đồng trong hoạt động QHĐT, ĐTXD theo qui hoạch. + Việc tham vấn một số nơi, trường hợp chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến mang tính hình thức. + Cơ chế giải đáp, tiếp thu ý kiến tham vấn còn bất cập, chưa được thực hiện nghiêm túc trong quá trình thực hiện QH. 4. Các giai đoạn tham vấn ý kiến cộng đồng trong QHĐT Giai đoạn 1: Chuẩn bị tham vấn ý kiến cộng đồng (Tham khảo nội dung Phụ lục A, B) Bước 1. Lựa chọn các vấn đề để tham vấn, từ các cơ sở sau đây: - Kế hoạch thực hiện QHĐT; - Nội dung của QHĐT cần xin ý kiến của cộng đồng - Thông tin từ cộng đồng, các phương tiện thông tin đại chúng - Các vấn đề phát sinh từ việc thực hiện quy hoạch TS.KTS. Lê Trọng Bình 5 Bước 2. Tổ chức cuộc họp để quyết định các vấn đề cụ thể. Bước 3. Chuẩn bị các câu hỏi then chốt cho việc tham vấn cộng đồng Bước 4. Thiết kế quy trình tham vấn cộng đồng - Thiết kế các cuộc tham vấn ý kiến bao gồm các phương pháp, công cụ định tính và định lượng, mục tiêu, phạm vi, tổ chức thực hiện, kế hoạch triển khai và ngân sách. - Dự thảo cấu trúc của bản báo cáo theo các vấn đề chính. - Chuẩn bị hướng dẫn cho các mục đích của cuộc/hoạt động tham vấn cụ thể. Bước 5. Chuẩn bị kế hoạch tham vấn ý kiến Giai đoạn 2: Thực hiện tham vấn ý kiến Bước 1. Gửi các thông tin về nội dung và địa điểm tham vấn tới những người sẽ tham dự các hoạt động tham vấn. Bước 2. Thử nghiệm công cụ tham vấn và điều chỉnh nếu cần thiết Bước 3. Thực hiện hoạt động tham vấn theo kế hoạch Giai đoạn 3: Xử lý, phân tích thông tin và dữ liệu Bước 1. Tổng hợp, xử lý thông tin và dữ liệu thu thập được trong quá trình tham vấn. Bước 2. Chuẩn bị một báo cáo sử dụng một cách hiệu quả việc phân tích định tính và định lượng. Giai đoạn 4: Phản hồi - Gửi các ý kiến phản hồi đến với cộng đồng Giai đoạn 5: Thực hiện điều chỉnh, bổ sung QHĐT theo ý kiến tham vvấn của cộng đồng - Xem xét các báo cáo và phân tích từ các cuộc tham vấn ý kiến và đánh giá nếu có các tác động tới nội dung QHĐT. - Xác định, thực hiện các điều chỉnh bổ sung đối với QHĐT. 5. Triển khai tham vấn cộng đồng trong Quy hoạch đô thị 5.1. Đối tượng tham vấn cộng đồng có thể bao gồm tất cả người dân trong khu vực (CĐ) cũng có thể một hội đồng hoặc nhóm công tác tư vấn do chính cộng đồng cử ra làm người đại diện của cộng đồng (ĐDCĐ). 5.2. Loại đồ án QH, Dự án ĐTXD để tham vấn ý kiến cộng đồng phải là những QH, dự án có mục tiêu giải quyết một số vấn đề hay đồng bộ cơ sở hạ tầng TS.KTS. Lê Trọng Bình 6 của khu vực cộng đồng, với sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng xã hội (bên trong và bên ngoài, chính thức và phi chính thức), thể hiện bằng một kế hoạch can thiệp hay một chương trình hành động được xác định bởi một khung thời gian, nhân lực, tài chính và các vấn đề quản lý khác. Các QH hay dự án ĐTXD liên quan đến lợi ích cộng đồng trước khi cấp có thẩm quyền xét duyệt nhất thiết phải tham vấn ý kiến và thoả thuận của cộng đồng. 5.3. Tham vấn ý kiến cộng đồng ở các công việc sau a) Chuẩn bị dự án QHĐT, ĐTXD - Xác định ranh giới, các mục tiêu của QH, dự án - Đề ra yêu cầu, nội dung QH, dự án - Tham gia ý kiến và thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết, dự án. + Tham gia ý kiến và thẩm định đồ án quy hoạch, dự án. + Tham gia ý kiến và có ý kiến thẩm định thiết kế các hạng mục dự án + Thảo luận và thống nhất về tỷ lệ, quy mô đóng góp tài chính của cộng đồng nếu có. + Tham gia ý kiến và thống nhất về chương trình hành động triển khai thực hiện quy hoạch, dự án. b) Giai đoạn thực hiện QH, dự án ĐTXD + Đại diện cộng đồng là một thành viên của ban quản lý thực hiện QH, dự án, + Tham gia ý kiến về điều lệ quản lý quy hoạch và quản lý thực hiện dự án. + Tham gia công việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, + Tham gia trong việc chọn các nhà thầu xây dựng từng hạng mục cơ sở hạ tầng. + Tham gia công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; đánh giá việc thực hiện dự án của các nhà thầu, + Tham gia kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng kinh phí đúng pháp luật, quy chế và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. + Tham gia việc nghiệm thu công trình đã được nâng cấp trước khi nhà thầu và Ban quản lý bàn giao cho người quản lý khai thác sử dụng. c) Giai đoạn khai thác sử dụng + Các quy định về chế độ, trách nhiệm của người quản lý, người sử dụng trong việc sử dụng và duy tu bảo dưỡng hoặc sửa chữa các công trình XD TS.KTS. Lê Trọng Bình 7 + Quy định các hình thức cung cấp dịch vụ có thu tiền và các dịch vụ miễn thu tiền, các nghĩa vụ đóng góp tài chính để duy tu bảo dưỡng công trình của cộng đồng; + Tham gia các việc giao dịch dân sự về nhà đất theo dõi sự biến động về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để chính quyền đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình. + Đề xuất việc cho phép việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chức năng công trình; + Tham gia kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm quy định về chế độ quản lý khai thác sử dụng công trình. 6. Một số phương pháp tiếp cận cộng đồng trong tham vấn ý kiến về QHĐT 6.1. Thảo luận các tiêu chí Nhóm nghiên cứu cần soạn thảo những nội dung chính trên cơ sở các tiêu chí cần được bàn, chủ yếu là những vấn đề cộng đồng quan tâm cụ thể là: - Các vấn đề hiện trạng còn nổi cộm, bức xúc; - Quyền lợi, trách nhiệm của người dân khi đồ án QH, dự án được tiến hành triển khai; - Khắc họa diện mạo của đô thị, của khu vực lập QH, dự án trong tương lai để người dân hình dung được nơi họ sẽ sống; - Các chỉ tiêu nhà và đất dự kiến quy hoạch; - Định hướng sử dụng đất phát triển đô thị, sự chuyển đổi chức năng sử dụng đất, hướng đền bù, giải tỏa các khu đất cần chuyển đổi chức năng... - Hệ thống các công trình dịch vụ công cộng; - Hệ thống các công trình nghỉ ngơi vuio chơi giải trí; - Hệ thống giao thông vận tải, đảm bảo sự đi lại thuận lợi; - Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác; - Cây xanh công viên, cảnh quan môi trường... Mỗi tiêu chí cần đặt ra mục tiêu sau khi “bàn” cần đạt được như thế nào, có thể đặt mức độ tỷ lệ trên 50% hay chia theo các loại A, B, C... Trên cơ sở những nội dung tiêu chí đã soạn thảo, áp dụng chuyển vào các mẫu phiếu điều tra, hoặc mẫu góp ý kiến để thực hiện. 6.2. Biện pháp để thực hiện quyền quyết định TS.KTS. Lê Trọng Bình 8 Trước hết phải làm cho người dân hiểu được vai trò, vị trí trách nhiệm và quyền lợi (lợi ích thiết thực) mà họ được hưởng khi tham gia vào công tác QHĐT theo hướng xã hội hóa. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải chuẩn bị chu đáo cac mục tiêu cụ thể cần đạt được cho từng loại đồ án quy hoạch, để hướng các nhóm cộng đồng tham gia theo khả năng và tinh thần sẵn sàng của họ. Tùy theo mỗi loại đồ án quy hoạch, gắn với điều kiện và yêu cầu cụ thể của địa phương mà mức độ tham gia của cộng đồng tới “ngưỡng” nào là phù hợp và có hiệu quả, điều đó phụ thuộc vào các biện pháp thực hiện và các lợi ích có thể “nhìn thấy” cho mọi thành viên của cộng đồng. Biện pháp cởi mở, tôn trọng dân chủ là con đường dẫn đến hiệu quả và thành công. Để các cộng đồng xã hội có ý thức sẵn sàng tham gia ý kiến đúng hướng xây dựng một cách có hiệu quả, đòi hỏi phải có nội dung tuyên truyền, thông báo trước, có thể có những chương trình tập huấn ngắn để giúp cho một số nhóm cộng đồng có những hiểu biết một số nguyên tắc chung hoặc có những khái niệm cơ bản tối thiểu khi được có vai trò tham gia ý kiến trong quá trình quy hoạch. 6.3. Tiếp cận cộng đồng Sau khi đã chuẩn bị xong các tài liệu, phiếu điều tra, nội dung trao đổi và có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫnm những khái niệm cơ bản cho các đối tượng cộng đồng, tiến hành công tác tiếp cận cộng đồng bằng các phương pháp thích hợp như sau: 6.3.1.Các phương pháp phân tích nhanh Các phương pháp này nhằm thu thập và phân tích dữ liệu nhanh chóng và đơn giản bằng thực địa tại hiện trường, đánh giá nhanh bằng quan sát trực tiếp hoặc phỏng vấn. Phương pháp này có thể đưa ra ngay những khuyến nghị dịnh tính cần thiết làm cơ sở để tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu trong quá trình NCTK quy hoạch đô thị. 6.3.2. Phỏng vấn các nhà lãnh đạo của cộng đồng Tiến hành khảo sát nhanh các nhà lãnh đạo cộng đồng về ý kiến, sự quan tâm, quan điểm của họ về các vấn đề khó khăn bức xúc của cộng đồng, những giải pháp và triển vọng về các vấn đề của cộng đồng. Thường những ý kiến, quan điểm này phản ánh đúng thực trạng của cộng đồng do vị trí vai trò và nhận thức của những nhà lãnh đạo này. 6.3.3. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành có liên quan Việc tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia đầu ngành vào công tác QHĐT có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Nó không những giúp cho cac nhà nghiên cứu, thiết kế quy hoạch có cách nhìn tổng quan và những gợi mở đôi khi TS.KTS. Lê Trọng Bình 9 chỉ là y tưởng... mà còn giúp cho các nhà quản lý nhận biết thêm những khía cạnh trong công tác quản lý và phát triển đô thị mà mình quan tâm: Phương pháp chuyên gia này tuy không có gì mới nhưng nó cần thiết trong mắt xích của mô hình QHĐT theo hướng xã hội hóa. 6.3.4. Thảo luận ở các nhóm trong cộng đồng Đây là phương án kiểu “maketing” trong thương mại, nhằm thu thập thông tin nhanh chóng về quan điểm, ý kiến của mọi người dân liên quan đến các vấn đề cụ thể của đời sống đô thị. Phương pháp này thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ mặt đối mặt giữa nhà chuyên môn quy hoạch và cá nhân trong cộng đồng, thể hiện rõ nhất việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. 6.3.5.Trưng bày triển lãm xin ý kiến cộng đồng QH/dự án dần được trưng bày triển lãm xin ý kiến cộng đồng bằng góp ý tại chỗ hoặc phát phiếu góp ý trong xem triển lãm, sau khi xem trưng bày triển lãm các nhóm cộng đồng có thể tự tổ chức thảo luận và gửi phiếu góp ý tập thể hoặc cá nhân đến ban tổ chức triển lãm để tập hợp trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. 6.3.6. Tổ chức Ban đại diện cộng đồng Là nhóm người thường xuyên tiếp cận với nhóm quy hoạch để hỗ trợ những thông tin thực tế của địa phương cho nhóm nghiên cứu đồng thời cũng là người luôn trao đổi thảo luận và truyền đạt những thông tin về các phương án quy hoạch cho nhóm cộng đồng của mình để thu thập mọi ý kiến góp ý cho quy hoạch (theo phương pháp trao đổi thông tin 2 chiều). 6.4. Tổng hợp đối chiếu và phân tích Thực hiện theo cơ chế “Tập trung - Dân chủ” do đó các tiêu chí sau khi được bàn rộng rãi trong nhiều môi trường với nhiều đối tượng, nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, mọi nội dung sẽ được tổng hợp để tìm ra những “mẫu số chung” và những vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết. - Đối với các vấn đề có “mẫu số chung” sẽ được tập trung nghiên cứu đưa vào đồ án thống nhất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trong trường hợp có những mâu thuẫn, đại diện của các nhóm sẽ cùng tập trung hội thảo để biểu quyết đưa ra một quyết định cuối cùng, là cơ sở để nhóm nghiên cứu có thể tiếp thu đưa vào đồ án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên việc bàn thảo các vấn đề còn mâu thuẫn phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển chung của đô thị, của khu vực lập QH/dự án và các cơ sở pháp lý hiện hành. Việc bàn thảo các vấn đề còn mâu thuẫn này có thể diễn ra đồng thời tại hội thảo và thực tế tại hiện trường. TS.KTS. Lê Trọng Bình 10 6.5. Hoàn thiện QH/dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Sau khi có các nội dung phân tích hợp lý, đơn vị thực hiện quy hoạch hoàn thiện phương án hài hòa giữa ý tưởng của chuyên môn và ý kiến tham gia của cộng đồng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình thẩm định tiếp tục có sự tham gia của nhiều ngành liên quan được mời dự thẩm định (hoặc tham gia bằng phương pháp góp ý nếu cần thiết). 6.6. Chuyển giao quản lý thực hiện QH/dự án ĐTXD Sau khi đồ án/dự án được duyệt sẽ được chuyển giao cần có hai phần: - Phần chuyển giao cho cấp có thẩm quyền quản lý thực hiện: Chuyển giao theo thủ tục hành chính hiện hành, đồng thời có thể trao đổi để giải thích những nội dung nào còn chưa rõ, đề xuất các chương trình thực hiện, đồng thời phối hợp để làm công tác công bố tuyên truyền quy hoạch. - Đề xuất phối hợp với các tổ chức cộng đồng tham gia trong quá trình thực hiện quy hoạch theo hình thức tham gia đầu tư hay quản lý đầu tư... TS.KTS. Lê Trọng Bình 11 PHẦN B THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG QUI HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ Luật quy hoạch đô thị năm 2009 qui định quy hoạch chi tiết đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị có nội dung quản lý sử dụng đất đô thị, quản lý kiến trúc, cảnh quan, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phục vụ dân cư đô thị, làm cơ sở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, cải tạo, nâng cấp khu ở đô thị và các khu chức năng khác của đô thị. Cũng theo qui định của Luật QHĐT, Pháp lệnh dân chủ cơ sở và các văn bản dưới Luật liên quan, nội dung tham vấn cộng đồng được lồng ghép trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đô thị có cộng đồng tham gia, trong đó có quy hoạch chi tiết có nhiều nội dung gắn với lợi ích cộng đồng dân cư sở tại, nơi thực hiện quy hoạch đó. Đặc biệt các loại quy hoạch chi tiết cải tạo, nâng cấp khu dân cư, cơ sở hạ tầng, tái định cư,.. I. QUY TRÌNH LẬP, PHÊ DUYỆT THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ CÓ CỘNG ĐỒNG THAM GIA A. Lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1. Căn cứ lập QHCT - Quy hoạch chung đô thị. - Các tiêu chí, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan - Các dự án có liên quan. - Các tài liệu đo đạc địa hình, địa chính và các tài liệu có liên quan 2. Trách nhiệm các chủ thể liên quan - UBND các cấp - Chủ đầu tư QHXD - Ban đại diện cộng đồng - Cơ quan tư vấn QHX 3. Xác định ranh giới lập QHCT 4. Lập kế hoạch thực hiện. - Điều tra, khảo sát QHCT - Lập, trình phê duyệt nhiệm vụ, đồ án QHCT - Triển khai thực hiện QHCT - Thực hiện đầu tư xây dựng theo qui hoạch - Rà soát, theo dõi thực hiện quy hoạch CT - Điều chỉnh QHCT. 5. Lập trình duyệt nhiệm vụ QHCT TS.KTS. Lê Trọng Bình 12 a. Lập nhiệm vụ quy hoạch b. Xin ý kiến thông qua nhiệm vụ quy hoạch có sự tham gia ý kiến cộng đồng 6. Lập đồ án QHCT 7. Hội nghị, hội thảo tham vấn cộng đồng a. Bổ sung, thể hiện hồ sơ. b. Chuẩn bị họp. c. Tổ chức hội nghị tham vấn. 8. Tổng hợp ý kiến đóng góp của cộng đồng 9. Thẩm định, phê duyệt đồ án QHCT a. Chuẩn bị hồ sơ trình. b. Tổ chức thẩm định. c. Tổng hợp ý kiến đóng góp của cộng đồng d. Bổ sung hoàn chỉnh, phê duyệt quy hoạch. B. Triển khai thực hiện qui hoạch chi tiết được duyệt 10. Công bố QHCT được duyệt. 11. Cắm mốc giới QH ngoài hiện trường 12. Bàn giao mốc giới 13. Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng bảo vệ mốc giới QH.
Tài liệu liên quan