CHƯƠNG 10
BẢO HIỂM XÃ HỘI II: CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Chăm sóc sức khỏe là một trong những nội dung quan trọng trong các chính sách công nói chung và tài chính công nói riêng. Nội dung của chương này sẽ tập trung vào những vấn đề sau đây:
1-Điều gì đặc biệt về chăm sóc sức khỏe;
2-Thị trường chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ;
3-Vai trò của chính phủ
4- Những vấn đề kép: tiếp cận và chi phí;
5- Nên gia tăng vai trò của chính phủ việc trong chăm sóc sức khỏe?;
6-Bảo hiểm y tế tại việt nam;
7- Câu hỏi thảo luận và bài tập.
41 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 10 Bảo hiểm xã hội II: Chăm sóc sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 10
BẢO HIỂM XÃ HỘI II: CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Chăm sóc sức khỏe là một trong những nội dung quan
trọng trong các chính sách công nói chung và tài chính
công nói riêng. Nội dung của chương này sẽ tập trung
vào những vấn đề sau đây:
1-Điều gì đặc biệt về chăm sóc sức khỏe;
2-Thị trường chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ;
3-Vai trò của chính phủ
4- Những vấn đề kép: tiếp cận và chi phí;
5- Nên gia tăng vai trò của chính phủ việc trong chăm
sóc sức khỏe?;
6-Bảo hiểm y tế tại việt nam;
7- Câu hỏi thảo luận và bài tập.
10.1 ĐIỀU GÌ ĐẶC BIỆT VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE
Chi tiêu cho sức khỏe ở Mỹ chiếm 7,1% GDP trong năm
1970, và bây giờ là 13,5%
Tại sao Chính phủ nên tham gia vào thị trường này?
Có nhiều lý do có thể có:
Thơng tin kém: Chúng ta thường giả định rằng người
tiêu dùng thường có thông tin tương đối tốt về hàng hoá
họ mua – khi bạn mua một trái táo, bạn có ý kiến hay về
việc sẽ ăn nó như thế nào và độ thoả mãn mà bạn có
được từ việc tiêu dùng trái táo. Ngược lại, khi bạn bị ốm,
có lẽ bạn sẽ không có suy nghĩ rõ ràng về những thủ tục
y tế nào là phù hợp. Người bác sĩ mà bạn có thể tin
tưởng để xin lời khuyên cũng là người đang bán hàng
hoá cho bạn
Söï Löïa Choïn Nghòch vaø Toån Haïi Ñaïo
Ñöùc
Khi một công ty bảo hiểm y tế tư nhân định giá
một hợp đồng đồng bảo hiểm cho một cá nhân
thuộc về một tầng lớp nhất định (Ví dụ, phụ nữ
thành thị ở lứa tuổi trung niên), những cá nhân
có rủi ro cao nhất thuộc về tầng lớp đó sẽ có
khuynh hướng là mua hợp đồng đó.
Ví dụ, nếu Monica tin rằng cô ta đang bị nguy
cơ về bệnh tim và Rachel không có, thậm chí
ngay cả khi họ được đề nghị bảo hiểm cùng một
mức giá, có nhiều khả năng là Monica sẽ mua.
Söï Löïa Choïn Nghòch vaø Toån Haïi Ñaïo
Ñöùc(tt)
Vấn đề Lựa Chọn Nghịch làm cho người mua
bảo hiểm bình thường có rủi ro cao hơn người
bình thường. Nhưng nếu nhiều người tham gia
bảo hiểm bị bệnh, sẽ dẫn đến việc công ty bảo
hiểm bị lỗ.
Để có lợi nhuận, công ty đó phải gia tăng mức
phí. Với mức phí cao, cá nhân có nguy cơ tương
đối thấp sẽ rời bỏ thị trường (Khi đối diện với
mức phí cao, Monica mua bảo hiểm nếu cô ta
thật sự tin rằng cô ta đang bị rủi ro về bệnh
tim). Vì thế, khi các yếu tố khác giữ nguyên
không đổi, thị trường có thể cung cấp không đủ
bảo hiểm y tế.
Söï Löïa Choïn Nghòch vaø Toån Haïi
Ñaïo Ñöùc(tt)
Bảo hiểm có thể bóp méo hành vi của con người.
Nếu người ta tin rằng họ có bảo hiểm, họ có thể
ít quan tâm đến việc tránh rủi ro.
Hơn nữa, do công ty bảo hiểm trả một phần hay
tất cả chi phí nên người ta có khuynh hướng
tiêu dùng quá mức chăm sóc y tế. Những
khuynh hướng này được đề cập đến như là vấn
đề tổn hại đạo đức.
Hình 10.1 Tổn hại đạo đức trong thị trường
đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
0.2P0
Chi tiêu bảo
hiểm ban
đầu a b Sm
Chi tiêu
thêm bởi vì
có bảo hiểm j
h
Mo M1
Dm
P0
O
Söï Löïa Choïn Nghòch vaø Toån Haïi
Ñaïo Ñöùc(tt)
Dĩ nhiên, lượng chi tiêu thật sự tăng tùy thuộc
vào hình dáng của đường cầu, việc cung cấp
chính xác hợp đồng bảo hiểm, và nhiều yếu tố
khác nữa. Nhưng điểm chung thì rất rõ ràng –
do có bảo hiểm, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng
quá mức vì không đối diện với toàn bộ chi phí
biên tế y tế của họ.
10.2 THỊ TRƯỜNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE HOA KỲ
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe của Mỹ
rất lớn. Nó bao gồm bệnh viện, thương xá, bác
sĩ, y tá, nha sĩ, cũng như là người sản xuất kiếng
đeo mắt, thuốc theo toa và thuốc không theo toa,
chân tay giả và nhiều thiết bị khác.
Ngành này sử dụng khoảng 10 triệu lao động và
chiếm khoảng 13,5% của GDP. Hai thành phần
chi tiêu lớn nhất là chi cho bệnh viện khoảng
35% và chi cho dịch vụ bác sĩ 20%.
10.2.1 BẢO HIỂM TƯ NHÂN
Người tiêu dùng chỉ phải trả khoảng 17% chi
tiêu sức khỏe. Phần còn lại được trả bởi thành
phần thứ ba - công ty bảo hiểm tư nhân trả
35%, Chính phủ trả 45%, và phần còn lại là từ
người làm phước và những nguồn khác. Tóm
lại, người tiêu dùng không trực tiếp đối diện với
hầu hết chi phí chăm sóc y tế. Trong phần này,
chúng ta thảo luận việc cung cấp bảo hiểm y tế
tư nhân.
10.2.2 BẢO HIỂM DO GIỚI CHỦ CUNG CẤP
Một điều nghịch lý quan trọng của bảo hiểm tư
nhân ở Mỹ là hầu hết – khoảng 90% - được
cung cấp thông qua giới chủ như là một lợi ích
cho người lao động.
Có thể đoán rằng, giới chủ bắt đầu cung cấp
những lợi ích không lương này để thu hút nhân
công. Tính phổ biến của bảo hiểm do giới chủ
cung cấp đã được ủng hộ bởi một số điều khoản
của luật thuế thu nhập mà sẽ được thảo luận sau
này.
10.2.2 BẢO HIỂM DO GIỚI CHỦ CUNG
CẤP(tt)
Một vấn đề của thị trường lao động cũng liên
quan đến Sự Lựa Chọn Nghịch. Nó có thể xuất
hiện dưới dạng bảo hiểm do giới chủ cung cấp
giải quyết vấn đề này – do giới chủ sẽ mua bảo
hiểm thay mặt cho nhóm công nhân, nhà cung
cấp bảo hiểm biết rằng chi phí cung cấp bảo
hiểm không nên quá cao.
Bảo hiểm y tế chỉ là một thành phần của tiền
công của người công nhân. Khi giữ nguyên các
yếu tố khác không đổi, một công ty có thể trả
cho người làm lương cao hơn nếu công ty này
đưa ra một gói lợi ích bảo hiểm ít tốn kém hơn.
10.2.2 BẢO HIỂM DO GIỚI CHỦ CUNG
CẤP(tt)
Người công nhân với rủi ro bị bệnh thấp hơn
mức trung bình hoặc người đang được bảo hiểm
bằng bảo hiểm của người vợ/chồng của họ có
những động cơ chọn giới chủ có tỉ trọng tiền
lương cao và ít hoặc không có bảo hiểm.
Mặt trái của hiện tượng này đó là công ty với lợi
ích bảo hiểm tương đối cao sẽ nhận thấy họ có
đội ngũ lao động có nhiều rủi ro hơn mức trung
bình.
10.2.2 BẢO HIỂM DO GIỚI CHỦ CUNG CẤP(tt)
Để trả tiền bảo hiểm cho nhóm có rủi ro cao
này, giới chủ phải giảm thấp mức lương bồi
thường xuống, và làm cho công việc hấp dẫn
hơn với những người có rủi ro cao hơn và tiến
trình cứ tiếp diễn như thế.
Điều này là một hiện tượng lựa chọn điều rủi ro
điển hình có khả năng dẫn đến việc có ít công ty
cung cấp bảo hiểm hơn mức hiệu quả.
10.2.3 TÍNH ĐA DẠNG TRONG CUNG
CẤP
Việc thảo luận của chúng ta về bảo hiểm do giới
chủ cung cấp tập trung vào sự trao đổi giữa
lượng bảo hiểm y tế và mức lương. Tuy nhiên,
giới chủ cũng có thể thay đổi việc cung cấp bảo
hiểm y tế như thế nào theo những chính sách mà
họ đề nghị.
Mãi cho đến đầu thập kỉ 1980, hầu hết các hợp
đồng bảo hiểm cung cấp việc chi trả cho người
bảo hiểm y tế trên cơ sở chi phí thực của việc
điều trị một bệnh nhân, một hệ thống được gọi là
chi trả dựa trên chi phí hay phí dịch vụ.
10.2.3 TÍNH ĐA DẠNG TRONG CUNG CẤP(tt)
Để đáp ứng lại chi phí chăm sóc sức khỏe cao và ngày
càng gia tăng, giới chủ chuyển sang hợp đồng bảo hiểm
với những phương cách chi trả khác nhau. Một ví dụ
quan trọng đó là chi trả dựa trên đầu người, theo đó
người cung cấp chăm sóc sức khỏe nhận tiền trả hàng
năm cho mỗi bệnh nhân được họ chăm sóc, bất kể loại
dịch vụ mà người bệnh nhân sử dụng.
Tổ chức duy trì sức khỏe (HMOs), cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe toàn diện dựa trên một hệ thống các
tổ chức cung cấp được thiết lập sẵn, và thường sử dụng
cách bồi hoàn dựa trên đầu người. Khoảng 75% người
Mỹ làm công có bảo hiểm y tế được bảo hiểm bởi
HMOs.
10.3 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ
Chính phủ đóng vai trò lớn trong chương trình
chăm sóc sức khỏe. Có thể kể tên một vài chức
năng của chính phủ như cấp phép bác sĩ, giám
sát nguy cơ về sức khỏe trong môi trường, sở
hữu một số bệnh viện, tài trợ nghiên cứu ngăn
ngừa bệnh, và điều hành chương trình tiêm
chủng trẻ em.
Tuy nhiên, mục tiêu của chương này là vai trò
của Chính phủ liên bang trong việc cung cấp
bảo hiểm y tế.
10.3 VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ(tt)
Có 3 chương trình chính: Hỗ trợ y tế, Chăm sóc
y tế và trợ cấp bảo hiểm tư nhân ngầm nằm
trong hệ thống thuế thu nhập liên bang.
Hỗ trợ y tế, chương trình bảo hiểm sức khỏe cho
người thu nhập thấp được tài trợ bởi liên bang,
đã được đề cập trong phần trên. Bây giờ chúng
ta thảo luận hai chương trình còn lại.
10.3.1 CHĂM SÓC Y TẾ
Chương trình Chăm sóc y tế, có hiệu lực từ năm
1965, cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho người tuổi
từ 65 trở lên và người tàn tật. Chi tiêu cho Chăm
sóc y tế trong năm 2000 là 216 tỉ đô la. Đây là
chương trình chi tiêu nội địa lớn thứ hai, chỉ sau
chương trình An Sinh Xã Hội.
Chăm sóc y tế bao trùm hầu hết những người từ
65 tuổi trở lên. Có khoảng 34 triệu người tham
gia chương trình này. Chương trình được quản
lý bởi Chính phủ liên bang, và tiêu chuẩn tham
gia là thống nhất ở tất cả các bang.
Cấu trúc của chương trình Chăm sóc y tế
Không giống như Hỗ trợ y tế, chương trình
chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, Chăm sóc y
tế không kiểm tra thu nhập/tài sản. Người tham
gia không cần có thu nhập dưới một mức nhất
định.
Lôïi ích
Chương trình Chăm sóc y tế được chia thành 3
phần: A, B, và C.
- Phần A là bảo hiểm bệnh viện (HI), chi tiêu
chiếm 133 tỷ đô la trong năm 2000. Việc tham
gia vào bảo hiểm bệnh viện là bắt buộc. Nó
trang trải cho 90 ngày chăm sóc sức khỏe nội
trú mỗi năm và tối đa 100 ngày chăm sóc trong
những trang thiết bị điều dưỡng đặc biệt.
Lôïi ích(tt)
- Phần B của Chăm sóc y tế là bảo hiểm y tế bổ
sung (SMI), trả cho bác sĩ, cung cấp thuốc theo
chỉ dẫn của bác sĩ, và dịch vụ y tế được cung cấp
bên ngoài bệnh viện. - -
- Phần C, được đề cập đến như là Chăm sóc y tế
+ lựa chọn, cho phép cá nhân gia nhập vào các
kế hoạch chăm sóc phối hợp, ví như HMOs.
Taøi trôï
Bảo hiểm bệnh viện được tài trợ bởi thuế lương
trên thu nhập của người hiện làm việc. Tỉ lệ là
1,45% cho giới chủ và người công nhân, tổng
cộng là 2,9%. Thuế được tính cho tất cả thu
nhập và không có mức trần.
Sự phá sản được báo trước
Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, chi tiêu của Chăm sóc
y tế tăng qua thời gian, cả bằng đô la và tỉ lệ GDP.
Trong năm 1967, chi tiêu Chăm sóc y tế là 3,4 tỉ đô la,
khoảng 0,4% GDP. Năm 2003, con số đó dự báo là 268 tỉ
đô la, hay 2,3% GDP.
Trong thập kỉ vừa qua, Chăm sóc y tế gia tăng với tốc độ
nhanh hơn thu nhập liên bang. Theo dự báo hiện nay,
quỹ tín thác bảo hiểm bệnh viện sẽ hết tiền vào năm
2035. Tóm lại, phần A của Chăm sóc y tế dường như
hướng đến việc phá sản
Đặt Chăm sóc y tế trên nền tảng lành mạnh
hơn về tài chính
Theo thông tin đại chúng, người ta ngày càng hiểu biết
về tình trạng tài chính của Chăm sóc y tế, và suy nghĩ
nhiều về những phương pháp hướng đến giải quyết tình
trạng không có khả năng thanh toán. Điều này bao gồm
những chọn lựa sau:
Gia tăng gánh nặng lên người hưởng lợi hiện tại. Tiền
đóng bảo hiểm hàng tháng có thể tăng, tỉ lệ đồng bảo
hiểm có thể tăng, và tuổi thích hợp cho việc nhận lợi ích
có thể tăng. Người ta quan tâm nhiều đến những đề nghị
như thế trong năm 1997, nhưng không có đề nghị nào
được thông qua trong quá trình làm luật.
Kieåm soaùt giaù
Từ đầu thập kỉ 1980, chiến lược thích hợp để
giảm chi phí của Chăm sóc y tế là kiểm soát giá
do người cung cấp dịch vụ nhận.
Nhà nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại nhà: Khi cái
chết đến gần, người hưởng lợi Chăm sóc y tế có
khuynh hướng sử dụng tương đối nhiều dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Chi tiêu trong những năm
cuối đời chiếm khoảng 30% chi phí Chăm sóc y
tế.
Taøi khoaûn tieát kieäm y teá ( s)MSA
Hầu hết các nỗ lực giới hạn chi phí Chăm sóc y tế tập
trung vào nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Cách tiếp cận khác là tạo ra ở người tiêu dùng những
động lực mạnh hơn để tiết kiệm việc mua bảo hiểm y
tế. Hầu hết các bệnh nhân của Chăm sóc y tế đối diện
với ít hoặc không chịu phí tính theo biên tế của những
chi phí được bảo trợ.
Ngược lại, theo chính sách bảo hiểm nguy kịch, cá nhân
tự chi những chi phí chăm sóc y tế ngoại trừ những chi
phí rất lớn mà người bảo hiểm sẽ đảm nhiệm. Phần C
của Chăm sóc y tế cho phép một lượng giới hạn số
người hưởng lợi tham gia vào một tài khoản tiết kiệm y
tế, xét cho cùng chính là một chính sách bảo hiểm nguy
kịch.
Taøi trôï ngaàm cho baûo
hieåm y teá
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của Chính
phủ đối với thị trường chăm sóc sức khỏe xuất
phát từ một điều khoản của luật thuế liên bang.
Điều khoản này nói rằng lương một cá nhân phải
chịu thuế lương An Sinh Xã Hội và thuế thu nhập
cá nhân, nhưng đóng góp của giới chủ vào kế
hoạch bảo hiểm y tế thì không.
Ví dụ, nếu giới chủ gia tăng lương của bạn lên
2.000 đô la, bạn phải trả thuế trên số tiền đó.
Nhưng nếu giới chủ của bạn sử dụng 2.000 đô la
để mua bảo hiểm y tế cho bạn, khi đó thuế của
bạn sẽ không tăng lên 1 xu.
Taøi trôï ngaàm cho baûo hieåm y
teá(tt)
Để hiểu ngụ ý của điều khoản này, giả sử rằng
thuế kết hợp trên lương của bạn là 38%. Đối với
mỗi đô la giới chủ trả cho bạn, bạn có thể mua
hàng hoá và dịch vụ trị giá 62 xen. Ngược lại,
mỗi đô la giới chủ chi tiêu cho bảo hiểm sẽ mua
đủ 1 đô la giá trị bảo hiểm.
10.4 NHỮNG VẤN ĐỀ KÉP: TIẾP CẬN
VÀ CHI PHÍ
Nhiều cuộc bàn cãi về chăm sóc y tế hiện nay
được dẫn đắt bởi 2 mối quan ngại có liên quan
với nhau – tiếp cận chăm sóc sức khỏe và chi phí
để có nó. Phần này thảo luận chi tiết 2 vấn đề chủ
yếu này.
10.4.1 TIẾP CẬN
82% người Mỹ dưới tuổi 65 có một số hình thức
bảo hiểm y tế. Điều này để lại 18%, hay 44 triệu
người không được bảo hiểm. Phần trăm dân số
dưới tuổi 65 không có bảo hiểm gia tăng qua thời
gian. Vào năm 1979, con số này chỉ là 14,7%.
Người không được bảo hiểm là một nhóm khá đa
dạng. Ví dụ, 36% số người này có thu nhập dưới
mức nghèo khổ, nhưng cũng có 12% số người có
thu nhập gấp 2 lần mức nghèo khổ cũng không
được bảo hiểm
10.4.1 TIẾP CẬN(tt)
Tương tự đối với tình trạng việc làm, khoảng
30% người làm việc bán thời gian không được
bảo hiểm, nhưng tình hình cũng như thế đối với
15% người làm việc toàn thời gian.
Tại sao tỉ trọng người không bảo hiểm gia tăng?
Chi phí là yếu tố quan trọng. Khi bảo hiểm y tế
trở nên đắt đỏ, người ta phải tự bỏ nhiều lương
hơn để nhận một gói lợi ích sức khỏe; tại một
mức độ nào đó, không đáng để nhận lấy bảo hiểm
như thế. Vấn đề giảm tiếp cận đến chăm sóc y tế
có liên quan đến gia tăng chi phí.
10.4.1 TIẾP CẬN(tt)
Biểu 10.1 đặt chi tiêu của Mỹ trong bối cảnh
quốc tế. Nó chỉ ra rằng nước Mỹ có chi tiêu đầu
người về chăm sóc sức khỏe lớn hơn Canada,
Đức, Nhật, hoạêc Anh Quốc.
Biểu 10.1: Chi tiêu chăm sóc sức khỏe đầu
người thực tế ở một số quốc gia
Canada 2095
Đức 2339
Nhật 1741
Anh quốc 1347
Mỹ 3925
10.5 NÊN GIA TĂNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH
PHỦ VIỆC TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE?
Những nhà phê bình tin rằng điều đơn giản là
không thể giảm chi phí xuống một mức chấp
nhận được mà không có sự thay đổi cơ bản
trong hệ thống do Chính phủ bảo trợ. Hơn nữa,
quan điểm chỉ trích cho rằng sự can thiệp là bắt
bụôc để giảm một cách bền vững số lượng các cá
nhân không tham gia bảo hiểm.
Một loạt đề nghị mở rộng vai trò của Chính phủ
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đã được thực
hiện. Chúng ta bây giờ xem xét qua một số đề
nghị tốt nhất.
10.5.1 BẮT BUỘC CÁ NHÂN
Hầu hết các bang (Mỹ) yêu cầu công dân của họ
mua bảo hiểm xe hơi. Khi đó, tại sao không có một
yêu cầu tương tự yêu cầu mọi công dân mua bảo
hiểm y tế cơ bản? Heritage Foundation, một viện
chính sách công cộng tại Washington, DC đã đề
xuất ý tưởng này.
Theo kế hoạch của Heritage, yêu cầu giới chủ cung
cấp cho người công nhân phiếu mua bảo hiểm y tế,
cho phép người công nhân sử dụng phiếu này để tự
họ đi mua bảo hiểm, hoặc thông qua một số tổ
chức, như là nhà thờ
10.5.2 NGƯỜI MUA CÁ NHÂN(tt)
Giải quyết vấn đề chọn lựa nghịch bằng cách
bắt mọi người tham gia vào hệ thống.
Biến thể của cách tiếp cận này được sử dụng ở
Canada và nhiều quốc gia Châu Âu. Ở Canada,
khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, với việc Chính phủ sẽ thương thảo mức
chi trả.
Ở Anh quốc, dịch vụ sức khỏe được cung cấp
bởi khu vực công thông qua dịch vụ sức khỏe
quốc gia.
10.5.3 CẠNH TRANH CÓ KIỂÂM SOÁT
Cạnh tranh có kiểm soát là sự kết hợp của
những qui định của Chính phủ và cạnh tranh
trên thị trường. Ý tưởng cơ bản là cho phép
những nhà tài trợ thay mặt cho mọi người mua
bảo hiểm y tế. Nhà tài trợ có thể là những ông
chủ của những doanh nghiệp lớn, hoặc có thể là
hợp tác xã được thành lập bằng cách kết hợp
các nhóm các doanh nghiệp nhỏ.
Nhà tài trợ sẽ yêu cầu nhà cung cấp bảo hiểm y
tế và công ty bảo hiểm cạnh tranh về giá và chất
lượng có được hợp đồng bảo hiểm. Nhà tài trợ
sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những gói bảo
hiểm đa dạng và để họ chọn gói phù hợp với họ
nhất.
10.6 BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM
Bảo hiểm y tế (BHYT) tại VN mới ra đời vào
năm 1992 theo NĐ299/HĐBT của Hội đồng bộ
trưởng nay là Chính phủ về bảo hiểm y tế. Họat
động của BHYT mang tính chất tương hỗ bảo
hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận.
Nguồn hình thành quỹ BHYT là do các thành
viên trong xã hội đóng góp dưới hình thức mua
thẻ BHYT. Quỹ BHYT được sử dụng chi trả trợ
cấp về khám, chữa bệnh thông qua hệ thống bệnh
viện cho các thành viên tham gia mua BHYT.
10.6 BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM(tt)
Nguyên tắc tham gia BHYT vừa bắt buộc vừa tự
nguyện. Đối tượng bắt buộc bao gồm công nhân
viên chức, những người hưu trí, nghỉ mất sức,
những người chủ sử dụng lao động và những
người lao động làm việc trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế.
Mức phí mua thẻ bảo hiểm y tế bằng 3% mức
lương, trong đó người lao động đóng 1% và
người sử dụng lao động đóng 2%. Ngòai các đối
tượng nêu trên các đối tượng còn lại thuộc diện
bảo hiểm tự nguyện.
10.6 BẢO HIỂM Y TẾ TẠI VIỆT NAM(tt)
Trước năm 2003 BHYT ở Việt nam được tổ
chức và quản lý theo hệ thống riêng, nằm ngòai
bảo hiểm xã hội trực thuộc Bộ y tế. Từ năm
2003, hệ thống BHYT được nhập vào hệ thống
BHXH và do BHXH Việt nam quản lý.
Do mức phí mua thẻ BHYT còn thấp nên phạm
vi của dịch vụ khám chữa bệnh trong các bệnh
viện cho các thành viên mua thẻ BHYT chưa
nhiều, chưa cung cấp và đáp ứng được các dịch
vụ chữa trị các lọai bệnh nặng, nguy hiểm trong
trường hợp có bảo hiểm.
CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)
2. Trong lý thuyết, cơ hội cho việc Lựa Chọn Nghịch có
thể phá hỏng thị trường bảo hiểm mặc dù trong thực tế
sự kết hợp của lợi ích cá nhân từ bảo hiểm, sử dụng
việc mua bảo hiểm theo nhóm lớn, và trợ cấp thuế đã
hỗ trợ sự phát triển, thậm chí quá phát triển, của thị
trường bảo hiểm (Feldstein, 1995a, t.3).
Giải thích tại sao sự Lựa Chọn Nghịch có thể phá hỏng
thị trường bảo hiểm?
· Câu phát biểu đó ám chỉ gì về trợ cấp thuế?
· Thị trường bảo hiểm sẽ quá phát triển theo nghĩa
nào?