I. KHÁI NIỆM:
Rối loạn đặc trưng bởi lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm với các mức độ
nhẹ, vừa, hoặc nặng và không có cơn hưng cảm nào trong tiền sử. Thường có
sự phục hồi hoàn toàn giữa các giai đoạn, nhưng một số ít bệnh nhân có thể
phát triển thành trầm cảm dai dẳng, chủ yếu ở tuổi già.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Rối loạn trầm cảm tái diễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rối loạn trầm cảm tái diễn
I. KHÁI NIỆM:
Rối loạn đặc trưng bởi lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm với các mức độ
nhẹ, vừa, hoặc nặng và không có cơn hưng cảm nào trong tiền sử. Thường có
sự phục hồi hoàn toàn giữa các giai đoạn, nhưng một số ít bệnh nhân có thể
phát triển thành trầm cảm dai dẳng, chủ yếu ở tuổi già.
II. CÁC THỂ RỐI LOẠN TRẦM CẢM TÁI DIỄN:
F33.0 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nhẹ. F33.1 Rối loạn trầm
cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn vừa. F33.2 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại
giai đoạn nặng không có các triệu chứng loạn thần.
F33.3 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn
thần. F33.4 Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại thuyên giảm. F33.8 Các rối loạn
trầm cảm tái diễn khác. F33.9 Rối loạn trầm cảm tái diễn, không biệt định. III.
Điều trị: 3.1. Hóa d ợc: 3.1.1. Các thuốc chống trầm cảm: dùng một trong
những loại thuốc sau tùy theo từng trường hợp cụ thể 3.1.1.1. Các thuốc ức chế tái
hấp thu có chọn lọc serotonin - Fluoxetine (Prozac...) 20mg, liều trung bình
20mg/ngày - Paroxetine ( Deroxate...) - Sertraline (Zoloft...) - Fluvoxamine
(Luvox, ...) - Venlafaxine (Effexor, ...) 3.1.1.2. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Amitriptylin (Elavil, Laroxyl, Endep...) 25mg, liều trung bình 50-100mg/ngày -
Clomipramine (Anafranil...) 25mg, liều trung bình 50-75mg/ngày - Imipramine
(Tofranil...) 3.1.1.3. Các thuốc tác động kép - Mirtazapine (Remeron, ...)30mg,
liều trung bình 30mg/ngày 3.1.1.4. Các loại khác - Tianeptine (Stablon)
3.1.2. Các thuốc giải lo âu: một trong các loại thuốc sau tùy theo mỗi trường hợp
cụ thể - Diazepam (Seduxen, Valium, Mekoluxen...) 5mg, liều trung bình 5-
10mg/ngày - Bromazepam (Lexomil...) 6mg, liều trung bình 3-6mg/ngày -
Clodiazepoxide (Librium...) 10mg, liều trung bình 5-10mg/ngày 3.1.3. Các thuốc
chỉnh khí sắc: Chọn một trong các thuốc sau - Depakin - Tegretol: chú ý đề phòng
dị ứng thuốc - Muối Lithium: không dùng nếu như không định lượng được lithium
trong máu 3.1.4. Các thuốc tăng cường cơ địa Các loại vitamine nhóm B 3.2. Các
ph ơng pháp điều trị tâm lý: - Liệu pháp nhận thức hành vi. - Liệu pháp thư
giãn luyện tập. - Liệu pháp gia đình.
Ths. Nguyễn Doãn Ph ơng
Trị liệu điện ảnh (Cinema Therapy)
Liệu pháp điện ảnh là gì? Liệu pháp điện ảnh (LPĐA) là một kỹ thuật trị liệu
sáng tạo trong đó nhà trị liệu (NTL)
dùng các bộ phim như một công cụ để trị liệu. Theo Gary Solomon, LPĐA là việc
dùng các bộ phim tạo lên các tác động tích cực đối với bệnh nhân ngoại trừ các rối
loạn loạn thần. Những người có thể thực hiện LPĐA bao gồm: bác sỹ tâm thần,
cán bộ tâm lý, cán sự xã hội, y tá tâm thần, các nhà trị liệu nghệ thuật, các nhà
giáo dục học. Chủ đề có thể đề cập đến các tình huống giải quyết vấn đề, rối loạn
stress sau sang chấn, trầm cảm, các mối quan hệ, động cơ hay các nhu cầu của
người bệnh. Sau mỗi 6 tuần bệnh nhân lại được đánh giá lại tình trạng bệnh lý.
LPĐA có thể được dùng trong trị liệu cá nhân, trị liệu gia đình hay trị liệu nhóm.
TS. Gary Solomon - cha đẻ của LPĐA cho rằng phim ảnh là hình mẫu của nghệ
thuật bắt chước. Để bắt đầu trị liệu, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là phải tìm
xem bộ phim nào phản ánh được những vấn đề bệnh nhân đang gặp phải. TS.
Birgit Woltz - nhà trị liệu tâm lý cho rằng nhiều người cảm thấy được giải tỏa qua
việc xem phim hơn là trị liệu tâm lý. Phim ảnh có thể giải phóng ra những cảm
xúc lành mạnh. Woltz đưa ra cơ sở sinh lý thần kinh về khóc và cười. Cười làm
tăng hoạt động của hệ miễn dịch (các tế bào T, globulin miễn dịch A và G) và làm
giảm các hooc-mon gây stress (thu hẹp các mạch máu và ức chế hoạt động hooc-
mon epinephrine và dopamine). Khóc làm giải phóng các chất dẫn truyền thần
kinh gây an dịu nỗi đau (Leucine-enkephaline là một trong những opiate tự nhiên
của não bộ làm giảm đau, prolactin được giải phóng từ tuyến yên để đáp ứng với
stress). TS. Fuat Ulus - bác sỹ tâm thần đã xây dựng chương trình trị liệu điện ảnh
theo nhóm. Chương trình 3 E: · Entertainment - giải trí; · Education - giáo dục; ·
Empowerment - giao quyền. Đầu tiên bệnh nhân xem phim, sau đó họ trao đổi với
nhau về bộ phim, các nhân vật trong phim, rồi về những trải nghiệm của cá nhân
tương tự như của nhân vật trong phim. Việc giao quyền được thực hiện qua các
quá trình phóng chiếu (projection), đồng nhất hóa (identification) và nhập tâm
(introjection). Trong quá trình phóng chiếu những suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin
của chúng ta hướng tới các sự kiện và nhân vật trong phim; tiếp đó đến quá trình
đồng nhất hóa, chúng ta tiếp nhận hay chối bỏ, thích hay không thích một nhân vật
nào đó trong phim; rồi đến quá trình cuối cùng là nhập tâm, chúng ta đem những
trải nghiệm trong phim vào thế giới của chúng ta.
Theo Ulus, bệnh nhân dễ dàng nói về các nhân vật trong phim hơn là đối mặt trực
tiếp với vấn đề của mình. Hiệu quả tác động của liệu pháp điện ảnh Phim ảnh
đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu được các suy nghĩ, niềm tin kém thích nghi
và cấu trúc lại nhận thức. Bệnh nhân khi xem xong phim có thể sẽ biết phải làm gì
với vấn đề của mình. Những cảm xúc do bộ phim mang lại có thể làm động cơ
thúc đẩy họ. Các nhân vật trong phim thường cư xử theo cách khuyến khích đương
đầu với thách thức. Phim ảnh có thể tác động tốt đến 7 loại hình trí thông minh là
lôgic (tình tiết), ngôn ngữ (lời thoại), trực quan-không gian (hình ảnh, màu sắc,
biểu tượng), âm thanh (tiếng động và âm nhạc), liên cá nhân (cốt truyện), cảm giác
vận động (chuyển động), nội tâm (hướng dẫn nội tâm). Các b ớc thực hiện một
buổi trị liệu bằng liệu pháp điện ảnh LPĐA nhóm bao gồm 8-12 bệnh nhân, mỗi
tuần 1 buổi, mỗi buổi 90 phút. Bước 1: Hướng dẫn BN ngồi một cách thoải mái,
chú ý đến cơ thể và hơi thở, thả lỏng các cơ. Bước 2: Hướng dẫn BN điều hòa hơi
thở nhịp nhàng, thả lỏng tâm trí, không để vướng bận điều gì trong đầu. Bước 3:
Hướng dẫn BN xem phim một cách thư giãn, chú ý đến bản thân và cốt truyện
phim. Bước 4: Sau khi BN xem phim xong đặt các câu hỏi:
Bạn có thấy nhịp thở của mình thay đổi trong lúc xem phim không?
Bộ phim có khiến bạn liên tưởng đến điều gì không?
Trong bộ phim bạn thích điều gì và ghét điều gì?
Có nhân vật hay tình tiết nào hấp dẫn hay không hấp dẫn không?
Bạn có thấy mình giống với nhân vật nào không?