Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ kinh tế đến đâu thì sự tác động và
chi phối của tài chính vươn ra đến đó. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp phải xử lý hành loạt các vấn đề vê tài chính như nên đầu tư vào đâu, số
lượng bao nhiêu, vấn đề huy động vốn, quản lý vốn về vay nơ, trả nợ, về phân phối
doanh thu và lợi nhuận
Quản trị tài chính có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển
doanh nghiệp. vì vậy các quyết định tài chính đưa ra phải mang lại hiệu quả cao
trong hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh
Mục tiêu của môn học cung caáp cho sinh vieân nhöõng kieán thöùc cô baûn vaø hieän
ñaïi trong lónh vöïc quaûn trò taøi chính cuûa moät doanh nghieäp nhö phaân tích tình
hình taøi chính cuûa moät doanh nghieäp, phaân tích vaø ra caùc quyeát ñònh ñaàu tö,
quyeát ñònh taøi trôï, quaûn trò taøi saûn ngaén haïn,
46 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Bài Giảng Môn:
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Người biên soạn: Thầy Đặng Minh Tuấn
Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013
1
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ kinh tế đến đâu thì sự tác động và
chi phối của tài chính vươn ra đến đó. Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp phải xử lý hành loạt các vấn đề vê tài chính như nên đầu tư vào đâu, số
lượng bao nhiêu, vấn đề huy động vốn, quản lý vốn về vay nơ, trả nợ, về phân phối
doanh thu và lợi nhuận
Quản trị tài chính có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển
doanh nghiệp. vì vậy các quyết định tài chính đưa ra phải mang lại hiệu quả cao
trong hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh
Mục tiêu của môn học cung caáp cho sinh vieân nhöõng kieán thöùc cô baûn vaø hieän
ñaïi trong lónh vöïc quaûn trò taøi chính cuûa moät doanh nghieäp nhö phaân tích tình
hình taøi chính cuûa moät doanh nghieäp, phaân tích vaø ra caùc quyeát ñònh ñaàu tö,
quyeát ñònh taøi trôï, quaûn trò taøi saûn ngaén haïn,
Muïc tieâu cuï theå.
- Hieåu vaø bieát caùch phaân tích, laäp döï toaùn taøi chính, keá hoaïch lôïi nhuaän cho
doanh nghieäp treân cô sôû phaân tích hoøa voán, ñoøn caân ñònh phí, phaân tích
nguoàn vaø söû duïng nguoàn.
- Bieát phaân bieät caùc loaïi döï aùn ñaàu tö khaùc nhau, bieát aùp duïng caùc tieâu chuaån
ñeå ñaùnh giaù vaø choïn löïa caùc döï aùn ñaàu tö cho doanh nghieäp.
- Ñoïc vaø hieåu ñöôïc caùc baùo caùo taøi chính, cuõng nhö phaân tích ñöôïc tình
hình taøi chính cuûa moät doanh nghieäp thoâng qua caùc tyû soá tính toaùn töø caùc
baùo caùo taøi chính.
- Trang bò cho sinh vieân nhöõng kieán thöùc caên baûn veà quaûn trò taøi chính ñeå
sinh vieân coù theå thöïc hieän caùc kyõ naêng phaân tích vaø quaûn lyù taøi chính doanh
nghieäp vaø coù theå vaän duïng toát vaøo coâng vieäc thöïc teá khi ra tröôøng.
2
Mục lục
Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính 5
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính DN 5
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5
1.1.2. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp 6
1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 6
1.2.1. Quyết định đầu tư 6
1.2.2. Quyết định tài trợ 6
1.2.3. Quyết định quản trị tài sản 6
1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 7
1.4. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 8
1.4.1 Khái niệm thị trường tài chính 8
1.4.2Cấu trúc thị trường tài chính 8
1.4.2.1. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính 8
1.4.2.1. Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch 9
1.5 Hình thức tổ chức kinh doanh 9
1.6 Vai trò của người quản trị tài chính 10
1.7 Mục tiêu quản trị tài chính 11
1.7.1 Mục tiêu tạo ra lợi nhuận 12
1.7.2 Trách nhiệm đối với xã hội 12
Chương 2: Thời giá tiên tệ 13
2.1 Chuỗi thời gian và tiền tệ: 13
2.2 Giá trị tương lai 13
2.3 Giá trị hiện tại 16
2.4 Xác định lãi suất 16
2.5 Xác định kỳ hạn 17
2.6 Thời giá của dòng tiền 17
2.6.1 Giá trị tương lai của dòng tiền đều 18
2.6.2 Giá trị hiện tại của dòng tiền đều 16
Chương 3: ĐỊnh giá chứng khoán 20
3.1 ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 20
3
3.1.1 Phân loại trái phiếu 20
3.1.2 Định giá trái phiếu 20
3.1.2.1 Định giá trái phiếu có kỳ hạn, hưởng lãi định kỳ hàng năm 20
3.1.2.2 Trường hợp hưỡng lãi định kỳ 2 lần/ năm 21
3.1.2.3 Định giá trái phiếu có kỳ hạn, không hưởng lãi 22
3.1.3 Trường hợp trái phiếu lưu hành trên thị trường và lãi suất huy động vốn
của thị trường biến động 22
3.2 Định giá cổ phiếu thường 23
3.2.1 Định giá CPT khi CP được giữ vĩnh viễn 23
3.2.2 Định giá cổ phiếu thường trong trường hợp g thay đổi 24:
3.2.3Định giá cổ phiếu được bán vào năm n 24
CHƯƠNG 4: QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DN 26
4.1. Dự án đầu tư 26
4.2 Phân loại dự án đầu tư 26
4.3. Các dòng tiền từ một dự án: 26
4.4. Các PP thẩm định dự án đầu tư 32
4.4.1. PP thời gian hoàn vốn (PBP 32
4.4.2. PP giá trị hiện tại thuần (NPV 33
4.4.3. PP tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR 33
4.5 Những vấn đề trong đánh giá và lựa chọn DA 34
CHƯƠNG5: QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNg 36
5.1. Tài sản lưu động 36
5.2. Đặc điểm của TSLĐ 37
5.3. Phân loại vốn lưu động 37
5.4 Quản Trị Vốn Bằng Tiền Mặt 38
5.5 Quản Trị Các Khoản Phải Thu 41
5.6. Quản trị hàng tồn kho 42
5.6.1. Các nhân tố ảnh hưởng 42
5.6.2. Chi phí tồn kho 42
5.6.3. Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ 43
CHƯƠNG6: QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ 46
4
6.1. Doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ nào? 46
6.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn 47
6.2.1 Các khoản nợ tích lũy 48
6.2.2 Tín Dụng TM: Mua Chịu Thanh Toán 1 Lần và nhiều lần 48
6. 2.3 Tín dụng NH: Các hình thức vay vốn 49
6.3. Các nguồn tài trợ dài hạn 50
6.3.1. Phát hành CP thường 50
6.3.2. Phát hành CP ưu đãi 50
6.3.4. Phát hành trái phiếu 51
6.3.5 Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian 51
CHƯƠNG7 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 52
7.1Chi phí sử dụng vốn vay (Kd) 52
7.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi 53
7.3.1 Chi phí sử dụng vốn CP phổ thông 54
7.3.2 CFSD CP phổ thông – tiếp cận CAPM 55
7.3.3Chi phí sử dụng thu nhập giữ lại 55
7.3.4. Chi phí sử dụng vốn CP phổ thông mới 56
7.4 Chi phí sử dụng vốn bq gia quyền 57
Chương 8:Rủi Ro Và Tỷ Suất Sinh Lợi 59
8.1Tổng quan: 59
8.2 Phân tích hòa vốn 61
8.2.1 Phân Tích Hòa Vốn Bằng Đại Số 62
8.2.2 Đánh Giá Rủi Ro Qua Phân Tích Hòa Vốn 65
8.2.3 Ý Nghĩa Phân Tích Hòa Vốn 65
8.2.4 Hạn Chế Phân Tích Hòa Vốn 66
8.3 Dol Và Rủi Ro Kinh Doanh 66
8.4 Rủi Ro Tài Chính 69
8.5 Dfl Và Rủi Ro Tài Chính 75
8.6 Dtl Và Rủi Ro Tổng Thể 77
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh
nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng
bằng những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch
giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của
các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội
bộ doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn
ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế
cho Nhà nước hoặc tài trợ tài chính; giữa doanh nghiệp với thị trường: thị
trường hàng hoá-dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài
chính...trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán
hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không
phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hoà nhập vào chu trình kinh tế
của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài
chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp và
ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ
phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
phục vụ cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những đặc trưng trên của tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể
rút ra kết luận về khái niệm tài chính doanh nghiệp như sau:
“Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị
phán ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình
phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục
tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.”
1.1.2. Định nghĩa quản trị tài chính doanh nghiệp
6
Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị
doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các
chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất,
chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan
đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì
vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba
nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu
tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu
tạo giá trị cho các cổ đông.
Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm
phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền
tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.”
1.2. Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định
căn bản của quản trị tài chính. Nhà quản trị tài chính cần xác định nên
dành bao nhiêu cho tiền mặt, khoản phải thu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi
mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hoá thành tiền và khả
năng sinh lợi riêng. Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà
quản trị tài chính không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết
định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh
tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của
doanh nghiệp.
1.2.2. Quyết định tài trợ
Để tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các
nguồn vốn thích hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để
tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn,
vốn chủ.....Họ có thể nghiên cứu xem còn hình thức tài trợ nào khác
không? Một tổ hợp tài trợ nào được xem là tối ưu?
1.2.3. Quyết định quản trị tài sản
7
Quyết định thứ ba đối với nhà quản trị tài chính là quyết định quản trị tài
sản. Các tài sản khác nhau sẽ yêu cầu cách thức vận hành khác nhau. Do vậy, nhà
quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so
với tài sản cố định trong khi phần lớn trách nhiệm quản lý tài sản cố định thuộc về
các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp tài sản cố định.
1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản
lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại
của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh
hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường
nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh
thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò
của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các
nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ
và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy
động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu
vốn cho hoạt động của doanh nghiệp với chi phí huy động vốn thấp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Quản trị tài chính doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu
tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó
góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu.Việc hình thành và sử dụng tốt các
quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt
vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên
gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần
cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các
chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát
và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được
kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra
các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh
doanh.
8
1.4. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.4.1 Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại
tích sản tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn.
- Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh) và tất cả
những gì gần với tiền mặt như vận đơn gửi hàng, cổ phiếu, trái phiếu
- Công cụ vốn là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là vốn trong
kinh doanh, sản xuất.
- Vốn là phần tài sản của chủ sỡ hữu doanh nghiệp đưa vào kinh
doanh, sản xuất như tiền mặt, kim loại quý, đá quý, bằng phát minh-sáng
chế.
1.4.2Cấu trúc thị trường tài chính
Cơ sở để phân loại các thị trường tài chính rất phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào thuộc tính của thị trường hay dựa trên những
đặc điểm như thời hạn của các công cụ tài chính hay tính chất của các
giao dịch có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau.
1.4.2.1. Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính
Theo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị
trường tiền tệ và thị trường vốn.
a. Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà
nước và chứng khoán công ty có thời gian đáo hạn dưới một năm. Thị
trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận chủ yếu: thị trường tín dụng
ngắn hạn; thị trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liên ngân hàng;
thị trường mở.
b. Thị trường vốn
Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán
các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên một năm. Thị trường vốn
hoạt động với các công cụ thuộc về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời
gian đáo hạn trên một năm: trái phiếu, cổ phiếu.
9
Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán;
thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị
trường cầm cố bất động sản.
1.4.2.1. Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch
Trong khi đó, trên phương diện cơ chế giao dịch, thị trường tài chính
được cấu trúc bởi thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một và
thị trường thứ cấp hay còn gọi là thị trường cấp hai.
a. Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công
cụ tài chính chỉ mới bán ra lần đầu. Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán
các chứng khoán mới, dịch chuyển từ người tiết kiệm đến những người
đầu tư.
b. Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính
đã mua bán lần đầu trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại. Trên thị
trường thứ cấp, các chứng khoán này được mua và bán. Các giao dịch
của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn để
tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia giao
dịch như các trung gian tài chính, các tổ chức tiền gởi, công ty bảo hiểm, các trung
gian tài chính khác.
1.5 Hình thức tổ chức kinh doanh
Hình thức tổ chức công ty ảnh hưởng đến cách thức phân chia lợi
nhuận, rủi ro, và ảnh hưởng đến năng lực tìm kiếm các nguồn tài trợ cho
doanh nghịêp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên – Doanh nghiệp trong đó: (1)
thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng thành viên không quá năm
mươi, (2) thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
10
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – Doanh nghiệp do một
tổ chức làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh
nghiệp.
- Công ty cổ phần– Doanh nghiệp trong đó: (1) vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, (2) cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp, (3) cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông nắm
cổ phần ưu đãi và cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu.
- Công ty hợp nhân – Doanh nghiệp trong đó: (1) phải có ít nhất 2 thành
viên hợp danh, ngoài 2 thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp
vốn, (2) thành viên hợp nhân phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và
uy tín nghề nghiệp và (3) thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân
Là hình thức tổ chức kinh doanh lâu đời và đơn giản nhất. Theo đúng
như tên gọi của nó, doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ, giữ
quyền sở hữu với tất cả các tài sản, và chịu trách nhiệm vô hạn với tất cả
các khoản nợ của doanh nghiệp.
1.8 Vai trò của người quản trị tài chính
Vai trò của người quản trị tài chính
Vai trò của nhà quản trị tài chính được thể hiện bởi ba vai trò như mọi
nhà quản trị, các vai trò này được cụ thể hóa trong lĩnh vực hoạt động tài
chính :
Vai trò giao tế: Nhà quản trị tài chính thực hiện các hoạt động giao tế
với các giới hữu quan trên thị trường tài chính giao dịch với người chủ
công ty . ..
Vai trò thông tin: Thu nhập, xử lý và phổ biến các thông tin về hoạt
động tài chính của tổ chức, các thông tin bên ngoài có liên quan như
thông tin từ lãi suất tiền vay của ngân hàng hoặc tỷ giá hối đoái, tình
hình lạm phát .... Nhiều trường hợp nhà quản trị tài chính phải cân
nhắc trong việc phổ biến các thông tin ra bên ngoài công ty.
11
Vai trò ra quyết định tài chính như tìm kiếm các nguồn vốn ở đâu, hình
thức nào? Quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào? dài hạn hay ngắn
hạn? Các quyết định đầu tư liên quan đến khả năng sinh lời và rủi ro
của doanh nghiệp.
Tất cả những hoạt động của nhà quản trị tài chính có liên quan đến
những dòng vận động của luồng tiền vốn trong doanh nghiệp. Nhìn chung
vai trò của quản trị tài chính có liên quan đến việc tìm cách bảo đảm đầy
đủ vốn cho các nhu cầu hoạt động của công ty, phân tích chi tiết luồng tiền
tệ ngắn hạn tìm ra các biến động về ngân quỹ định theo thời gian đảm bảo
xuất nhập quỹ diễn ra một cách bình thường.
Hiện nay, vai trò của người quản trị tài chính đã được mở rộng và có vị
trí hết sức quan trọng trong sự phát triển của mọi tổ chức. Điều này xuất
phát từ những thách thức to lớn của môi trường, có thể nhận thấy những
thách này như sau:
+ Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và việc tìm kiếm các lợi thế cạnh
tranh về tài chính là việc làm cần thiết cho mọi công ty. Nhiều tổ chức tìm
cách di chuyển vốn hoặc lựa chọn cơ cấu đầu tư tối ưu để dành được lợi
thể trong cạnh tranh dài hạn.
+ Tiến bộ kỹ thuật phát triển nhanh dẫn đến những yêu cầu về vốn rất lớn
và việc đầu tư dài hạn luôn luôn đứng liên tục bị thách thức bởi hao mòn
vô hình. Các cân nhắc về đầu tư vốn cho công nghệ và thu hồi vốn luôn là
là những câu hỏi lớn cho các nhà đầu tư, cho nhiều công ty nhất là các
doanh nhỏ.
+ Sự quan tâm nhiều đến môi trường đến nguồn năng lượng và các vấn
đề xã hội. Ngày nay sự các tiêu chuẩn về môi trường được xem là một căn
cứ đối với người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu và trở thành một căn cứ để
lựa chọn các quyết đầu tư và tài trợ.
+ Tăng cường các hoạt động quốc tế
Các yếu tố này đòi hỏi các hoạt động của công ty phải mềm dẻo, thường
xuyên đổi mới để đáp ứng những thách thức to lớn của môi trường toàn
cầu.
1.9 Mục tiêu quản trị tài chính
Để đánh giá quản trị tài chính có hiệu quả hay không chúng ta cần có
những chuẩn mực nhất định. Chuẩn mực để đánh giá hiệu quả quản trị tài
chính là mục tiêu mà công ty đề ra. Dĩ nhiên, công ty có rất nhiều mục tiêu
12
được đề ra nhưng dưới giác độ quản trị tài chính mục tiêu của công ty là
nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Nó phải được xem xét
trong mối quan hệ với các vấn đề khác như quan hệ lợi ích giữa chủ sở
hữu và người điều hành công ty, giữa lợi ích công ty và lợi ích xã hội nói
chung.
1.9.1 Mục