Bài giảng Tài chính công - Chương 4 Hàng hoá công

CHƯƠNG 4 HÀNG HOÁ CÔNG  Khu vực kinh tế công cộng sẽ cung cấp những hàng hoá và dịch vụ nào?  Những dịch vụ nào hiện nay đang được chính phủ cung cấp có cần được tư nhân hoá hay không?  Đáp ứng các câu hỏi trên, chương này gồm có các nội dung cơ bản sau đây:

pdf34 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 4 Hàng hoá công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 HÀNG HOÁ CÔNG  Khu vực kinh tế công cộng sẽ cung cấp những hàng hoá và dịch vụ nào?  Những dịch vụ nào hiện nay đang được chính phủ cung cấp có cần được tư nhân hoá hay không?  Đáp ứng các câu hỏi trên, chương này gồm có các nội dung cơ bản sau đây: CHƯƠNG 4 HÀNG HOÁ CÔNG (tt)  1- Định nghĩa hàng hoá công;  2- Vấn đề cung cấp hiệu quả hàng hoá công;  3- Các tranh luận về tư nhân hóa;  4- Giáo dục;  5- Hàng hoá công và lựa chọn của công chúng  6- Câu hỏi thảo luận & bài tập 4.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG  Điểm khác biệt giữa quốc phòng và chiếc bánh nướng là gì?  Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai lọai hàng hoá nói trên là hai người không thể cùng ăn một miếng bánh nướng ngay cùng một lúc, - nếu tôi ăn thì bạn không được ăn  Ngược lại, việc hưởng thụ dịch vụ quốc phòng do quân đội cung cấp của bạn không hề ảnh hưởng gì đến sự tiêu thụ cùng dịch vụ này của tôi 4.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt)  Quốc phòng là một ví dụ của hàng hoá công thuần tuý, được định nghĩa như sau:  Khi hàng hoá công thuần tuý được cung cấp, chi phí nguồn lực bổ sung của người khác để được hưởng hanøg hoá này là bằng không – sự tiêu thụ là không cạnh tranh.  Ngăn cản người khác sử dụng hàng hoá này là rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được. – sự tiêu thụ là không loại trừ.  Ngược lại hàng hoá tư nhân như cái bánh nướng nói trên là cạnh tranh và loại trừ được. 4.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt)  Sự phân loại hàng hoá công là không mang tính tuyệt đối, nó phụ thuộc vào các điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ  Trong nhiều trường hợp, ta có thể xét đến”tính công cộng” của hàng hoá theo từng mức độ. Hàng hoá công thuần tuý thoả mãn chính xác định nghĩa  Sự tiêu thụ của hàng hoá công không thuần tuý là có sự mở rộng của tính cạnh tranh và tính loại trừ. Trong thực tế có không nhiều ví dụ của hàng hoá công thuần tuý 4.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt)  Liên quan chặt chẽ với quan điểm trên, một hàng hoá có thể thoả mãn một phần định nghĩa hàng hoá công. Nghĩa là, tính không loại trừ và tính cạnh tranh không nhất thiết phải đi cùng với nhau  Có nhiều thứ không được quy ước như hàng hoá nhưng lại có tính chất của hàng hoá công. Một ví dụ cụ thể là tính trung thực. Nếu mọi người đều trung thực trong giao dịch buôn bán thì tất cả xã hội sẽ hưởng được lợi ích do giảm chi phí giao dịch 4.1 ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ CÔNG(tt)  Hàng hoá tư nhân không nhất thiết chỉ dành riêng cho khu vực tư nhân cung cấp  Có nhiều loại hàng hoá tư nhân được cung cấp công cộng – các hàng hoá có tính tiêu thụ cạnh tranh và có tính loại trừ được chính phủ cung cấp. Các dịch vụ y tế và nhà cửa là hai ví dụ của hàng hoá tư đôi khi do chính phủ cung cấp  Cung cấp công một loại hàng hoá không nhất thiết có nghĩa là nó được tạo ra từ khu vực công. Xét dịch vụ thu gom rác, một vài cộng đồng tự thực hiện dịch vụ này – các nhà quản lý khu vực kinh tế công mua xe thu gom rác, thuê nhân công và tổ chức lịch trình làm việc 4.2 CUNG CẤP HIỆU QUẢ HÀNG HOÁ CÔNG  Giả sử rằng cộng đồng xã hội chỉ bao gồm hai người, Adam và Eva. Có hai loại hàng hoá tư nhân, đó là táo và lá nho. Trong hình 4.1A, số lượng lá nho (f) được tính trên trục hoành, và giá của mỗi lá nho (Pf) là theo trục tung  Đường cầu của Adam đối với lá nho -Df A cho thấy số lượng lá nho mà Adam sẵn sàng tiêu dùng tương ứng với các mức giá, giả sử các điều kiện khác là không đổi. Tương tự, Df E trong hình 4.1B là đường cầu của Eva đối với lá nho Hình 4.1: Tổng theo chiều ngang của các đường cầu 1 Pf DfA f lá nho mỗi năm 5 2 Pf DfE f laù nho moãi naêm 5 3 Pf DfA+E f laù nho moãi naêm 5 A B C Hình 4.2: Phân phối hiệu quả của một hàng hoá tư nhân 1 Pf DfA f lá nho mỗi năm 5 2 Pf DfE f laù nho moãi naêm 5 3 Pf DfA+E f lá nho mỗi nă 5 1,5 3 4 1/2 4 4 4 Sf CBA ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI LÁ NHO  Trong 4.1A. tại mức giá 5 đô la, lượng cầu của Adam là một lá nho.  Trong 4.1B, với cùng một mức giá, lượng cầu của Eva là hai lá nho. Tổng lượng cầu tại mức giá 5 đô la sẽ là ba lá nho.  Đường cầu thị trường đối với lá nho là Df A+E trên hình 4.1C  Tại mức giá 5 đô la, ta có số lượng 3 lá nho trên đường cầu thị trường. Tương tự, xác định lượng cầu thị trường tại bất kỳ mức giá cho trước nào là cộng lại các khoảng cách theo trục hoành.  Quá trình này còn được gọi là phép tính tổng theo chiều ngang ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HIỆU QUẢ PARETO  Hình 4.2 thể hiện lại thông tin từ hình 4.1.  Hình 4.2C thể hiện đường cung thị trường Sf giao nhau với đường cầu thị trường Df A+E. Cân bằng trên thị trường xác định tại điểm cung và cầu bằng nhau tại mức giá $4 trên hình 4.2C. Tại mức giá này, Adam dùng một lá nho rưỡi và Eva dùng ba lá nho  Bởi vì có sở thích khác nhau, thu nhập và các tính chất khác, Adam và Eva đòi hỏi số lượng lá nho khác nhau. Điều này là có thể bởi vì lá nho là hàng hoá tư ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HIỆU QUẢ PARETO (tt)  Cân bằng trong hình 4.2C có một đặc tính quan trọng: phân phối của lá nho là hiệu quả Pareto. Theo lý thuyết người tiêu dùng, một cá nhân tối đa hoá giá trị hữu dụng đăït tỷ lệ thay thế biên tế của lá nho bởi táo (MRSfa) là bằng giá của lá nho (Pf) chia cho giá táo (Pa): MRSfa = Pf /Pa  Tại điểm cân bằng trong hình 4.2C, cả hai Adam và Eva cùng đặt MRSfa bằng 4, và người sản xuất cũng đặt MRTfa=4. Do đó, tại cân bằng:  MRSfa Adam = MRSfa Eva= MRTfa (4.1)  Biểu thức (4.1) là điều kiện cần cho hiệu quả Pareto từ chương 3. Khi thị trường là cạnh tranh và hoạt động tốt, Định lý Phúc lợi Thứ nhất (The First Welfare Theorem) đảm bảo rằng điều kiện này được thực hiện  4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ  Giả sử cả Adam và Eva cùng thích xem biểu diễn pháo hoa. Sự thưởng thức pháo hoa của Eva không làm giảm sự thưởng thức của Ađam và ngược lại. Và cũng không thể loại trừ bất cứ người nào ra khỏi việc xem trình diễn pháo hoa. Do vậy, buổi trình diễn pháo hoa là hàng hoá công  Quy mô kích thước của pháo hoa cũng có thể khác nhau, và cả hai Adam và Eva đều thích các buổi trình diễn lớn hơn là các buổi trình diễn nhỏ, với các điều kiện khác không thay đổi 4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt)  Giả sử rằng buổi trình diễn bao gồm 19 quả pháo và có thể kéo dài ra với chi phí 5 đô la mỗi quả pháo. Adam sẵn sàng trả 6 đô la để kéo dài buổi biểu diễn bằng quả pháo khác còn Eva chỉ sẵn sàng trả 4 đô la. Vậy có hiệu quả không nếu kéo dài buổi trình diễn ra với thêm một quả pháo?  Như thường lệ, chúng ta so sánh lợi ích biên tế với chi phí biên tế. Để tính lợi ích biên tế, chú ý rằng bởi vì sự tiêu dùng của buổi biểu diễn là không cạnh tranh, quả pháo hoa thứ 20 có thể được sử dụng bởi cả hai Adam và Eva. Do đó, lợi ích biên tế của quả pháo thứ hai mươi là tổng của những gì họ sẵn sàng chi trả là 10 đô la (=4+6). 4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt)  Bởi vì chi phí biên tế chỉ là 5 đô la để mua được quả pháo hoa thứ hai mươi, cho nên nếu tổng thiện ý chi trả của mọi người cho mỗi đơn vị hàng hoá công tăng thêm vượt quá chi phí biên tế, thì tính hiệu quả đòi hỏi rằng nên mua thêm đơn vị hàng hoá này; trường hợp ngược lại thì không nên mua  Do vậy, tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hoá công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức mà tại đó tổng giá trị biên tế trên đơn vị hàng hoá cuối cùng của mỗi người là bằng chi phí biên tế Pr DrA A r mỗi năm Pr r mỗi năm 20 6 Pr 20 4 DrE r mỗi năm DrA+E 20 10 Hình 4.3: Tổng theo chiều dọc của các đường cầu Pr DrA A r mỗi năm Pr r mỗi năm 20 6 Pr 20 4 DrE r mỗi năm DrA+E 20 10 Hình 4.4: Cung cấp hiệu quả hàng hoá công B C B C Sr 45 45 45 4 2 6 4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt)  Để tìm tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm cho pháo hoa, ta cộng những mức giá mà mỗi người sẵn sàng chi trả cho số lượng hàng cho trước  Đường cầu trong hình 4.3A cho ta thấy Adam sẵn sàng chi trả 6 đô la mỗi quả với 20 quả pháo. Eva sẵn sàng chi trả 4 đô la mỗi quả pháo khi chị ta tiêu dùng 20 quả pháo. Tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm cho 20 quả pháo là 10 đô la mỗi quả pháo  Do vậy, nếu ta xác định Dr A+E trong hình 4.3C là tổng thiện chí sẵn sàng chi trả của nhóm, khoảng cách thẳng đứng theo trục tung giữa Dr A+E và điểm r=20 phải bằng 10 4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt)  Các điểm khác trên Dr A+E được xác định bằng cách lặp lại quy trình này đối với mỗi mức sản xuất đầu ra  Đối với hàng hoá công, tổng thiện chí sẵn sàng chi trả được xác định bằng cộng tổng theo chiều dọc của các đường cầu của các cá nhân  Một lần nữa, các mức giá có thể được giải thích dưới dạng tỷ lệ thay thế biên tế 4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt)  Cũng lập luận như trên, thiện chí chi trả biên tế cho mỗi quả pháo của Adam là tỷ lệ thay thế biên tế (MRSra Adam). Và thiện chí chi trả biên tế cho mỗi quả pháo của Eva là tỷ lệ thay thế biên tế (MRSra Eva)  Do đó, tổng mức giá mà hai người sẵn sàng chi trả là MRSra Adam +MRSra Eva. Trên quan điểm người sản xuất, giá vẫn thể hiện tỷ lệ chuyển đổi biên tế MRTra. Do đó cân bằng trong hình 4.4C được xác định theo điều kiện sau:  MRSra Adam +MRSra Eva = MRTra (4.2) 4.2.1 MANG LẠI SỰ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ(tt)  Động lực làm cho người khác chi trả trong khi bạn hưởng thụ được lợi ích còn gọi là vấn đề người đi xe miễn phí  Chúng ta có giải pháp nào khác không?  Giả sử ta có hai điều kiện sau:  (1) nhà doanh nghiệp biết được đường cầu của mỗi người đối với hàng hoá công;  (2) rất khó hay không thể chuyển nhượng hàng hoá này từ một người sang người khác.  Trong hai điều kiện này, nhà doanh nghiệp có thể thu tiền vé đối với mỗi người theo từng mức giá riêng dựa trên khả năng sẵn sàng chi trả của người đó, quy trình này còn được biết đến như là giá phân biệt hoàn hảo  4.2.2 VẤN ĐỀ NGƯỜI ĐI XE MIỄN PHÍ  Một số người cho rằng vấn đề người đi xe miễn phí nhất thiết dẫn đến mức không hiệu quả của hàng hoá công; do đó, tính hiệu quả đòi hỏi sự phân phối của chính phủ đối với các loại hàng hoá công này  Người ta lập luận rằng chính phủ có thể bằng cách nào đó xác định được sở thích thực của mọi người, sau đó sử dụng sức mạnh ép buộc mọi người chi trả cho hàng hoá công. Nếu có thể thực hiện được điều này thì chính phủ có thể loại trừ được vấn đề người đi xe miễn phí và bảo đảm cung cấp hiệu quả hàng hoá công. 4.3 CÁC TRANH LUẬN VỀ TƯ NHÂN HOÁ  Các nước trên thế giới đang tranh cãi về bản chất quá trình tư nhân hoá các chức năng của chính phủ.  Tư nhân hoá có nghĩa là nắm lấy các dịch vụ và hàng hoá do nhà nước cung cấp trước đây và chuyển sang khu vực tư nhân để phân phối hay sản xuất. 4.3.1 CUNG CẤP CÔNG CỘNG HAY CUNG CẤP TƯ NHÂN CÁC DỊCH VỤ  Đôi khi các dịch vụ phân phối công cộng lại cung cấp các hàng hoá mà có thể có được từ khu vực tư nhân  Ví dụ, loại hàng hoá”bảo vệ” có thể có được một cách công cộng do lực lượng cảnh sát cung cấp  Mở rộng ra, sự bảo vệ còn có thể đạt được bằng cách mua các khoá cửa tốt, hệ thống báo động hay thuê vệ sĩ riêng, tất cả đều được cung cấp từ khu vực tư nhân. 4.3.2 SẢN XUẤT CÔNG CỘNG ĐỐI NGHỊCH VỚI SẢN XUẤT TƯ NHÂN  Người ta có thể đồng ý rằng một số loại hàng hoá dịch vụ nhất định nên được khu vực công cộng cung cấp nhưng vẫn không thống nhất về việc chúng nên được sản xuất trong khu vực công cộng hay khu vực tư nhân 4.4 GIÁO DỤC  Giáo dục là một trong những điều khoản quan trọng nhất trong ngân sách chính phủ.  Khung phân tích của kinh tế học phúc lợi yêu cầu chúng ta phải bắt đầu bằng câu hỏi cơ bản sau:  Tại sao chính phủ tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục chứ không để cho thị trường cung cấp?  Như ta đã thấy trong chương này, thị trường không cung cấp một cách hiệu quả hàng hoá nếu hàng hoá là hàng hoá công, chúng làm tăng ngoại tác hay chúng được cung cấp một cách độc quyền. 4.4 GIÁO DỤC (tt)  Giáo dục trước tiên là hàng hoá tư, làm tăng phúc lợi của sinh viên bằng cách tăng khả năng tạo ra thu nhập của họ (tăng kỹ năng làm việc) hay tổng thể hơn là tăng khả năng quan hệ với cuộc sống  Nếu giáo dục đáp ứng được các yêu cầu của một hàng hoá công, chính phủ có thể phải trợ giá cho giáo dục  Chúng ta đi xa hơn, vượt ra ngoài phạm vi của trợ cấp khi chính phủ thực hiện giáo dục phổ thông cơ sở (tiểu học và trung học) miễn phí và phổ cập (bắt buộc)  Hệ thống này, cũng tương tự như ở nhiều nước khác trên thế giới, không thể lý giải hợp lý chỉ trên mặt bằng tính hiệu quả. 4.4 GIÁO DỤC (tt)  Hơn thế, có điều gì đặc biệt làm cho chính phủ không những cung cấp giáo dục mà còn tạo ra giáo dục nữa?  Lý thuyết xây dựng nhà nước cho rằng giáo dục công cộng tạo ra vốn con người đồng thời khắc sâu ghi nhớ niềm tin vào hệ thống chính trị hiện hành 4.4.1 Chi phí cho giáo dục công được thực hiện như thế nào?  Một trong những vấn đề chủ đạo trong các cuộc tranh luận về giáo dục công là chi phí cho nó có cao hay không.  Các tranh luận này buộc chúng ta phải đối diện trước câu hỏi:  Vậy chi phí cao hơn có cho ta nền giáo dục tốt hơn hay không?  Ở Mỹ các kế hoạch nâng cao chất lượng trường công bằng cách gia tăng đáng kể giới hạn lựa chọn thông qua một hệ thống hoá đơn trợ cấp (voucher system). Phương pháp tiếp cận cơ bản là cung cấp các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho sinh viên chứ không cho các trường học 4.5 HÀNG HOÁ CÔNG VÀ LỰA CHỌN CỦA CÔNG CHÚNG  Việc sử dụng từ”công cộng” để miêu tả một số loại hàng hoá không cạnh tranh và không loại trừ dường như đã vội vàng phê phán vấn đề liệu chúng có phải được cung cấp qua khu vực công cộng hay không  Thật sự như vậy, chúng ta đã chỉ ra rằng các thị trường tư nhân thường không tạo ra hàng hoá công thuần tuý theo số lượng hiệu quả Paretto  Bàn luận của chúng ta về giáo dục cho thấy rằng giáo dục không giống hàng hoá công thuần tuý như quốc phòng mà nó đôi khi được thay thế bổ sung từ khu vực tư nhân  Nhưng quyết định của cộng đồng cũng cần thiết trong các trường hợp này. Do vậy, đối tượng của hàng hoá công và lựa chọn công chúng là hoàn toàn liên hệ chặt chẽ với nhau CÂU HỎI THẢO LUẬN  1.Bạn hãy phân loại các hàng hoá dịch vụ sau đây: hàng hoá công? Hàng hoá tư? Tại sao?  a. Các vùng đất hoang  b. Các nhà tù  c. Giáo dục của trường Y  d. Các chương trình TV công cộng  e. Internet web site cung cấp thông tin về lịch hoạt động của hãng hàng không  CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)  2. Tarzan và Jane sống một mình trong rừng rậm và đã huấn luyện được chú khỉ Cheetah canh gác trang trại, thu hoạch trái cây. Cheetah có thể thu được 3 kg trái cây trong một giờ. Hiện tại chú dành 6 giờ để canh gác, 8 giờ để haí trái cây, và 10 giờ để ngủ.  a. Cái gì là hàng hoá công và hàng hoá tư trong ví dụ này  b. Nếu mỗi người Tarzan và Jane sẵn sàng từ bỏ một giờ canh gác cho 2kg trái cây, phân phối thời gian của Cheetah có phải là Paretto hiệu quả không? Cheetah có nên canh gác nhiều hơn hay ít hơn? CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)  3. Tại Tây Ban Nha các công ty tư nhân đã xây dựng đường vành đai xung quanh thủ đô Madrid. Các công ty kiếm tiền bằng cách thu phí. Vậy đường cao tốc này có phải là hàng hoá công hay không? Phân phối tư nhân đường cao tốc có phải là một ý tưởng hợp lý hay không?  4. Năm 1997, Bang Texas đã mời thầu từ các công ty tư nhân để quản lý hệ thống phúc lợi xã hội của bang. Chính quyền Clinton đã yêu cầu Bang Texas tạm ngưng tiến trình này và cho rằng phúc lợi xã hội phải do những quan chức nhà nước quản lý. Vậy phúc lợi xã hội có phải là hàng hoá công hay không?  Nó có nên được tạo ra qua khu vực công cộng hay qua tư nhân? Liên hệ câu trả lời của bạn với vấn đề đây có phải là trường hợp các”hợp đồng tương đối hoàn chỉnh” cần được ký kết với các công ty khu vực tư nhân hay không? CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)  5. Thelma và Luis là hai người hàng xóm với nhau. Vào mùa đông, máy dọn tuyết không thể dọn sạch mặt đường trước nhà Thelma nếu không dọn sạch trước nhà Luis  Lợi ích biên tế của Thelma từ dịch vụ dọn tuyết là 12 – Z, trong đó Z số lần đường phố được dọn tuyết. Lợi ích biên tế của Luis là 8 – 2Z. Chi phí biên tế dọn tuyết là 16 đô la.  Vẽ hai đồ thị lợi ích biên tế và đồ thị tổng lợi ích biên tế. Vẽ đồ thị chi phí biên tế và tìm mức phân bố hiệu quả của dịch vụ dọn tuyết