CHƯƠNG 12
THUẾ VÀ HIỆU QUẢ
Trong chương này chúng ta bàn về các lý thuyết và phương pháp đánh giá các gánh nặng tăng thêm và giải
thích tại sao đây là một khái niệm quan trọng để đánh giá một hệ thống thuế với các nội dung trình bày sau
đây:
1/ DẪN NHẬP
2/ XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
3/ ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM VỚI ĐƯỜNG CẦU
4/ ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5/ CÂU HỎI & BÀI TẬP
40 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 12 Thuế và hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 12
THUẾ VÀ HIỆU QUẢ
Trong chương này chúng ta bàn về các lý thuyết và
phương pháp đánh giá các gánh nặng tăng thêm và giải
thích tại sao đây là một khái niệm quan trọng để đánh
giá một hệ thống thuế với các nội dung trình bày sau
đây:
1/ DẪN NHẬP
2/ XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
3/ ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM VỚI ĐƯỜNG CẦU
4/ ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ĐẦU
VÀO
5/ CÂU HỎI & BÀI TẬP
12.1 DẪN NHẬP
Ví dụ anh Dazs thường ăn 10 cây kem mỗi tuần với giá 1
đô la/ cái. Nếu chính phủ áp thuế 25% trên việc tiêu thụ
kem cây của Dazs do đó anh Dazs phải trả 1,25 đô la /cái
kem
Để đối phó với việc tăng giá kem, Dazs giảm việc tiêu
thụ kem xuống còn zero (không ăn kem nữa) và chi tiêu
10 đô la mỗi tuần vào các hàng hoá và dịch vụ khác. Bởi
vì Dazs không tiêu thụ kem nên số thu thuế sẽ bằng
không. Do đó ta nói rằng Dazs không bị thuế tác động
đến !!!.
12.1 DẪN NHẬP(tt)
Thực sự không phải vậy, anh Dazs đã bị thiệt hại vì thuế
đã buộc anh ta phải tiêu dùng những loại hàng hoá và
dịch vụ mà Dazs không ưa thích bằng ăn kem. Do vậy,
mặc dù thuế thu được là bằng không nhưng nó vẫn làm
cho anh Dazs thiệt hại
Ví dụ trên là hơi nói quá đi một chút. Thông thường
chúng ta dự tính việc tăng giá sẽ làm cho lượng cầu giảm
đi nhưng không giảm đến zero. Kết luận cơ bản được
rút ra là: bởi vì thuế làm méo mó các quyết định kinh tế,
nó tạo ra gánh nặng tăng thêm – là số phúc lợi mất đi
vượt quá và xa hơn số thuế thu được. Gánh nặng tăng
thêm đôi khi còn gọi là chi phí phúc lợi (hoặc khối lượng
tính hữu dụng mất đi).
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
Giả sử chị Ruth có thu nhập cố định là I đô la. Ruth chỉ tiêu
dùng hai loại hàng: thịt và ngô. Giá của một kg thịt là Pb và
giá của một kg ngô là Pc. Không có thuế hoặc”những bóp
méo”ø như các ngoại tác hay độc quyền trong nền kinh tế, do
đó giá của hàng hoá phản ánh chi phí xã hội biên tế của hàng
hoá đó
Trong hình 12.1, sự tiêu thụ thịt của chị Ruth xác định theo
trục hoành và tiêu thụ ngô thể hiện theo trục tung. Đường
giới hạn ngân sách là AD có độ dốc – Pb/ Pc và điểm chặn là
I/ Pb. Giả sử chị Ruth muốn tối đa hoá hữu dụng của mình,
chị Ruth sẽ chọn điểm E1 trên đường cong bàng quan i, tại
đây chị Ruth tiêu thụ B1 kg thịt và C1 kg ngô
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM(tt)
Bây giờ ta giả sử chính phủ áp một loại thuế với thuế
suất tb lên thịt do đó giá thịt chị Ruth phải trả là (1+tb)Pb
(giá trước thuế là không đổi bởi vì có giả thiết chi phí xã
hội biên tế là không đổi)
Việc áp thuế trên đã thay đổi đường giới hạn ngân sách
của Ruth: Bây giờ nó có độ dốc – {(1+tb)Pb/Pc] và điểm
chặn I/[(1+tb)Pb]. Ta thấy điều này thể hiện trên hình
12.1 là đường AF (bởi vì giá của ngô vẫn là Pc, đường
AF và AD cùng có chung điểm chặn trên trục tung)
Hình 12.1: Tác đôïng của thuế lên giới hạn
ngân sách
Ba B1
Cb
D
Ca
Lượng thịt mỗi năm (Kg)
E1
F
A
C1
i
Giới hạn ngân sách
trước thuế đối với thịt
Giới hạn ngân
sách sau thuế
trên thịt
Lượng ngô
mỗi năm
(Kg)
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM(tt)
Chú ý rằng với bất kỳ mức tiêu thụ nào của thịt thì
khoảng cách trên trục tung giữa đường AF và AD cho
thấy các khoản chi trả thuế của chị Ruth được đo theo
ngô
Trước khi có thuế, Ruth có được cả Ba kg thịt và Ca kg
ngô. Sau khi có thuế, nếu Ruth vẫn dùng Ba kg thịt thì
chỉ có thể mua được nhiều nhất là Cb kg ngô. Hiêïu số
khoảng cách giữa Ca và Cb phải thể hiện số lượng thuế
đo theo kg ngô. Nếu có thể, chúng ta chọn chuyển đổi
khoản chi trả thuế sang giá trị tiền bằng cách nhân
khoảng Ca Cb với giá của mỗi kg ngô Pc.,ví dụ Pc=1.
Trong trường hợp này, khoảng cách Ca Cb đo lường số
thuế thu được dưới dạng ngô hay bằng tiền.
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM(tt)
Ta vẫn chưa xác định lựa chọn của chị Ruth trong giới
hạn ngân sách mới của mình là AF. Hình 12.2 cho thấy
lựa chọn ưa thích nhất là điểm E2 trên đường bàng quan
ii nơi chị Ruth tiêu thụ thịt là B2, ngô là C2 và hoá đơn
đóng thuế của Ruth là liên quan đến khoảng cách thẳng
đứng GE2 giữa AD và AF
Rõ ràng, Ruth bị thiệt hại nhiều hơn tại điểm E2 so với
E1. Tuy vậy, bất kỳ mọi mức thuế sẽ đặt chị Ruth vào
đường bàng quan thấp hơn.
Vấn đề quan trọng ở đây là thuế có tạo ra sự mất mát
tính hữu dụng quá mức để tạo ra số thu thuế GE2 hay
không?
Hình 12.2: Tác đôïng của thuế lên gói tiêu dùng
C2
D
Lượng thịt mỗi năm năm (Kg)
E1
F
B2
A
C1
i
B1
Giới hạn ngân sách không
có thuế đối với thịt
Giới hạn ngân
sách với thuế
trên thịt
Lượng ngô
mỗi năm
(Kg)
Hình 12.2: Tác đôïng của thuế lên gói tiêu dùng
ii
E2
G
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM(tt)
Để nghiên cứu vấn đề này, chúng ta cần xác định số đô
la tương đương của thiệt hại đối với chị Ruth khi dịch
chuyển từ đường bàng quan i đến ii
Một cách để đo lường đại lượng này là phương pháp
tính phương sai tương đương (equivalent variation) là số
thu nhập mà chúng ta có thể lấy đi từ chị Ruth trước khi
có thuế để làm cho chị ta dịch chuyển đường bàng quan
từ i đến ii
Phương pháp phương sai tương đương đo lường những
thiệt hại mà thuế gây ra từ sự giảm thu nhập và là
nguyên nhân làm giảm giá trị hữu dụng.
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM(tt)
Để tìm phương sai tương đương, ta chỉ cần dịch chuyển
đường AD vào bên trong cho đến khi tiếp xúc với đường
bàng quan ii
Trên hình 12.3, đường ngân sách HI là song song với AD
và tiếp tuyến với đường bàng quan ii. Do đó, khoảng
cách thẳng đứng ME3 giữa AD và HI là phương sai
tương đương
Đối với chị Ruth thì không có gì khác biệt giữa việc mất
đi ME3 và đối diện với thuế.Chú ý rằng phương sai
tương đương ME3 là lớn hơn số thu thuế GE2.
12.2 XÁC ĐỊNH GÁNH NẶNG TĂNG THÊM(tt)
Để thấy được tại sao lại như vậy, ta chú ý rằng ME3
bằng GN bởi vì cả hai đều đo khoảng cách giữa các
đường song song AD và HI. Do vậy, ME3 lớn hơn GE2
-với khoảng E2N. Đây là một kết quả đáng chú ý. Nó có
nghĩa rằng thuế thịt làm cho chị Ruth bị thiệt hại với số
lượng thực tế vượt quá số thu thuế tạo ra
Trong hình 12.3, số lượng thiệt hại phúc lợi (tính bằng
phương sai tương đương) là vượt quá số thu thuế – đây
là gánh nặng tăng thêm và là khoảng cách E2N
Vậy bất kỳ loại thuế nào cũng tạo ra gánh nặng tăng
thêm hay không? Cĩ-Thuế tổng
Hình 12.3: Gánh nặng tăng thêm của thuế thịt
C2
D
B3
Lượng thịt mỗi năm
E1
F
B2
A
C3 i
I
Số thu thuế
Lượng ngô
mỗi năm
ii
E2
G
E3
M
N
Phương sai tương đương
H
12.3 ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
VỚI ĐƯỜNG CẦU
Khái niệm gánh nặng tăng thêm có thể giải thích lại việc
sử dụng các đường cầu đền bù. Việc giải thích này đặt
cơ sở chủ yếu trên khái niệm thặng dư người tiêu dùng –
là khoảng chênh lệch giữa những gì mọi người sẵn sàng
chi trả cho một loại hàng và số tiền mọi người thực sự trả
cho số hàng đĩ
Như ta đã nêu trong phần phụ lục của chương 3, thặng
dư người tiêu dùng được xác định bằng diện tích của
đường cầu và đường nằm ngang song song với trục
hoành tại điểm giá thị trường
12.3 ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
VỚI ĐƯỜNG CẦU(tt)
Giả sử đường cầu được đền bù cho thịt là đường thẳng
Db trong hình 12.5. Để tiện lợi ta tiếp tục giả thiết rằng
chi phí xã hội biên tế của thịt là không đổi tại Pb, do đó
đường cung là đường nằm ngang Sb. Tại điểm cân bằng
người ta tiêu thụ lượng thịt là q1. Thặng dư người tiêu
dùng là diện tích giữa giá và đường cầu là tam giác aih
Giả sử rằng thuế ở mức tỷ lệ thuế suất là tb áp trên thịt,
do đó giá mới của thịt là (1+tb)Pb là liên quan với đường
cung mới Sb’ Cung và cầu giao nhau tại điểm có mức sản
lượng q2, ta có điểm cân bằng mới với các tính chất sau:
Thặng dư người tiêu dùng giảm đến diện tích giữa
đường cầu và đường Sb
’ là agf
Hình 12.5: Gánh nặng tăng thêm của thuế hàng hoá
g
Db
(1+tb)Pb
id
q2
a
Pb Sb
q1
Số thu thuế
Gánh nặng tăng thêm của thuế
Giá mỗi
kg thịt
h
f S’b
Lượng thịt tiêu thụkg
12.3 ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
VỚI ĐƯỜNG CẦU(tt)
Số thu thuế thịt là hình chữ nhật gfdh. Bởi vì số thu thuế
là tích số giữa số hàng hoá mua vào hd và thuế phải trả
trên mỗi đơn vị hàng hoá: (1+tb)Pb Pb = gh, nhưng hd
và gh là hai cạnh của hình chữ nhật gfdh, do đó tích số
chính là diện tích của gfdh
Tổng thặng dư của người tiêu dùng sau thuế và số thuế
thu được (diện tích hafd) là bé hơn thặng dư ban đầu
của người tiêu dùng (diện tích của ahi) là diện tích của
tam giác fid. Tam giác này là gánh nặng tăng thêm của
thuế
12.3 ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
VỚI ĐƯỜNG CẦU(tt)
Diện tích tam giác fid là bằng một phần hai tích số của
cạnh đáy (thay đổi lượng thịt do thuế) và chiều cao (thuế
trên mỗi kg thịt), ta có thể viết là:
½ Pb q1 t
2
b (12.3)
Trong đó (theo tiếng Hy Lạp đọc là eta) là giá trị tuyệt
đối của độ co giãn giá đền bù (compensated price
elastictity) của lượng cầu đối với thịt. (Xem phụ lục A
vào cuối chương này). Sự hiện diện của trong biểu
thức 12.3 có ý nghĩa– thuế càng làm sai lệch quyết định
tiêu dùng thì gánh nặng tăng thêm càng lớn
12.3 ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
VỚI ĐƯỜNG CẦU(tt)
Pb × q1 là tổng thu nhập được tiêu dùng trên thịt ban
đầu. Việc nó được thể hiện trong công thức cho thấy nếu
chi tiêu ban đầu trên hàng hoá bị đánh thuế càng lớn thì
gánh nặng tăng thêm càng lớn
Cuối cùng, sự hiện diện của t2b cho thấy rằng khi thuế
suất tăng thì gánh nặng tăng thêm cũng tăng với tỷ lệ
bình phương của chính nó. Tăng thuế suất gấp đôi sẽ
làm tăng gánh nặng tăng thêm lên gấp bốn lần, với các
yếu tố khác là không đổi
12.3 ĐO LƯỜNG GÁNH NẶNG TĂNG THÊM
VỚI ĐƯỜNG CẦU(tt)
Ví dụ đánh thuế vé máy bay
Chúng ta thể hiện biểu thức 12.3 bằng một ví dụ thực tế:
Vé máy bay được chính phủ liên bang Hoa Kỳ đánh
thuế với thuế suất 10 phần trăm. Gánh nặng tăng thêm
của thuế này là bao nhiêu?
Theo khảo sát của Oum, Waters và Young (1992), ước
lượng độ co giãn giá cả của lượng cầu hợp lý là khoảng
1,0. Tích số của giá mỗi vé nhân với số vé bán ra là 79 tỷ
đô la mỗi năm. Thay thế tất cả các thông tin này vào
(12.3) cho ta thấy thuế trên vé máy bay tạo ra gánh nặng
tăng thêm là ½ 79 (0.10)2 hay là 395 triệu đô la
12.3.1-Gánh nặng tăng thêm của trợ cấp
Trợ cấp hàng hoá là thành phần quan trọng của hệ
thống tài chính của các quốc gia. Xét về tác động, trợ
cấp là dạng thuế âm. Cũng giống như thuế, nó liên quan
với gánh nặng tăng thêm. Ví dụ chính phủ trợ cấp cho
các chủ sở hữu nhà
Giả sử lượng cầu đối với các dịch vụ sở hữu nhà là
đường thẳng Dh trong hình 12.6. Lượng cung là đường
nằm ngang tại điểm giá Ph - nó đo chi phí xã hội biên tế
của việc cung cấp dịch vụ nhà. Ban đầu, số lượng cân
bằng là h1
Hình 12.6: Gánh nặng tăng thêm của khoản trợ
cấp nhà
n
Dh
(1s)Ph
Dịch vụ nhà mỗi năm
ur
h1
m
Ph
S’h
h2
Gánh nặng tăng thêm
Giá trên mỗi đơn
vị dịch vụ nhà
q
o
Sh
v
12.3.1 Gánh nặng tăng thêm của trợ cấp(tt)
Bây giờ ta giả sử chính phủ trợ cấp s phần trăm
cho các nhà cung cấp dịch vụ nhà đất. Giá mới
của dịch vụ nhà là (1 –s) Ph và đường cung tương
ứng là S’h, Trợ cấp làm tăng lượng dịch vụ nhà
được tiêu dùng lên h2.
Nếu mục tiêu của trợ cấp là tăng lượng tiêu dùng
các dịch vụ nhà của người dân thì nó đã thành
công. Nhưng nếu mục tiêu đặt ra là tối đa hoá
phúc lợi xã hội thì đây có phải là chính sách phù
hợp hay không?
12.3.1 Gánh nặng tăng thêm của trợ cấp(tt)
Trước khi có trợ cấp, thặng dư của người tiêu dùng là
diện tích của mno. Sau trợ cấp, thặng dư của người tiêu
dùng là mqu. Lợi ích cho người sử dụng nhà là khoảng
tăng thặng dư chính là diện tích nouq. Nhưng lợi ích này
có được với chi phí bao nhiêu?
Chi phí của chương trình trợ cấp là số lượng dịch vụ
nhà được tiêu dùng, qu, nhân với trợ cấp trên mỗi đơn
vị, nq, hay là diện tích hình chữ nhật nvuq. Chi phí của
trợ cấp thực tế đã vượt quá lợi ích – đó là gánh nặng
tăng thêm bằng với khoảng chênh lệch giữa diện tích
nvuq và nouq là diện tích của ovu
12.3.1Gánh nặng tăng thêm của trợ cấp(tt)
Tại sao trợ cấp cho một việc hữu ích như nhà ở lại
không hiệu quả?
Phía bên phải của h1, mặc dù mọi người có được giá trị
hữu dụng từ việc tiêu dùng nhiều hơn dịch vụ nhà ở, giá
trị của nó là bé hơn Ph là chi phí biên tế của xã hội để
cung cấp dịch vụ nhà ở
Nói cách khác, trợ cấp làm cho mọi người sử dụng các
dịch vụ nhà ở mà được đánh giá thấp hơn chi phí của
chúng – do đó, đây là tính không hiệu quả
Thực tế chỉ cần ít tiền hơn để làm cho họ khấm khá hơn
nếu đây là khoản trợ cấp trực tiếp bằng tiền
12.3.2 Gánh nặng tăng thêm của thuế thu nhập
Lý thuyết gánh nặng tăng thêm có thể áp dụng cho các
hàng hoá bị đánh thuế cũng như cho các yếu tố sản xuất
Trong hình 12.7, số giờ lao động của Jacob là trục hoành
và số lương theo giờ là trục tung. Đường cung lao động
đền bù của Jacob là SL.
Ban đầu, lương của Jacob là w và số giờ làm việc tương
ứng là L1. Cũng theo cùng một phương pháp như thặng
dư người tiêu dùng. Khi mức lương là w, thặng dư của
Jacob là diện tích của adf
Hình 12.7: Gánh nặng tăng thêm của thuế trên lao
động
L1L2
f
(1t)w
Số giờ lao động mỗi năm
h
w
Gánh nặng tăng thêm
Mức lương
trên mỗi giờ
g
i
SL
d
a
12.3.2 Gánh nặng tăng thêm của thuế thu nhập
Bây giờ ta giả sử rằng có thuế thu nhập với thuế suất t.
Lương sau thuế là (1 – t)w. Lượng cung lao động giảm
xuống còn L2. Thặng dư của Jacob sau thuế là agh, số
thuế chính phủ thu được bằng fihg. Gánh nặng tăng
thêm do thuế tạo ra làm lệch lựa chọn công việc là
khoản thiệt hại phúc lợi của Jacob (fdhg) là vượt quá số
thu thuế: diện tích hid (=fdhg – fihg)
Tương tự với biểu thức 12.3, diện tích của hid là gần
bằng: ½ w L1t
2 (12.4)
Trong đó là độ co dãn đền bù của số giờ làm việc
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO
Trong ví dụ thuế thu nhập, chúng ta giả thiết rằng thu
nhập lao động bị đánh thuế với cùng thuế suất không
phân biệt là nguồn cung cấp lao động từ đâu
Một ví dụ khác là đánh thuế phân biệt đối với lao động
trong các khu vực thị trường và các hộ gia đình
Nếu một người lao động tại nhà, anh ta tạo ra các dịch
vụ và sản phẩm có giá trị nhưng không bị đánh thuế.
Mặt khác, nếu người đó làm việc trên thị trường, các
dịch vụ là đối tượng để đánh thuế thu nhập và thuế
lương. việc.
Hình 12.8: Phân bổ thời gian giữa công việc tại nhà
và công việc thị trường
VMPhome
W1
Số giờ lao động trong
thị trường mỗi năm
H*
W2
$
VMPmkt
Số giờ lao động tại
hộ gia đình mỗi
năm
O’O
$
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO(tt)
Để đo lường chi phí hiệu quả, ta xét hình 12.8. Khoảng
nằm ngang OO’ tính tổng số lượng lao động khả dĩ trong
cộng đồng xã hội. Số lượng lao động làm việc tại nhà
được đo bằng khoảng cách bên phải của điểm O, số
lượng lao động làm việc trong thị trường được đo bằng
khoảng cách bên trái của điểm O’. Do vậy, bất kỳ điểm
nào thuộc OO’ thể hiện sự phân bổ giữa lao động tại nhà
và lao động trong thị trường
Bây giờ chúng ta xác định giá trị của sản phẩm biên tế
(value of marginal product – VMP) của số giờ làm việc
trong khu vực hộ gia đình như là giá trị bằng tiền của
các sản phẩm tạo ra thêm cho mỗi giờ làm việc
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO(tt)
Giản đồ VMPhome trong hình 12.8 thể hiện giá trị của sản
phẩm biên tế của công việc tại nhà. Tương tự như vậy,
VMPmkt cho thấy giá trị của sản phẩm biên tế của mỗi
giờ làm việc trong khu vực thị trường
Trong hình 12.8, cân bằng xảy ra khi có OH* giờ lao
động dành cho công việc tại nhà và có O’H* giờ lao động
dành cho công việc thị trường. Giá trị của sản phẩm
biên tế của lao động trong cả hai khu vực là w1 đô la
Hình 12.9: Gánh nặng tăng thêm của việc đánh
thuế phân biệt đối với các yếu tố đầu vào
VMPhome
(1t)w2
Số giờ lao động trong
thị trường mỗi năm
e
H*
w2
Ht
Gánh nặng tăng thêm
$
VMPmkt
a
(1t)VMPmktb
cd
Số giờ lao động tại
hộ gia đình mỗi năm
O’O
$
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO(tt)
Bây giờ ta giả sử rằng thuế t áp lên thu nhập từ các công
việc thị trường, nhưng lợi tức đối với công việc tại nhà
lại không bị đánh thuế
Việc áp một loại thuế lên mức lương thị trường với thuế
suất t sẽ làm giảm mức lương thị trường từ VMPmkt
thành (1t)VMPmkt. Điều này được thể hiện trên đồ thị
bằng cách dịch chuyển mỗi điểm trên VMPmkt xuống t
phần trăm như trong hình 12.9
Do thuế, người ta sẽ làm việc tại nhà nhiều hơn và làm
việc ngoài thị trường ít hơn làm dịch chuyển LĐ
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO(tt)
Trong hình 12.9, điều này xảy ra khi người ta làm việc OHt giờ tại nhà
và O’Ht trên thị trường
Tại điểm cân bằng mới sau thuế, VMPs trong cả hai khu vực kinh tế đều
bằng (1-t)w2. Dù vậy, VMP trước thuế trong khu vực thị trường, w2 là
lớn hơn VMP trong khu vực hộ gia đình, (1t)w2. Điều này có nghĩa là
nếu có nhiều hơn lao động cung cấp cho khu vực thị trường thì khoản
tăng thu nhập (w2) có thể vượt quá khoản hao hụt thu nhập trong khu
vực hộ gia đình, (1t)w2
Vì vậy, thuế chỉ tạo ra tác động trong trường hợp có”quá nhiều” công
việc ở nhà và”không đủ” công việc trong thị trường. Tóm lại, thuế có
thể dẫn đến sự phân bố không hiệu quả các nguồn lực về phương diện
là nó làm méo mó các động lực huy động các yếu tố đầu vào tại những
nơi sử dụng hiệu quả nhất. Kết quả làm giảm thu nhập thực tế là gánh
nặng tăng thêm của thuế.
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO(tt)
Để đo lường gánh nặng tăng thêm, ta phân tích đồ thị
12.9. Chúng ta quan sát được rằng từ kết quả của sự di
cư lao động trong thị trường, giá trị của sản phẩm đầu ra
giảm xuống với khoảng abcd, là diện tích của VMPmkt
giữa H* và H1. Mặt khác, khi lao động thâm nhập vào
khu vực kinh tế gia đình, giá trị của đầu ra tăng lên
khoảng aecd, là diêïn tích dưới VMPhome giữa H* và Ht
Do vậy, xã hội nhận được khoảng hiệu số của abcd trừ đi
aecd hay là tam giác abe là gánh nặng tăng thêm của
thuế. Cạnh đáy của tam giác này là số lượng của khoản
đệm thuế hay là tw2. Chiều cao của tam giác này là sự gia
tăng của thời gian dành để làm việc tại nhà là đoạn
H*H1, chúng ta gọi là H.
13.4 ĐÁNH THUẾ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO(tt)
Ta có thể biểu diễn gánh nặng tăng thêm như sau:
½ (H) tw2
Ta thấy sự thay đổi trong phân bố lao động (H) và
khoảng đệm thuế (tw2) càng lớn thì gánh nặng tăng thêm
càng lớn
Tóm lại, mỗi khi thuế được đánh phân biệt đối với các
sử dụng khác nhau, nó đã dẫn đến sự phân bố các yếu tố
đầu vào giữa các khu vực kinh tế và tạo ra gánh nặng
tăng thêm
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1. Những loại thuế nào sau đây có thể tạo gánh nặng
tăng thêm lớn:
a. Thuế trên đất đai (5%).
b. Thuế 24% trên việc sử dụng điện thoại di động.
c. Trợ cấp cho đầu tư vào các công ty công nghệ cao
(10%)
d. Thuế lợi tức kinh tế-5%.
e. Thuế 10% trên tất cả các phần mềm máy tính.
f. Thuế 10% chỉ trên phần mềm Excel
CÂU HỎI THẢO LUẬN:(tt)
2. Chính quyền Alaska gần đây thông qua việc tăng thuế thuốc lá
từ 25 xen một gói lên 1 đô la một gói. Thuốc lá cũng là đối tượng
của đóng thuế liên bang 24 xen trên mỗi gói. Giả sử nếu không có
thuế, giá của mỗi bao thuốc lá là 1.50 đô la.
a. Theo các yếu tố nào thì việc tăng thuế liên bang làm tăng
gánh nặng tăng thêm lên những người hút thuốc lá ở Alaska?.
b. Bạn phân tích các thay đổi như thế nào nếu biết rằng hút
thuốc gián tiếp làm hại đến sức khoẻ người khác (không cần đưa
ra câu trả lời bằng số liệu, nhưng bằng đồ thị).
CÂU HỎI THẢO LUẬN:(tt)
3.”Trong công thức gánh nặng tăng thêm trong
biểu thức 12.3, thuế suất là bé hơn một. Khi thuế
bình phương lên, kết quả sẽ nhỏ hơn. Do vậy, khi
ta có t2 thay vì có t sẽ làm cho thuế kém quan
trọng hơn” bình luận câu nói trên.