Bài giảng Tài chính công - Chương 3 Các công cụ phân tích quy chuẩn

CHƯƠNG 3 CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN  Những nội dung chủ yếu được đề cập trong chương này là:  1-Giới thiệu một khuôn khổ lý thuyết được sử dụng trong phân tích tài chính công đó là kinh tế học phúc lợi;  2- Định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi;  3- Sự công bằng và Định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phúc lợi;  4-Thất bại thị trường –Nguyên nhân của sự can thiệp của chính phủ;  5-Tham gia đĩng gĩp vào kinh tế học phúc lợi;  6- Câu hỏi thảo luận và bài tập

pdf53 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 3 Các công cụ phân tích quy chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN  Những nội dung chủ yếu được đề cập trong chương này là:  1-Giới thiệu một khuôn khổ lý thuyết được sử dụng trong phân tích tài chính công đó là kinh tế học phúc lợi;  2- Định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi;  3- Sự công bằng và Định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phúc lợi;  4-Thất bại thị trường –Nguyên nhân của sự can thiệp của chính phủ;  5-Tham gia đĩng gĩp vào kinh tế học phúc lợi;  6- Câu hỏi thảo luận và bài tập 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Khuôn khổ lý thuyết được phần lớn các chuyên gia tài chính công sử dụng là kinh tế học phúc lợi, một nhánh của lý thuyết kinh tế liên quan với tính được mong muốn xã hội của các trạng thái kinh tế thay thế  Chương này sẽ phác hoạ các cơ sở nền tảng của kinh tế học phúc lợi- Lý thuyết được sử dụng để phân biệt các trường hợp khi thị trường dự tính có thể hoạt động tốt hay các trường hợp trong đó thị trường thất bại trong việc tạo ra các kết quả mong muốn. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  NỀN KINH TẾ TRAO ĐỔI THUẦN TUÝ  Ta có hai người là Adam và Eva, và hai loại hàng hoá là táo (thức ăn) và lá nho (áo quần). Công cụ phân tích là Hộp Edgeworth cho thấy sự phân phối táo và lá nho giữa Adam và Eva. Trong hình 3.1, chiều dài của hộp Edgeworth, Os- tổng số táo có trong nền kinh tế; chiều cao Or, là tổng số lá nho. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Số lượng hàng hoá do Adam tiêu dùng được tính bằng khoảng cách từ điểm O, số lượng hàng hoá do Eva tiêu dùng được tính bằng khoảng cách từ O’.  Ví dụ, tại điểm v, Adam tiêu dùng Ou lá nho và Ox trái táo. Trong khi Eva tiêu dùng O’y táo và O’w lá nho. Do vậy, bất kỳ một điểm nào trong hộp Edgeworth thể hiện một phân phối táo và lá nho giữa Adam và Eva. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI O u Lượng lá nho mỗi năm v r x s w O’ y Adam Eva Lượng táo mỗi năm Hình 3.1 Hộp Edgeworth 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Bây giờ giả sử Adam và Eva mỗi người có một tập hợp các đường bàng quan (ở dạng thông thường) thể hiện những ưa thích của họ đối với táo và lá nho.  Trong đồ thị 3.2, cả hai tập hợp các đường bàng quan được đặt chồng lên hộp Edgeworth. Đường bàng quan của Adam là A’s, của Eva là E’s. Các đường bàng quan với số lớn hơn thể hiện mức độ hạnh phúc (hữu dụng) lớn hơn. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Adam hạnh phúc hơn trên đường bàng quan A3 hơn là trên A2 hay A1. Còn Eva hạnh phúc hơn trên đường bàng quan E3 hơn là trên E2 hay E1. Về tổng thể, hữu dụng của Eva tăng lên khi vị trí của cô ta dịch chuyển theo hướng tây nam, trong khi hữu dụng của Adam tăng lên khi dịch chuyển theo hướng đông bắc. Hình 3.2 Đường bàng quan trong hộp Edgeworth O Eva Lượng lá nho hàng năm Lượng táo hàng năm O’ s r E3 E2 E1 A3 A2 A1 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Giả sử chọn một vài phân phối bất kỳ của táo và lá nho, ví dụ điểm g trong đồ thị 3.3. Ag là đường bàng quan của Adam chạy qua điểm g, và Eg là của Eva. Bây giờ chúng ta đặt ra câu hỏi như sau:  Có thể phân bổ lại táo và lá nho giữa Adam và Eva làm thế nào để Adam được sung túc hơn trong khi Eva không bị thiệt đi hay không? 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Chúng ta có thể chỉ ra được ngay một phân phối như thế, đó là tại điểm h.  Phúc lợi của Adam có thể tiếp tục tăng nữa hay không mà không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho Eva?  Có thể làm được điều này khi Adam có thể dịch chuyển đến các đường bàng quan xa hơn về phía đông bắc mà vẫn ở trên Eg. Quá trình này có thể tiếp diễn cho đến khi đường bàng quan của Adam chỉ tiếp xúc chạm đến Eg, điểm này là p trên đồ thị 3.3. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Cách duy nhất để đặt Adam vào đường bàng quan cao hơn Ap là đặt Eva vào đường bàng quan thấp hơn  Một phân phối như tại điểm p, tại đó cách duy nhất để làm cho một người sung túc hơn là làm cho người khác thiệt hại đi, gọi là Hiệu quả Pareto.[1]  Hiệu quả Pareto thường được sử dụng như tiêu chuẩn đánh giá sự mong muốn về sự phân phối các nguồn lực. Nếu phân phối không phải là hiêïu quả Pareto thì nó là “lãng phí” trên phương diện có thể làm cho ai đó sung túc hơn mà không làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác;  Khi các nhà kinh tế sử dụng từ hiệu quả, họ thường có hàm ý là tính hiệu quả Pareto.  [1] Mang tên nhà kinh tế học thế kỷ 19 Vilfredo Pareto Hình 3.3 Làm cho Adam sung túc hơn mà không gây thiệt hại cho Eva Lượng lá nho hàng năm Lượng táo hàng nămAdam Eg g Sự phân bổ hiệu quả Paretop h Ap Ah Ag O’ Eva O Hình 3.4 Làm cho Eva sung túc hơn mà không gây thiệt hại cho Adam s Lượng lá nho hàng năm Adam Phân bổ hiệu quả Pareto Lượng táo hàng năm EvaO’ O r p1 Ep1 Ag p Eg g 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Một khái niệm liên quan khác là sự cải thiện Pareto – sự phân phối lại các nguồn lực làm cho một người khá lên mà không làm cho bất kỳ ai khác thiệt hại đi. Trong đồ thị 3.3, dịch chuyển từ g đến h là một sự cải thiẹân Pareto, cũng như khi dịch chuyển từ h đến p.  Điểm p không là phân phối hiệu quả Pareto duy nhất có thể đạt được bằng cách khởi đầu tại điểm g. Hình 3.4 kiểm tra xem chúng ta có thể làm cho Eva khá hơn hay không mà không làm giảm đi gía trị hữu dụng của Adam. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Chúng ta đã xem xét các dịch chuyển làm cho một người sung túc hơn và để người khác vẫn ở lại mức hữu dụng như cũ. (mức hữu dụng của người khác là không thay đổi).  Trong đồ thị 3.5, chúng ta xét sự phân phối lại từ điểm g làm cho cả hai Adam và Eva sung túc hơn (mức hữu dụng của cả hai cùng cao hơn). Tại điểm p2, ví dụ, Adam là khá hơn tại điểm g (bởi vì AP2 là xa hơn về phía đông bắc hơn Ag và Eva cũng vậy, (EP2 là xa hơn về phía tây nam hơn Eg). 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Điểm p2 là hiệu quả Pareto, bởi vì tại điểm này ta không thể làm cho một cá nhân sung túc hơn mà khơng làm cho người khác bị thiệt hại. Bây giờ ta đã rõ rằng khởi đầu tại điểm g thì ta có thể tìm được toàn bộ tập hợp các điểm hiệu quả Pareto. Chúng khác nhau bởi yếu tố mỗi bên thu lợi được bao nhiêu từ sự phân phối lại các nguồn lực. 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Tập hợp vị trí của tất cả các điểm hiệu quả Pareto được gọi là đường tiếp xúc (contract curve), và được thể hiện bằng đường mm trong đồ thị 3.7. chú ý rằng để một phân phối là hiệu quả Pareto (ở trên đường mm), nó phải là điểm tại đó các đường bàng quan của Adam và Eva vừa tiếp xúc với nhau. Theo ngôn ngữ toán học thì các đường này tiếp tuyến với nhau – nghĩa là độ dốc của các đường bàng quan là bằng nhau. Hình 3.5 Làm cho cả Eva và Adam sung túc hơn Eg Ep2 Ag Ap2 p p1 p2 g Lượng lá nho hàng năm Lượng táo hàng nămAdam Eva O’ O s r Hình 3.6 Bắt đầu từ một điểm ban đầu khác Lượng táo hàng năm Lượng lá nho hàng năm Adam Eva O’ s r g p1 p2 p p3 p4 k O Hình 3.7 Đường tiếp xúc Lượng lá nho hàng năm Lượng táo hàng năm Adam Eva O’ s r p1 p2 p p3 p4 m m Đường tiếp xúc m O 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Trong kinh tế học, giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường bàng quan cho thấy tỷ lệ một cá nhân sẵn sàng trao đổi một hàng hoá lấy một số lượng tăng thêm của hàng hoá khác, còn được gọi là tỷ lệ thay thế biên tế MRS (marginal rate of substitution)[1]. Do vậy, hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng tỷ lệ thay thế biên tế là bằng nhau đối với tất cả mọi người tiêu dùng: 3.1 KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  (3.1)  ­ là tỷ lệ thay thế biên tế của táo cho lá nho đối với Adam và là đối với Eva.  [1] tỷ lệ thay thế biên tế được định nghĩa kỹ hơn trong phần phụ lục cuối chương Eve af Adam af MRSMRS  Adam afMRS Eve afMRS NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT  Đường khả năng sản xuất (the Production Posibilities Curves)  Chúng ta xem xét điều gì sẽ xảy ra khi các đầu vào sản xuất có thể thay đổi giữa việc sản xuất táo và lá nho, cho nên số lượng của hai loại hàng hoá này có thể thay đổi. Với điều kiện là các yếu tố đầu vào được sử dụng hiệu quả, nếu táo được sản xuất nhiều hơn thì sản xuất lá nho phải giảm và ngược lại. CHƯƠNG 3 CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN (tt)  Đường khả năng sản xuất cho thấy số lượng lá nho tối đa có thể được sản xuất với bất kỳ số lượng táo cho trước nào.  CC là một đường khả năng sản xuất điển hình thể hiện trong đồ thị 3.8.  Một lựa chọnï có thể đối với nền kinh tế là sản xuất Ow lá nho và Ox táo. Nền kinh tế có thể tăng sản xuất táo từ Ox đến Oz, là khoảng cách xz. Để làm điều này, các đầu vào để sản xuất lá nho phải được lấy đi và dành cho sản xuất táo. Sản xuất lá nho phải giảm xuống khoảng wy nếu sản xuất táo tăng lên khoảng xz. NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT  Tỷ lệ của khoảng cách wy so với xz được gọi là tỷ lệ chuyển đổi biên tế MRT (marginal rate of transformation) của táo thành lá nho bởi vì nó cho thấy tỷ lệ mà nền kinh tế có thể chuyển đổi táo thành lá nho. Cũng như MRSaf là giá trị tuyệt đối của độ dốc đường bàng quan, MRTaf là giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường khả năng sản xuất. Hình 3.8 Đường khả năng sản xuất Lượng táo hàng năm Lượng lá nho hàng năm w y x z C C Độ dốc = Tỷ lệ chuyển đổi biên tế o NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT  Rất hữu ích nếu thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế dưới dạng chi phí biên tế MC (marginal cost) – là chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra.  Cần nhắc lại rằng xã hội có thể tăng sản xuất táo khoảng xz chỉ khi nào từ bỏ sản xuất wy lá nho. Do vậy, khoảng cách wy thể hiện chi phí tăng thêm của việc sản xuất táo mà chúng ta thể hiện là MCa. Tương tự như vậy, khoảng cách xz là chi phí gia tăng của sản xuất lá nho, MCf. NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT  Theo định nghĩa, giá trị tuyệt đối của đường khả năng sản xuất là khoảng cách wy chia cho xz hay MCa/MCf . Nhưng cũng theo định nghĩa, độ dốc của đường khả năng sản xuất là tỷ lệ chuyển đổi biên tế, bởi vậy, chúng ta đã chứng minh được là:   (3.2) f a af MC MC MRT  NỀN KINH TẾ SẢN XUẤT  ĐIỀU KIỆN HIỆU QUẢ VỚI SẢN XUẤT THAY ĐỔI  Khi lượng cung của táo và lá nho là biến thiên, các điều kiện cho hiệu quả Pareto trong phương trình 3.1 phải được mở rộng. Điều kiện trở thành:  (3.3)  Sử dụng phương trình 3.2, điều kiện cho hiệu quả Pareto có thể thể hiện lại dưới dạng chi phí biên tế. Thay thế (3.2) vào (3.3) ta có:  (3.4)  như là một điều kiện cần cho hiệu quả Pareto Eve af Adam afaf MRSMRSMRT  Eve af Adam af f a MRSMRS MC MC  3.2 ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ NHẤT CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Giả sử rằng:  (1)Tất cả các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo; nghĩa là không có ai có được sức mạnh thị trường.  (2) Một thị trường tồn tại cho mỗi loại và tất cả các hàng hoá.  Với các giả thiết trên, Định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng sẽ xuất hiện một phân bổ hiệu quả Pareto. CHƯƠNG 3 CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH QUY CHUẨN (tt)  Trong ví dụ của chúng ta, điều này có nghĩa là cả Adam và Eva cùng trả một mức giá như nhau cho lá nho (Pf) và cho táo (Pa). Một kết quả cơ bản từ lý thuyết lựa chọn người tiêu dùng là điều kiện cần thiết để Adam tối đa hoá hữu dụng là:   (3.5)  Tương tự, tập hợp hàng hoá làm tối đa hoá hữu dụng của Eva thoả mãn điều kiện:  (3.6) f aAdam af P P MRS  f aEve af P P MRS  3.2 ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ NHẤT CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Tập hợp hai phương trình 3.5 và 3.6 lại ta có  Điều kiện này là đồng nhất với phương trình 3.1, là một trong các điều kiện cần cho hiệu quả Pareto.  Dù vậy, như đã nhấn mạnh trong phần trên, chúng ta phải xét đến cả phía sản xuất. Kết quả cơ bản từ lý thuyết kinh tế cho biết rằng một công ty cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận sản xuất sản phẩm đầu ra cho tới khi chi phí biên tế và giá bằng nhau. Trong ví dụ của chúng ta, điều này nghĩa là Pa=MCa và Pf=MCf hay:  (3.7) Eve af Adam af MRSMRS  f a f a P P MC MC  3.2 ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ NHẤT CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI (tt)  Nhưng (3.2), chính là tỷ lệ chuyển đổi biên tế do đó ta có thể viết lại (3.7) thành:  (3.8)  Bây giờ ta xét ba phương trình 3.5, 3.6, và 3.8 và chú ý rằng Pa /Pf xuất hiện bên vế phải của mỗi phương trình.  Do vậy, ba biểu thức trên có nghĩa là :   Đây là điều kiện cần cho hiệu quả Pareto. Cạnh tranh, cùng với hành vi tối đa hoá của các cá nhân, dẫn đến sự hiệu quả. f a af P P MRT  f a MC MC Eve af Adam afaf MRSMRSMRT  3.2 ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ NHẤT CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng phương trình 3.4 để viết lại điều kiện cho hiệu quả Pareto dưới dạng chi phí biên tế. Ta đơn giản thay thế (3.5) hay (3.6) vào (3.4) để tìm được:  (3.9)  Hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng các mức giá phải có cùng tỷ lêï như chi phí biên tế, và cạnh tranh bảo đảm thoả mãn điều kiện này. Theo phương trình (3.9), tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia tăng của mỗi hàng hoá được thể hiện trong giá của nó. f a f a MC MC P P  3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Nếu các thị trường cạnh tranh hoạt động hoàn hảo phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả, chính phủ sẽ đóng vai trò gì trong nền kinh tế?  Chức năng chủ chốt của chính phủ là bảo vệ các quyền sở hữu để thị trường có thể hoạt động được. Chính phủ ra luật và các quy tắc, hệ thống toà án và quốc phòng.  Mọi thứ khác những điều trên đều trở nên thừa và không cần thiết. Tuy nhiên, các suy diễn trên đặt cơ sở trên sự hiểu biết nông cạn hời hợt về Định Lý Thứ Nhất Kinh Tế Học Phúc Lợi. Mọi việc phức tạp hơn nhiều. 3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Để thấy được nguyên nhân tại sao, chúng ta hãy quay lại mô hình đơn giản trong đó tổng số lượng mỗi hàng hoá là cố định.  Xét đồ thị 3.9 trong đó thể hiện đường tiếp xúc mm từ đồ thị 3.7, so sánh hai phân bổ p5 (tại góc thấp nhất bên trái của hộp) và q (nằm gần trung tâm). Bởi vì p5 nằm trên đường tiếp xúc, theo định nghĩa nó là hiệu quả Pareto. Mặt khác, q là không hiệu quả.  Vậy phân phối p5 do đó sẽ tốt hơn? Điều đó phụ thuộc vào việc xác định như thế nào là tốt hơn. 3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Trong phạm vi xã hội ưa thích một sự phân phối công bằng thu nhập thực tế, q có thể được ưa thích hơn p5, ngay cả khi q không phải là hiệu quả Pareto. Mặt khác, xã hội có thể hoàn toàn không quan tâm đến việc phân phối, hay có thể quan tâm đến Eva nhiều hơn Adam. Trong trường hợp này thì p5 có thể được ưa thích hơn q. Hình 3.9 Hiệu quả và bình đẳng Lượng lá nho hàng năm Lượng táo hàng nămAdam Eva O’ s r p5 q p3 m m Đường tiếp xúc O 3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Trong đồ thị 3.10. Hữu dụng của Eva được vẽ trên trục hoành và hữu dụng của Adam được tính theo trục tung. Đường UU là đường khả năng hữu dụng (utility possibilities curve) xuất phát từ đường tiếp xúc. Nó cho thấy số lượng hữu dụng tối đa của một người với mức hữu dụng cho trước của cá nhân khác 3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Theo định nghĩa, tất cả các điểm trên UU là hiệu quả Pareto, nhưng chúng thể hiện các phân bổ rất khác nhau của thu nhập thực tế giữa Adam và Eva. Vậy điểm nào là tốt nhất?  Cách quen thuộc nhất trả lời cho câu hỏi này là đưa ra công nhận về một hàm số phúc lợi xã hội (social welfare function) trong đó biểu hiện quan điểm của xã hội đối với sự xứng đáng tương đối của Adam và Eva. Hình 3.10 Đường khả năng hữu dụng Hữu dụng của Eva Hữu dụng của Adam U U HÀM SỐ PHÚC LỢI XÃ HỘI (SOCIAL WELFARE FUNCTION)  Theo phương pháp đại số, phúc lợi xã hội (W) là các hàm số F() của hữu dụng của mỗi cá nhân:  W = F(UAdam, UEva) (3.10)  Chúng ta giả sử giá trị của phúc lợi xã hội tăng lên khi cả UAdam hay UEva tăng lên – cộng đồng sẽ sung túc hơn khi bất kỳ mỗi thành viên của nó trở nên sung túc hơn  Đồ thị 3.11 cho thấy một tâïp hợp điển hình các đường bàng quan xã hội. Độ dốc hướng xuống của các dường này cho thấy rằng nếu hữu dụng của Eva giảm xuống thì cách duy nhất để duy trì mức phúc lợi xã hội cho trước là làm tăng hữu dụng của Adam, và ngược lại. Hình 3.11 Đường bàng quan xã hội Hữu dụng của Adam Hữu dụng của Eva Phúc lợi xã hội tăng lên Hình 3.12 Tối đa hóa phúc lợi xã hội iii ii Hữu dụng của Eva Hữu dụng của Adam i 3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Trong đồ thị 3.12, các đường bàng quan được đặt chồng lên trên đường khả năng hữu dụng từ đồ thị 3.10. Điểm i không được mong đợi bằng điểm ii (điểm ii ở trên đường bàng quan xã hội cao hơn điểm i) mặc dù điểm i là hiệu quả Pareto còn ii thì không  Tại đây, sự xét đoán về giá trị của xã hội thể hiện trong hàm số phúc lợi xã hội, có ý thiên về ủng hộ cho sự phân phối thu nhập thực tế công bằng hơn, mặc dù nó có thể không hiệu quả. Tất nhiên, điểm iii là được ưu tiên ưa chuộng hơn cả hai điểm trên. Điểm này vừa hiệu quả và vừa “công bằng” 3.3 SỰ CÔNG BẰNG VÀ ĐỊNH LÝ NỀN TẢNG THỨ HAI CỦA KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Theo định lý nền tảng thứ hai của kinh tế học phúc lợi, cộng đồng có thể đạt được bất kỳ phân bổ nguồn lực hiệu quả Pareto bằng cách phân bổ một cách phù hợp sự trợ giúp ban đầu và sau đó để mọi người tự do trao đổi buôn bán với nhau theo mô hình hộp Edgeworth 3.4 THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG  Như ta đã nói đến từ trước, một nền kinh tế có thể không hiệu quả theo hai nguyên nhân lớn – sức mạnh thị trường và sự không tồn tại của các thị trường.  Sức mạnh thị trường  Định Lý Phúc Lợi Thứ Nhất chỉ đúng khi nào tất cả mọi người tiêu dùng và các công ty là người chấp nhận các mức giá. Nếu một vài cá nhân hay công ty là những người làm giá (người đặt giá cho hàng hoá hay họ có sức mạnh tác động lên giá), thì phân phối nguồn lực về tổng thể sẽ không hiệu quả. 3.4 THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG  Tại sao? Một công ty với sức mạnh thị trường có thể tăng giá cao hơn mức chi phí biên tế bằng cách cung cấp ít hàng hoá đầu ra hơn một một công ty cạnh tranh có thể cung cấp. Do vậy, phương trình (3.9), một trong các điều kiện cần cho hiệu quả Pareto, là bị vi phạm  Sự không tồn tại các thị trường  Về cơ bản, vấn đề ở đây là sự chênh lệch thông tin - là một bên tham gia giao dịch có được thông tin mà phía bên kia không có được 3.4 THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG  Một hình thức khác của tính bất hiệu quả có thể nảy sinh do sự không tồn tại thị trường là một ngoại tác, là trường hợp trong đó hành vi của một người tác động lên phúc lợi của người khác theo các phương pháp ngoài thị trường hiện hành  Liên quan rất gần với tác động ngoại vi là trường hợp của hàng hoá công, một loại hàng hoá có tính không loại trừ trong tiêu dùng – nghĩa là một người tiêu dùng hàng hoá này không ngăn cản bất cứ ai khác cũng làm như thế 3.5 THAM GIA ĐÓNG GÓP VÀO KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI  Khuôn khổ lý thuyết của kinh tế học phúc lợi buộc chúng ta đặt ra ba câu hỏi chủ chốt mỗi khi xem xét một hoạt động chính phủ:  Nó sẽ có các hệ quả phân phối đáng mong đợi không?  Nó sẽ nâng cao tính hiệu quả không?  Nó có thể thực hiện với chi phí hợp lý không? CÂU HỎI THẢO LUẬN 1- Trong thị trường nào sau đây bạn dự tính có kết quả hiệu quả, tại sao?  - Bảo hiểm lụt lội cho ngôi nhà bên bờ biển  - Chăm sóc y tế  - Thị trường chứng khoán  - Máy tính cá nhân 2- Xét một nền kinh tế với hai người, Henry và Catherin. Họ tiêu dùng hai loại hàng hoá là bánh mỳ và nước. Giả sử rằng, do có hạn hán, chính quyển quyết định phân phối chính xác chỉ một nửa số nước có thể có cho mỗi người. Để ngăn chặn không cho người ta “bóc lột” người khác, không ai được phép buôn bán trao đổi nước với người khác để đổi lấy bánh mỳ. Lập Hộp Edgeworth để thể hiện trường hợp này và giải thích tại sa
Tài liệu liên quan