Bài giảng Tài chính công - Chương 5 Ngoại tác và chính sách của chính phủ

 Chương này sẽ cung cấp cho chúng ta  (1) Định nghĩa hay khái niệm về ngọai tác;  (2) Bản chất của ngọai tác;  (3) Phân tích đồ thị ngọai tác  (4) Phản ứng tư nhân đối với ngọai tác, Định lý Coase và ý nghĩa của nó;

pdf46 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 5 Ngoại tác và chính sách của chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ  Chương này sẽ cung cấp cho chúng ta  (1) Định nghĩa hay khái niệm về ngọai tác;  (2) Bản chất của ngọai tác;  (3) Phân tích đồ thị ngọai tác  (4) Phản ứng tư nhân đối với ngọai tác, Định lý Coase và ý nghĩa của nó; CHƯƠNG 5 NGOẠI TÁC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ(tt)  (5) Phản ứng công cộng đối với ngọai tác ( thuế và trợ cấp);  (6) Các gợi ý cho phân phối thu nhập (ai được lợi, ai chịu chi phí);  (7) Ngọai tác tích cực;  (8) Câu hỏi thảo luận và bài tập.  5.1 KHÁI NIỆM NGOẠI TÁC  Theo các nhà khoa học, dioxin là nguyên nhân gây ra các bệnh quái thai, gây ung thư và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.  Định Lý Nền Tảng Thứ Nhất Của Kinh Tế Học Phúc Lợi (xem chương 3) đã đề nghị các điều kiện mà theo đó các thị trường phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả  Dioxin là kết quả của một hoạt động thị trường. Vậy điều này có nghĩa là có dioxin trong môi trường là hiệu quả? 5.1 KHÁI NIỆM NGOẠI TÁC (tt)  Để trả lời cho câu hỏi này, có thể bắt đầu qua sự phân biệt những phương cách khác nhau mà một người có thể tác động lên phúc lợi của người khác  Giả sử có một số lớn người dân ngoại thành quyết định vào thành phố sinh sống►giá đất thành phố sẽ tăng lên ► Những người chủ bất động sản trong thành phố sẽ giàu lên, nhưng phúc lợi của những người mua và thuê nhà giảm đi;  ► Các doanh nghiệp trong thành phố sẽ được lợi từ việc lượng cầu trên hàng hoá tăng lên trong khi các doanh nhân ngoại thành lại buôn bán kém đi.  Trong ví dụ di dân trên, tất cả các tác đôïng được thể hiện qua những thay đổi giá cả thị trường. 5.1 KHÁI NIỆM NGOẠI TÁC (tt)  Giả sử trước khi có thay đổi xảy ra, phân bố các nguồn lực là hiệu quả Pareto. Các đường cung và đường cầu dịch chuyển làm thay đổi các mức giá tương đối, nhưng sự cạnh tranh đảm bảo rằng những thay đổi này sẽ dẫn đến sự công bằng với các tỷ lệ thay thế biên tế liên quan  Do vậy, hành vi của một vài người tác động lên phúc lợi của người khác không nhất thiết tạo ra sự thất bại của thị trường. Chừng nào các tác động được truyền tải đi thông qua giá thì khi đó thị trường là hiệu quả 5.1 KHÁI NIỆM NGOẠI TÁC (tt)  Khi hoạt động của một chủ thể (một cá nhân hay công ty) tác động trực tiếp lên phúc lợi của các chủ thể khác bằng những cơ chế hoạt động nằm ngoài thị trường, tác động này được gọi là ngoại tác 5.2 BẢN CHẤT CỦA NGOẠI TÁC  Giả sử anh Bart đang điều hành một nhà máy và thải chất bẩn vào một con sông (không có ai là chủ sở hữu). Cô Lisa sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. Hoạt động của anh Bart trực tiếp làm cho cô Lisa thiệt hại chứ không phải từ sự thay đổi giá cả  Nước sạch cũng là một nguồn lực khan hiếm. Do vậy, tính hiệu quả đòi hỏi anh Bart phải chi trả mức giá thể hiện giá trị của nước như nguồn lực khan hiếm có thể sử dụng cho các hoạt động khác 5.2 BẢN CHẤT CỦA NGOẠI TÁC (tt)  Giả sử chị Lisa là chủ sở hữu của dòng sông, Lisa có thể buộc anh Bart phải đóng phí cho sự làm bẩn môi trường làm thiệt hại việc câu cá của mình  Bart có thể tính khoản phí này trong quyết định sản xuất và sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn  Mặt khác, nếu anh Bart là chủ dòng nước, anh ta có thể kiếm tiền được bằng cách buộc chị Lisa trả tiền cho quyền được câu cá. Số tiền cho quyền câu cá trên sông (mà chị Lisa sẵn sàng trả cho Bart) còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm dòng nước 5.2 BẢN CHẤT CỦA NGOẠI TÁC (tt)  Do vậy, anh Bart sẽ có động cơ không làm bẩn dòng nướùc nữa. Nếu không, anh Bart sẽ không kiếm được nhiều tiền từ chị Liza  Mở rộng ra, chúng ta chú ý các tính chất sau của ngoại tác:  Ngoại tác có thể được tạo ra bởi người tiêu dùng cũng như các công ty  Ngoại tác có bản chất tương hỗ. Trong ví dụ của chúng ta, dường như chắc chắn rằng Bart là một người gây ô nhiễm môi trường. Dù vậy, ta có thể cho rằng chị Lisa cũng”làm bẩn” dòng sông từ việc câu cá làm tăng chi phí xã hội của quá trình sản xuất trong nhà máy của anh Bart 5.2 BẢN CHẤT CỦA NGOẠI TÁC (tt)  Ngoaïi taùc coù theå laø tích cöïc  Haøng hoaù coâng coù theå xem nhö moät daïng ñaëc bieät cuûa ngoaïi taùc. Giaû söû toâi laép ôû saân nhaø moät chieác maùy dieät muoãi baèng soùng ñieän. Neáu toâi dieät ñöôïc toaøn boä hoï haøng nhaø muoãi thì toâi ñaõ taïo ra moät haøng hoaù coâng thuaàn tuyù. Neáu chæ coù vaøi ngöôøi haøng xoùm coù ñöôïc aûnh höôûng cuûa maùy thì ñaây laø ngoaïi taùc 5.3 PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ  Đồ thị 5.1 phân tích ví dụ về anh Bart–chị Lisa đã được mô tả ở trên. Trục hoành thể hiện quy mô đầu ra Q do nhà máy anh Bart sản xuất, trục tung đo số đô la. Đường MB cho thấy lợi ích biên tế của Bart đối với mỗi mức sản xuất đầu ra (giả sử lợi ích biên tế giảm dần khi sản phẩm đầu ra tăng)  Cũng liên quan đến mỗi mức sản lượng đầu ra là chi phí tư nhân biên tế nào đó– MPC. Chi phí tư nhân biên tế thể hiện các khoản chi trả của Bart cho các yếu tố đầu vào và được giả sử rằng chúng sẽ tăng cùng với sản lượng đầu ra 5.3 PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ(tt)  Giả sử khi sản lượng đầu ra của nhà máy tăng lên thì quy mô ô nhiễm nó tạo ra cũng tăng. MD biểu diễn thiệt hại biên tế của chị Lisa do ô nhiễm với mỗi mức sản xuất đầu ra. MD được vẽ hướng đi lên thể hiện giả thiết chị Lisa là người phải chịu phụ thuộc vào sự ô nhiễm phát sinh thêm: nghĩa là chị Lisa sẽ thiệt hại hơn với tỉ lệ gia tăng Hình 5.1: Vấn đề ngoại tác Đầu ra thực tếĐầu ra hiệu quả xã hội Q mỗi nămQ1Q* MB (lợi ích biên tế) MD (thiệt hại biên tế) MPC (chi phí tö nhaân bieân teá) MSC=MPC+MD (chi phí xã hội biên tế) $ O Hình 5.2: Lợi ích và thiệt hại do dịch chuyển đến mức sản xuất đầu ra hiệu quả Q mỗi nămQ1Q* MB MD MPC MSC=MPC+MD $ O Thiệt hại của anh Bart là diện tích dgc Lợi ích của chị Lisa là diện tích cdhg e fb a h d c g 5.3 PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ(tt)  Nếu Bart muốn tối đa hoá lợi nhuận, anh ta sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm đầu ra? Bart quyết định sản xuất khi lợi ích biên tế đối với anh ta vượt quá chi phí biên tế đối với anh ta  Trong đồ thị 5.1, Bart sản xuất toàn bộ mức sản lượng của mình để MB vượt MPC nhưng sẽ không sản xuất khi MPC vượt quá MB. Do đó, anh ta sản xuất đến mức Q1 là nơi MPC cắt MB 5.3 PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ(tt)  Từ quan điểm của xã hội, nên tiến hành sản xuất khi lợi ích biên tế đối với xã hội vượt quá chi phí biên tế đối với xã hội. Chi phí biên tế đối với xã hội có hai thành phần:  Thứ nhất là các yếu tố đầu vào do anh Bart mua. Giá trị của chúng thể hiện trong MPC  Thứ hai là thiệt hại biên tế đối với Lisa thể hiện trong MD. Do vậy, chi phí xã hội biên tế là MPC cộng với MD. Trên phương diện hình học, đồ thị chi phí xã hội biên tế MSC được xác định bằng cách cộng lại chiều cao của MPC và MD tại mỗi mức sản xuất đầu ra 5.3 PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ(tt)  Chú ý rằng, theo cấu trúc thì khoảng cách thẳng đứng giữa MSC và MPC là MD (bởi vì MSC = MPC+MD, do đó MSC – MPC =MD)  Tính hiệu quả từ quan điểm xã hội đòi hỏi chỉ sản xuất các đơn vị sản phẩm đầu ra mà MB lớn hơn MSC. Do đó đầu ra nên là Q*, là nơi hai đồ thị cắt nhau.  5.4 PHẢN ỨNG TƯ NHÂN ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC  Với sự hiện diện của ngoại tác, vấn đề phân bố nguồn lực không hiệu quả sẽ nổi lên nếu ta không có biẹân pháp tác động. Phần này sẽ bàn về các trường hợp trong đó các cá nhân, khi hoạt động dựa trên quyền lợi của mình, có thể tránh được ngoại tác xảy ra. 5.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase  Giả sử quyền chủ sở hữu dòng sông được chỉ định cho anh Bart. Ta giả sử rằng việc chị Lisa và anh Bart mặc cả thương lượng với nhau là không tốn kém chi phí. Vậy hai bên có thể đạt được một thoả thuận trao đổi làm cho sản xuất đầu ra giảm xuống từ Q1 hay không?  Hình 5.3: Định lý Coase Q mỗi nămQ1Q* MB MD MPC MSC=MPC+MD $ O 5.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase(tt)  Anh Bart sẽ sẵn sàng không sản xuất một số đơn vị sản phẩm đầu ra chỉ khi nào nhận được khoản tiền lớn hơn khoản thu gia tăng thuần từ sản xuất đơn vị sản phẩm đó: (MB – MPC)  Mặt khác, chị Lisa sẵn lòng chi trả cho anh Bart để anh này không sản xuất số đơn vị sản phẩm khi khoản chi trả này bé hơn thiệt hại biên tế đối với chị Lisa MD  Khi khoản tiền chị Lisa trả cho anh Bart lớn hơn chi phí (để anh Bart không sản xuất nữa), cơ hội thực hiện các cuộc thương lượng trao đổi sẽ xuất hiện 5.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase(tt)  Thể hiện bằng số học, yêu cầu đặt ra là MD>(MB-MPC)  Hình 5.3 (thể hiện lại thông tin từ hình 5.1) cho thấy rằng tại điểm sản xuất đầu ra Q1, (MB – MPC) là bằng không trong khi MD là dương. Do đó, MD vượt quá (MB –MPC), và đây là phạm vi của một cuộc thương lượng  Lý lẽ tương tự cho thấy khoản tiền chị Lisa sẵn sàng chi trả là lớn hơn MB – MPC tại mọi mức sản lượng đầu ra phía bên phải của Q*. Do vậy, Lisa trả tiền cho Bart giảm sản xuất đến mức Q* là mức hiệu quả 5.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase(tt)  Trong phân tích trên ta có hai giả thiết quan trọng:  1.Chi phí để thương lượng đối với cả hai bên là thấp  2.Chủ sở hữu của các nguồn lực có thể xác định nguồn gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn một cách hợp pháp 5.4.1 Mặc cả thương lượng và Định Lý Coase(tt)  Một cách tóm lược ý nghĩa của các gợi ý xung quanh hình 5.3 là, với các điều kiện giả thiết trên, giải pháp hiệu quả sẽ đạt được không phụ thuộc vào việc ai là người được chỉ định quyền chủ sở hữu (miễn là một người nào đó được chỉ định các quyền chủ sở hữu trên)  Kết quả này còn được gọi là Định Lý Coase (theo tên người được giải thưởng Nobel là Ronald Coase) nghĩa là một khi quyền chủ sở hữu được thiết lập, chính phủ không cần can thiệp để đối phó các ngoại tác (Coase, 1960). 5.4.2 Liên kết  Một cách khác để đối phó với ngoại tác là”nội bộ hoá” nó bằng cách kết hợp lại các bên có liên quan  Nói cách khác, nếu Bart và Lisa cùng kết hợp hoạt động của họ lại thì lợi nhuận từ doanh nghiệp liên kết của hai người sẽ cao hơn tổng lợi nhuận của từng cá nhân khi họ không có sự kết hợp 5.5 PHẢN ỨNG CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC  Trong trường hợp các cá nhân hành động với lợi ích riêng của mình không thể đạt được giải pháp hiệu quả, có một số phương cách theo đó chính phủ có thể can thiệp vào 5.5.1 Thuế  Anh Bart sản xuất không hiệu quả bởi vì mức giá trả cho các yếu tố đầu vào không thể hiện đúng chi phí xã hội. Cụ thể, bởi vì giá đầu vào thấp, cho nên giá sản xuất đầu ra thấp. Nhà kinh tế học người Anh A.C. Pigou năm 1930 đề xuất giải pháp áp một loại thuế lên người gây ô nhiễm để bù lại các yếu tố đầu vào sản xuất của anh ta có giá quá thấp  Thuế Pigou là loại thuế áp lên mỗi đơn vị sản xuất đầu ra của người gây ô nhiễm với quy mô bằng thiệt hại biên tế mà nó tạo ra tại mức sản xuất đầu ra hiệu quả 5.5.1 Thuế(tt)  Hình 5.4 thể hiện lại thông tin từ hình 5.1. Trong trường hợp này, thiệt hại biên tế tại mức đầu ra hiệu quả Q* là khoảng cd. Đây là thuế Pigou (nhớ rằng khoảng cách thẳng đứng giữa MPC và MSC là MD)  Anh Bart phản ứng như thế nào nếu bị áp thuế cd đô la trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra? 5.5.1 Thuế(tt)  Thuế làm tăng chi phí biên tế hiệu quả cuả Bart, đối với mỗi đơn vị sản phẩm, anh ta phải chi trả cho các nhà cung cấp đầu vào (được đo bằng MPC) và cho người thu thuế (được đo là cd). Xét trên phương diện hình học, đồ thị chi phí biên tế của Bart được xác định bằng cách cọâng thêm cd vào MPC tại mỗi mức sản lượng đầu ra. Điều này làm dịch chuyển MPC lên theo khoảng cách thẳng đứng bằng cd  Hình 5.4: Phân tích thuế Pigou Q Mỗi nămQ* MB MD MPC MSC=MPC+MD $ O Hình 5.4: Phân tích thuế Pigou (MPC+ cd) i j d c Tổng số thu thuế Pigou 5.5.1 Thuế(tt)  Tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi anh Bart sản xuất tại điểm mà chi phí biên tế bằng lợi ích biên tế là điểm giao nhau giữa MB và MPC+cd, đây là mức sản lượng đầu ra hiệu quả Q*  Lưu ý là thuế tạo ra số thu cd đô la trên mỗi đơn vị của id sản phẩm sản xuất ra (id=OQ*). Do đó, số thu thuế huy động là cd × id, là bằng diện tích của hình chữ nhật ijcd trong hình 5.4 5.5.2 Trợ cấp  Giả sử ta có một số lượng cố định các công ty gây ô nhiễm, mức sản xuất hiệu quả có thể đạt được bằng cách chi trả cho người gây ô nhiễm để họ không gây ô nhiễm nữa  Giả sử chính phủ công bố sẽ chi cho anh Bart một khoản trợ cấp là cd cho mỗi đơn vị sản phẩm anh Bart không sản xuất  Anh Bart sẽ làm gì? Trong hình 5.5, lợi ích biên tế tại mức sản xuất Q1 là khoảng cách giữa MB và trục hoành, ge. Chi phí biên tế tại Q1 là tổng số tiền anh Bart chi trả cho các đầu vào (mà ta thể hiện bằng đường MPC) và khoản trợ cấp cd để anh Bart từ bỏ sản xuất 5.5.2 Trợ cấp(tt)  Một lần nữa, đồ thị chi phí biên tế nhận được là MPC+cd. Tại điểm đầu ra Q1 là khoảng ek (=eg+gk). Nhưng ek vượt quá lợi ích biên tế ge.  Chừng nào mà chi phí biên tế vượt quá lợi ích biên tế tại Q1 thì việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm cuối cùng không có ý nghĩa lợi ích cho anh Bart. Thay vào đó, Bart có thể ngưng sản xuất và nhận trợ cấp  Thay vì phải trả thuế idcj, anh Bart nhận được khoản tiền bằng số đơn vị anh từ bỏ không sản xuất là ch nhân với trợ cấp trên mỗi đơn vị là cd bằng diện tích hình chữ nhật dfhc trong hình 5.5 Hình 5.5: Phân tích trợ cấp Pigou Q mỗi nămQ* MB MD MPC MSC=MPC+MD $ O (MPC+ cd) i j d c Trợ cấp Pigou h g k f e Q1 5.5.3 Tạo ra thị trường  Như chúng ta đã nhấn mạnh, tính không hiệu quả liên quan đến các ngoại tác có thể được kết nối với sự vắng mặt của thị trường các nguồn lực thích hợp.  Điều này đã đề xuất một phương cách khác để nâng cao tính hiệu quả: bán cho người sản xuất quyền gây ô nhiễm  Bằng cách này, thực tế chính phủ tạo ra một thị trường không khí sạch hay nước sạch mà nếu không làm như vậy thì các thị trường này không bao giờ xuất hiện 5.5.3 Tạo ra thị trường(tt)  Với hệ thống này, chính phủ công bố bán các giấy phép được thải Z* chất ô nhiễm vào môi trường (lượng chất ô nhiễm là liên quan đến mức đầu ra Q*)  Các công ty sẽ được mời đấu thầu các quyền gây ô nhiễm này. Giấy phép sẽ cấp cho công ty nào trả giá cao nhất  Phương pháp tiếp cận giấy phép được thể hiện trong hình 5.6. Trục hoành thể hiện số lượng quyền sản xuất sulfur oxide, trục tung đo mức giá của các quyền này  Chính phủ công bố đấu giá Z* quyền được gây ô nhiễm. Do vậy, lượng cung của quyền gây ô nhiễm là một đường thẳng đứng tại Z* Hình 5.6: Thị trường quyền gây ô nhiễm Quyền được sản xuất sulfur ocide mỗi nămZ* SZ $ mỗi năm O P1 DZ 5.5.4 Các quy định  Theo quy định của chính phủ, mỗi người gây ô nhiễm sẽ được giải thích thông báo để giảm khối lượng ô nhiễm nhất định nếu không sẽ bị phạt theo luật pháp. Trong mô hình ví dụ của chúng ta, Bart đơn giản được ra lệnh để giảm sản xuất đến Q*.  Hình 5.7: Quy định hai nhà gây ô nhiễm Q mỗi nămX* MBx MBZ MPCX = MPCz (MPCX+ d) = (MPCZ+ d) $ O X1 = Z1Z* d 5.7 NGOẠI TÁC TÍCH CỰC  Phần lớn trọng tâm bàn luận của chúng ta là tập trung vào ngoại tác tiêu cực. Dù vậy, ta cũng có các ngoại tác tích cực.  Giả sử một công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), đồ thị lợi ích biên tế tư nhân (MPB) và chi phí biên tế (MC) thể hiện trên hình 5.8  Công ty chọn mức hoạt động R&D tại R1, là nơi MC=MPB. Giả sử tiếp rằng R&D của công ty này làm cho các công ty khác sản xuất ra được sản phẩm rẻ hơn, nhưng các công ty này không hề chi trả đồng nào cho việc sử dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học. 5.7 NGOẠI TÁC TÍCH CỰC(tt)  Trong hình 5.8, lợi ích biên tế đối với các công ty khác cho mỗi lượng nghiên cứu R&D là MEB (cho lợi ích biên tế ngoại tác). Lợi ích biên tế xã hội của nghiên cứu là tổng của MPB và MEB được thể hiện là MSB  Tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế và lợi ích biên tế xã hội phải bằng nhau, xảy ra tại R*. Do vậy, R&D được cung cấp ít hơn cần thiết  Giống như ngoại tác tiêu cực có thể được chỉnh sửa lại bằng thuế Pigou, còn ngoại tác tích cực ta có thể chỉnh lại bằng trợ cấp Pigou 5.7 NGOẠI TÁC TÍCH CỰC(tt)  Cụ thể, nếu công ty thực hiện R&D được cấp 1 khoản trợ cấp bằng lợi ích ngoại tác biên tế tại điểm tối ưu–là khoảng cách của ab trong hình 5.8 –sản xuất hiệu quả  Bài học đã rõ: khi một công ty hay cá nhân tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường sẽ cung cấp ít hơn (dưới mức cần thiết), nhưng một khoản trợ cấp phù hợp có thể cải thiện được tình hình  Một vài nghiên cứu kết luận rằng suất sinh lợi tư nhân đối với R&D là khoảng 10%, trong khi tỷ lệ sinh lời xã hội là khoảng 50%. Nếu các con số trên là chính xác thì ngoại tác tích cực của R&D là rất lớn Hình 5.8: Ngoại tác tích cực Nghiên cứu mỗi nămR1 MEB MPB MSB = MPB + MEB MC $ O Hình 5.8: Ngoại tác tích cực R* b a CÂU HỎI THẢO LUẬN  1. Theo Cựu phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore cho rằng chúng ta cần phải thực hiện những”hành động táo bạo và dứt khoát để cứu lấy môi trường nguyên tắc tổ chức tập trung của nền văn minh”. Giả sử bạn là một nhà làm chính sách đang cố gắng quyết định phải làm gì đối với khí thải xe ô tô. Bạn có thể sử dụng lời tuyên bố của Gore như một cơ sở để đưa ra quyết định của bạn như thế nào?  2. Đối với mỗi trường hợp sau, trường hợp nào có thể áp dụng được Định lý Coase? Tại sao được và tại sao không được?  a. Một nhóm sinh viên đại học trong ký túc xá cùng dùng chung một bếp nấu ăn tập thể. Một số sinh viên không bao giờ dọn dẹp rác khi họ nấu ăn CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)  b.Tại vùng hồ Vermont, các thuyền ca nô máy tốc độ cao làm cho những người đi bơi lội và chèo thuyền khó chịu  c. Tại Bang Washington, nhiều chủ trại đốt cánh đồng của họ để dọn gốc rạ chuẩn bị cho mùa trồng trọt sắp tới. Dân cư trong thành phố lân câïn than phiền về ô nhiễm.  d. Những người sử dụng Internet nhìn chung là chịu chi phí phát sinh bằng không để truyền đạt thông tin. Kết quả là xảy ra sự tắc nghẽn và người sử dụng rất bực bội do chậm trễ.  3.Trên cơ sở của nghiên cứu của Evans, Ringel và Stech (1999), một dự đoán hợp lý chi phí ngoại biên của hút một gói thuốc lá là khoảng 75xen. Hiện tại, thuế thuốc lá liên bang và của các bang là khoảng 75 xen trên mỗi bao thuốc lá. Sử dụng mô hình thuế Pigou để đánh giá tính hiệu quả của chính sách này. CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)  4. Lợi ích biên tế tư nhân đối với hàng hoá X được cho là 10 – X, trong đó X là số đơn vị hàng hoá được tiêu dùng. Chi phí biên tế tư nhân của sản xuất ra X là không đổi là 5 đô la. Đối với mỗi đơn vị hàng hoá X được sản xuất, một chi phí ngoại tác 2 đô la được áp cho các thành viên của cộng đồng.  Khi không có bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ số lượng X được sản xuất là bao nhiêu? Mức hiệu quả của sản xuất X là gì? Cộng đồng có được những lợi ích gì trong việc dịch chuyển từ mức sản xuất không hiệu quả đến mức sản xuất hiệu quả? Giả thiết rằng thuế Pigou có thể dẫn đến mức sản xuất hiệu quả, thuế sẽ hy động được số thu là bao nhiêu?
Tài liệu liên quan