Luật bản quyền liên quan đến việc bảo hộvà khai thác sựthểhiện các ý tưởng ởdạng hữu
hình. Luật này được xây dựng nhằm đáp lại các sáng chếvềmáy in thời đó đã khiến cho
việc sản xuất hàng loạt tác phẩm in trởthành hiện thực. Bối cảnh công nghệkhi luật được
triển khai lý giải cách thức mà các khái niệm vềquyền tác giả được hình thành. Ví dụ,
luật chú trọng tới các quyền của tác giảvà những người yêu cầu thông qua tác giả; nó bảo
hộcác “tác phẩm gốc” và chỉkhi các tác phẩm này được định hình dưới dạng vật chất.
Quyền cơbản mà luật quy định chính là ngăn chặn việc sao chép tác phẩm của những
người không được tác giảcho phép. Để được bảo hộquyền tác giả, các ý tưởng phải được
thểhiện dưới dạng gốc - nghĩa là chúng phải bắt nguồn từchính lao động của người sáng
tạo. Các tác phẩm được bảo hộkhông phụthuộc vào chất lượng của chúng.
Lúc sơkhởi, đối tượng bảo hộcủa quyền tác giảlà các tác phẩm in văn học, nghệthuật.
Do công nghệtạo hình ngày càng được cải thiện nên việc bảo hộ được mởrộng tới các
bản vẽkỹthuật, bản đồ, họa đồ, các tác phẩm ba chiều như điêu khắc, kiến trúc và các tác
phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh. Gần đây, việc bảo hộquyền tác giả được mởrộng tới các
chương trình máy tính, được đối xửnhưlà các tác phẩm văn học hoặc bộsưu tập các tác
phẩm văn học.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, việc bảo hộquyền tác giả được áp dụng không chỉ
đối với các cuốn sách và bài báo học thuật, mà còn đối với các sổsách ghi chép của
phòng thí nghiệm và các báo cáo nghiên cứu, bản mô tảcác trình tựgen, ảnh và bản mô tả
đồhoạhoặc đồthịcủa các kết quảnghiên cứu.
Chủsởhữu của một tác phẩm được bảo hộcó quyền không cho người khác sửdụng tác
phẩm khi chưa được phép. Các hành vi cần được sự đồng ý của chủsởhữu quyền tác giả
thường là: sao chép hoặc nhân bản; trình diễn tác phẩm trước công chúng; ghi âm tác
phẩm; làm phim từtác phẩm; phát sóng tác phẩm qua quang phổ điện từhoặc truyền cáp;
biên dịch hoặc mô phỏng tác phẩm. Các vấn đề đặc biệt sẽphát sinh khi các tác phẩm
được tạo ra thông qua việc nghiên cứu hợp tác hoặc giao việc.
40 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quyền tác giả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY
Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London
Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)
Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp
Bài 2 Quyền tác giả
1. Giới thiệu
Luật bản quyền liên quan đến việc bảo hộ và khai thác sự thể hiện các ý tưởng ở dạng hữu
hình. Luật này được xây dựng nhằm đáp lại các sáng chế về máy in thời đó đã khiến cho
việc sản xuất hàng loạt tác phẩm in trở thành hiện thực. Bối cảnh công nghệ khi luật được
triển khai lý giải cách thức mà các khái niệm về quyền tác giả được hình thành. Ví dụ,
luật chú trọng tới các quyền của tác giả và những người yêu cầu thông qua tác giả; nó bảo
hộ các “tác phẩm gốc” và chỉ khi các tác phẩm này được định hình dưới dạng vật chất.
Quyền cơ bản mà luật quy định chính là ngăn chặn việc sao chép tác phẩm của những
người không được tác giả cho phép. Để được bảo hộ quyền tác giả, các ý tưởng phải được
thể hiện dưới dạng gốc - nghĩa là chúng phải bắt nguồn từ chính lao động của người sáng
tạo. Các tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng của chúng.
Lúc sơ khởi, đối tượng bảo hộ của quyền tác giả là các tác phẩm in văn học, nghệ thuật.
Do công nghệ tạo hình ngày càng được cải thiện nên việc bảo hộ được mở rộng tới các
bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, họa đồ, các tác phẩm ba chiều như điêu khắc, kiến trúc và các tác
phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh. Gần đây, việc bảo hộ quyền tác giả được mở rộng tới các
chương trình máy tính, được đối xử như là các tác phẩm văn học hoặc bộ sưu tập các tác
phẩm văn học.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, việc bảo hộ quyền tác giả được áp dụng không chỉ
đối với các cuốn sách và bài báo học thuật, mà còn đối với các sổ sách ghi chép của
phòng thí nghiệm và các báo cáo nghiên cứu, bản mô tả các trình tự gen, ảnh và bản mô tả
đồ hoạ hoặc đồ thị của các kết quả nghiên cứu.
Chủ sở hữu của một tác phẩm được bảo hộ có quyền không cho người khác sử dụng tác
phẩm khi chưa được phép. Các hành vi cần được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả
thường là: sao chép hoặc nhân bản; trình diễn tác phẩm trước công chúng; ghi âm tác
phẩm; làm phim từ tác phẩm; phát sóng tác phẩm qua quang phổ điện từ hoặc truyền cáp;
biên dịch hoặc mô phỏng tác phẩm. Các vấn đề đặc biệt sẽ phát sinh khi các tác phẩm
được tạo ra thông qua việc nghiên cứu hợp tác hoặc giao việc.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
3
Bên cạnh các quyền này, các “quyền tinh thần” nhất định cũng được thừa nhận bởi Công
ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được thực thi theo luật
quốc gia ở các nước ký kết. Các quyền này bao gồm quyền yêu cầu về sở hữu tác phẩm,
quyền phản đối bất kỳ sự làm sai lệch, cắt xén, sửa chữa hoặc hành vi xuyên tạc khác liên
quan tới tác phẩm gây phương hại tới danh dự hoặc uy tín của tác giả. Các vấn đề đặc biệt
có thể phát sinh khi các quyền về tinh thần này được yêu cầu bởi một thành viên của
nhóm nghiên cứu đối với cách thức mà các kết quả nghiên cứu được truyền bá.
Thoả ước TRIPS đưa ra sự linh hoạt trong định nghĩa về việc sử dụng hợp lý các bản sao
tác phẩm khi chưa được phép nhằm đạt được các mục tiêu xã hội và kinh tế. Các quốc gia
có thể cho phép sao chép một cách có giới hạn tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy,
nghiên cứu, cho các thư viện, viện bảo tàng và các tổ chức từ thiện. Công nghệ phân tích
ngược các chương trình máy tính nhằm mục đích phát triển phần mềm cạnh tranh cũng
được TRIPS cho phép. Việc giải mã như vậy là cơ sở cho việc phát triển các ngành công
nghiệp phần mềm ở nhiều nước đang phát triển.
Công ước Berne đưa ra một danh mục dài nhưng không đầy đủ những đối tượng được coi
là “các tác phẩm văn học và nghệ thuật”. Tuy nhiên, bất kỳ sự sáng tạo nào của trí óc
cũng có thể được bảo hộ quyền tác giả một khi nó thoả mãn các yêu cầu của Công ước
Berne theo cách thức mà các yêu cầu này được thực thi bởi các quốc gia khác nhau.
Ví dụ, các tác phẩm công nghệ mới hoặc dựa trên công nghệ cũng được bảo hộ, như các
chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu và các tác phẩm đa phương tiện.
Quyền tác giả bảo hộ “các tác phẩm” là sự thể hiện của các suy nghĩ và ý tưởng. Bản thân
các ý tưởng và suy nghĩ thì không được bảo hộ.
Lịch sử quyền tác giả gắn bó chặt chẽ với sự phát triển công nghệ. Các hình thức bảo hộ
quyền tác giả đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 15 khi công nghệ in xuất hiện và sự nhân bản
chữ viết của con người đã trở thành hiện thực. Luật Bản quyền hoàn chỉnh đầu tiên xuất
hiện ở Anh vào năm 1710. Tiếp đó là Phổ và Pháp cũng nằm trong số các quốc gia đầu
tiên này.
2. Sử dụng quyền tác giả
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
4
Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng tạo của người dân ở
quốc gia đó, và việc khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân và truyền bá nó là điều
kiện thiết yếu cho sự tiến bộ. Quyền tác giả là yếu tố cấu thành quan trọng của quá trình
phát triển. Kinh nghiệm cho thấy, sự giàu có của di sản văn hoá quốc gia phụ thuộc trực
tiếp vào trình độ bảo hộ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Số lượng các sáng tạo
trí tuệ của quốc gia càng nhiều thì danh tiếng của quốc gia ấy càng cao; số lượng các sản
phẩm trong văn học và nghệ thuật càng nhiều thì càng có nhiều cộng sự trong các ngành
công nghiệp giải trí, sách báo, ghi âm; và thực vậy, suy cho cùng thì việc thúc đẩy sáng
tạo trí tuệ là một trong những cơ sở tiên quyết cho mọi sự phát triển xã hội, kinh tế và
văn hoá.
Bảo hộ quyền tác giả, từ góc độ của người tạo ra tác phẩm, chỉ có ý nghĩa nếu người tạo
ra tác phẩm thực sự được hưởng lợi từ các tác phẩm đó, và điều này không thể có được
nếu không có sự công bố và truyền bá tác phẩm của người đó cũng như việc tạo điều
kiện thuận lợi cho sự công bố, truyền bá đó. Đây chính là vai trò thiết yếu của quyền tác
giả trong các nước đang phát triển.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo trí tuệ ở các nước đang phát triển bên
cạnh điều kiện tài chính của bản thân phần lớn các tác giả và người sáng tạo trí tuệ,
những người thường cần được khuyến khích và trợ cấp. Thiếu giấy để sản xuất sách giáo
khoa cho quá trình giáo dục liên tục (cả chính thức lẫn không chính thức), để sản xuất
các sách mô tả, khuyến nghị cũng như các sách đại cương, mà lẽ ra các sách đó phải
được đặt trong tầm tiếp cận của cộng đồng chung ở các quốc gia này.
Vai trò của các chính phủ trong hoạt động này có thể bao gồm sự trợ giúp tài chính cho
hoạt động sáng tạo và xuất bản sách giáo khoa và tư liệu giáo dục khác, trợ giúp đầu vào
cho đào tạo, mở rộng hệ thống thư viện, tạo lập các thư viện di động để phục vụ các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, v.v...
3. Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả
Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học,
khoa học và nghệ thuật dù được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, để được
bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải là sáng tạo nguyên gốc. Các ý tưởng trong tác phẩm
không nhất thiết phải mới nhưng hình thức thể hiện, cho dù là văn học hay nghệ thuật,
đều phải là sáng tạo mang tính nguyên gốc của tác giả. Và cuối cùng, sự bảo hộ là độc
lập đối với chất lượng hoặc giá trị đi kèm theo tác phẩm - nó sẽ được bảo hộ cho dù được
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
5
đánh giá thế nào, theo thị hiếu, là tác phẩm văn học hay âm nhạc tốt hay dở - và thậm chí
độc lập đối với mục đích mà tác phẩm dự định theo đuổi, vì mục đích sử dụng mà tác
phẩm hướng tới không có gì liên quan tới việc bảo hộ.
Các tác phẩm có khả năng được bảo hộ, theo nguyên tắc, là tất cả các sáng tạo nguyên
gốc. Danh mục liệt kê không đầy đủ minh hoạ cho các tác phẩm này được quy định trong
các luật quốc gia. Để được bảo hộ theo luật quyền tác giả, các tác phẩm của một tác giả
phải xuất phát từ chính người đó; chúng phải có nguồn gốc từ lao động của tác giả. Tác
phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng của nó và cả khi nó có một chút ít
nét chung với văn học, nghệ thuật và khoa học, như các chỉ dẫn kỹ thuật thuần tuý hoặc
bản vẽ kỹ thuật, thậm chí là các bản đồ. Các ngoại lệ so với nguyên tắc chung được quy
định trong các luật bản quyền theo các danh mục liệt kê đặc biệt; theo đó, các văn bản
pháp luật, các quyết định chính thức hoặc tin tức thuần tuý trong ngày nói chung sẽ
không được bảo hộ quyền tác giả.
Trên thực tế, tất cả các luật quốc gia về quyền tác giả đều quy định việc bảo hộ đối với
các tác phẩm sau:
– Các tác phẩm văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch và tác phẩm viết bất
kỳ không phụ thuộc vào nội dung của chúng (hư cấu hay không hư cấu), độ
dài, mục đích (giải trí, giáo dục, thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, v.v...),
hình thức (viết tay, đánh máy, in; sách, cuốn sổ nhỏ, các tờ rời, báo, tạp chí);
được công bố hay chưa được công bố; ở phần lớn các nước, “các tác phẩm
truyền miệng”, nghĩa là các tác phẩm không được viết ra, cũng được bảo hộ
bởi luật bản quyền;
– Các tác phẩm âm nhạc: dù nghiêm trang hay nhẹ nhàng; các bài hát, bản hợp
ca, opera, âm nhạc, ca kịch ngắn; nếu được trình diễn, thì dù đó là bằng một
nhạc cụ (solo), một vài nhạc cụ (sonatas, bản nhạc, v.v…) hoặc nhiều nhạc cụ
(dàn nhạc, dàn hợp xướng);
– Các tác phẩm nghệ thuật: dù là hai chiều (các bản vẽ, hoạ đồ, tranh, khắc, ốp
sét, v.v…) hay ba chiều (tác phẩm điêu khắc, kiến trúc), không phụ thuộc vào
nội dung (biểu hiện hay trừu tượng) và mục đích (nghệ thuật “thuần tuý”,
quảng cáo, v.v…);
– Bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật;
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
6
– Các tác phẩm nhiếp ảnh: không phụ thuộc vào đối tượng (chân dung, phong
cảnh, các sự kiện đương đại, v.v…) và mục đích tạo ra;
– Các tác phẩm ảnh động (“các tác phẩm điện ảnh”): dù là tác phẩm câm hay có
âm thanh, không phụ thuộc vào mục đích (triển lãm sân khấu, vô tuyến truyền
hình, v.v…), thể loại (phim bi kịch, tài liệu, v.v…), độ dài, phương pháp thể
hiện (quay phim “trực tiếp”, hoạt hình, v.v…), hay quy trình công nghệ được
sử dụng (tranh trên phim đèn chiếu, trên băng video điện tử, v.v…).
– Các chương trình máy tính (như một tác phẩm văn học hoặc độc lập).
Nhiều luật bản quyền còn bảo hộ “các tác phẩm của nghệ thuật ứng dụng” (đồ trang sức
nghệ thuật, đèn, giấy dán tường, nội thất, v.v…) và các tác phẩm múa. Một số luật cũng
coi các bản ghi âm, băng, phát thanh truyền hình là tác phẩm.
4. Các quyền năng trong quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với một tác phẩm được bảo hộ có thể sử dụng tác phẩm
như mong muốn - nhưng không được làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác - và có thể không cho người khác sử dụng tác phẩm nếu không được sự đồng
ý của mình. Như vậy, các quyền mà luật pháp ban cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với
tác phẩm được bảo hộ thường được mô tả như “các quyền tuyệt đối” trong việc cho phép
người khác sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ.
Phần lớn các luật bản quyền đều xác định các hành vi liên quan tới tác phẩm, theo đó,
ngoài chủ sở hữu quyền tác giả, những người khác không thể thực hiện nếu không được
phép của chủ sở hữu quyền. Các hành vi đòi hỏi phải được sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả thường bao gồm: sao chép hoặc nhân bản; trình diễn tác phẩm trước công
chúng; ghi âm tác phẩm; làm phim từ tác phẩm; phát sóng tác phẩm; dịch tác phẩm; sửa
chữa tác phẩm.
(i) Quyền nhân bản và các quyền liên quan
Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả ngăn cấm người khác sao chép tác phẩm của mình
là quyền năng cơ bản nhất của quyền tác giả. Ví dụ, việc nhân bản một tác phẩm đã được
bảo hộ là hành vi được tiến hành bởi người công bố mong muốn phát tán các bản sao của
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
7
tác phẩm nguyên bản tới công chúng dưới hình thức bản sao in hoặc bằng phương tiện
kỹ thuật số như các CD-ROMs. Tương tự, quyền của người sản xuất bản ghi âm trong
việc sản xuất và phân phối đĩa CD chứa đựng các buổi trình diễn tác phẩm âm nhạc dựa
trên cơ sở một phần là sự đồng ý của người sáng tác tác phẩm cho phép nhân bản tác
phẩm của mình trong bản ghi âm. Như vậy, quyền kiểm soát hành vi nhân bản là cơ sở
pháp lý cho nhiều hình thức khai thác tác phẩm đã được bảo hộ.
Các quyền khác được thừa nhận trong các luật quốc gia nhằm đảm bảo rằng quyền cơ
bản về nhân bản được tôn trọng. Ví dụ, một số luật quy định về quyền cho phép phân
phối các bản sao tác phẩm. Quyền phân phối thường là đối tượng bị khai thác một cách
triệt để trong lần bán đầu tiên hoặc lần chuyển giao quyền sở hữu một bản sao đặc biệt,
nghĩa là, sau khi chủ sở hữu quyền tác giả đã bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu bản
sao đặc biệt của tác phẩm, thì người sở hữu bản sao đó có thể tuỳ ý sử dụng nó mà không
cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả, ví dụ, cho hoặc thậm chí bán lại nó.
Một quyền khác càng ngày càng nhận được sự thừa nhận rộng rãi, kể cả trong Hiệp định
TRIPS, là quyền cho thuê các bản sao của một số loại hình tác phẩm nhất định, ví dụ, các
tác phẩm âm nhạc gồm tác phẩm ghi âm, tác phẩm nghe nhìn và các chương trình máy
tính. Quyền cho thuê được hợp pháp hoá bởi các tiến bộ công nghệ đã khiến cho việc sao
chép các dạng tác phẩm này trở nên hết sức dễ dàng; kinh nghiệm ở một số nước cho
thấy, các bản sao được làm bởi các khách hàng của các cửa hàng cho thuê, và như vậy,
quyền kiểm soát thực tế cho thuê là cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền được
nhân bản của chủ sở hữu quyền tác giả. Cuối cùng, một số luật bản quyền quy định cả
quyền kiểm soát việc nhập khẩu các bản sao như một phương tiện ngăn ngừa sự xói mòn
nguyên tắc lãnh thổ của quyền tác giả; nghĩa là, các lợi ích kinh tế hợp pháp của chủ sở
hữu quyền tác giả có thể bị đe doạ nếu anh ta không thể thực hiện các quyền nhân bản và
phân phối trên một căn cứ lãnh thổ.
(ii) Các quyền trình diễn
Một hành vi khác cần được cho phép là hành vi trình diễn trước công chúng - ví dụ, độc
tấu trước công chúng, trình diễn kịch hoặc âm nhạc trước khán giả. Quyền kiểm soát
hành vi trình diễn trước công chúng này là mối quan tâm không chỉ của các chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được thiết kế ban đầu cho công diễn, mà còn đối với các
chủ sở hữu quyền tác giả và những người đã được uỷ quyền, khi có người khác muốn
soạn lại để trình diễn trước công chúng các tác phẩm ban đầu dự định được sử dụng bằng
cách nhân bản hoặc xuất bản. Ví dụ, một tác phẩm được viết ban đầu bằng một cách thức
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
8
đặc biệt nhằm đọc tại nhà hoặc ở thư viện có thể được chuyển đổi (“điều chỉnh”) thành
một vở kịch dự kiến được trình diễn trước công chúng trên sân khấu của nhà hát.
(iii) Các quyền ghi âm
Chừng nào mà âm nhạc còn được quan tâm thì việc ghi âm còn là một phương tiện được
ưa thích nhất để đưa tác phẩm đến với công chúng rộng rãi. Điều này đáp ứng mục đích
dành cho các tác phẩm âm nhạc tương tự như sách đối với các tác phẩm văn học. Các
bản ghi âm có thể được kết hợp riêng với nhạc, với lời hoặc cả nhạc và lời. Quyền cho
phép thực hiện ghi âm thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả phần nhạc và cả chủ sở hữu
quyền tác giả phần lời. Nếu đây là hai người khác nhau, thì trong trường hợp bản ghi âm
kết hợp cả nhạc và lời, nhà sản xuất bản ghi âm phải được phép của hai chủ sở hữu này.
Theo luật của một số quốc gia, nhà sản xuất bản ghi âm còn phải được phép của những
người biểu diễn (người chơi nhạc và người hát hoặc tấu lời). Đây là một ví dụ khác về
việc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm không thể sử dụng hoặc cho phép sử
dụng tác phẩm theo cách thức đi ngược lại với các quyền hợp pháp của người khác.
(iv) Các quyền làm phim ảnh động
“Phim ảnh động” ("motion picture") là bản ghi hình, đem đến cho người xem một chuỗi
hình ảnh tiếp diễn. Trong luật bản quyền nó thường được gọi là “tác phẩm điện ảnh”
hoặc “tác phẩm nghe nhìn”. Một vở kịch ban đầu được viết để những người biểu diễn
trình diễn trực tiếp trước khán giả ("trình diễn trực tiếp") có thể được ghi hình và chiếu
cho khán giả với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng người có thể có mặt trong buổi
biểu diễn trực tiếp; các khán giả này có thể xem được ảnh động ở nơi cách xa địa điểm
trình diễn trực tiếp và vào những thời điểm muộn hơn nhiều so với buổi trình diễn trực
tiếp.
(v) Các quyền phát sóng
Loại hành vi chủ yếu bị hạn chế bởi quyền tác giả bao gồm các hành vi phát sóng tác
phẩm và truyền đạt tác phẩm đến với công chúng bằng phương tiện dây hoặc cáp. Khi
một tác phẩm được phát sóng, ký hiệu không dây được phát lên không trung mà trong
phạm vi của nó bất kỳ người nào cũng có thể tiếp nhận, miễn là người đó có công cụ (bộ
tiếp nhận đài hoặc vô tuyến) cần thiết để chuyển hóa ký hiệu này thành các âm thanh
hoặc âm thanh và hình ảnh.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
9
Khi một tác phẩm được truyền đạt tới công chúng bằng đường cáp, ký hiệu được khuếch
tán mà chỉ những người có công cụ kết nối với đường cáp dùng để khuếch tán ký hiệu
mới có thể tiếp nhận được.
Theo Công ước Berne, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tuyệt đối trong việc cho phép
cả hai việc: phát sóng không dây và khuếch tán bằng đường cáp các tác phẩm của mình.
(vi) Các quyền dịch và sửa đổi
Hành vi dịch thuật hoặc sửa đổi tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đòi hỏi phải được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả. “Dịch thuật” nghĩa là thể hiện tác phẩm bằng một
ngôn ngữ khác với phiên bản gốc. “Sửa đổi” nói chung được hiểu là làm thay đổi tác
phẩm từ dạng này sang dạng khác (ví dụ, chuyển thể một tiểu thuyết thành phim) hoặc
sửa đổi tác phẩm cho phù hợp với các điều kiện khai thác khác nhau (ví dụ, chỉnh lý sách
hướng dẫn ban đầu dành cho giáo dục đại học thành sách hướng dẫn dành cho học sinh
cấp thấp hơn).
Bản thân tác phẩm dịch và sửa đổi cũng được bảo hộ theo quyền tác giả. Vì vậy, ví dụ,
để nhân bản và xuất bản bản dịch và sửa chữa, nhà xuất bản phải được sự cho phép của
cả hai người: chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm gốc và chủ sở hữu quyền tác giả
đối với bản dịch hoặc bản sửa đổi.
(vii) Các quyền tinh thần
Công ước Berne yêu cầu các nước thành viên trao quyền cho các tác giả:
– Quyền yêu cầu về sở hữu đối với tác phẩm.
– Quyền phản đối bất kỳ sự làm sai lệch, cắt xén, sửa chữa hoặc hành vi xuyên
tạc khác liên quan tới tác phẩm làm phương hại đến danh dự hoặc uy tín của
tác giả.
Các quyền này, thường được biết đến như các quyền tinh thần của tác giả, đòi hỏi phải
được độc lập với các quyền kinh tế thông thường khác và còn lại với tác giả kể cả sau khi
tác giả đã chuyển giao các quyền kinh tế.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
10
5. Sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung, ít nhất ở giai đoạn đầu, là người
tạo ra tác phẩm - nghĩa là tác giả của tác phẩm. Có thể có các ngoại lệ đối với nguyên tắc
này. Các ngoại lệ đó được quy định bởi luật quốc gia. Ví dụ, luật quốc gia có thể quy
định rằng, khi một tác phẩm được tạo ra bởi tác giả là người được thuê với mục đích tạo
ra tác phẩm đó, thì người thuê, chứ không phải là tác giả, sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các