LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, tiêu dùng, đều sử dụng điện năng
Điện năng được sản xuất tại các nhà máy điện, truyền tải theo các đường dây và máy biến áp đến các hộ dùng điện ở xa (hộ tiêu dùng là các loại máy móc, thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, hoá năng )
Trong một số trường hợp, điên năng chỉ biến đổi dạng của nó, ví dụ biến đổi dòng điện xoay chiều 3 pha thành dòng điện xoay chiều 1 pha, biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, biến đổi dòng điện từ tần số này sang dòng điện tần số khác theo đó được truyền tải theo mạng điện tới các hộ tiêu thụ tương ứng
Hệ thống điện được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các khâu: sản xuất, biến đổi, truyền tải, phân phối, tiêu thụ
Giữa các phần tử của hệ thống có sự liên hệ về điện, về cơ, về từ và các loại khác
Hệ thống điện có thể chia làm 2 loại:
• Các phần tử chuyển hoá
• Các phần tử truyền tải
173 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý-Vận hành hệ thống điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VŨ HẢI THUẬN
QUẢN LÝ-VẬN HÀNH
HỆ THỐNG ĐIỆN
HÀ NỘI - 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, tiêu dùng, đều sử dụng điện năng
Điện năng được sản xuất tại các nhà máy điện, truyền tải theo các đường dây và máy biến áp đến các hộ dùng điện ở xa (hộ tiêu dùng là các loại máy móc, thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, hoá năng)
Trong một số trường hợp, điên năng chỉ biến đổi dạng của nó, ví dụ biến đổi dòng điện xoay chiều 3 pha thành dòng điện xoay chiều 1 pha, biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, biến đổi dòng điện từ tần số này sang dòng điện tần số khác theo đó được truyền tải theo mạng điện tới các hộ tiêu thụ tương ứng
Hệ thống điện được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các khâu: sản xuất, biến đổi, truyền tải, phân phối, tiêu thụ
Giữa các phần tử của hệ thống có sự liên hệ về điện, về cơ, về từ và các loại khác
Hệ thống điện có thể chia làm 2 loại:
Các phần tử chuyển hoá
Các phần tử truyền tải
Khi phân tích chế độ vận hành, phương thức quản lý không nhất thiết mọi trường hợp phải chú ý đến các đặc tính của các phần tử, ví dụ như khi phân tích điều chỉnh điện áp thì có thể bỏ qua các động cơ sơ cấp, khi phân tích ổn định phải chú ý đến các động cơ sơ cấp
Đặc điểm của hệ thống điện Việt Nam là:
Các phần tử sản xuất điện năng là hỗn hợp
Có đường dây siêu cao áp
Mạng điện kín.
Môn học quản lý - vận hành hệ thống điện đề cập đến những kiến thức hết sức cần thiết liên quan đến hai lĩnh vực:
Vận hành hệ thống điện
Quản lý hệ thống điện
Bài giảng môn học Quản lý – vận hành hệ thống điện bao gồm 6 chương được biên soạn theo đề cương môn học đã được hội đồng khoa học trường đại học Nông nghiệp Hà Nộ thông qua và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Do trình độ có hạn và thời gian biên soạn còn hạn chế, nên bài giảng chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi cám ơn những nhận xét, đánh giá của độc giả. Mọi ý kiến phản hồi xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Hệ thống điện – Khoa Cơ Điện - Trường đại hoạc Nông nghiệp Hà Nội
Tác giả
Vũ Hải Thuận
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN
&1. ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG ĐIỆN
I, Đặc điểm công nghệ của hệ thống điện (HTĐ)
1. Các đặc điểm
Quá trình sản xuất năng lượng nói chung và điện năng nói riêng có một số đặc điểm khác biệt với các ngành sản xuất công nghiệp khác
a. Hệ thống điện năng được sản xuất, phân phối và biến đổi thành các dạng năng lượng khác trong một khoảng khắc thời gian, hay nói cách khác không có tích trữ ở bất cứ chỗ nào vì vậy:
Hệ thống điện phức tạp gồm nhiều phần tử cách xa nhau nhưng lại tạo thành một cơ cấu phức tạp duy nhất
Điện năng được sản xuất ra được tiêu dùng ngay trong hệ thống
Sự cân bằng công suất tác dụng và công suất phản kháng xảy ra tại bất cứ thời điểm nào
b. Các quá trình quá độ trong hệ thống điện xảy ra rất nhanh, các quá trình sóng được hoàn thành trong một phần ngàn hoặc thậm trí một phần triệu của giây, các quá trình do ngắn mạch, làm mất ổn định xảy ra trong một phần mười hoặc cùng lắm là một vài giây. Do đặc tính này nên các phần tử của HTĐ phải có phản ứng rất nhanh để điều khiển chế độ
c. Hệ thống điện gắn liền với tất cả các lĩnh vực công nghiệp, sinh hoạt hằng ngày, thông tin liên lạc v.v.. vì vậy độ tin cậy cung cấp điện, độ dự trữ công suất hợp lý là hết sức quan trọng và cần thiết
Đặc điểm này dẫn đến các phần tử của hệ thống điện phải được bảo dưỡng định kỳ để phục hồi khả năng làm việc và thay thế các thiết bị hết hạn sử dụng kỹ thuật
2. Một số hệ quả của đặc điểm công nghệ
a. Không thể sản xuất được điện năng nếu không có đủ khả năng tiêu thụ (các quá trình chuyển hoá và truyền tải điện năng trong tất cả các phần tử của HTĐ đều có hao tổn) do hệ quả này cho nên:
Sự giảm sút điện năng phát ra do các nhà máy điện bị sự cố, sửa chữa hoặc vì các lý do nào khác sẽ dẫn đến giảm điện năng cấp cho các hộ tiêu thụ nếu không có công suất dự trữ
Sự giảm thấp công suất tiêu thụ tạm thời do các hộ tiêu thụ phải sửa chữa, sự cố sẽ không cho phép sử dụng toàn bộ công suất của các nhà máy điện nếu không có các thiết bị điều chỉnh
Không thể có sự không cân bằng giữa tổng công suất phát ra và tổng công suất tiêu thụ trong hệ thống
Không nắm được các đặc điểm này sẽ dẫn đến sai sót nghiêm trọng trong công tác vận hành hệ thống
Các quá trình quá độ trong HTĐ diễn biến rất nhanh đã buộc phải sử dụng các thiết bị tự động đặc biệt, những thiết bị này thường là tác động rất nhanh phải đảm bảo cho các quá trình quá độ diễn biến trong phạm vi cho phép. Muốn lựa chọn đúng và chỉnh định các thiết bị tự động này ( như thiết bị bảo vệ chống quá điện áp, thiết bị bảo vệ rơ le, thiết bị tự động điều khiển.) phải chú ý đến sự làmviệc của toàn bộ hệ thống điện như là một cơ cấu duy nhất
Sự liên quan giữa HTĐ và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân dẫn đến việc phải phát triển kịp thời các hệ thống điện, sự phát triển của HTĐ phải nhịp nhàng, cân đối
II.Các đặc tính năng lượng của hệ thống điện
HTĐ là là một đối tượng phức tạp nên những tính chất tổng hợp của HTĐ không những phụ thuộc riêng vào tính chất của các phần tử mà phụ thuộc vào cả sự phối hợp giữa những phần tử với nhau
Chúng ta quy ước:
P1: Công suất đầu vào (kW)
P2: Công suất đầu ra (kW)
P: Hao tổn công suất trong quá trình truyền tải
: Hệ số sử dụng hữu ích của các phần tử bằng tỷ số giữa công suất đầu ra và công suất đầu vào
: Suất tiêu hao công suất bằng tỷ số giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra
Đặc tính năng lượng của các các phần tử bao gồm:
a, Đặc tính tiêu hao:
P1=f1(P2)
b, Đặc tính hao tổn công suất
P= P1-P2 =f2(P2)
c, Đặc tính hiệu suất sử dụng:
d, Đặc tính suất tiêu hao:
Từ các công thức trên ta có thể có mối quan hệ sau:
Đối với các phần tử truyền tải điện thì chỉ dùng đặc tính hao tổn hoặc đặc tính hiệu suất sử dụng, trong nhiều trường hợp, những đặc tính này không những chỉ phụ thuộc vào công suất truyền tải mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ như hao tổn công suất và hiệu suất sử dụng của máy biến áp và đường dây tải điện không những phụ thuộc vào dòng điện, mà còn phụ thuộc vào cả công suất tác dụng và công suất phản kháng , điện áp của lưới điện
Tất cả các đặc tính năng lượng thường được xây dựng với các tham số chất lượng định mức, .nếu những tham số này không bằng định mức vì lý do nào đó thì không sử dụng được đặc tính đó mà phải xây dựng lại
Khi nghiên cứu HTĐ thực tế, cần xét một cách lý tưởng hoá, nghĩa là xét trọn bộ và không chú ý tới những quá trình thực xảy ra trong từng phần tử một
&2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
I. Cấu trúc hệ thống điện
Cấu trúc nguồn điện
Cấu trúc của nguồn điện phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Cung cấp đủ năng lượng cho phụ tải với độ tin cậy cao;
Cung cấp đủ công suất tác dụng và công suất phản kháng cho phụ tải trong mọi tình huống vận hành, với độ tin cậy cao;
Thỏa mãn hai điều kiện trên với giá thành sản xuất điện năng nhỏ nhất.
Nếu hệ thống chỉ có các nhà máy nhiệt điện thì vấn đề đảm bảo năng lượng không khó khăn vì hệ thống có thể chủ động cung cấp năng lượng sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên nếu hệ thống bao gồm cả nhà máy thủy điện và nhiệt điện thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề đảm bảo năng lượng, vì năng lượng của thủy điện phụ thuộc vào lượng nướcvì vậy, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện thì phải tăng công suất dự trữ tại các nhà máy nhiệt điện, làm cho giá thành hệ thống điện tăng cao. Do đó phải có tỉ lệ hợp lý về công suất giữa các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện.
Việc đảm bảo công suất cung cấp điện cho các phụ tải phụ thuộc vào công suất dự trữ, độ linh hoạt của nguồn điện và cấu trúc của lưới điện. Trong mọi chế độ vận hành, công suất khả phát của các tổ máy tham gia vận hành phải lớn hơn công suất đang phát hiện tại một lượng công suất nào đó gọi là dự trữ quay, để đáp ứng các sự cố và điều chỉnh tần số khi phụ tải tăng.
Khoảng cách giữa công suất khả phát và công suất tối thiểu của hệ thống cùng với tốc độ nhận tải của các tổ máy tạo thành độ linh hoạt của nguồn điện. Nếu nguồn điện có độ linh hoạt yếu thì sẽ không đáp ứng được công suất phụ tải trong các chế độ tối thiểu, không đáp ứng được chất lượng điều chỉnh tần số trong trường hợp sự cố hoặc là thời kỳ thời tiết không thuận lợi Để có độ linh hoạt và hiệu quả kinh tế cao thì hệ thống điện phải có tỷ lệ hợp lý giữa các tổ máy nhiệt điện, và thủy điện. Hệ thống điện có các tổ máy thủy điện và tuabin khí sẽ có độ linh hoạt rất cao vì các tổ máy này có tốc độ nhận tải cao và công suất tối thiểu nhỏ.
Các nhà máy điện có nhiệm vụ điều chỉnh tần số thì các tổ máy phát phải được trang bị các bộ điều tốc và một số tổ máy nhất định phải có thêm bộ điều chỉnh tần số.
Trong một số nhà máy có thể trang bị hệ thống tự động phân bố tối ưu công suất giữa các tổ máy.
Để điều chỉnh điện áp thì các tổ máy phát điện phải được trang bị các bộ tự động điều chỉnh kích từ, một số tổ máy ở vị trí đặc biệt được trang bị tự động điều chỉnh kích từ loại mạnh để đảm bảo ổn định tĩnh.
2.Cấu trúc của lưới điện
Lưới hệ thống điện nối liền các nhà máy điện và các trạm biến áp khu vực thành hệ thống điện. Lưới hệ thống được thiết kế thành các mạnh vòng và vận hành kín.
Một phần quan trọng của lưới hệ thống là các đường dây dài siêu cao áp nối các hệ thống con với nhau để đảm bảo cung cấp điện cho các hệ thống khi có sự cố, tuy nhiên khi đó cũng gặp phải các khó khăn về ổn định tĩnh, thừa công suất phản kháng trong chế độ non tải, tổn thất vầng quang
Sự phân bố công suất trên lưới hệ thống phụ thuộc vào chế độ làm việc của các nguồn điện và cấu trúc hệ thống. Khi thiết kế cần phải tránh tình trạng có đường dây mang tải nặng, một số khác lại non tải.
Để đảm bảo độ tin cậy thì cấu trúc lưới hệ thống phải là cấu trúc thừa (về công suất), cho phép bảo dưỡng định kỳ các đường dây mà không làm giảm thấp độ tin cậy.
Để đảm bảo cân bằng công suất phản kháng và điều chỉnh điện áp, tổn thất điện áp trên lưới điện phải ở mức cho phép, phải có hệ thống điều chỉnh điện áp ở nguồn điện, ở các máy biến áp, các nguồn phát và tiêu thụ công suất phản kháng (điều chỉnh vô cấp hoặc hữu cấp).
Lưới hệ thống thường là bộ phận thụ động trong lưới điện, tuy nhiên hiện nay các lưới điện hiện đại đã phát triển thành các lưới điện tích cực gọi là lưới điện linh hoạt (FACTS: Flexible AC Transmission System). Các thiết bị này cho phép điều khiển dòng công suất trên đường dây, giữ tải của các đường dây gần giới hạn nhiệt; nâng cao khả năng truyền tải công suất giữa các phần của hệ thống, do đó giảm được dự trữ chung của hệ thống; phòng ngừa được sự cố lan truyền do hạn chế được sự cố, hỏng hóc của các phần tử; giảm được sự dao động điện áp có thể gây hại cho các phần tử và làm giảm giới hạn truyền tải điện.
Các thiết bị sử dụng trong lưới điện linh hoạt bao gồm:
Bộ giảm dao động điện áp:
Gồm có bộ tụ nối tiếp với đường dây, nối song song với bộ tụ là bộ điện kháng và điện trở nối tiếp, dòng điện đi qua bộ này được điểu chỉnh bằng thyristor. Bộ giảm dao động điện áp cho phép điều chỉnh trơn và tức thời tổng trở của đường dây, do đó có tác dụng hạn chế các dao động điện áp, có tác dụng tốt cho ổn định động của hệ thống điện.
Máy bù tĩnh SVC (Static Var Compensator)
Gồm có bộ tụ điện và kháng điện nối song song. Một trong hai bộ này được điều chỉnh trơn từ cảm kháng đến dung kháng. SVC cho phép điều chỉnh và giữ vững điện áp, hạn chế các dao động điện áp, có lợi cho ổn định của hệ thống điện.
Bộ bù tĩnh Statcom (Static Synchronous Compensator)
Là sự hoàn thiện của SVC. Statcom chỉ gồm các bộ tụ điện, điện áp ra của nó được điều khiển bằng bộ converter, sử dụng gate-turn off thyristor. Nếu điện áp ra lớn hơn điện áp lưới thì nó phát công suất phản kháng, còn nếu thấp hơn thì nó tiêu thụ công suất phản kháng.
Bộ tụ bù dọc được điều khiển bằng thyristor
Bao gồm nhiều bộ tụ điện nối tiếp nhau và nối tiếp với đường dây. Mỗi bộ tụ điện được nối tắt qua kháng điện, dòng qua kháng điện được điều chỉnh bằng thyristor. Bộ này cho phép điều chỉnh liên tục tổng trở của đường dây từ tổng trở tự nhiên đổ xuống, do đó cho phép điều chỉnh dòng công suất trong lưới điện. Điện kháng của đường dây có thể được điều khiển từ cảm tính đến dung tính do đó có tác dụng chế ngự các dao động. Có tác dụng tốt cho ổn định động.
Bộ điều chỉnh pha bằng thyristor
Thiết bị này cho phép điều chỉnh trơn góc pha của điện áp trước và sau máy biến áp điều chỉnh mắc nối tiếp trên đường dây. Bộ này cho phép điều chỉnh dòng công suất tác dụng trên lưới.
Bộ hãm động (Dynamic Brake)
Là bộ phụ tải điện trở được điều khiển bằng thyristor, nối gần máy phát điện, khi xảy ra dao động công suất lớn do ngắn mạch thì bộ này hoạt động làm hạn chế dao động công suất phát của máy phát, nâng cao ổn định động.
II. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam
Do yếu tố lịch sử và địa lý, HTĐ Việt Nam được chia thành ba HTĐ miền, cụ thể như sau:
Hệ thống điện miền Bắc bao gồm 28 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, HT điện miền Bắc liên kết với HTĐ Quốc gia qua 4 TBA 500 kV là Hoà Bình (2*450MVA), Hà Tĩnh (1*450MVA), Nho Quan (1*450MVA) và Thường Tín (1*450MVA): liên kết với HT điện miền Trung qua đường dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới.
Hệ thống điện miền Trung bao gồm 9 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và 5 tỉnh Tây Nguyên. HT điện miền Trung liên kết với HTĐ Quốc gia qua 2 TBA 500 kV là Đà Nẵng (1*450MVA) và Pleiku (1*450MVA); liên kết với HT điện miền Bắc qua đường dây 220 kV Nha Trang - Đa Nhim, 2 đường dây 110 kV Cam Ranh – Tháp Chàm, Cam Ranh - Đa nhim, ngoài ra HT điện miền Nam còn cấp điện độc lập cho TBA 110 kV Đắc Nông của tỉnh Đắc Nông (6 MVA) qua đường dây 110 kV Thác Mơ - Bù Đăng - Đắc Nông
Hệ thống điện miền Nam bao gồm 23 tỉnh, thành phố phía Nam từ Ninh Thuận đến Cà Mau. HT điện miền Nam liên kết với HT Quốc gia qua 4 TBA 500 kV là Phú Lâm ( 2*450 MVA), Tân Định (2*450 MVA), Nhà Bè ( 2*600 MVA) và Phú Mỹ 500 ( 2*450 MVA). HT điện miền Nam liên kết với HT điện miền Trung qua đường dây 220kV ĐA Nhim – Cam Ranh, 2 đường dây 110kV Tháp Chàm – Cam Ranh, Đa Nhim – Cam Ranh.
Ngoài ra, hiện nay toàn bộ phụ tải các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và một phần phụ tải các tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh (thuộc HT điện miền Bắc) đang nhận điện từ Trung Quốc với tổng công suất là 150 -350 MW nhằm giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ở khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
Để có đánh giá tình hình vận hành và phát triển hệ thống điện Việt Nam những nằm gần đây, mốc thời gian được giới thiệu là từ khi đưa đường dây 500kV vào vận hành
(27/05/1994) hợp nhất ba hệ thống điện miền Bắc, Trung và Nam thành hệ thống điện Quốc gia.
Sau ngày hợp nhất, HT điện Việt Nam liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng phụ tải trung bình ~ 13,85%, đặc biệt năm 2002 đạt tới 16,93%. Do tốc độ tăng trưởng của phụ tải rất cao nên HT điện quốc gia thường xuyên phải đối mặt với khả năng thiếu năng lượng vào mua khô và thiếu công suất phủ đỉnh vào mùa lũ. Trước đòi hỏi của thực tế, ngành điện đã đầu tư phát triển, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới nhiều công trình về nguồn điện, lưới truyền tải và lưới phân phối, bên cạnh đó đã đa dạng hoá hình thức đầu tư, mở rộng các thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất điện đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng của HT điện Quốc gia.
Mặc dù có những khó khăn tạm thời về nguồn và lưới điện nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các ngành kinh tế- xã hội và nhu cầu sinh hoạt của đồng bào cả nước, chỉ đạo Trung tâm điều độ HT điện quốc gia tính toán, lập phương thức vận hành an toàn hệ thống điện và khai thác tối ưu các nguồn điện, giảm thiểu thời gian cắt điện của khách hàng, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện an toàn liên tục, cũng như dự báo khả năng thiếu điện để Tập đoàn có kế hoạch ứng phó trước.
III. Phụ tải hệ thống điện Việt Nam
1 Phân tích biẻu đồ phụ tải
Để có cái nhìn tổng quan về phụ tải HT điện Việt Nam, trước hết chúng ta cung xem xét đến dạng biểu đồ phụ tải của HT điện. Do ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu cũng như tình hình phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay , biểu đồ phụ tải HTĐ Việt Nam chia thành 2 dạng biểu đồ phụ tải điển hình là biểu đồ phụ tải mùa hè và biểu đồ phụ tải muà đông.
Qua nghiên cứu hai dạng biểu đồ phụ tải trên, điều nhận thấy nổi bật là dạng biểu đồ rất lồi lõm; có độ dốc rất lớn; thấp điểm ngày của HTĐ thường rơi vào khoảng từ 2h-5h, cao điểm sáng từ 10h-11h và cao điểm tối từ 18h-20h hàng ngày. Điều này được phản ánh qua hệ số phụ tải qua các năm, cụ thể như sau:
Bảng: hệ số phụ tải qua các năm (Số liệu của TTĐĐQG)
Hệ số
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Ptb/Pmax
0,68
0,68
0,69
0,70
0,71
0,72
Pmin /Pmax
0,41
0,42
0,42
0,43
0,44
0,45
Pmintb/Pmaxtb
0,50
0,50
0,51
0,53
0,55
0,57
Yếu tố quyết định vấn đề này là trong các thành phần phụ tải HTĐ Việt Nam thì thành phố quản lý & tiêu dùng dân cư chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Chi tiết xin xem bảng dưới đây:
Bảng: Các thành phần phụ tải trong HTĐ Việt Nam (109kwh)
Điện thương phẩm
Năm 2004
năm 2005
Toàn tổng công ty
39,695.177
44,995
Nông, Lâm nghiệp, thuỷ sản
0,547.303
0,616
Công nghiệp và xây dựng
17,904.884
20,626
Thương nghiệp và khách sạn
1,770.114
2,110
Quản lý và tiêu dùng dân cư
17,650.601
19,828
Các hoạt động khác
1,722.066
1,815
Bên cạnh đó, điểm khác biệt nổi bật là với biểu đồ phụ tải mùa hè (vào các tháng mùa hè 6,7,8) cao điểm sáng hệ thống điện miền Bắc xấp xỉ hoặc thậm chí vượt cao điểm chiều, đồng thời nhiều ngày cao điểm các HT điện miền trùng nhau vào cao điểm sáng nên cao điểm toàn HT điện Quốc gia chuyển sang buổi sáng ( khoảng từ 10h00- 11h00) thay vào rơi vào buổi chiều như các năm trước (xu hướng mày đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 và càng rõ rệt hơn trong năm 2005). Điều này có thể được giải thích do tỉ trọng tải công nghiệp đã tăng, cũng như EVN đã áp dụng nhiều chính sách quản lý phụ tải như đưa hệ thống công tơ 3 giá lớn vào hoạt động... Độ đồng đều của phụ tải càng tốt, tức hệ số điền kín phụ tải càng tăng lớn thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho vận hành và tăng tình kinh tế vận hành HT điện. Mặc dù vậy với biểu đồ phụ tải mùa đông (các tháng còn lại trong năm) thì cao điểm toàn HT điện vẫn rơi vào buổi chiều, điều này được giải thích do vào mùa đông miền Bắc thường tối sớm, do vậy cao điểm tối của miền Nam và miền Bắc trùng nhau
2. Đánh giá tăng trưởng phụ tải
Để đánh giá được mức độ phát triển của phụ tải qua các năm, ta cần phải so sánh về sản lượng và công suất qua chuỗi năm 1995-2005, chi tiết được thể hiện qua các bảng dưới đây:
2.1 Tăng trưởng về sản lượng
Bảng :Sản lượng phụ tải qua các năm (Gwh)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
HTĐQG
27040
31137
36410
41275
46790
53647
Bắc
10596
12084
13913
15811
17603
20074
Trung
2602
3042
3500
3977
4435
4979
Nam
13559
15794
18692
21261
24407
27946
Bảng: Tốc độ tăng trưởng sản lượng (%)
00-99
01-00
02-01
03-02
04-03
05-04
HTĐQG
13.91
15.15
16.93
13.36
13.38
14.65
Bắc
11.45
14.04
15.14
13.64
11.33
14.04
Trung
15.49
16.91
15.06
13.63
11.52
12.27
Nam
15.31
16.48
15.35
13.74
14.80
14.50
2.2. Tăng trưởng về công suất đỉnh
Bảng : Công suất đỉnh của hệ thống điện qua các năm (MW)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
HTDQG
2796
3117
3595
3875
4329
7893
5655
6552
7408
8283
9255
B¾c
1415
1592
1650
1821
1960
2194
2461
1880
3221
3494
3886
Trung
296
326
377
413
477
544
613
684
748
853
989
Nam
1178
1357
1587
1737
1979
2246
2690
3116
3529
4073
4539
B¶ng : Tû lÖ t¨ng trëng c«ng suÊt ®Ønh qua c¸c n¨m (%)
P96-95
P97-96
98-97
P99-98
P00-99
P01-00
P01-02
P02-03
P03-04
P04-05
HTDQG
13.63%
13.16%
7.79%
11.72%
13.03%
15.57%
15.86%
13.06%
11.81%
11.74%
B¾c
12.51%
3.64%
10.36%
7.63%
11.94%
12.17%
17.03%
11.84%
8.48%
11..23%
Trung
10.14%
15.64