Bài giảng Tài chính công - Chương 11 Thuế và phân phối thu nhập

CHƯƠNG 11 THUẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP  Trong những năm gần đây, các tranh luận chính sách về hệ thống thuế luôn bị thống trị bởi câu hỏi gánh nạêng thuế có được phân phối công bằng hay không? Để nhận thức vấn đề quy chuẩn này, ta cần phải hiểu một vấn đề thực chứng là thuế tác động lên phân phối thu nhập như thế nào. Chương này sẽ bàn luận về vấn đề trên với các nội dung chính như sau:  1- DẪN NHẬP  2- PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ - CÁC BÌNH LUẬN TỔNG THỂ  3- CÁC MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỪNG PHẦN  4- CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP

pdf53 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 11 Thuế và phân phối thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 11 THUẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP  Trong những năm gần đây, các tranh luận chính sách về hệ thống thuế luôn bị thống trị bởi câu hỏi gánh nạêng thuế có được phân phối công bằng hay không? Để nhận thức vấn đề quy chuẩn này, ta cần phải hiểu một vấn đề thực chứng là thuế tác động lên phân phối thu nhập như thế nào. Chương này sẽ bàn luận về vấn đề trên với các nội dung chính như sau:  1- DẪN NHẬP  2- PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ - CÁC BÌNH LUẬN TỔNG THỂ  3- CÁC MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỪNG PHẦN  4- CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP 11.1 DẪN NHẬP  Giả sử giá của một chai rượu là 10 đô la. Chính phủ đặt ra một loại thuế 1 đô la trên mỗi chai rượu. Thuế được thu như sau: mỗi lần người ta mua một chai rượu, người thu thuế lấy bớt đi 1 đô la từ tay người bán rượu trước khi tiền được cho vào tủ. Ta có thể kết luận là người bán rượu đang trả thuế 11.1 DẪN NHẬP  Một vài tuần sau, giả sử để trả thuế, người bán hàng tăng giá lên thành 11 đô la một chai rượu. Chính phủ vẫn thu được tổng số thuế như trước trên mỗi chai rượu bán ra. Người bán rõ ràng không bị thiệt đi chút nào so với trước khi bị đánh thuế. Người mua đã trả toàn bộ số thuế trên dưới dạng giá hàng cao hơn. 11.1 DẪN NHẬP  Nếu sau khi chịu thuế, giá của mỗi chai rượu vẫn không đổi là 10 đô la, người mua không phải chịu thiệt hại do người bán đã chịu hết gánh nặng thuế  Nếu giá một chai rượu sau khi chịu thuế tăng lên là 10,30 đô la thì người bán chỉ được 9,30 đô la mỗi chai rượu. Anh ta chịu thiệt 70 xen mỗi chai. Người mua cũng thiệt thòi bởi vì phải trả nhiều hơn 30 xen mỗi chai- Trong trường hợp này, cả nhà sản xuất và người tiêu dùng cùng chia sẽ gánh nặng thuế 11.1 DẪN NHẬP(tt)  Phạm vi tác động pháp luật của một sắc thuế cho ta biết ai là người chính thức theo quy định pháp luật có trách nhiệm trả thuế. Trong cả ba trường hợp nêu trên, phạm vi tác động pháp luật là về người bán  Nhưng có nhiều quan điểm bất đồng về vấn đề ai là người thực sự phải chịu gánh nặng thuế. Bởi vì giá hàng hoá có thể thay đổi phản ứng với thuế, hiểu biết về phạm vi tác động pháp luật cơ bản không cho ta biết được ai là người thực sự trả thuế 11.1 DẪN NHẬP(tt)  Ngược lại, phạm vi tác động kinh tế (economic incidence) của thuế là sự thay đổi phân phối thu nhập thực tế của cá nhân từ các tác động của thuế.  Trọng tâm nghiên cứu trong chương này là các yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa phạm vi tác động kinh tế và phạm vi tác động pháp luật của thuế hay số lượng luân chuyển thuế (tax shifting).  11.2 PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ - CÁC BÌNH LUẬN TỔNG THỂ 11.2.1 Chỉ có con người có thể gánh chịu thuế  Từ quan điểm của nhà kinh tế, chỉ có con người – các cổ đông của công ty, người lao động, chủ đất, người tiêu dùng – là gánh chịu thuế, còn công ty thì không  Nếu chỉ có con người mới gánh chịu thuế, vậy họ nên được định nghĩa như thế nào cho mục tiêu phân tích phạm vi tác động của thuế? 11.2.1 Chỉ có con người có thể gánh chịu thuế  Trọng tâm đặt ra là hệ thống thuế thay đổi phân phối thu nhập như thế nào giữa nhà tư bản, người lao động và chủ đất. Đây còn gọi là phân phối chức năng của thu nhập (functional distribution of income)  Khung phân tích này đã lỗi thời. Có thể trước thế kỷ 19 các ông chủ không phải lao động và người công nhân thời đó không sở hữu gì cả 11.2.1 Chỉ có con người có thể gánh chịu thuế(tt)  Nhưng hiện nay tình hình đã khác, nhiều người có thu nhập chủ yếu từ lao động cũng có các tài khoản tiết kiệm và các loại chứng khoán. Tương tự như vậy, có người sở hữu rất nhiều tài sản nhưng họ vẫn làm việc trọn thời gian và nhận lương  Do vậy, có lẽ phù hợp hơn nếu nghiên cứu thuế tác động lên cung cách phân phối tổng thu nhập như thế nào. Ta còn gọi là phân phối quy mô của thu nhập (size distribution of income). 11.2.1 Chỉ có con người có thể gánh chịu thuế(tt)  Với thông tin về tỉ lệ thu nhập từ vốn, đất đai và lao động, các thay đổi của phân phối chức năng có thể chuyển thành các thay đổi của phân phối quy mô  Ví dụ, một sắc thuế làm giảm suất sinh lời trên vốn sẽ có xu hướng làm thiệt hại đến tầng lớp thượng lưu bởi vì một tỉ lệ thu nhập tương đối lớn của họ là có nguồn gốc từ vốn  11.2.2 Cần Cân Nhắc Cả Hai: Nguồn Gốc Và Sử Dụng Thu Nhập  Trong trường hợp nếu giá của rượu tăng thì những người uống nhiều rượu sẽ bị thiệt hại nhiều hơn  Nếu thuế làm giảm lượng cầu của rượu, thì thu nhập từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất rượu cũng sẽ bị thiệt hại. Do vậy, thuế cũng làm thay đổi phân phối thu nhập bằng cách tác động lên nguồn tạo ra thu nhập 11.2.2 Cần Cân Nhắc Cả Hai: Nguồn Gốc Và Sử Dụng Thu Nhập  Giả sử người nghèo phải chi một tỉ lệ tương đối lớn thu nhập của họ vào rượu (nếu họ uống rượu) nhưng người giàu lại sở hữu các vườn nho dùng để nấu rượu. Khi đó đối với phía sử dụng, thuế phân phối lại và lấy bớt đi thu nhập của người nghèo  Còn về phía nguồn tạo ra thu nhập (vườn nho), thuế cũng phân phối lại cũng lấy bớt đi thu nhập của người giàu. Phạm vi tác động của thuế phụ thuộc vào việc cả hai phía (nguồn thu nhập và sử dụng thu nhập) bị tác động như thế nào. Sự phân biệt này rất quan trọng trong đánh giá các chính 11.2.3 Phạm vi tác động phụ thuộc vào việc giá được xác định như thế nào  Chúng ta đã nhấn mạnh rằng phạm vi tác động là vấn đề cơ bản để xác định thuế thay đổi giá cả như thế nào. Rõ ràng, các mô hình định giá khác nhau cho ta những đáp án khác nhau cho câu hỏi ai là người thực sự gánh chịu thuế. 11.2.4 Phạm vi tác động phụ thuộc vào sự phân phối số thu thuế  Phạm vi tác động ngân sách cân bằng (balanced- budget incidence) tính đến tác động tổng hợp của các loại thuế và các khoản chi tiêu chính phủ do các thuế này tài trợ. Về tổng thể, tác động phân phối của thuế phụ thuộc vào việc chính phủ chi tiêu như thế nào  Số thu thuế thường không thể hiện theo các khoản chi tiêu cụ thể. Mong muốn có thể rút ra được từ câu hỏi trên là khái quát hoá chính phủ sử dụng tiền như thế nào 11.2.4 Phạm vi tác động phụ thuộc vào sự phân phối số thu thuế  Ý tưởng được xem xét là phạm vi tác động được phân biệt như thế nào khi một loại thuế được thay thế bằng loại thuế khác trong điều kiện ngân sách chính phủ là không đổi. Ta còn gọi đây là phạm vi tác động phân biệt của thuế (differential tax incidence).  11.2.4 Phạm vi tác động phụ thuộc vào sự phân phối số thu thuế(tt)  Bởi vì phạm vi tác động phân biệt xem xét những thay đổi trong các sắc thuế, chúng ta cần có điểm mốc để tham khảo. Giả thiết”loại thuế khác” được dùng như cơ sở so sánh thường được giả định là thuế tổng (lump sum tax) – là tổng số phải thu nghĩa vụ thuế của mỗi người đối với thuế không phụ thuộc vào hành vi của họ.  VD:thuế thu nhập 10% không phải là thuế tổng bởi vì nó phụ thuộc vào cá nhân thu nhập được bao nhiêu, nhưng thuế 50 đô la/người thì không phụ thuôïc vào thu nhập và là số thu bắt buộc 11.2.4 Phạm vi tác động phụ thuộc vào sự phân phối số thu thuế(tt)  Cuối cùng, phạm vi tác động tuyệt đối của thuế (absolute tax incidence) xem xét các tác động của thuế khi không có sự thay đổi đối với các loại thuế khác hay chi tiêu chính phủ.  Phạm vi tác động tuyệt đối của thuế là được quan tâm nhiều nhất cho các mô hình kinh tế vĩ mô trong đó thay đổi các mức thuế để đạt các mục tiêu ổn định nền kinh tế 11.2.5 Tính luỹ tiến của thuế có thể được tính bằng nhiều cách  Giả sử có nhà nghiên cứu tìm được cách tính phần tham gia thực sự của từng người vào một loại thuế cụ thể – đây là phạm vi tác động kinh tế theo định nghĩa ở trên  Mục tiêu đặt ra đối với hoạt động trên là xác định tính chất của một loại thuế: thuế theo tỉ lệ, luỹ tiến hay luỹ thoái  Định nghĩa thuế theo tỷ lệ là một khái niệm trực tiếp: nó miêu tả một trường hợp trong đó tỉ lệ thuế phải trả trên thu nhập là không đổi bất kể mức thu nhập là bao nhiêu 11.2.5 Tính luỹ tiến của thuế có thể được tính bằng nhiều cách  Định nghiã một loại thuế là luỹ tiến hay luỹ thoái không phải là dễ dàng, đôi khi hay nhầm lẫn. Phương pháp đơn giản nhất là khái niệm thuế suất trung bình (average tax rate) là tỉ lệ thuế trả trên thu nhập.  Nếu tỉ lệ thuế trung bình tăng cùng với thu nhập thì hệ thống thuế này là luỹ tiến, còn nếu nó giảm thì đây là thuế luỹ thoái. 11.2.5 Tính luỹ tiến của thuế có thể được tính bằng nhiều cách(tt)  Trong thực tế hay xảy ra nhầm lẫn bởi vì có người hiểu về tính luỹ tiến của thuế bằng khái niệm thuế suất biên tế (marginal tax rate) – là sự thay đổi của thuế tương ứng với sự thay đổi thu nhập  Để minh hoạ điều này, ta xét cơ cấu thuế thu nhập đơn giản sau: Mỗi cá nhân tính hoá đơn thuế của mình bằng cách trừ đi 3000 đô la từ thu nhập và trả khoản thuế 20% số còn lại (nếu hiệu số trên là âm thì anh ta sẽ được bù lại bằng 20% của hiệu số đó)  Biểu 11-1 cho thấy quy mô thuế phải trả (bao nhiêu), tỉ lệ thuế trung bình và tỉ lệ thuế biên tế cho từng mức thu nhập. Từ đây, chúng ta giả thiết rằng tính luỹ tiến và luỹ thoái của hệ thống thuế được định nghĩa bằng thuế suất trung bình Biểu 11-1 Nghĩa vụ thuế trong hệ thống thuế giả định Thu nhập Nghĩa vụ thuế Tỉ lệ thuế trung bình Tỉ lệ thuế biên tế 2000 đô la - 200 đô la - 0,10 0,2 3000 0 0 0,2 5000 400 0,08 0,2 10 000 1400 0,14 0,2 30 000 5400 0,18 0,2 11.2.5 Tính luỹ tiến của thuế có thể được tính bằng nhiều cách(tt)  Đánh giá một hệ thống thuế luỹ tiến như thế nào có khi còn khó hơn cả việc xác định tính luỹ tiến của hệ thống thuế. Có khá nhiều phương pháp hợp lý, chúng ta chỉ xét đến hai phương pháp đơn giản nhất:  Phương pháp thứ nhất cho rằng thuế suất trung bình tăng càng cao khi thu nhập tăng thì hệ thống thuế càng có tính luỹ tiến. Về mặt toán học, nếu T0 và T1 là nghĩa vụ thuế (theo pháp luật) taiï mức thu nhập I0 và I1 tương ứng ( I1 > I0) thì đơn vị đo lường độ luỹ tiến v1 là: 11.2.5 Tính luỹ tiến của thuế có thể được tính bằng nhiều cách(tt) (11.1) 01 0 0 1 1 1 II I T I T v    Khi tính được giá trị của T0 và T1 và thay vào biểu thức (11.1), hệ thống thuế nào có giá trị v lớn hơn thì luỹ tiến hơn 11.2.5 Tính luỹ tiến của thuế có thể được tính bằng nhiều cách(tt)  Phương pháp thứ hai cho rằng một hệ thống thuế là luỹ tiến hơn hệ thống thuế khác nếu độ co dãn của số thu thuế tương ứng theo thu nhập (nghĩa là phần trăm thay đổi của số thu thuế chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập) là cao hơn  Sau đây là biểu thức đánh giá độ luỹ tiến theo phương pháp thứ hai v2 được định nghĩa như sau: 0 01 0 01 2 )()( I II T TT v     (11.2) 11.3 CÁC MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỪNG PHẦN  Với những cơ sở nêu trên, chúng ta chuyển sang vấn đề nền tảng của chương: các loại thuế tác động lên phân phối thu nhập như thế nào. Nhắc lại vấn đề cơ sở là thuế thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá  Trong phần này chúng ta sẽ phân tích các mô hình cân bằng từng phần để xác định giá. Đây là mô hình của các thị trường trong đó chỉ có tác động của thuế và bỏ qua sự phân nhánh vào các thị trường khác. Phương tiện phân tích là mô hình cung và cầu trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo 11.3.1 Thuế Đơn Vị Trên Hàng Hoá  Trước hết chúng ta nghiên cứu phạm vi tác động của thuế đơn vị (unit tax), được gọi như vậy bởi vì đây là khoản tiền cố định trên mỗi đơn vị hàng hoá bán được. Ví dụ, chính phủ áp một loại thuế lên rượu vang là 3,40 đô la cho mỗi lít rượu và thuế thuốc lá 0,34 đô la cho mỗi gói  Giả sử giá và lượng rượu vang là cạnh tranh bởi lượng cung Sc và lượng cầu Dc. Trước khi bị áp thuế, lượng rượu yêu cầu và giá tương ứng là Q0 và P0  Giả sử có thuế đơn vị u đô la trên mỗi lít rượu được mua. Phạm vi tác động pháp luật là người mua hàng. Điều chủ chốt trong phân tích phạm vi tác động là nhận thức: với sự hiện diện của thuế, giá người mua phải trả và giá người bán nhận được là khác nhau 11.3.1 Thuế Đơn Vị Trên Hàng Hoá(tt)  Trước đây chúng ta có thể dùng phân tích cung-cầu để xác định giá thị trường đơn. Bây giờ ta cần phát triển phân tích và điều chỉnh cho thích nghi đối với hai loại giá khác nhau: một cho người mua và một cho người bán  Xác định thuế tác động lên đồ thị lượng cầu như thế nào. Xét điểm a tuỳ ý trên đường cầu. Điểm này cho thấy mức giá cao nhất mà người mua sẵn sàng chi trả cho Qa là Pa  Sau khi được áp thuế u, khả năng lớn nhất mà người ta sẵn lòng chi trả cho Qa vẫn là Pa  Khi người ta trả Pa cho mỗi lít rượu, nhà sản xuất không nhận được trọn vẹn số tiền, họ chỉ nhận được (Pa– u) thể hiện bằng điểm b trên hình 11.1 11.3.1 Thuế Đơn Vị Trên Hàng Hoá(tt)  Nói cách khác, sau khi áp thuế đơn vị, a không còn là điểm trên đường cầu theo người sản xuất được nhận nữa. Điểm b là ở trên đường cầu theo người sản xuất được nhận bởi vì nhà sản xuất hiểu rằng nếu cung cấp ra Qa, họ chỉ nhận được giá (Pa – u) cho mỗi lít rượu  Việc người tiêu dùng trả bao nhiêu cho mỗi lít rượu là không liên quan đến nhà sản xuất. Điều quan trọng có ý nghĩa đối với nhà sản xuất là số tiền thực sự họ nhận được trên mỗi lít rượu  Dĩ nhiên là điểm a được chọn tuỳ ý, do vậy tại mọi điểm khác trên đường cung thì mọi việc đều diễn ra chính xác như vậy. Ví dụ sau khi áp thuế, giá người sản xuất nhận được cho đầu ra Qc là tại điểm n (xác định bằng cách trừ đi khoảng u từ điểm m) Hình 11.1: Giá và lượng hàng trước và sau thuế u Pc P0 m n Pa Sc Dc u b a Qa Q0 Qc Lượng rượu bán hằng năm Giá trên một lít rượu 11.3.1 Thuế Đơn Vị Trên Hàng Hoá(tt)  Lặp lại quá trình này tại mỗi điểm trên đường cầu, ta tạo ra được một đường cầu mới D’c cách đường cầu cũ khoảng u đô la (hình 11.2)  Giản đồ D’c là liên quan đến người sản xuất vì nó cho thấy họ nhận được bao nhiêu trên mỗi lít rượu bán ra. Bây giờ chúng ta tìm lượng hàng hoá cân bằng sau khi áp thuế. Điểm cân bằng là Q1 nơi lượng cung bằng lượng cầu theo ngươi sản xuất nhận được. Vậy thuế đã giảm lượng hàng bán từ Q0 thành Q1  Bước tiếp theo là tìm mức giá cân bằng mới. Như đã nêu ở trên, ta có hai mức giá tại điểm cân bằng mới: giá người sản xuất nhận được và giá người mua chi trả. Giá người sản xuất nhận được là điểm giao nhau của các đồ thị cung và cầu hiệu quả là Pn. Giá người mua phải trả là Pn cộng u là Pg Hình 11.2 Phạm vi tác động của thuế đơn vị lên phía cầu Lượng rượu bán hằng năm Giá trên một liùt rượu P0 u Pg Sc Dc f Q1 Q0 k m nPn D’c g h Pg: giá người tiêu dùng phải trả bởi Po: giá gốc Pn: giá người sản xuất nhận đượci 11.3.1 Thuế Đơn Vị Trên Hàng Hoá(tt)  Thuế làm cho người tiêu dùng thiệt hại bởi vì giá mới Pg lớn hơn giá ban đầu P0. Nhưng giá theo người tiêu dùng không tăng hoàn toàn bằng lượng thuế: (Pg – P0 ) là bé hơn u  Người sản xuất cũng trả một phần thuế dưới dạng mức giá thấp hơn so vơi ban đầu : họ chỉ nhận được Pn so vơi trươc thuế là P0.  Do vậy, thuế làm cho cả hai: người sản xuất và người tiêu dùng thiệt hại. Người tiêu dùng và nhà sản xuất”chia sẻ” thuế bằng tăng giá của người tiêu dùng (Pg – P0) và giảm giá của nhà sản xuất (P0 - Pn) là vừa đủ bù cho thuế u đô la  Theo định nghĩa, tổng nguồn thu thuế là bằng thuế suất trên mỗi đơn vị hàng hoá nhân với lượng hàng hoá bán ra Q1. Do đó theo đồ thị thì doanh thu thuế là diện tích hình chữ nhật kfhn trong đó Q1 là chiều dài còn u là chiều cao Phân tích này có hai gợi ý quan trọng:  Thứ nhất, phạm vi tác động của thuế đơn vị là không phụ thuộc vào việc đánh thuế đối với người tiêu dùng hay người sản xuất: giả sử loại thuế tương tự u đô la cũng đặt lên nhà cung cấp rượu vang thay vì lên khách hàng. Xét giá Pi bất kỳ trên đường cung ban đầu trong hình 11.3  Đường cung cho thấy đối với nhà cung cấp Qi đơn vị hàng hoá, họ phải nhận được ít nhất Pi trên mỗi đơn vị. Sau thuế đơn vị, nhà cung cấp vẫn nhận được Pi. Để làm được điều này, khách hàng phải chi trả Pi + u trên mỗi đơn vị hàng (tại điểm j trên đồ thị)  Để xác định đường cung theo người tiêu dùng nhận được, đường Sc phải dịch chuyển lên bằng đúng số thuế đơn vị. Đường cung mới là Sc’. Điểm cân bằng sau thuế là tại điểm Q1’ nơi các giản đồ Sc’ và Dc cắt nhau. Giá tại điểm Pg’ này là giá do người tiêu dùng chi trả Hình 11.3: Phạm vi tác động của thuế đơn vị lên phía cung Giá trên một liùt rượu S’c Lượng rượu bán hằng năm P0 u P’g Sc Dc k P’n Q’1 Q0 Qi j Pi P’g: giá được trả bởi người tiêu dùng Po: giá gốc P’n: giá được nhận bởi người sản xuất Phân tích này có hai gợi ý quan trọng(tt):  Để tìm giá do nhà sản xuất nhận được, ta trừ đi số thuế u từ Pg’ cho ta Pn’. So sánh hai đồ thị 11.2 và 11.3 ta thấy Q1’= Q1 và Pn’ = Pn. Do vậy, phạm vi tác động của thuế đơn vị không phụ thuộc vào các bên tham gia vào thị trường: người mua hay người sản xuất  Hai đồ thị trên chứng minh rằng: Điều quan trọng là quy mô của sự chênh lệch giá do người mua chi trả và người bán nhận được chứ không phải là thuế thu từ phía nào. Sự chênh lệch do thuế gây ra giữa giá người mua chi trả và người bán nhận được còn được gọi là khoảng đệm thuế (tax wedge) Phân tích này có hai gợi ý quan trọng(tt):  Thứ hai, phạm vi tác động của thuế đơn vị phụ thuộc vào độ co dãn cung và cầu. Trong hình 11.2, người mua hàng chịu gánh nặng chủ yếu của thuế - số tiền họ trả tăng lên nhiều hơn số tiền giảm xuống mà người bán nhận được  Kết quả này hoàn toàn xác định bởi hình thức của các đường cung và đường cầu. Về tổng thể, đường cầu càng co dãn thì người mua càng chịu ít thuế. Tương tự như vậy, đường cung càng co dãn thì người bán càng chịu ít thuế với các điều kiện khác không thay đổi  Hình 11.4 và 11.5 thể hiện hai trường hợp đặc biệt. Trong hình 11.4, hàng hoá được cung cấp với độ co dãn không hoàn toàn. Khi áp thuế đơn vị, đường cầu hiệu quả trở thành Dx’. Phân tích này có hai gợi ý quan trọng(tt):  Giá người sản xuất nhận được Pn là giao điểm của Sx và D’x. Chú ý Pn nhỏ hơn P0 đúng bằng khoảng u. Do đó, người sản xuất nhận được giá giảm đúng bằng lượng thuế. Lúc này giá của người tiêu dùng Pg (= Pn + u) vẫn bằng P0.  Khi lượng cung không co dãn thì người sản xuất chịu hoàn toàn gánh nặng thuế. Hình 11.5 thể hiện tình huống hoàn toàn ngược lại. Lượng cung của hàng hoá Z là co dãn hoàn toàn. Khi phải chịu thuế đơn vị thì dẫn đến đường cầu Dz’  Tại điểm cân bằng mới, lượng cầu là Z1 và giá người sản xuất nhận được Pn vẫn còn là P0. Gía của người tiêu dùng chi trả Pg do đó bằng P0+u. Trong trường hợp này, khách hàng chịu hoàn toàn gánh nặng thuế Hình 11.4: Tác động của thuế khi lượng cung là không co dãn hoàn toàn Giá nhà cung cấp nhận được giảm bằng số tiền thuế Pg = P0 Dx D’x u Pn X hằng năm Giá trên một đơn vị X Sx Hình 11.5 Tác động của thuế khi lượng cung là co dãn hoàn toàn Giá trên một đơn vị Z Giá người tiêu dùng chi trả tăng bằng số tiền thuế Pn = P0 Dz D’Z u Pg Z hằng năm SZ Z1 Z0 11.3.2 Thuế Tỷ Lệ  Bây giờ chúng ta chuyển sang phạm vi tác động của thuế tỷ lệ (Ad Valorem Tax) là loại thuế trong đó thuế suất là một tỷ lệ của giá bán.  Phân tích thuế tỷ lệ cũng tương tự như thuế đơn vị. Tuy nhiên, thay vì dịch chuyển đồ thị xuống một khoảng tuyệt đối cho mỗi số lượng, thuế tỷ lệ sẽ giảm nó xuống theo cùng một tỷ lệ  Để thấy được điều này, xét đường cầu Df và đường cung Sf thực phẩm trong hình 11.6  Khi không có thuế, giá cân bằng và lượng hàng tương ứng là P0 và Q0. Bây giờ giả sử đánh thuế 25 phần trăm tổng giá đối với tiêu dùng thực phẩm. Xét điểm m trên Df. Sau khi áp thuế, Pm vẫn là mức giá cao nhất người mua trả cho lượng Qm thực phẩm 11.3.2 Thuế Tỷ Lệ(tt)  Người sản xuất sẽ nhận được 75% khoảng cách giữa m và trục hoành. Điểm n thể hiện trên đồ thị là một điểm trên đường cầu nhà sản xuất nhận được. Tương tự, giá tại điểm r dịch chuyển từ trên xuống một phần tư khoảng cách giữa điểm s và trục hoành.  Lặp lại quy trình này trên mỗi điểm của đường Df, ta có đường cầu hiệu quả cho người sản xuất là Df’ (hình 11.7)
Tài liệu liên quan