Bài giảng Quản trị - Bài 02: Lịch sử phát triển của các tư tưởng quản trị
Nội dung Bối cảnh lịch sử Quản trị bằng phương pháp khoa học Quản trị bằng phương pháp hành chính Quản trị nguồn nhân lực Quản trị định lượng
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị - Bài 02: Lịch sử phát triển của các tư tưởng quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGO QUY NHAM, MBA
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ
Ngô Quý Nhâm, MBA
Tel: (04)8356805
Email: quynham@gmail.com
Bài 02
NGO QUY NHAM, MBA
Nội dung
Bối cảnh lịch sử
Quản trị bằng phương pháp khoa học
Quản trị bằng phương pháp hành chính
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị định lượng
NGO QUY NHAM, MBA
# Bối cảnh lịch sử
Vấn đề tổ chức và quản trị trước thế kỷ 18
Xây dựng Kim tự tháp
Vạn lý trường thành
Hệ thống nhà thờ La Mã
Hai sự kiện lịch sử quan trọng:
Adam Smith (1776)
Cách mạng công nghiệp (thế kỷ 18)
NextBack
NGO QUY NHAM, MBA
#1:Những tư tưởng quản trị trong nửa đầu
thế kỷ 20
Quản trị bằng phương pháp khoa học
(Scientific Manangement)
Quản trị bằng phương pháp hành chính
(General Administrative Theorists)
Quản trị nguồn nhân lực
(The Human Resources Approach)
Quản trị định lượng
(Quantitative Approach)
NextBack
NGO QUY NHAM, MBA
#1.1 Quản trị bằng phương pháp khoa học
(Scientific Management - 1911)
Các khái niệm chính
• Sử dụng các phương pháp khoa học để xác định “cách
tốt nhất” để thực hiện công việc
• Chú trọng đến yếu tố công việc,
• Chú trọng lựa chọn và đào tạo công nhân và sự hợp tác
giữa công nhân và người quản lý
NGO QUY NHAM, MBA
Quản trị bằng phương pháp khoa học
Những đóng góp quan trọng
• Cải thiện năng suất và hiệu suất của nhà máy
• Thúc đẩy ứng dụng việc phân tích công việc một cách khoa học
vào nơi làm việc
• Phát triển hệ thống trả lương theo thành tích
• Sự hợp tác giữa người quản lý và công nhân được “thấm nhuần”
Những hạn chế
• Giả thiết về động cơ quá đơn giản
• Công nhân bị xem như các bộ phận của một cỗ máy
• Khả năng bóc lột người lao động
• Không quan tâm đến mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường
NGO QUY NHAM, MBA
Bốn nguyên tắc quản trị của Taylor
1. Phát triển những phương pháp khoa học thực hiện
từng phần công việc của mỗi cá nhân thay cho những
phương pháp dựa trên kinh nghiệm cũ
2. Lựa chọn, đào tạo, huấn luyện, phát triển đội ngũ
công nhân một cách khoa học.
3. Hợp tác với công nhân để đảm bảo tất cả các công
việc được thực hiện theo đúng các nguyên tắc khoa
học đã được tìm ra.
4. Phân chia công bằng công việc và trách nhiệm giữa
nhà quản trị và công nhân. Các nhà quản trị thực hiện
tất cả các công việc phù hợp với họ thay vì để công
nhân làm hết
Back
NGO QUY NHAM, MBA
#1.2: Trường phái Quản trị hành chính
(Administrative Management - 1916)
Các khái niệm chính
• Năm chức năng và 14 nguyên tắc quản lý của Fayol
- Hoạch định
- Tổ chức
- Chỉ đạo
- Phối hợp
- Kiểm soát
• Các nhà quản trị cấp cao xác định mục đích của tổ
chức, tuyển dụng nhân viên chủ chốt và duy trì giao tiếp
• Các nhà quản trị phải phản ứng kịp thời với những
thay đổi liên tục
NGO QUY NHAM, MBA
Trường phái Quản trị hành chính
Những đóng góp quan trọng
• Coi quản trị là một nghề và có thể đào tạo và phát triển
• Nhấn mạnh đến khía cạnh hoạch định chính sách tổng
thể của quản trị cấp cao
• Giúp cho nhà quản trị có cách nhìn bao quát về các
hoạt động quản trị và tổ chức
Những hạn chế
• Các nguyên tắc quản trị không tính đến yếu tố khác
biệt về các điều kiện nhân sự, công nghệ và môi trường
(ngành)
NGO QUY NHAM, MBA
Fayol: 14 nguyên tắc quản trị
1. Phân chia công việc
2. Quyền hạn
3. Kỷ luật
4. Thống nhất mệnh lệnh
5. Thống nhất định hướng
6. Lợi ích cá nhân - lợi ích
chung
7. Trả lương tương xứng
8. Tập trung hóa
9. Chuỗi quyền lực hình
thang
10. Trật tự (con người,
nguyên vật liệu)
11. Công bằng
12. Sự ổn định nhân sự
13. Tự chủ và sáng tạo
14. Tinh thần đồng đội
Back
NGO QUY NHAM, MBA
Tổ chức quan liêu
(Bureaucracy – Max Weber)
Các khái niệm chính
• Mạng lưới quan hệ chính thức, theo cấu trúc giữa các vị
trí được chuyên môn hóa trong một tổ chức
• Các quy tắc và quy chế sẽ chuẩn hóa hành vi
• Các công việc được thực hiện bởi các chuyên gia được
đào tạo và tuân thủ các quy tắc
• Cơ cấu cấp bậc xác định mối quan hệ giữa các công việc
NGO QUY NHAM, MBA
Tổ chức quan liêu
Những đóng góp quan trọng
• Thúc đẩy hiệu suất của các hoạt động thường ngày
• Loại bỏ những phán đoán chủ quan của nhân viên và
nhà quản trị
• Nhấn mạnh đến các vị trí thay vì con người
Những hạn chế
• Giảm sự linh họat của tổ chức và làm chậm việc ra quyết định
• Không quan tâm đến tầm quan trọng của yếu tố con người và quan
hệ nhân sự
• Sự tập trung quyền hạn sẽ dẫn đến cách quản lý độc đoán, chuyên
quyền
• Chú trọng đến quy trình thay vì kết quả
• Rất khó thay đổi
NGO QUY NHAM, MBA
Max Weber: Tổ chức hành chính lý tưởng
Phân công
lao động
Hệ thống
quyền hạn
Tuyển chọn
chính thức
Định hướng
nghề nghiệp
Khách quan
Nguyên tắc & quy
chế chính thức
Các vị trí được tổ
chức trong một hệ
thống theo cấp bậc
Nhân viên đựơc
tuyển chọn cho
công việc dựa trên
trình độ kỹ thuật
Các công việc được chia
nhỏ thành những nhiệm
vụ đơn giản, cố định và
xác định rõ ràng
Các nhà quản trị là các
chuyên gia, không phải
là người chủ của các
đpơn vị mà họ quản lý
Áp dụng thống nhất các
quy tắc và kiểm soát,
không làm theo tính cách Hệ thống nguyên tắc thành
văn và các quy trình hoạt
động chuẩn hoá
Tổ chức hành
chính quan
liêu cần có
Back
NGO QUY NHAM, MBA
#1.3: Quản trị nguồn nhân lực
(The Human Resources Approach)
Những nghiên cứu ở nhà máy Hawthorne (1924-
1927):
(Hawthorne Studies)
Phong trào quan hệ con người với con người
(The Human Relations Movement)
Quan điểm hành vi học
(Behavioral Sience Theorist)
Back Next
NGO QUY NHAM, MBA
Những nghiên cứu ở nhà máy Hawthorne
(1924-1932)
Hiệu ứng Hawthorne: khi các nhà quản trị chú
ý đặc biệt đối với công nhân, năng suất lao
động thay đổi bất kể điều kiện làm việc có thay
đổi hay không.
Làm tăng sự quan tâm đến nhân tố con người
Làm thay đổi quan điểm đương thời coi con
người như máy móc
Back
NGO QUY NHAM, MBA
Phong trào Quan hệ giữa người với người
(Human Relation – 1930s)
Các khái niệm chính
• Năng suất và hành vi của nhân viên bị ảnh hưởng bởi
nhóm không chính thức
• Sự gắn kết, địa vị và chuẩn mực nhóm quyết định
đến sản lượng/kết quả
•Các nhà quản trị nên chú trọng đến phúc lợi, động cơ
của nhân viên và duy trì giao tiếp
• Nhu cầu xã hội cần được ưu tiên trước nhu cầu kinh tế
Dale Carnegie - Abraham Maslow - Douglas McGregor (Thuyết X và Y)
NGO QUY NHAM, MBA
Phong trào Quan hệ giữa người với người
Những đóng góp quan trọng
• Các quá trình tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến thành tích
• Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow
Những hạn chế
• Bỏ qua khía cạnh duy lý của nhân viên và đóng góp của tổ chức
chính thức đối với năng suất
• Quan niệm đơn giản rằng nhân viên hạnh phúc luôn có năng suất
cao hơn
NGO QUY NHAM, MBA
Lý thuyết hành vi tổ chức
(Organisational Behaviour)
Các khái niệm chính
• Thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua việc
hiểu các quá trình của cá nhân, nhóm, và tổ chức
• Chú trọng đến quan hệ giữa các nhân viên, nhà quản trị
và công việc họ thực hiện cho tổ chức
• Giả thiết các nhân viên muốn làm việc và có thể tự kiểm
soát bản thân (thuyết Y)
NGO QUY NHAM, MBA
Lý thuyết hành vi tổ chức
Những đóng góp quan trọng
• Mức độ tham gia, mức độ tự chủ, thách thức cá nhân
và công việc phong phú có thể làm tăng thành tích
• Đề cao tầm quan trọng của việc p.triển nguồn nhân lực
Những hạn chế
• Một số cách tiếp cận đã bỏ qua các nhân tố tình huống
NGO QUY NHAM, MBA
#1.4:Quản trị định lượng
(The Quantitative Approach)
Các khái niệm chính
• Ứng dụng phân tích định lượng vào việc ra các quyết định
quản trị
Những đóng góp quan trọng
• Phát triển các phương pháp toán học ứng dụng vào phân tích
vấn đề quản trị
• Giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án tốt nhất
Những hạn chế
• Thường bỏ qua các nhân tố không định lượng được
• Các nhà quản trị không được đào tạo các kỹ thuật này sẽ
không tin hoặc không hiểu được kết quả của các kỹ thuật này
• Không phù hợp với các quyết định quản trị sáng tạo
NGO QUY NHAM, MBA
#2: Những năm gần đây: sự kết hợp
2.1.Tiếp cận theo tiến trình (The Process
Approach)
Harold Koontz (1961): Bốn chức năng quản trị
2.2 Tiếp cận theo hệ thống (Systems
Approach)
Hệ thống đóng (closed systems)
Hệ thống mở (open systems) (Mô hình)
Back
NGO QUY NHAM, MBA
#2.2 Tiếp cận hệ thống
(Systems Theory)
Các khái niệm chính
• Tổ chức là một hệ thống quản trị
• Các nhà quản trị phải tương tác với môi trường để thu
thập đầu vào và tạo ra đầu ra của quá trình sản xuất
• Mục tiêu của tổ chức phải bao gồm cả yếu tố hiệu suất
và hiệu quả
• Các tổ chức bao gồm một loạt các tiểu hệ
• Có nhiều cách thức để đạt được một kết quả nhất định
• Sự cộng hưởng: 1+1>2
NGO QUY NHAM, MBA
Tiếp cận hệ thống
Những đóng góp quan trọng
• Thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tổ
chức và môi trường
Những hạn chế
• Không đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các chức
năng và nhiệm vụ của nhà quản trị
NGO QUY NHAM, MBA
2.3 Tiếp cận theo tình huống
Những đóng góp quan trọng
• Xác định các biến tình huống quan trọng: Quy mô tổ
chức, Công nghệ, Sự bất trắc của môi trường, Sự khác
biệt giữa các cá nhân
• Phản biện lại các nguyên tắc quản trị thống nhất
Những hạn chế
• Chưa xác định được tất cả các biến tình huống quan
trọng
• Lý thuyết này có thể không áp dụng đối với tất cả các
vấn đề quản trị
NGO QUY NHAM, MBA
#3 NHỮNG XU HƯỚNG VÀ VẤN ĐỀ HIỆN NAY
Toàn cầu hoá
Tinh thần doanh nghiệp (Entrepreneurship)
Nắm bắt thời cơ
Chú trọng đổi mới
Phát triển
Quản trị trong thế giới kinh doanh điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce): bất kỳ một hình
thức giao dịch và trao đổi kinh doanh nào mà hai bên giao
dịch với nhau bằng thương mại điện tử.
Doanh nghiệp điện tử (e-business) : một tổ chức dùng
những kết nối điện tử (trên nền tảng internet) với những
nguồn lực then chốt ( nhân viên, quản lý, khách hàng, nhà
cung cấp và đối tác) để đạt được mục tiêu (một cách hiệu
suất và hiệu quả)
NGO QUY NHAM, MBA
NHỮNG XU HƯỚNG VÀ VẤN ĐỀ HIỆN NAY
Quản trị sự đa dạng trong lực lượng
lao động
Yêu cầu đối với đổi mới và linh hoạt
Quản lý chất lượng
Tổ chức học tập và quản lý tri thức
Tinh thần làm việc nơi công sở