Bài giảng Sử dụng mic

Hầu như ai cũng đã từng một lần sử dụng một máy ghi âm. Trong trường hợp này, thao tác ghi âm rất đơn giản : ấn nút Record, nói vào micro, và ấn nút Stop khi kết thúc ghi âm. Còn với ghi hình - tiếng thì còn có một vài thiết bị nữa ở giữa micro và máy ghi hình. Và một loạt các thiết bị này được gọi chung là audio chain. Trong đó bao gồm một micro (biến đổi tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện), một mixer (để điều chỉnh độ mạnh yếu của tín hiệu trong mối tương quan với các tín hiệu đến khác qua cùng một hệ thống) và một thiết bị cân bằng, bộ nén hoặc các thiết bị xử lý khác.

doc32 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sử dụng mic, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Audio chain Hầu như ai cũng đã từng một lần sử dụng một máy ghi âm. Trong trường hợp này, thao tác ghi âm rất đơn giản : ấn nút Record, nói vào micro, và ấn nút Stop khi kết thúc ghi âm. Còn với ghi hình - tiếng thì còn có một vài thiết bị nữa ở giữa micro và máy ghi hình. Và một loạt các thiết bị này được gọi chung là audio chain. Trong đó bao gồm một micro (biến đổi tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện), một mixer (để điều chỉnh độ mạnh yếu của tín hiệu trong mối tương quan với các tín hiệu đến khác qua cùng một hệ thống) và một thiết bị cân bằng, bộ nén hoặc các thiết bị xử lý khác. Khi ra khỏi mixer (hoặc các thiết bị xử lý), tín hiệu đã sẵn sàng để đưa tới các đầu vào audio của một máy ghi hình hoặc đến một bộ khuếch đại rồi đưa ra loa. Micro Phân loại và cách sử dụng Micro đáp ứng một mục đích cơ bản : biến đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng điện. Biến đổi sóng âm thành tín hiệu điện để có thể điều chỉnh, thay đổi, khuếch đại hoặc ghi. Với một chức năng cơ bản như thế, thì tại sao lại có nhiều loại micro đến như vậy. Đơn giản vì một vài loại micro thích hợp và tốt hơn các loại khác trong một số trường hợp nhất định, như là một chiếc xe tải thì tốt hơn một chiếc ôtô thể thao nhỏ trong trường hợp chở đồ to và nặng. Micro thường được miêu tả bởi 4 tiêu chuẩn : thiết kế vật lý, búp hướng, loại biến đổi và trở kháng điện. Mỗi đặc điểm này đều chứa đựng ý nghĩa riêng của nó cho việc lựa chọn các micro thích hợp với các mục đích sử dụng khác nhau Thiết kế vật lý Trong việc chọn lựa micro cho một ứng dụng cụ thể, điều đầu tiên là phải quyết định xem nó sẽ được sử dụng như thế nào. Người nói sẽ cầm tay? Hay sẽ kẹp vào áo? Hoặc đặt cách xa vài bước chân để micro không vào khuôn hình? Loại cầm tay : Đây chính là loại micro phổ biến nhất. Kiểu này có tính linh hoạt cao nhất vì micro có thể được người nói cầm tay, được đặt trên bàn hoặc gắn vào một tấm cổ ngỗng trên bục. Loại micro cầm tay chất lượng tốt cần phải có một shock mount bên trong để giảm thiểu nhiễu va chạm tay cầm (những âm thanh quá mức sẽ truyền qua tay cầm và được đầu micro thu vào) và nó phải có cấu trúc ruggedly để chống lại sai phạm vật lý. Nếu như chỉ được có một micro trong các thiết bị âm thanh thì nên chọn một micro cầm tay. Các model cao hơn ở cuối bảng giá sẽ thường có dải tần rộng hơn, shock mounting tốt hơn và có cấu trúc bền hơn. Vài khuyến nghị khi sử dụng micro cầm tay : Dù là cầm tay hay để bàn thì micro cần phải cách miệng người nói khoảng 15cm-30cm và nghiêng góc 45độ. Với một vài loại micro, để rất gần miệng (7,6cm-15cm) sẽ gây nên sự nhấn mạnh tần số thấp (gọi là hiệu ứng gần), kết quả là một người giọng khàn, âm trầm nặng. Loại Lavalier (cài ve): Một loại micro khác phổ biến trong truyền hình là loại cài ve. Từ “lavalier” dùng để chỉ một loại micro mà được treo trên một sợi dây quấn quanh cổ người nói nhưng thuật ngữ này được phát triển lên để chỉ bất cứ loại micro nhỏ nào được gắn vào quần áo người nói. Micro cài ve cho phép người nói diễn tả điệu bộ, ghi chú hoặc chứng minh, giới thiệu sản phẩm bằng tay. Do đó micro cài ve thường rất bé nhằm mục đích biến mất trước camera. Ngoài ra, sử dụng một micro cài ve làm cho khoảng cách từ micro đến miệng người nói luôn cố định, làm giảm đi sự cần thiết phải điều chỉnh mixer khi mà các mức tiếng đã được thiết lập. Một nhược điểm của micro cài ve là thực tế chúng chỉ là những micro một mục đích (chuyên dùng) – chúng hiếm khi cho chất lượng âm thanh tốt nếu cầm trên tay hoặc bỏ ra xa người. Vì kích thước nhỏ bé của micro cài ve giúp cho việc che giấu sau ánh đèn hoặc các vật thể rất dễ dàng nên một bộ cân bằng (equalizer) là rất cần thiết để làm cho âm thanh tự nhiên như người nói Vài khuyến nghị khi sử dụng micro cài ve : để có kết quả tốt nhất thì micro cài ve phải được để ngoài quần áo, khoảng 15cm đến 20cm dưới cằm. Micro thường được kẹp ngoài áo khoác, trên ve áo hoặc cà vạt. Nếu không thể cài ở những vị trí trên thì có thể kẹp ở cổ áo sơmi. Tuy nhiên chất lượng âm thanh ở những vị trí này có phần hơi bị nghẹt vì một vài tần số cao ( mà chỉ gồm phần êm tai ) không hoàn toàn bị phủ bởi phần diện tích dưới cằm. Giấu micro cài ve : một vài chương trình rất cần sự che giấu micro. Nó rất quan trọng để giảm nhiễu từ micro, từ dây cáp nối...Có một vài gợi ý : Dưới cổ áo sơmi. Micro được cài nhẹ bên trong của cổ áo, gần nơi bẻ cổ. Dây cáp có thể đi vòng ra sau cổ, qua cổ áo sơ mi Chỗ đeo kính, phần giữa thái dương (on eyeglasses, on the inside of the temple). Dây cáp đi vòng qua tai và xuống lưng Trên trán hoặc má, được dán bằng một dải băng hoặc miếng dính. Nhược điểm của phương pháp này là micro có thể bị lộ khi đổ môi hôi và trang điểm. Trên ngực áo, được dán bằng miếng băng hai mặt, một mặt dán vào da, một mặt vào bên trong áo sơmi. Cố gắng tránh đặt micro sau bất cứ chất liệu nào nhiều lớp. Điều đó làm giảm việc thu những tần số cao, không gây nên giọng trầm đục. Double-miking (micro kép) : Có một vài trường hợp, thậm chí tình cờ, micro có thể sẽ bị hỏng trong một sự kiện trực tiếp. Vì lý do này, người dẫn chương trình có thể đeo hai cái micro để dự phòng. Chỉ dùng một cái micro thôi, nếu nó bị hỏng thì cái kia sẽ được sử dụng ngay lập tức. Nếu dùng 2 micro cài ve loại không dây, yêu cầu mỗi micro phải có bộ thu phát riêng biệt khác nhau về tần số. Loại Surface mount (mui rùa): Những micro này được thiết kế để làm việc ở những bề mặt rộng. Chúng được đặt trên bàn hội thảo và thường có hình dáng tự nhiên (đường viền tự nhiên để trông có vẻ ít lộn xộn trên bàn hội thảo). Micro element được đặt rất gần (nhưng không được chạm) vào bề mặt để cho sóng âm phản xạ từ bề mặt sẽ đến cùng thời điểm với những sóng trực tiếp. Hiệu ứng này làm tăng gấp đôi độ nhạy của micro so với loại micro cầm tay đặt ở cùng khoảng cách. (Sự tăng độ nhạy này thừa nhận rằng bề mặt phải vừa đủ lớn để phạn xạ được sóng âm thậm chí ở tần số thấp) Vài khuyến nghị khi sử dụng micro surface mount : Micro loại này làm việc tốt nhất ở trên mặt phẳng mịn như bàn hội thảo hoặc bàn làm việc. Nếu như bàn bị rung, hãy đặt micro lên một tấm cao su rất mỏng mịn. Trong một vài hoàn cảnh, micro surface mount còn làm việc rất tốt khi gắn lên tường. Ghi nhớ rằng chất lượng âm thanh của loại micro này bị ảnh hưởng bởi kích thước của bề mặt đặt micro. Để đạt được chất lượng tốt nhất, nên sử dụng mặt phẳng có diện tích tối thiểu là 91cm, nếu nhỏ hơn sẽ làm hạn chế việc thu tần số thấp. Tiếng nói con người thường nhẹ êm, và thực tế có thể làm giọng trầm dễ nghe hơn bằng cách giảm âm vang. Loại shotgun: Micro này có tên như thế vì có một cái ống dài gắn đằng trước micro làm cho nó giống như một khẩu súng. Sự giao thoa này giúp gạt bỏ âm thanh đến từ những mặt bên lớn hơn 30 độ và chỉ thu âm ở trước micro. Vì lý do này mà micro shotgun rất phổ biến trong chương trình tin tức và điện ảnh. Micro shotgun cho giới hạn thu âm là 30 m. Thực tế, một micro shotgun có thể được đặt ở một khoảng cách gấp 4 hay 5 lần so với khoảng cách đặt micro omni chuẩn. Ghi nhớ rằng micro shotgun thu được âm thanh đến từ đằng sau vật thể. Vài khuyến nghị khi sử dụng micro shotgun : Micro shotgun có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào, ở trên, dưới hoặc bên cạnh nguồn âm để micro không xuất hiện trước ống kính camera. Tránh chĩa micro vào những bề mặt rắn như sàn gạch, tường gạch... Những mặt phẳng này phản xạ sóng âm và có thể phản xạ nhiễu nền làm cho âm thanh bị rỗng. Đặt một tấm mền dầy ở mặt phản xạ để hút âm thanh. Micro shotgun nhạy với gió hơn các loại micro khác, vì vậy nên tránh di chuyển nhanh micro và nếu có thể nên sử dụng lọc gió. Khi ở ngoài trời cần thiết phải sử dụng loại lọc gió “zeppelin” hoặc “blimp”. Búp hướng Búp hướng là một trong những đặc điểm thường bị hiểu sai nhất của micro. Diễn đạt một cách đơn giản, búp hướng mô tả cách đáp ứng của micro với các nguồn âm đến từ các hướng hoặc các góc khác nhau. Một vài micro thu âm tốt như nhau tại mọi góc hướng, trong khi những loại khác chỉ thu âm ở một hướng nhất định. Hiểu rõ ý nghĩa của búp hướng micro là cần thiết để đạt được kết quả thu âm tốt nhất. Cách phổ biến nhất để minh họa búp hướng của micro là kiểu phân cực. Đây là biểu đồ hình tròn minh họa sự liên quan của âm thanh thu được từ các hướng khác nhau. Dù có rất nhiều các kiểu phân cực nhưng hai kiểu phổ biến nhất được dùng là phân cực vô hướng và phân cực định hướng. Omnidirectional - Vô hướng : Micro omni thu âm thanh như nhau từ mọi hướng, phía trên, dưới, đằng trước, đằng sau và các mặt cạnh micro trong khối cầu 360 độ. Kiểu phân cực omni có hình dạng như hình tròn. Đây có thể là ưu điểm vì một micro omni được sử dụng để thu giọng nói từ các nguồn khác nhau. Micro cầm tay sử dụng trong các chương trình tin tức thường là micro omni, nên chỉ cần một micro để thu tiếng nói của phóng viên và người được phỏng vấn. Lưu ý quan trọng là micro omni không bị giảm chất lượng do hiệu ứng gần như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên cũng có một vài hạn chế khi sử dụng micro omni. Đầu tiên vì micro thu âm như nhau ở mọi hướng nên sẽ thu cả những nhiễu nền không cần thiết (như những tiếng chuông cửa, tiếng còi xe...). Thứ hai, micro cũng thu một số lượng lớn các dội vang khi thu âm trong phòng có tường và sàn là mặt phẳng rắn chắc. Điều này có thể làm cho âm thanh khuếch đại, rồng như bên trong một cái trống. Hiệu ứng này có thể được giảm thiểu bằng cách đưa micro đến gần nguồn âm hơn và chỉnh mức đầu vào ở bàn mixer nhỏ hơn để bù lại. Hạn chế thứ ba là khi âm thanh đưa qua hệ thống loa để khuếch đại thì rất dễ bị feedback. Unidirectional - Định hướng : Micro định hướng loại bỏ âm thanh đến từ sau micro trong khi vẫn thu âm thanh đến từ phía trước. Vì thế, micro định hướng ít thu dội vang phòng và ít bị feedback hơn khi qua hệ thống loa. Loại micro định hướng phổ biến nhất là loại cardioid (hình tim), sở dĩ có tên như vậy là vì kiểu phân cực của nó có hình dạng gần giống hình trái tim. So với nguồn âm ở trước micro, thì nguồn đến từ bên cạnh micro được thu bằng một nửa và bằng một phần mười nếu nguồn âm ở đằng sau micro. Vì thế micro cardioid thu được những nguồn âm mong muốn nhiều hơn và những nguồn âm không cần thì được thu ít hơn. Những loại micro định hướng khác là supercardioid và hypercardioid có sự loại bỏ âm thanh đến từ bên cạnh micro tăng dần nhưng lại thu âm thanh đến từ đằng sau nhiều hơn. Sử dụng những micro này nhiều hơn loại directional yêu cầu người nói phải cẩn thận hơn vì chỉ đứng tại chỗ nói trực tiếp vào micro, không nên tản mạn sang hai bên, nơi mà độ nhạy của micro sẽ giảm đi nhanh chóng. Đa số micro ở cả hai dạng vô hướng và định hướng. Micro cài ve thường dùng vô hướng mặc dù loại cài ve định hướng đang rất phổ biến. Micro shotgun lại đáp ứng định hướng cực kỳ chính xác Kiểu biến đổi Như đã đề cập từ trước, micro chỉ đáp ứng một mục đích : biến đổi sóng âm thanh thành năng lượng điện. Bộ phận của micro làm nhiệm vụ biến đổi được gọi là bộ chuyển đổi hoặc cartridge. Các kiểu chuyển đổi khác nhau thực hiện nhiệm vụ theo các cách khác nhau và mỗi loại đều có những đặc trưng nào đó làm cho nó thích hợp nhiều hơn hoặc ít hơn cho nhiều loại ứng dụng. Hai loại chuyển đổi được sử dụng nhiều hơn trong micro dùng cho truyền hình quảng bá và sản xuất nghe nhìn là biến đổi điện dung và biến đổi điện động. Micro điện động sử dụng một thanh nam châm và một cuộn dây dẫn để biến đổi sóng âm thành tín hiệu điện. Nguyên tắc như sau : một màng mỏng có gắn cuộn dây sẽ rung lên khi có sóng âm đạp vào, làm cuộn dây chuyển động qua lại trong từ trường tạo ra một dòng điện nhỏ, dòng điện này được đưa ra dây cáp micro. Micro điện động tốt cho chất lượng âm thanh tốt thường rất bền và luôn chịu đựng được những va đập hoặc làm việc trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt. Vì những lý do này mà micro điện động trở thành micro phổ biến nhất cho các ứng dụng chuyên nghiệp Micro điện dung sử dụng một tấm nhựa hoặc kim loại siêu mỏng được kéo căng phủ kín phía trên của tấm kim loại hoặc tấm sứ phủ kim loại, gọi là phiến sau backplate. Khi một vật mang điện cố định được đặt trong màng rung hoặc tấm backplate, dòng điện ra của nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự chuyển động của màng rung, chính là đáp ứng của sóng âm đập tới. Tín hiệu ra rất yếu và rất dễ bị nhiễu do dòng điện bên ngoài vì thế rất cần được sửa đổi và khuếch đại bằng một mạch tiền khuếch đại. Mạch này có thể được đặt bên trong micro hoặc ở một tấm mạch điện tử nhỏ gắn ngoài. Micro điện dung có nhiều ưu điểm. Trong đó, quan trọng nhất là hình dạng nhỏ bé, đây là lý do tại sao tất cả các micro cài ve cỡ nhở lại là loại điện dung. Micro này rất nhạy với các tần số cao và cực thấp và luôn cho âm thanh trong, rõ ràng. Bộ tiền khuếch đại đi kèm cho phép micro điện dung cung cấp tín hiệu ra lớn hơn micro điện động. Điều này có thể có ích khi thu âm của người có giọng nói êm dịu hoặc của một người ở xa. Trở kháng điện Trở kháng là một đặc trưng điện của thiết bị âm thanh, giống như điện áp hoặc dòng điện. Nó được biểu thị bằng đơn vị đo điện trở Ohm, ký hiệu là Ω. Micro được phân thành 2 loại chính là trở kháng thấp (low-Z) hoặc trở kháng cao (high-Z). Với các ứng dụng chuyên nghiệp, phải sử dụng micro trở kháng thấp. Còn micro trở kháng cao thường làm nghẹt âm thanh dẫn đến mất tần số cao khi mà dây cáp dài hơn 6m. Một trong những ưu điểm của micro trở kháng thấp là cho phép sử dụng dây cáp dài (có thể hơn 304m) mà chất lượng âm thanh suy giảm không đáng kể. Thật dễ dàng để phân biệt micro trở kháng cao hay trở kháng thấp, hãy nhìn bảng chỉ tiêu kỹ thuật. Có từ “high-Z”, “high impedance”, 10000Ω hoặc cao hơn, tất cả là để chỉ micro trở kháng cao. Còn “low-Z”, “low impedance”, 600Ω hoặc thấp hơn để chỉ micro trở kháng thấp. Micro trở kháng cao chỉ có thể nối với đầu vào audio trở kháng cao. Sử dụng một bộ chuyển đổi phù hợp để kết nối micro trở kháng cao với đầu vào trở kháng thấp hoặc ngược lại. Một lưu ý quan trọng là trở kháng của micro không cần phù hợp với trở kháng của đầu vào thiết bị được nối. Thực tế, sự phù hợp trở kháng gây ra mất mát mức tín hiệu đáng kể. Các thiết bị trở kháng thấp được nối tới các đầu vào có trở kháng cao hơn 5 đến 10 lần. Vì thế đầu vào của các mixer chuyên dụng đều có trở kháng 1000 Ω hoặc cao hơn. Nguồn phantom (nguồn ảo) Micro điện dung yêu cầu có nguồn điện mới hoạt động (thường là nguồn một chiều 11v-48v). Nguồn phantom là phương pháp cung cấp năng lượng từ xa qua dây cáp micro. Kiểu cung cấp này có thể là từ một thiết bị đứng độc lập hoặc được tích hợp trong một audio mixer hoặc trong vài trường hợp, từ máy ghi hình. Có tên gọi nguồn phantom như vậy là vì nguồn điện lấy từ bên ngoài micro, không phải từ pin. Khi cắm micro điện động vào mixer cung cấp nguồn phantom sẽ không làm micro bị hỏng. Trong điều kiện sử dụng micro balance, nguồn phantom không cách nào có thể làm hỏng hoặc phá hủy micro. Nếu cắm micro unbalance tới đầu vào có cung cấp nguồn phantom, có thể nghe thấy tiếng ù hoặc rú. Để tránh điều đó, hãy tắt nguồn phantom đi. Đôi khi nguồn phantom ám chỉ đến nguồn đơn; hai là một và cùng một nguồn điện. Cũng có thể gặp một vài loại micro châu Âu yêu cầu một loại nguồn khác là nguồn A-B hoặc nguồn T. Những nguồn đó không tương thích với nguồn phantom. Micro hoạt động ở nguồn phantom không thể hoạt động ở nguồn A-B và ngược lại. Một vài mixer có thể cung cấp đồng thời cả hai nguồn phantom và nguồn A-B ở các đầu vào micro khác nhau. Hệ thống không dây Micro không dây trở nên phổ biến trong một vài năm gần đây, nhất là trong những tình huống mà sự có mặt của micro có dây truyền thống gây cản trở cho các hành động của người sử dụng. Thực chất, một micro không dây là một trạm vô tuyến thu nhỏ. Micro biến đổi sóng âm thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được gửi đi bằng bộ phát công suất thấp, được thu và biến đổi trở lại thành âm thanh bằng một bộ thu đặt gần đấy. Bộ thu có thể ở trong tay cầm của micro hay ở trong một cái hộp nhỏ được đeo trên người. Tập hợp micro, bộ thu và bộ phát được gọi là hệ thống không dây. Cần một dây cáp nối từ đầu ra của bộ thu đến đầu vào của mixe hoặc máy ghi hình. Giống như một trạm radio, micro không dây hoạt động ở những tần số đặc biệt trong dải tần được quy định bởi FCC (Uỷ ban truyền thông liên bang). Đơn vị của những tần số này là MHz, biểu thị số lần tín hiệu dao động hoặc chuyển động trong một giây. Hệ thống micro không dây có thể có khác biệt trong dải tần số : Dải tần số VHF băng thấp (49-72 MHz) : được sử dụng trong các sản phẩm dân dụng như điều khiển trò chơi điện tử...Hệ thống micro không dây hoạt động ở tần số này - đặc biệt là 49MHz - dường thu chỉ thu được nhiễu của chính vật thể. Vì giá thành của những hệ thống sử dụng ở dải VHF băng thấp rất rẻ, nên hiệu quả hoạt động của chúng cũng chỉ đáp ứng được cho ghi hình dân dụng. Dải tần số VHF băng cao (169-216 MHz) được sử dụng rộng rãi nhất cho các ứng dụng chuyên nghiệp. Băng tần số này chính là dải tần số VHF sử dụng cho truyền hình quảng bá (kênh 7 - 13) do đó việc nhận biết xem trong một vùng địa lý có kênh tần số nào còn rỗi để sử dụng cho hệ thống không dây là rất quan trọng. Ví dụ, ở Chicago, truyền hình quảng bá phát trên các kênh 7,9 và 11 nên chỉ có thể sử dụng các kênh 8, 10, 12 hoặc 13 cho hệ thống không dây. Các nhà sản xuất sẽ giúp bạn chọn được những tần số tối ưu để sử dụng có tính đến số lượng hệ thống và các tần số đã được dùng trong khu vực của bạn. Nếu bạn có ý định sử dụng hệ thống micro không dây VHF ở nhiều vùng khác nhau trên đất nước, bạn có thể chọn một tần số lưu động “traveling frequency”. Đây là tần số trong dải tần 169-172 MHz, nhưng ở dưới tần số của kênh 7 nên sẽ không bị nhiễu bởi các trạm truyền hình. Tần số lưu động được sử dụng rất nhiều tuy nhiên ở một vài nơi chúng được dùng để phát tín hiệu điều khiển trong dẫn đường hàng hải và các thiết bị thủy điện do đó rất dễ gây nhiễu tới hệ thồng micro không dây. Nên phải lưu ý khi sử dụng micro không dây ở gần bờ biển hay các con đập thủy điện. Dải tần số UHF trở nên phổ biến hơn vì dải tần số VHF đã phát triển đông đúc. Vì dải tần UHF còn trống nhiều hơn nên cơ hội xảy ra sự va chạm giữa những thiết bị cùng chung một tần số sẽ ít hơn. Sẽ không có sự khác nhau cố hữu về chất lượng âm thanh giữa micro không dây dải VHF và UHF. Do mạch điện và thiết kế tích hợp hơn nên hệ thống UHF thường có giá thành đắt hơn hệ thống VHF tương đương. Lưu ý rằng dải tần UHF và VHF băng rộng đã được FCC dành riêng để sử dụng trong phát thanh truyền hình quảng bá. Khi danh sách các tần số có thể còn được sử dụng đã bị thu hẹp lại, bạn cần phải quyết định chọn loại bộ thu nào trong hai loại : anten đơn hay anten đôi. Loại thứ nhất dùng một anten đơn gắn đằng sau bộ thu. Tín hiệu RF từ anten bộ phát bức xạ ra môi trường xung quanh theo mọi hướng và phản xạ khi đập vào một bề mặt rộng như tường hoặc trần nhà. Tín hiệu phản xạ có thể được cộng vào hoặc bị tín hiệu trực tiếp trừ đi, đôi khi tại vị trí của anten bộ thu, độ lớn của tín hiệu thực lại bằng 0. Trường hợp này, được biết đến là nhiễu đa đường, có thể xuất hiện rất nhanh khi mà người mang bộ thu di chuyển quanh phòng, làm cho tín hiệu RF có thể bị ngắt trong một phần nhỏ của giây. Hiện tượng này được gọi là dropout. Bộ thu anten đôi ngăn chặn việc ngắt tín hiệu tốt hơn. Loại này dùng hai anten, gắn gần nhau và có một mạch điện “smart” để lựa chọn tín hiệu nào tốt hơn trong hai tín hiệu đến. Bộ thu anten đôi cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn vì không thể xảy ra trường hợp tại cùng một khoảng cách tín hiệu đến cả hai anten đều bị ngắt. Bộ thu không dây cầm tay sử dụng pin dùng trong trường hợp mà cả hai bộ thu và phát đều phải di chuyển. Những bộ thu phát này sẽ rất nhỏ - thường bằng kích cỡ của một bao thuốc lá – và có thể được đeo vào người hay gắn trực tiếp vào mixer hoặc camcoder. Một sợi cáp ngắn nối đầu ra audio của bộ thu cầm tay đến đầu vào audio của mixer hoặc camcoder. Một ứng dụng khác cho bộ thu không dây cầm tay là đưa âm thanh từ một audio mixer đến một camcoder đặt ở bên kia phòng. Ví dụ, trong một phòng hội thảo rộng, audio mixer thường được đặt ở một cánh gà của s
Tài liệu liên quan