Bài giảng Quản trị kinh doanh toàn cầu - CĐ 1 - Chương 3: Đầu tư nước ngoài trực tiếp

Nội dung cơ bản 1. Đầu tư quốc tế và tình hình phát triển FDI trên thế giới. 2. Lý thuyết về FDI. 3. Chính sách về FDI. 4. Tác động của FDI đến hoạt động kinh doanh toàn cầu.

pdf32 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh toàn cầu - CĐ 1 - Chương 3: Đầu tư nước ngoài trực tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02/01/2012 1 QUẢN TRỊ KINH DOANH TOÀN CẦU TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN SƠN Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Khoa Thương mại - Du lịch - Marketing CHƯƠNG 3 ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRỰC TIẾP CHUYÊN ĐỀ 1 TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TOÀN CẦU 02/01/2012 2 Nội dung cơ bản 1. Đầu tư quốc tế và tình hình phát triển FDI trên thế giới. 2. Lý thuyết về FDI. 3. Chính sách về FDI. 4. Tác động của FDI đến hoạt động kinh doanh toàn cầu. 3 1. Đầu tư quốc tế và tình hình phát triển FDI trên thế giới  Khái niệm đầu tư nước ngoài.  Các khái niệm liên quan đến FDI.  Tình hình phát triển FDI trên thế giới. 4 02/01/2012 3 Khái niệm đầu tư nước ngoài  Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment):  Nguồn lực đầu tư được di chuyển đi để tạo lập tổ chức sản xuất kinh doanh và/hoặc hạng mục đầu tư ở nước ngoài.  Nhằm tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư.  Hoạt động đầu tư phải chịu sự chi phối của luật lệ tại nước tiếp nhận đầu tư. 5 Khái niệm đầu tư nước ngoài  Các hình thức đầu tư nước ngoài:  Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI - Foreign Direct Invesment) gắn liền với việc tạo lập tổ chức sản xuất kinh doanh.  Đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI - Foreign Portfolio Invesment) thông qua đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán. 6 02/01/2012 4 Khái niệm đầu tư nước ngoài  FDI được các công ty kinh doanh quốc tế (MNCs/TNCs) sử dụng phổ biến hơn FPI.  Các nước đang phát triển (thiếu nguồn vốn tích lũy nội địa) thường áp dụng:  Tạo kênh thu hút FDI trước, thu hút FPI sau.  Độ trễ thời gian hợp lý là khoảng trên dưới 10 năm tùy theo điều kiện của từng nước. 7 Các khái niệm liên quan đến FDI  Nước cung vốn đầu tư (Home Countries).  Nước tiếp nhận đầu tư (Host Countries).  Khu vực đầu tư nước ngoài: bao gồm tất cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại host countries. 8 02/01/2012 5 Các khái niệm liên quan đến FDI  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:  Công ty 100% vốn nước ngoài.  Công ty liên doanh (căn cứ trên tỷ lệ góp vốn).  Công ty hợp nhất do mua lại và sáp nhập xuyên biên giới – Cross-border M&As (Mergers and Acquisitions).  Tổ chức hợp doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh (không hình thành pháp nhân mới). 9 Các khái niệm liên quan đến FDI  Dòng vốn FDI (FDI Flows) là số vốn FDI đi vào / đi ra (của quốc gia, khu vực, thế giới) được tính toán từng năm, chia ra:  FDI Inflows: dòng vốn FDI đi vào.  FDI Outflows: dòng vốn FDI đi ra. 10 02/01/2012 6 Các khái niệm liên quan đến FDI  Vốn FDI tích lũy (FDI Stock) là số vốn FDI lũy kế (của quốc gia, khu vực, thế giới) được tính toán cho cả một quá trình (tính đến thời điểm hiện tại), chia ra:  Inward FDI Stock: vốn FDI tích lũy ở trong nước (do thu hút đầu tư của nước ngoài).  Outward FDI Stock: vốn FDI tích lũy ở nước ngoài (do đầu tư ra nước ngoài). 11 Tình hình phát triển FDI trên thế giới 12 55 54 202 230 1411 1239 1833 1997 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 1980 1990 2000 2007 FDI Inflows FDI Outflows  Dòng vốn FDI bị suy giảm đáng kể sau năm 2000, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ trong vài năm gần đây và qui mô hiện nay rất lớn so với những năm 1980s.  Cụ thể là trong thời kỳ 1980 – 2007, FDI Inflows tăng 33,3 lần (bình quân 13,9%/năm); và FDI Outflows tăng 37 lần (bình quân 14,3%/năm). (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) 02/01/2012 7 Tình hình phát triển FDI trên thế giới 13 Tính trong cả thời kỳ 1980 – 2007:  Inward FDI Stock tăng 21,7 lần (bình quân 12,1%/năm).  Outward FDI Stock tăng 27,7 lần (bình quân 13,1%/năm). 700 564 1941 1785 6185 6532 15211 15602 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 1980 1990 2000 2007 Inward FDI Stock Outward FDI Stock (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) Tác động của FDI đến tăng trưởng xuất nhập khẩu và GDP toàn cầu (1980 - 2007) 14 35.1 14.1 24.4 12.6 8.4 8.2 5.3 6.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 FDI Flows FDI Stock Xuất nhập khẩu GDP Tăng tuyệt đối (lần) Tăng bình quân (%/năm) Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008; World Bank – World Development Report, 2009. 02/01/2012 8 Nguyên nhân tăng trưởng nhanh của FDI  FDI là giải pháp hữu hiệu được các doanh nghiệp kinh doanh toàn cầu sử dụng để vượt qua giới hạn của các hàng rào thương mại.  Tác động của toàn cầu hóa, sản xuất hướng đến những nơi có chi phí rẻ.  Thay đổi trong các hệ thống kinh tế chính trị, làm cho môi trường đầu tư trên thế giới được thuận lợi hóa mạnh mẽ. 15 Tình hình thay đổi luật lệ FDI của các quốc gia (1992 - 2007) 16 1992 1995 2000 2005 2007 Số quốc gia thực hiện: 43 63 70 92 58 Số lượt thay đổi: 77 112 150 203 98  Thuận lợi hơn: 77 106 147 162 74  Giới hạn hơn: - 6 3 41 24 Trong giai đoạn 1992 - 2007, có tất cả 2.540 lượt thay đổi luật lệ đầu tư FDI được ghi nhận trên thế giới. Trong đó, có:  2.292 lượt thay đổi (90%) tạo thuận lợi hơn cho FDI; và  248 lượt thay đổi (10%) có tính chất giới hạn hơn đối với FDI. (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) 02/01/2012 9 Số BITs và DTTs phát sinh trên thế giới trong giai đoạn 1998 - 2007 17 1998 2002 2006 2007 Số hiệp định đầu tư song phương 179 130 77 44 Số hiệp định tránh đánh thuế hai lần 98 118 80 69 Số hiệp định ký kết hàng năm có xu hướng giảm dần theo đà hoàn thiện hơn của môi trường đầu tư kể từ sau năm 2000. Theo UNCTAD, tính đến cuối năm 2007 trên thế giới có tất cả:  2.608 hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties - BITs);  2.730 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (Double Taxation Treaties - DTTs).  Và 254 hiệp định đầu tư quốc tế (International Investment Agreements - IIAs) dạng khác với BITs và DTTs. (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) Phân bổ FDI Inflows theo khu vực, 2007 18 19% 46% 3% 7% 17% 8% CNPT Bắc Mỹ CNPT Tây Âu CNPT khác ĐPT Mỹ Latin ĐPT Châu Á ĐPT khác  Tính chung, các nước công nghiệp phát triển chiếm tỷ trọng 68%;  Các nước đang phát triển chiếm 32%. Trong đó, riêng Trung Quốc (gồm cả HongKong, Macao) chiếm 8% (146 tỷ USD/năm 2007). (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) 02/01/2012 10 Phân bổ FDI Inflows giữa hai khối quốc gia CNPT và ĐPT (1980 - 2007) 19 8 47 36 166 265 1146 585 1248 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1980 1990 2000 2007 Các nước ĐPT Các nước CNPT (Tỷ USD)  Tỷ trọng thu hút FDI của khối ĐPT tăng từ 15% (1980) lên 32% (2007).  Tỷ trọng thu hút FDI của khối CNPT giảm từ 85% (1980) còn 68% (2007). (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) 23 21 3 56 97 13 381 722 43 341 849 58 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1980 1990 2000 2007 Khu vực Bắc Mỹ Khu vực Tây Âu Các nước khác Phân bổ FDI Inflows trong khối quốc gia công nghiệp phát triển (1980 - 2007) 20 (Tỷ USD) Tính riêng trong khối các quốc gia công nghiệp phát triển:  Khu vực Bắc Mỹ giảm tỷ trọng từ 49% (1980) còn 27% (2007).  Khu vực Tây Âu tăng tỷ trọng từ 45% (1980) lên 68% (2007).  Các nước CNPT khác duy trì tỷ trọng thường xuyên ở mức trên dưới 5%. (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) 02/01/2012 11 6 1 1 10 23 3 98 148 19 126 320 139 0 50 100 150 200 250 300 350 1980 1990 2000 2007 Các nước Mỹ Latin Các nước ĐPT Châu Á Các khu vực khác Phân bổ FDI Inflows trong khối quốc gia đang phát triển (1980 - 2007) 21 (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) Tính riêng trong khối các quốc gia đang phát triển:  Các nước Mỹ Latin giảm tỷ trọng từ 75% (1980) còn 21% (2007).  Các nước Châu Á tăng tỷ trọng từ 13% (1980) lên 55% (2007).  Các nước ĐPT khác cũng tăng tỷ trọng từ 12% (1980) lên 24% (2007). Cơ cấu FDI Outflows theo khu vực 2007 22 18% 61% 5% 3% 10% 3% CNPT Bắc Mỹ CNPT Tây Âu CNPT khác ĐPT Mỹ Latin ĐPT Châu Á ĐPT khác (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008)  Các nước công nghiệp phát triển cung cấp đến 84% nguồn vốn FDI;  Tỷ trọng của các nước đang phát triển là 16%. Trong đó, riêng khu vực Đông Á chiếm 8% (151 tỷ USD/năm 2007). 02/01/2012 12 Cơ cấu FDI Outflows giữa hai khối quốc gia CNPT và ĐPT (1980 - 2007) 23 3 51 12 218 136 1103 305 1692 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1980 1990 2000 2007 Các nước ĐPT Các nước CNPT (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008)  Tỷ trọng cung vốn FDI của khối ĐPT tăng từ 6% (1980) lên 16% (2007).  Tỷ trọng cung vốn FDI của khối CNPT giảm từ 94% (1980) còn 84% (2007), nhưng qui mô tuyệt đối vẫn lớn gấp 5,5 lần so với các nước đang phát triển. Cơ cấu FDI Outflows trong khối quốc gia công nghiệp phát triển (1980 - 2007) 24 23 24 4 36 130 52 188 866 49 368 1216 108 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1980 1990 2000 2007 Khu vực Bắc Mỹ Khu vực Tây Âu Các nước khác (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) Tính riêng trong khối các quốc gia công nghiệp phát triển:  Khu vực Bắc Mỹ giảm tỷ trọng từ 45% (1980) còn 22% (2007).  Khu vực Tây Âu tăng tỷ trọng từ 47% (1980) lên 72% (2007).  Tỷ trọng của nhóm CNPT khác thường xuyên đạt trên dưới 6%. Ngoại trừ năm 1990 tăng đến 24% do Nhật bắt đầu đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài. 02/01/2012 13 Cơ cấu FDI Outflows trong khối quốc gia đang phát triển (1980 - 2007) 25 1 1 1 1 10 1 49 82 5 52 195 58 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 1980 1990 2000 2007 Các nước Mỹ Latin Các nước ĐPT Châu Á Các khu vực khác (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) Tính riêng trong khối các quốc gia đang phát triển:  Các nước Mỹ Latin giảm tỷ trọng từ 33% (1980) còn 17% (2007).  Các nước Châu Á tăng tỷ trọng từ 34% (1980) lên 64% (2007). Trong đó, riêng các nước Đông Á đã cung cấp đến 50% nguồn vốn của cả khối (151 tỷ USD/năm 2007).  Các nước ĐPT khác cũng giảm tỷ trọng từ 33% (1980) còn 19% (2007). Khối lượng Cross-border M&As trong FDI Flows (1990 - 2007) 26 202 230 151 1411 1239 1144 1833 1997 1637 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 1990 2000 2007 FDI Inflows FDI Outflows Cross-border M&As  Trong thập niên 1990s, hoạt động Cross-border M&As của các MNCs/TNCs thường chiếm tỷ trọng từ 70% trở lên trong tổng khối lượng dòng vốn FDI hàng năm của toàn thế giới, và lên đến 86% vào năm 2000.  Sau năm 2000 hoạt động Cross-border M&As có suy giảm, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ từ năm 2006, đến nay vẫn chiếm tỷ trọng trên dưới 85% dòng vốn FDI. (Tỷ USD) (Nguồn: UNCTAD – World Investment Report, 2008) 02/01/2012 14 2.Lý thuyết về FDI  Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm (International Product Life Cycle Model) của Raymond Vernon, 1966.  Mô hình đi theo đối thủ cạnh tranh (Following Competitors) của F.T. Knickerbocker, 1973.  Mô hình chiết trung (The Eclectic Paradigm) của John H. Dunning, 1980. 27 Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm  MNCs, TNCs dẫn đầu cạnh tranh về sản phẩm mới sẽ giảm dần lợi thế cạnh tranh ở thị trường nước ngoài do sản phẩm thay thế tại chỗ.  Nên bắt buộc các công ty này phải đầu tư ra nước ngoài để duy trì lợi thế cạnh tranh. 28 02/01/2012 15 Mô hình chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm  Trước hết, đầu tư sang các nước công nghiệp để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh tại địa phương.  Sau đó, khi áp lực giảm chi phí ngày càng mạnh hơn thì tiếp tục đầu tư sang cả các nước đang phát triển, nơi có chi phí sản xuất rẻ hơn nữa. 29 Mô hình đi theo đối thủ cạnh tranh  Một ngành có tính cạnh tranh độc quyền bởi một nhóm người bán (Oligopoly Industry) khi trong ngành đó có một nhóm 5 - 7 công ty qui mô lớn chi phối đến 80% thị trường cả nước.  Các công ty trong nhóm độc quyền đó phản ứng phụ thuộc lẫn nhau để duy trì tương quan cạnh tranh và giữ thị phần. 30 02/01/2012 16 Mô hình đi theo đối thủ cạnh tranh  Khi có một công ty đầu tư thành công vào một host country, thì các công ty khác trong nhóm sẽ hành động tương tự – nghĩa là đi theo đối thủ cạnh tranh.  Mục đích là để không bị đối thủ đi trước đánh bật khỏi host country đó và không bị mất ưu thế cạnh tranh trên thị trường nội địa. 31 Mô hình chiết trung  Theo quan điểm của J.H. Dunning, lợi thế vị trí đặc biệt (Location-specific Advantages) là đường dẫn quan trọng cho dòng vốn FDI.  Vì nó cho phép khai thác các yếu tố thâm dụng riêng có của một địa điểm: tài nguyên, lao động, đầu mối giao thương khu vực rất tốt. 32 02/01/2012 17 Mô hình chiết trung  Khi chuyển nhượng license không khai thác hết lợi thế vị trí thì công ty phải áp dụng FDI.  Kết hợp lợi thế vị trí với thế mạnh của công ty FDI về công nghệ, kỹ năng quản lý, chiến lược marketing sẽ tạo ra được dòng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ (chất lượng cao, giá thành rẻ). 33 3.Chính sách về FDI  Chính sách chống FDI (theo quan điểm cực đoan - Radical View).  Chính sách khuyến khích FDI (theo quan điểm thị trường tự do - Free Market View).  Chính sách hạn chế FDI (theo chủ nghĩa dân tộc thực dụng - Pragmatic Nationalism). 34 02/01/2012 18 Chính sách chống FDI  Bắt nguồn từ học thuyết kinh tế chính trị Marxist và phổ biến trong phe XHCN thời kỳ chiến tranh lạnh.  Quan điểm này chống lại FDI vì cho rằng MNCs, TNCs (lực lượng thúc đẩy FDI) là công cụ bóc lột các nước nghèo của chủ nghĩa đế quốc. 35 Chính sách chống FDI  Chính sách chống FDI đã tàn lụi dần từ cuối thập niên 1980s, do:  Sự thoái trào của phe XHCN ở Đông Âu; và  Thực tế là, các quốc gia áp dụng chính sách này có mức tăng trưởng kinh tế thấp, tương phản với các quốc gia mở cửa thu hút FDI. 36 02/01/2012 19 Chính sách khuyến khích FDI  Bắt nguồn từ trường phái kinh tế học cổ điển và lý thuyết thương mại quốc tế của Adam Smith và David Ricardo.  Trong thực tế, chính sách khuyến khích FDI đã được áp dụng rất rộng rãi và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai phía home countries lẫn host countries. 37 Chính sách khuyến khích FDI  Phương thức cơ bản là:  Phân công lao động quốc tế một cách sâu rộng, chuyên môn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh của từng quốc gia.  Khuyến khích hoạt động FDI của MNCs, TNCs để phát huy lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế, góp phần tăng hiệu quả kinh tế từng quốc gia và toàn thế giới. 38 02/01/2012 20 Chính sách hạn chế FDI  Quan điểm này cho rằng FDI có lợi nhất định, nhưng cũng có cái giá phải trả.  Nên đi đến chủ trương:  Chỉ chấp nhận FDI hạn chế trong các trường hợp lợi ích mang lại nhiều hơn chi phí; và  Chỉ khuyến khích FDI vào một vài ngành hay lĩnh vực thực sự cần đầu tư của nước ngoài. 39 Chính sách hạn chế FDI  Các trường hợp tiêu biểu:  Chính sách của Nhật Bản – rất hạn chế thu hút FDI vào so với đầu tư ra bên ngoài.  Chính sách của Anh – chỉ thu hút FDI vào một vài ngành chọn lọc. Ví dụ, khuyến khích FDI của Nhật vào ngành ô tô trong những năm 1980s. 40 02/01/2012 21 4.Tác động của FDI đến hoạt động kinh doanh toàn cầu  Tác dụng (lợi ích và bất lợi) của FDI.  Công cụ điều chỉnh chính sách FDI.  Vận dụng FDI trong kinh doanh toàn cầu. 41 Tác dụng của FDI đối với Host Countries  Lợi ích:  Tiếp nhận nguồn lực đầu tư: vốn; công nghệ hiện đại; và phương pháp quản lý tiên tiến.  Tạo thêm việc làm: trực tiếp (trong ngành chính); và gián tiếp (trong các ngành bổ trợ và liên kết).  Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nhờ: thặng dư của tài khoản vốn; và tăng thu giảm chi trong tài khoản vãng lai (do khu vực FDI vừa tăng xuất khẩu, vừa tăng sản xuất thay thế nhập khẩu). 42 02/01/2012 22 Tác dụng của FDI đối với Host Countries  Bất lợi:  Về cạnh tranh: các công ty FDI thực hiện chuyển giá; chịu lỗ dài hạn để giành thị phần; gây nhiều bất lợi cho các ngành công nghiệp nội địa non trẻ.  Về cán cân thanh toán quốc tế: do các công ty FDI chuyển thu nhập ra; và nhập khẩu nguyên liệu từ công ty mẹ gây ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai.  Ngoài ra, còn nhiều quan ngại về sự phụ thuộc kinh tế ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. 43 Tác dụng của FDI đối với Home Countries  Lợi ích:  Tăng việc làm trong nước: do các MNCs, TNCs nhận được đơn đặt hàng từ các công ty con.  Chuyển ngược nguồn lực kinh tế về nước: do các MNCs, TNCs học tập know-how và kỹ năng quản lý của đối tác liên doanh.  Đưa hàng hóa vượt qua hàng rào mậu dịch của host country một cách dễ dàng hơn. 44 02/01/2012 23 Tác dụng của FDI đối với Home Countries  Lợi ích:  Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nhờ: các nhà đầu tư chuyển thu nhập từ nước ngoài về; và tăng thu ngoại tệ do các MNCs, TNCs xuất khẩu thiết bị và sản phẩm trung gian cho các công ty con ở nước ngoài. 45 Tác dụng của FDI đối với Home Countries  Bất lợi:  Các MNCs, TNCs đầu tư vào những nơi có chi phí sản xuất rẻ, rồi xuất khẩu sản phẩm ngược trở lại home countries.  Khi đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ thay thế một phần sản xuất trong nước, có thể gây tác hại dây chuyền. 46 02/01/2012 24 Tác dụng của FDI đối với Home Countries  Bất lợi:  Giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu làm ảnh hưởng đến vị thế thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia.  Giảm sản xuất, giảm việc làm sẽ gặp nhiều khó khăn do tăng tỷ lệ thất nghiệp, nhất là đối với các quốc gia có thị trường lao động lớn. 47 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Host Countries  Trường hợp khuyến khích thu hút FDI:  Ban hành chế độ quản lý đầu tư đảm bảo chắc chắn với nhà đầu tư nước ngoài về: sự an toàn của vốn đầu tư; những thuận lợi trong việc xúc tiến đầu tư; và các điều kiện ưu đãi đầu tư hấp dẫn. 48 02/01/2012 25 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Host Countries  Trường hợp khuyến khích thu hút FDI:  Có chiến lược thu hút FDI để định hướng sự phân luồng đầu tư hợp lý vào các ngành, các vùng ưu tiên.  Thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư, ký kết BITs và DTTs để cạnh tranh thu hút FDI với các nước khác. 49 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Host Countries  Trường hợp hạn chế thu hút FDI:  Qui định một số tiêu chuẩn khó thực hiện, về: tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm; tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm; tiến độ chuyển giao công nghệ; đào tạo để thay thế chuyên viên kỹ thuật và quản trị cấp cao bằng người địa phương... 50 02/01/2012 26 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Host Countries  Trường hợp hạn chế thu hút FDI:  Qui định hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn của bên nước ngoài trong một số ngành.  Giới hạn đầu tư FDI vào một số ngành (căn cứ theo quota về công suất, chẳng hạn).  Thậm chí, qui định không cấp giấy phép đầu tư FDI vào một số ngành nhất định. 51 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Home Countries  Trường hợp khuyến khích đầu tư ra ngoài:  Bảo hiểm cho nhà đầu tư về các loại: rủi ro do quốc hữu hóa; rủi ro do chiến tranh; hay rủi ro trong việc chuyển lợi nhuận về nước có thể xảy ra tại các host countries. 52 02/01/2012 27 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Home Countries  Trường hợp khuyến khích đầu tư ra ngoài:  Lập quỹ cho vay ưu đãi để tài trợ vốn cho các nhà đầu tư.  Tích cực ký kết BITs và DTTs để khai thông đường dẫn và môi trường đầu tư với một số host countries xác định. 53 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Home Countries  Trường hợp hạn chế đầu tư ra ngoài:  Giới hạn qui mô vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp (với lý do giữ thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế).  Giới hạn và/hoặc cấm chuyển giao một số loại công nghệ theo các dự án đầu tư ra nước ngoài. 54 02/01/2012 28 Công cụ điều chỉnh chính sách FDI của Home Countries  Trường hợp hạn chế đầu tư ra ngoài:  Đánh thuế thu nhập từ bên ngoài chuyển về cao hơn mức thuế thu nhập trong nước.  Ban hành luật có những qui định khó khăn hoặc cấm hẳn các doanh nghiệp đầu tư vào một số quốc gia (vì lý do chính trị). 55 Thấp Không Có Không Cao Có CóKhông Vận dụn
Tài liệu liên quan