BÀI GIẢNG 1
GIUN QUẾ VÀ CÁC TÁC DỤNG CỦA GIUN QUẾ
Giun đất là một nguồn thức ăn cung cấp chăn nuôi rất nhiều giá trị dinh dưỡng và được nuôi phổ biến rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước
Cách đây 3000 năm, giun đất đã được ghi nhận trong Kinh Thi, một trong 5 tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc (bộ Ngũ Kinh). Thời Chiến quốc (475 - 221 TCN), Tuân Tử đã mô tả giun đất trong tác phẩm "Khuyến học" như sau: "Không có móng vuốt và răng sắc nhọn, không có xương và bắp thịt chắc khoẻ, chúng có thể ăn bụi đất phía trên, uống mạch nước vàng phía dưới", ở Trung Quốc, việc sử dụng giun đất trong y học đã có lịch sử hơn 1000 năm.
Ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384 - 332 TCN) gọi giun đất là ruột của trái đất. Ông tin rằng đất là có cấu tạo hữu cơ và ông hiểu giun đất đóng vai trò quan trọng trong duy trì đời sống của đất. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, một số người cho rằng giun đất ăn rễ thực vật, cản trở cây trồng sinh trưởng và làm ảnh hưởng đến mùa màng. Họ yêu cầu tiêu diệt giun đất. Tiếng tốt của giun đất không được phục hồi cho đến năm 1881 khi Danvin xuất bản cuốn "Bàn về sự hình thành đất trồng từ theo dõi hoạt động và tập tính của giun đất".
27 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quy trình nuôi giun quế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG 1
GIUN QUẾ VÀ CÁC TÁC DỤNG CỦA GIUN QUẾ
Giun đất là một nguồn thức ăn cung cấp chăn nuôi rất nhiều giá trị dinh dưỡng và được nuôi phổ biến rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước
Cách đây 3000 năm, giun đất đã được ghi nhận trong Kinh Thi, một trong 5 tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc (bộ Ngũ Kinh). Thời Chiến quốc (475 - 221 TCN), Tuân Tử đã mô tả giun đất trong tác phẩm "Khuyến học" như sau: "Không có móng vuốt và răng sắc nhọn, không có xương và bắp thịt chắc khoẻ, chúng có thể ăn bụi đất phía trên, uống mạch nước vàng phía dưới", ở Trung Quốc, việc sử dụng giun đất trong y học đã có lịch sử hơn 1000 năm.
Ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384 - 332 TCN) gọi giun đất là ruột của trái đất. Ông tin rằng đất là có cấu tạo hữu cơ và ông hiểu giun đất đóng vai trò quan trọng trong duy trì đời sống của đất. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, một số người cho rằng giun đất ăn rễ thực vật, cản trở cây trồng sinh trưởng và làm ảnh hưởng đến mùa màng. Họ yêu cầu tiêu diệt giun đất. Tiếng tốt của giun đất không được phục hồi cho đến năm 1881 khi Danvin xuất bản cuốn "Bàn về sự hình thành đất trồng từ theo dõi hoạt động và tập tính của giun đất".
I. GIUN QUẾ VÀ ĐẶC TÍNH CỦA GIUN QUẾ
Giun quế (Trùn quế) có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất.
Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần háo, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thảm ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).
Kích thước Trùn quế trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70%, Lipid: 7 – 8%, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12%.
Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản Ngoài ra, Trùn quế còn được trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc
Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.
1. Đặc tính sinh học của Trùn quế:
Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.
Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng.
Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urer. Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7), những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.
2. Đặc tính sinh lý của Giun quế:
Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.
Nhiệt độ thích hợp nhất với Trùn quế nằm trong khoảng từ 20 – 300C, ở nhiệt độ khoảng 300C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.
Trùn quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghiệm thực hiện, nhận thấy pH thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.
Trùn quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Trong tự nhiên, Trùn quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Trùn quế rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiệm ẩm độ thường xuyên.
3. Sự sinh sản và phát triển:
Trùn quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.
Trùn quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén Trùn quế di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con.
Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
II. TÁC DỤNG CỦA GIUN QUẾ
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Hiếm có loài động vật nào có giá trị hấp dẫn như con giun Quế. Giun được sử dụng trực tiếp hoặc phối trộn để làm thức ăn cao cấp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; thậm chí làm thực phẩm cho con người, dùng sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm; giun phân hủy rác hữu cơ, bảo vệ môi trường; phân giun thải ra là một trong những loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biêt.
Lợi ích to lớn của giun Quế thể hiện ở một số tác dụng chủ yếu sau đây:
1. Giun là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi
Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọn lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dung trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá.
Theo W.T.Mason ( Đại học Phlorida – Mỹ): Giun, nhất là giun tươi, là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá Chình, đặc biệt là nuôi cá Tầm – Một loại cá quý để ăn và sản xuất mòn trứng cá muối đắt tiền. Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng 10% - 15% trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng từ 15%-40%, năng suất trứng tăng lên 10%. Nếu trộn 2-3% bột giun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30%, giá thành thức ăn giảm 40%-60%, đồng thời tăng sức sinh sản và kháng bệnh của tôm, cá. Điều này rất có ý nghĩa khi thức ăn chăn nuôi đắt đỏ như hiện nay.
Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà. Thức ăn trộn 2-3% bột giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2%; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17-25%, tốc độ sinh trưởng tăng 56% -100%. Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỷ lệ mắc bệnh cúm gà 16-40%. Giun Quế còn chứa trên 8% Axit Glutamic ( còn gọi là bột ngọt, hay mì chính), nên khỉ sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Vì vậy ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột giun trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
2. Phân giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản va là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến
Thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục; sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như các loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun, cao gấp 2-3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5-2 lần phân lợn và phân dê.
Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển. Phân giun làm giảm lượn Axit Carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Chất Axit Humic ở trong phân giun có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (Indol Acetic Aicd) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt.
Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi giun Quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con giun Quế., một trong những công nghệ rẻ tiền nhất.
Hiện tại phân giun Quế thường được sử dung cho các mục đích như: Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm phân bón lót cho cây rau quả, tạo ra sản phẩm có chất lượn và năng suất cao; Dùng làm phân bón lá hảo hạng và kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân giun là loại phân sạch thiên nhiên quý giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp sạch, được thị trường rất ưa chuộng.
* Cách thức sử dụng phân giun
Cho vườn ươm: Dùng 30% phân giun trộn với cát. Đây là hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất. Nó đảm bảo cho cây phát triển không ngừng và sinh trưởng tốt trong thời gian 3 tháng, không cần phải thêm bất cứ phân bón nào khác.
Dùng làm chất điều hòa cải tạo đất: Cuốc một lớp đất cằn lên, cho một lớp phân giun vào và tưới nước. Sự phát triển của cây trồng sẽ được thấy rõ trong mùa vụ.
Cho cây trồng: Có thể sử dụng phân giun như một loại phân bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng. Khi sử dụng phân giun, có thể giảm dần lượng phân hoá học.
*Liều lượng sử dụng
Cây cảnh: Tùy theo nhu cầu của cây.
Rau: Bón lót: 100- 150kg/1000m2.
Cây ăn trái: Bón 2- 4kg/cây. Số lần bón tùy thuộc vào tuổi của cây.
3. Giun làm thuốc chữa nhiều loại bệnh cho con người
Y học cổ truyển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v Loại axit amin Tyrosin trong giun có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, tăng tản nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dịch ngâm nước của giun có tác dụng làm tê tri giác (giảm đau). Dung dịch cồn của giun, có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, sử dụng rất tốt cho người cao huyết áp. Rượu thuốc Lumbrokinase làm từ giun đất đã thanh trùng, ngâm rượu, đến khi có màu nâu đậm, đem ra sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và mỡ máu ở người cao tuổi.
Trong cơ thể giun có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cửa tử cung, trợ giúp sản phụ dễ dàng khi đẻ. Thành phần đạm trong chiết suất của giun, có tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen xuyễn. nhờ việc chứa các hàng lượng rất cao của axit Linoleic, cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxi hóa là Se, giúp giun tăng năng lực sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, nên tăng được khả năng chống ung thư, giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh đao) ở trẻ em; ổn định sự hoạt động của cơ tim nên phòng được các bệnh bất thường về tim, ngăn ngừa viêm gan, loét dạ dày, viêm đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu về sinh lý.
Hàm lượng Zn có trong giun giúp điều trị đối với những trẻ em biếng ăn, tóc thưa, chậm lớn, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác trẻ em. Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường.
Trong các tác dụng chữa bệnh của giun đất thì tác dụng cấp cứu những trường hợp đột quỵ do tai biến mạch máu não là được quan tâm nhiều nhất. Ở Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng giun đất chữa tai biến mạch máu não đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX, được in lại trong cuốn sách “Hai trăm bài thuốc quý” của ông Lê Văn Tình vào năm 1940. Bài thuốc cũng đã được bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho phổ biến để sử dụng hữu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh miền Bắc vào năm 1969. Cho đến nay, bài thuốc đơn giàn này đã cứu chữa và phục hổi cho rất nhiều trường hợp hôn mê do đột quỵ, dù đã nhiều ngày trôi qua.
Mới đây, PGS – TS Nguyễn Thị Ngọc Dao cũng các cộng sự thuộc Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm viên nang Lumbrokinase từ giun đất, có tác dụng làm tan cục máu đông làm nghẽn động mạch, những vết thương bị tụ máu. Việc điều trị cho các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não do viêm tắc, xơ vữa động mạch đã cho kết quả tốt. Mặc dù chưa bán ngoài thị trường, nhưng thuốc chữa xơ vữa động mạch từ giun Quế dự kiến rẻ hơn thuốc ngoại nhiều lần và kết quả thử nghiệm cho thấy bột giun không gây tác dụng phụ nào. Việc nghiên cứu các chế phẩm giun để chữa bệnh và làm thực phẩm bổ dưỡng vẫn cần tiếp tục được tiến hành
4. Giun làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm
Giun có hàm lượng Protein cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ – là loại thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong giun có tới 8 loại Axit Amin cần thiết cho con người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng của con người. Vì vậy nhiều nước đã sử dụng giun để chế biến thành thực phẩm cho con người.
Ở Nhật, có tới 200 loại thực phẩm được chế biến từ giun. Ở Italya giun được chế biến patê. Ở Đài Loan có hơn 200 món ăn làm từ giun. Ở Australia người ta ăn giun với món ốp lếp. Hiện nay, đã có đồ hộp thực phẩm làm bằng giun và bánh bích quy bán ra thị trường. Nhiều nhà dinh dưỡng học trên thế giới dự đoán: Giun – loại động vật dinh dưỡng, dễ nuôi, trong tương lai sẽ trở thành nguồn quan trong về thực phẩm động vật bình dân, phổ biến và quá giá của loài người.
Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Hiện giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
5. Giun góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái
Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chi đứng sau các vi sinh vật, Một tấn giun có thể tiêu hủy đượ 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường, có hiệu quả tốt. Một công ty ở California (Mỹ) đã nuôi 500 triệu giun, hàng ngày xử lý khoảng 2.000 tấn rác. ở Nhật, những nhà máy hằng năm sản xuất được 10.000 tấn giấy, với 45.000 tấn phế thải, đã sử dụng giun để xử lý chất thải, đồng thời sản xuất được 2.000 tấn giun khô, 15.000 tấn phân giun.
Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của giun cũng có thể xử lý nước thải. Nuôi giun trong gia đình, vừa xử lý được rác thải, vừa có phân giun bón cho hoa, cây cảnh. Một số nước đã làm các khay nuôi giun đặt tại bếp ăn của các gia đình, thậm chí cả ở các khách sạn năm sao.
6. Những tác dụng khác của giun
Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng, Dùng kính hiển vị điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của giun: Các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét xuất huyết Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống.
Giun sống trong đất, nhưng da rất ít dính đất. Hỗn hợp dịch thể mà giun tiết ra, cũng phương thức vận động của giun, đang được nghiên cứu phỏng sinh học về công nhệ không bám đất hoặc ít bám đất trong tác nghiệp cơ giới. Giun là một trong những loại mội câu rất hấp dẫn đối với cá, Với 20% dân số có sở thích đi câu ở Nhật, đã cần mỗi năm đến 300 tần giun, Ở Trung Quốc, hằng năm cùng tiêu tốn trên 1000 tấn giun để làm mồi câu, Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu nhập bảo quả tiêu bẩn lại an toàn cho thầy giáo và học sinh.
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TRIỂN VỌNG VỮNG CHẮC CỦA NGHÊ NUÔI VÀ CHẾ BIẾN GIUN QUẾ
1. Hiệu quả kinh tế của việc nuôi giun Quế
Nuôi giun quế có ưu điểm là:
Vốn đầu tư nuôi giun cần rất ít (Nuôi để dùng trong chăn nuôi gia đình chỉ cần vài trăn ngàn đến vài triệu đồng; Nuôi giun hàng hóa cần vài ba triệu đồng, đến vài chục triệu đồng)
Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn. Mặt bằng nuôi giun có thể tận dụng trong vườn nhà hoặc các bãi nuôi công nghiệp, các chuồng trại cũ bỏ không; Hoặc làm các