Theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 khoá XI thông qua ngày 29/11/2005:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp hợp lý các mục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
70 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp: đại cương về quản trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
1.1. Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 khoá XI thông qua ngày 29/11/2005:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế, quy tụ các phương tiện về tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp hợp lý các mục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh có các đặc điểm cơ bản sau:
- Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp.
- Kinh doanh phải gắn liền với thị trường.
- Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của đồng vốn. Công thức kinh doanh của C.Mác:T-H-SX... -H’ -T’
- Mục đích chủ yếu của kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận (T’-T >0)
Một DN có thể đảm nhận tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một khâu nào đó,chẳng hạn như: sản xuất hay tiêu thụ (DN thương mại).
1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp
1.1.2.1. Phân loại Doanh nghiệp căn cứ vào hình thức sở hữu
a. Doanh nghiệp Nhà nước
- Khái niệm : Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao
- Doanh nghiệp Nhà nước có những đặc điểm
DNNN là một pháp nhân do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập&tổ chức quản lý
DNNN có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các Doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do DN quản lý.
DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân được giao chức năng kinh doanh và chức năng hoạt động công ích.
DNNN có trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam
- DNNN cũng có nhiều hình thức khác nhau tùy theo quy mô kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, mức độ liên kết kinh doan, mức độ độc lập hoạt động mà có tên gọi khác nhau như: Tổng công ty Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước vừa hoặc nhỏ, không hoặc có tổ chức hội đồng quản trị, DN đoàn thể.
b. Doanh nghiệp tư nhân
- Khái niệm : Theo Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau :
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ. Chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp là một cá nhân. Bởi vậy mà chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan tới quản lý doanh nghiệp, thuê người khác điều hành ( trong trường hợp này phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp), có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
DNTN không có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của doanh nghiệp không tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ DN. Tài sản mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
DNTN là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
c. Công ty trách nhiệm hữu hạn
c1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là DN có những đặc điểm chung sau đây:
- Hình thức sở hữu của công ty là sở hữu chung của các thành viên công ty.
- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên mỗi công ty không ít hơn hai và không vượt quá năm mươi.
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
c2. Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là DN có những đặc điểm chung sau đây:
- Chủ sở hữu công ty phải là một tổ chức hoặc cá nhân và có thể là: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các loại DN, các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định về chuyển đổi doanh nghiệp.
- Công ty không được phát hành cổ phần.
- Công ty có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với kết quả kinh doanh trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
d. Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
e. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây;
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài ra còn có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty ( trách nhiệm vô hạn ).
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy, công ty hợp danh có 2 loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh&thành viên góp vốn.
f. Nhóm công ty
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
- Công ty mẹ - công ty con;
- Tập đoàn kinh tế;
- Các hình thức khác.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 bổ sung quy định về nhóm công ty .Thực chất, quy định về nhóm công ty nhằm mục đích tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế chế độ trách nhiệm hữu hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số. Đó là các quy định trách nhiệm đền bù của công ty mẹ đối với công ty con, hay nghĩa vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty .Đây là một bước phát triển mới của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra cơ sở pháp lý để hình thành các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.1.2.2. Phân loại Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô
Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp đước phân làm ba loại:
Doanh nghiệp quy mô lớn.
Doanh nghiệp quy mô vừa.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở các nước người ta dựa vào những tiêu chuẩn như:
- Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Số lượng lao động trong doanh nghiệp.
- Doanh thu của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận hàng năm.
1.1.2.3. Phân loại Doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Doanh nghiệp thương mại.
- Doanh nghiệp vận tải.
- Doanh nghiệp xây dựng.
- Các doanh nghiệp dịch vụ.
- Doanh nghiệp hỗn hợp: sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ.
1.1.3. Mục tiêu của Doanh nghiệp
a. Những mục tiêu kinh tế
Doanh nghiệp cố gắng đạt tới lợi nhuận tối đa, đó là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất. Để đạt tới điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện các mục tiêu kinh tế khác như:
- Về thị trường: chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, bảo vệ và nâng cao thị phần, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh.
- Về tài chính: bảo toàn vốn, gia tăng tài sản,gia tăng vòng quay vốn, giảm chi phí..
- Về cải tiến công nghệ, mở rộng qui mô và nâng cao hệ số sử dụng công suất...
b. Những mục tiêu xã hội
- Nâng cao uy tín và danh tiếng.
- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định và lâu dài cho người lao động.
- Nâng cao phúc lợi của các thành viên trong doanh nghiệp.
- Cung cấp hàng hóa và dịch vụ thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội.
- Đảm bảo lợi ích nhà cung cấp, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội: giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện, ủng hộ các phong trào khác của xã hội...
c. Các mục tiêu khác
- Bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Mục tiêu chính trị : các Doanh nghiệp cần đảm bảo xây dựng được một đội ngũ nhân viên có phẩm chất, có tư cách đạo đức, có giác ngộ chính trị, có tổ chức, kỷ luật và trình độ khoa học phục vụ chủ trương công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Các mục tiêu của doanh nghiệp có mối liên hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Doanh nghiệp phải đề ra được các mục tiêu lâu dài và mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể, nhờ đó nó có thể đưa ra được các chính sách kinh doanh thích hợp.
1.14. Chức năng của Doanh nghiệp
* Theo quan điểm H. Fayol doanh nghiệp có các chức năng sau:
- Chức năng kĩ thuật
- Chức năng thương mại
- Chức năng tài chính
- Chức năng an toàn
- Chức năng kế toán
- Chức năng quản lí
* Theo quan điểm Evgaoff
Evgaoff sắp xếp các hoạt động thiết yếu của DN gồm bốn chức năng cơ bản sau:
- Chức năng quản lí
- Chức năng phân phối
- Chức năng sản xuất
- Chức năng hậu cần
Những cách phân loại trên cho dù có sự khác nhau, nhưng trong bất kì hệ thống kinh tế nào thì các chức năng: thương mại, sản xuất, cung ứng, tài chính, quản trị và nhân sự đều vẫn là những chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự tồn tại của các doanh nghiệp.
* Chức năng của doanh nghiệp phân loại theo các chức năng kinh tế :
Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên, nhiên, vật liệu
+ Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
+ Lao động
+ Vốn
+ Đất đai
Quá trình
sản xuất
Các yếu tố đầu ra:
+ Sản phẩm, hàng hóa
+Dịch vụ
+Chất phế thải (nước, khói bụi, tiếng ồn ...)
Chức năng sản xuất: Có thể tóm tắt quá trình sản xuất theo sơ đồ sau :
Chức năng thương mại
Kinh doanh gắn với thị trường và các hoạt động mua, bán. Vì vậy, chức năng thương mại rất quan trọng. Chức năng thương mại bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động cung ứng.
- Hoạt động tiêu thụ.
- Hoạt động phân phối.
Chức năng phân phối : Chức năng phân phối của doanh nghiệp có thể mô tả theo sơ đồ sau:
Thu
nhập
của
doanh
nghiệp
NVL, DV đầu vào cho SX
Giá
trị
gia
tăng
Người cung ứng
Lương, bảo hiểm XH hội
Thuế
Lợi nhuận
Chủ sở hữu
Cổ tức
Lãi tiền vay
Người lao động
Nhà nước
Chủ nợ
Doanh nghiệp
Hình 1.1. Chức năng phân phối của doanh nghiệp
Quản trị Doanh nghiệp
1.2.1. Lịch sử phát triển của khoa học quản trị doanh nghiệp
Từ khi xã hội nguyên thủy của loài người biết phân công và hiệp tác lao động với nhau để săn bắt thú rừng và làm nương rẫy… thì lúc đó đã bắt đầu xuất hiện những hoạt động phôi thai đầu tiên của quản trị. Có thể nói rằng, hoạt động quản trị là một nghệ thuật có từ lâu đời và được áp dụng trong thực tiễn của tất cả những nước có chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Nhưng quản trị doanh nghiệp chỉ xuất hiện và dần dần trở thành môn khoa học độc lập mới khoảng 100 năm nay. Đặc biệt, từ sau năm 1940 đến nay khoa học quản trị doanh nghiệp mới được phát triển mạnh. Một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho khoa học quản trị là FEREDERICK W. TAYLOR vào những năm 1911 với tác phẩm quản trị doanh nghiệp có giá trị đầu tiên được xuất bản ở Mỹ là “Những nguyên tắc và phương pháp quản trị khoa học”. Điều này nói lên tính đa dạng, phong phú và phức tạp của khoa học quản trị.
Quản trị doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan. Các hoạt động tập thể (lao động, sản xuất kinh doanh…) đều đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, sự điều khiển, sự hướng dẫn cụ thể đối với từng cá nhân để hoàn thành công việc chung. Hoạt động quản trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của hiệp tác và phân công lao động. Sản xuất xã hội và nhân loại không thể tồn tại và phát triển, nếu không có quản trị. Qui mô sản xuất càng phát triển, trình độ kỹ thuật của sản xuất càng cao, thì hoạt động quản trị doanh nghiệp càng trở nên phức tạp. Sản xuất hiện đại đòi hỏi một sự điều khiển khéo léo, một sự phối hợp nhip nhàng giữa các phần việc của tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ đó hoạt động quản trị (tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý, sự phối hợp tuyệt vời của các phân xưởng, các bộ phận sản xuất trong xí nghiệp...) mà chỉ trong vài phút một chiếc ô tô có thể được xuất xưởng, trong khi tổng thời gian để chế tạo một chiếc ô tô là hàng nghìn giờ. Qua đây cũng đã minh chứng rõ ràng là hoạt động quản trị doanh nghiệp cần thiết như thế nào trong tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại.
Tầm quan trọng của quản trị được thể hiện rất rõ trong sự phát triển kinh tế. Một xí nghiệp quản trị tốt, sản xuất sẽ phát triển , kinh doanh có hiệu quả. Một Quốc gia quản trị giỏi, nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, hàng hóa nhiều, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ luôn luôn được cải thiện và nâng cao. Ngược lại, một xí nghiệp quản trị kém sẽ làm ăn thua lỗ. Một Quốc gia quản trị kém sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, không khai thác được những tiềm năng to lớn của đất nước, để tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân...
Nhật Bản là một nước đất hẹp, người đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, có những điều kiện về dân số, hoàn cảnh tự nhiên và một số đặc điểm xã hội gần gũi với nước ta. Thế mà, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, từ trong đổ nát, bằng khả năng quản trị giỏi của mình, đã đưa đất nước tiến lên với những bước phát triển thần kỳ. Tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản rất cao. Năm 1950 giá trị tổng sản phẩm quốc dân của Nhật chỉ đạt 20 tỷ đôla, bằng khoảng 60% của CHLB Đức (33,7 tỷ đôla), bằng 1/2 của Pháp (39 tỷ đôla), bằng 1/3 của Anh (54,5 tỷ đô la), và bằng 1/17 của Mỹ. Thế nhưng chỉ 16 năm sau tức là đến năm 1966 Nhật đã vượt Pháp, năm 1967 vượt Anh, 1968 vượt CHLB Đức và đứng thứ 2 sau Mỹ.
Nam Triều Tiên từ một nước đặc trưng là nông nghiệp lạc hậu, do biết cách quản lý, do có chiến lược kinh tế đúng đắn đã trở thành một mước công nghiệp hóa trong vòng 24 năm. Tổng sản phẩm quốc dân của Nam Triều Tiên năm 1962 là 2,3 tỷ đô la, năm 1985 tăng lên 83,1 tỷ đôla. Thu nhập tính theo đầu người cũng tăng mạnh, từ 87 đôla/người (năm 1962) tăng lên 2.032 đôla/người (năm 1985
Khái niệm Quản trị Doanh nghiệp
Khái niệm quản trị của các tác giả tiêu biểu:
- Mary Parker Follet: Quản trị là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác.
- Robert Albanese: Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Quản trị là lãnh đạo hệ thống trên cơ sở hoạch định, tổ chức, phối hợp, điều kiển và kiểm tra công việc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
- Kreitner: “Quản trị là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn.”
- Harold Lootz & Cyril O’Donnell: “Quản trị là việc thiết lập và duy trì một môi trường nơi mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được mục tiêu của nhóm …”
- Quản trị có nghĩa vụ là tổng hợp các hoạt động nhằm phối hợp các cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó.
“Quản trị doanh nghiệp là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra họat động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp”. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.
Như vậy, trong khái niệm trên chúng ta có thể xác định những vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị doanh nghiệp :
+ Phương thức quản trị.
+ Yếu tố con người trrong tổ chức
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố của một tổ chức : có mục tiêu, nhiều thành viên và là một cơ cấu có tính hệ thống.
+ Đạt được các mục tiêu của tổ chức đồng thời tương quan giữa kết quả và hiệu quả: nhà quản trị cần đạt được mục tiêu trong tương quan với nguồn lực, đồng thời cần phải cân bằng giữa kết quả và hiệu quả.
Lịch sử phát triển của các lí thuyết quản trị
Trường phái cổ điển về quản trị doanh nghiệp
Lý thuyết cổ điển về quản trị doanh nghiệp vẫn giữ một vị trí xứng đáng trong quản trị học hiện đại. Nhiều kỹ thuật tổ chức và quản trị kinh doanh ngày nay vẫn áp dụng các nguyên tắc của lý thuyết quản trị cổ điển. Thậm chí, các lý thuyết mới về quản trị cũng chịu ảnh hưởng một cách có ý thức hoặc không có ý thức của những lý thuyết cổ điển.
Lý thuyết cổ điển về quản trị bao gồm hai lý thuyết chính. Một là “lý thuyết quản trị một cách khoa học” ở Hoa Kì của Ferederick Winslow Taylor và các công sự. Hai là, “lý thuyết về quản trị hành chính” xuất hiện vài năm sau lý thuyết quản trị khoa học của Henry Fayol ở Pháp, Max Weber ở Đức, Chester Barnard, Luther Gulick và Lyndal Urwick ở Anh và Hoa Kì.
Lý thuyết quản trị một cách khoa học (Frederick Winslow Taylor(1856-1915); Henry L.Gantt (1861-1919); ông và bà Lilian Gilreth (1868-1972)
Lý thuyết quản trị khoa học có nhiều tác giả, nhưng đại biểu ưu tú nhất chính là Frederich Winslow Taylor. Taylor được gọi là cha đẻ của ngành quản trị và quyển sách nổi tiếng của ông về quản trị là “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học” xuất hiện vào năm 1911.
* Nội dung của lý thuyết quản trị khoa học có thể tóm tắt như sau :
Xác định những phương pháp khoa học cũng như những tiêu chuẩn của công việc thay cho việc dựa trên kinh nghiệm
Xây dựng thời gian biểu cho các thao tác để hoàn thành công việc.
Tính toán, thử nghiệm để giảm thiểu những thao tác thừa, tăng năng suất
Xác định chức năng hoạch định của nhà quản trị, thay thế cho công nhân tự ý chọn phương pháp làm việc riêng của họ.
Lựa chọn, huấn luyện công nhân và phát triển tinh thần hợp tác, thay vì khuyến khích những nỗ lực cá biệt riêng rẽ.
* Nhận xét về các lý thuyết quản trị khoa học
+ Ưu điểm: Tay lor và những người cùng quan điểm với ông quan tâm đến việc tăng năng suất lao động và có hiệu quả.
Làm việc chuyên môn hóa
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp
Hạ giá thành
Xem quản trị như một nghề và là đối tượng khoa học.
+ Nhược điểm:
Quan niệm không đầy đủ về tổ chức, về hiệu quả, về năng suất lao động
Chưa chú trọng nhu cầu xã hội và nhu cầu tinh thần con người
Trọng tâm của quản trị là ở người thừa hành
Lý thuyết quản trị hành chính : (Henry Fayol (1841-1925); Max Weber( 1864-1920); Chestger Barnard (1881-1961))
Thuyết quản trị hành chính được đưa ra ở Pháp bởi Henry