Quảnlý văn hóatrong sự chuyển đổitừ
kinhtếkếhoạchsangkinhtếthịtrường
Sựchuyểntừ KTkếhoạchsangKTthị trường
ởVN
Kinhtế kếhoạch(còn đượcgọilà nềnkinhtế kế
hoạchtập trung hoặcnềnkinhtế chỉhuy)là một
nềnkinhtế trong đóNhànướckiểmsoáttoàn bộ
cácyếutốsảnxuấtvàgiữquyềnquyếtđịnhviệcsử
dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân
phốivềthu nhập. Trongmộtnềnkinhtế nhưvậy,
các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối
lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí
nghiệpthựcthiviệcsảnxuấtnày
36 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ VĂN HÓA
TRONG CƠ CHẾ
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
30 tiết ( 5 tiết thực hành)
Biên soạn
Thạc sĩ Nguyễn văn Hòa
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Bài Tên bài Tiết Lý thuyết Thực hành
1 Quản lý văn hóa trong sự
chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch sang kinh tế thị trường
5 x
2 Thị trường với tư cách bộ
điều chỉnh các hoạt động văn
hóa
10 x
3 Chính sách văn hóa-điều kiện
khung của quản lý văn hóa
10 x
Thảo luận 5 X
30
1.Quản lý văn hóa trong sự chuyển đổi từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường
Sự chuyển từ KT kế hoạch sang KT thị trường
ở VN
Kinh tế kế hoạch (còn được gọi là nền kinh tế kế
hoạch tập trung hoặc nền kinh tế chỉ huy) là một
nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ
các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử
dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân
phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy,
các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối
lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí
nghiệp thực thi việc sản xuất này.
Lịch sử: Kinh tế kế hoạch tập trung được bắt đầu ở
Liên Xô ngay sau khi Lenin và đảng Bolshevik nắm
chính quyền sau cách mạng tháng Mười.
Thương mại giữa các nước xã hội chủ nghĩa:Hội đồng
tương trợ kinh tế (Council for mutual economic
assitance). Thương mại thường dựa trên các thỏa
thuận giữa các bên, không phải theo giá thị trường.
Ưu điểm: Tập trung nguồn lực xây dựng KT thời chiến
Nhược điểm:
Người lên kế hoạch cho nền kinh tế không đủ thông
tin và không thể nhận biết những nhu cầu tiêu dùng
một cách chính xác và do đó không thể phối hợp sản
xuất một cách hiệu quả
Không khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ
Can thiệp vào đời sống của người dân
“Sai lầm lớn nhất của kinh tế kế hoạch tập
trung là sự thiếu vắng của hệ thống lương
và giá cả mà nhờ nó tất cả tín hiệu về
những gì có giá trị được gửi đến người
tiêu dùng và nhà sản xuất. Hệ thống giá
cả là trung tâm của nền kinh tế. Bạn có
thể so sánh nó với một hệ thống đèn giao
thông. Không có nó, cái chúng ta có là một
hệ thống không hoạt động hay sự hỗn
loạn”
Kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy khu
vực kinh tế tư nhân làm chủ đạo. Những
quyết định kinh tế được thực hiện một
cách phi tập trung bởi các cá nhân người
tiêu dùng và công ty. Việc định giá hàng
hóa và phân bổ các nguồn lực của nền
kinh tế được cơ bản tiến hành theo quy
luật cung - cầu
Ưu điểm:
Bốn vấn đề sản xuất cái gì, ai sản xuất, sản xuất như thế nào
và sản xuất cho ai được giải quyết rất hiệu quả.
Nhược điểm
Thể hiện ở những thất bại thị trường. Cơ chế phân bổ nguồn
lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng.
Giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn
hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới
khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân
của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.
Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường
hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó
là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị
trường nhiều hay ít.
Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế
có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện
thương mại giữa hai nước
Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Điều khác biệt với các nước tư bản, tăng trưởng kinh
tế ở Liên Xô và Đông Âu chủ yếu là nhờ tiền vốn đầu
tư của nhà nước (trên lý thuyết nhà nước sở hữu toàn
bộ của cải vật chất của đất nước), gia tăng lao động
và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Sự gia tăng về công nghệ không được chú trọng.
Việc tập trung mọi nguồn lực xã hội vào sản xuất đã
giúp gia tăng sản lượng công nghiệp nhưng sự kém
hiệu quả của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện.
Khi vốn và lao động đạt đến giới hạn và công nghệ lạc
hậu so với các nước công nghiệp phát triển khác, sự
yếu kém bắt đầu xuất hiện và làm cho đời sống nhân
dân đi xuống. Ô nhiễm môi trường cũng trở nên
nghiêm trọng.
Áp lực cải cách bắt đầu từ cuối những năm 60 ở Liên Xô. Năm
1985, Mikhail Gorbachev trở thành tổng bí thư của Liên Xô.
Thực hiện kế hoạch cải cách kinh tế (perestroika- cải tổ), để đối
phó với tình trạng kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp,
công nghệ lạc hậu.
Đến năm 1989, kế hoạch này không đạt được mục tiêu ban
đầu về nâng cao tăng trưởng kinh tế. Nhưng nó đặt nền móng
cho sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường sau này ở Liên Xô.
Ở các nước Đông Âu, nền kinh tế thị trường xuất hiện đi kèm
với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
Trong khi đó Việt Nam và Trung Quốc áp dụng kinh tế thị
trường dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Khác với các
nước Đông Âu thực hiện liệu pháp sốc, tức là áp đặt tất cả các
yếu tố của kinh tế thị trường một cách nhanh chóng trong thời
gian ngắn, sự mở cửa nền kinh tế ở Việt Nam và Trung Quốc
được thực hiện dần dần theo lộ trình dưới sự chỉ đạo của nền
chính trị đóng kín.
1.Quản lý văn hóa trong sự chuyển đổi từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường
Những khuynh hướng phát triển văn hóa trong
sự chuyển đổi KT
Tiếp cận với văn hóa thế giới; ứng dụng những
thành tựu KHKT thế giới để phát triển VH; giải
phóng năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ; biến
tác phẩm VH và dịch vụ VH thành hàng hóa.
Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị
vǎn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân vị kỷ.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống
Xu hướng "thương mại hóa", chiều theo những thị
hiếu thấp kém, làm cho chức nǎng giáo dục tư
tưởng và thẩm mỹ của vǎn học, nghệ thuật bị suy
giảm.
1.Quản lý văn hóa trong sự chuyển đổi từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường
Những đòi hỏi về quản lý VH trong KTTT
1. Thực hiện quyền lực Nhà nước gắn liền với công tác
tư tưởng.
2. Trách nhiệm của Nhà nước: Minh bạch, công bằng,
Chức năng quản lý gắn với phục vụ, trách nhiệm nhà
nước gắn với trách nhiệm cộng đồng.
3. Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền, lợi ích, trách
nhiệm và sự tham gia của dân.
4. Đảm bảo tính đa dạng trong thống nhất của nền văn
hóa đa dân tộc.
5. Kết hợp hài hòa hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hóa
trong quản lý.
1.Quản lý văn hóa trong sự chuyển đổi từ
kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường
Một số công cụ QLVH
Công cụ quản lý là những phương tiện, giải
pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng,
dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt
động của con người và cộng đồng người
trong việc đạt mục tiêu đề ra.
Luật; pháp lệnh; nghị định; nghị quyết; thông
tư; chỉ thị;
Quân đội; công an; kiểm sát; tòa án;
Công nghệ thông tin; thiết bị chuyên dùng
2. THỊ TRƯỜNG VỚI TƯ CÁCH BỘ ĐiỀU
CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Thị trường văn hóa
Thị trường: là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ
hàng hóa nhất định nào đó. Vd:thị trường gạo, thị trường cà
phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v... Nghĩa
hẹp khác là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt
động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Vd: thị trường Hà Nội,
thị trường miền Trung.
Trong kinh tế học, thị trường được hiểu là nơi có các quan
hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán
và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở
địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học
được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn
gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị
trường tiền tệ
Chức năng:
Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá
trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để
sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có
bán được hay không, bán với giá thế nào.
Cung cấp thông tin cho người sản xuất và
người tiêu dùng thông qua những biến động
của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng,
chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá
cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa
Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Cơ chế thị trường: quá trình tương tác lẫn
nhau giữa các chủ thể (hoạt động) kinh tế trong
việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên,
xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất. Sự
tương tác của các chủ thể tạo nên những điều
kiện nhất định để nhà sản xuất, với hành vi tối
đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị
trường để quyết định ba vấn đề: sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
Ngược lại, hoạt động của các chủ thể tạo nên
sự tương tác nói trên.
cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó
các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà
sản xuất và người tiêu dùng trong quá trình trao đổi.
Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung
cầu: thông qua sự điều chỉnh của thị trường,
một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị
trường) và một lượng giao dịch hàng cân
bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu)
sẽ được xác định.
Thị trường văn hóa: là nơi diễn ra các hoạt
động mua và bán tác phẩm văn hóa và dịch
vụ văn hóa.
2. THỊ TRƯỜNG VỚI TƯ CÁCH BỘ ĐiỀU
CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Những phương diện thị trường quan trọng của
khái niệm văn hóa
Thị trường can thiệp vào sự sáng tạo nghệ thuật
Thị trường giữ vị trí là người chủ sở hữu của tiềm
năng sáng tạo nghệ thuật
TPNT có thể thiết lập tự do theo quan hệ thị trường
bởi không cần chú ý tới nguồn gốc của nó.
Thị trường VH phân biệt hàng hóa, của cải thông
thường và các dịch vụ theo tiêu chí không có tính đặc
thù
Văn hóa nghệ thuật thị trường VH
Một số hoạt động VHNT không là hàng
hóa: hòa nhạc, diễn kịch, chiếu phim, triển
lãm, festivalsản phẩm của nó là dịch vụ
văn hóa.
2. THỊ TRƯỜNG VỚI TƯ CÁCH BỘ ĐiỀU
CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Văn hóa với tư cách là tài sản, là văn
hóa, là dịch vụ
Là tài sản: Khi VHNT là hàng hóa
Là văn hóa: khi VHNT mang tính định
hướng giá trị thẩm mỹ cho công chúng.
Là dịch vụ: khi VHNT không phải là hàng
hóa, là tài sản
Hàng hóa vật thể = quyền sở hữu
Dịch vụ = quyền thưởng thức
2. THỊ TRƯỜNG VỚI TƯ CÁCH BỘ ĐiỀU
CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA
Thị trường văn hóa và chính sách tài
chính tương ứng
Là sự phối hợp và phân phối các nguồn
ngân sách VH (của NN, đơn vị tài trợ, Tổ
chức XH, doanh nghiệp) như thế nào
cho hiệu quả nhất.
Thị trường VH tách hoạt động VH =
HĐ Văn hóa cao (opera, bale, giao hưởng) kén người xem đầu tư tài chính
HĐ Văn hóa đại trà (ca múa nhạc) người xem đông lợi nhận cao
Trong quá trình hình thành nền KTTT, thị
trường VH cũng từng bước hình thành.
Thị trường VH chịu sự tác động của quy luật
kinh tế thị trường nhưng nó là một thị trường
đặc biệt.
Thị trường văn hóa trở thành bộ điều chỉnh
không chỉ các hoạt động VHXH mà còn điều
chỉnh chính sách VH của mỗi quốc gia.
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Quản lý văn hóa
-Khái niệm
-QLVH với tư cách chức năng
-QLVH với tư cách chuyên ngành
Quản lý văn hóa biểu thị sự lãnh đạo và đìều
hành các thiết chế VH thuộc Nhà nước và các
doanh nghiệp hoạt động VH, vừa biểu thị một
ngành học đã được khẳng định về lý luận,
nghiên cứu, được định hướng về mục tiêu
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Mục tiêu của quản lý văn hóa
Tạo ra những điều kiện và không gian tự do có tính tổ
chức, kinh tế, pháp lý, xã hội, giao tiếp và công nghệ
cho sự xuất hiện, phát triển và trung gian của nghệ
thuật.
Bảo vệ và khích lệ.
Giải phóng năng lượng sáng tạo ở người sáng tạo
thông qua việc giảm thiểu khó khăn về vật chất và tổ
chức.
Trung gian nghệ thuật để phát triển đúng mục tiêu.
Phát triển Marketing để VHNT không bị thị trường hóa
Tạo không gian tự do cho những địa điểm VH công
cộng.
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Nhiệm vụ của quản lý văn hóa
Phát
triển các
lĩnh vực
hoạt
động
VH
Lãnh đạo,
tổ chức
thực hiện
và bảo trợ
các lĩnh
vực hoạt
động VH
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Con người trong quản lý văn hóa
Người
trung
chuyển
VH NT
Nhà
tư vấn
của
VHNT
Luật
sư
của
VHNT
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Những đặc trưng cơ bản của quản lý văn hóa
Tạo quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng VH
Lãnh đạo, lập kế hoạch và kiểm tra
Thiết lập mối quan hệ thị trường VH (Marketing
VH)
Bảo đảm quyền tự do sáng tạo VH
Xác lập cơ sở lý luận
Hoàn thiện chính sách VH
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chính sách văn hóa
Định nghĩa, khái niệm
Về ngân sách Nhà nước – VH cho mọi người
Về tính liên kết – chấp nhận, khuyến khích, hỗ
trợ các VH xa lạ, VHXH, các quá trình giao tiếp
Về tính nhập cuộc – văn hóa ngày thường
Về tính quan hệ XH – nhân đạo hóa, dân chủ
hóa
Về tính hợp tác – mở rộng phạm vi hoạt động
“ Chính sách văn hóa là một tổng thể
những thực hành xã hội do Nhà nước ban
hành, dựa trên cơ sở thấu triệt những
nguyên tắc định hướng chung mà cơ quan
lãnh đạo Đảng đã vạch ra trong đường lối
về văn hóa, và một tổng thể các biện pháp
can thiệp nhiều hay ít, hay không can
thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực hoạt
động văn hóa”.
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chính sách văn hóa với tư cách là điều kiện cơ
bản của quản lý văn hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý
VH
Thể hiện ý chí và định hướng của Nhà nước
nhằm bảo vệ VH và quyền tự do nghệ thuật
Hệ thống những biện pháp can thiệp (công cụ
chính sách): luật VH, cơ chế tài chính, dân chủ
hóa, phân cấp phân quyền, khoa học công
nghệ và marketing
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Những công cụ của chính sách văn hóa
Luật pháp về văn hóa
Điều luật về văn hóa: Ghi trong Hiến pháp
Bộ luật về văn hóa: Luật báo chí, luật xuất
bản, luật di sản VH, Luật điện ảnh.
Pháp lệnh: quyền tác giả
Văn bản dưới luật: Nghị định, nghị quyết
3. CHÍNH SÁCH VĂN HÓA-ĐiỀU KiỆN
KHUNG CỦA QUẢN LÝ VĂN HÓA
Cơ chế đầu tư tài chính
Đối tượng đầu tư:
Văn hóa nghệ thuật
Văn hóa nếp sống
Văn hóa khai trí
Văn hóa giáo dục – chính trị - xã hội
Mục lục ngân sách Nhà nước ghi:
Đầu tư khối sự nghiệp văn hóa
Đầu tư khối sự nghiệp thông tin
Đầu tư khối sự nghiệp nghệ thuật
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy phân tích quan điểm “Thị trường
VH chịu sự tác động của quy luật kinh tế thị
trường nhưng nó là một thị trường đặc biệt”.
1. Anh (chị) hãy phân tích ý kiến “Thị trường văn
hóa trở thành bộ điều chỉnh không chỉ các
hoạt động VHXH mà còn điều chỉnh chính
sách VH của mỗi quốc gia”.
Tác phẩm văn hóa
1 trong 5 đối tượng của XHHVH
CÔNG CHÚNG
NGƯỜI PHÊ BÌNH
NGƯỜI TUYỂN CHỌN
NGƯỜI SÁNG TẠO
TÁC PHẨM VĂN HÓA
Phương tiện sản xuất TPVH
DẤU HIỆU NÓI DẤU HIỆU VIẾT DẤU HIỆU ÂM THANH
DẤU HIỆU ĐỒ THỊ DẤU HIỆU LAI PHA
Truyền bá và bảo tồn bằng biện pháp thường
trực lâu dài
Sản xuất và tiêu thụ trong thời gian rỗi (phương
thức thẩm mỹ)
Tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao được trao
truyền lâu dài qua nhiều thế hệ
Tính biểu tượng: làm cho cái không tri giác
được trở thành tri giác được.
Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có các đặc trưng sau:
Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành
theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà
nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị
trường được tôn trọng. Các thông lệ quốc tế trong
quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách
hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu,
nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững
và chủ động hội nhập kinh tế thành công.
Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả
lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả
mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc
lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến
hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng
giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa
phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng
xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước,
từng chính sách phát triển.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề
nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế.