Bài giảng Tài chính công - Chương 6 Phân phối lại thu nhập: một số vấn đề về quan điểm

CHƯƠNG 6 PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM  “ Nhìn chung, nghệ thuật của chính phủ là ở chỗ càng thu được nhiều tiền càng tốt từ một tầng lớp dân cư để cấp cho tầng lớp dân cư khác”. Mặc dù lời khẳng địnhnày của Voltaire là cường điệu, song có một sự thật là hầu như mọi vấn đề chính trị quan trọng đều có liên quan đến phân phối thu nhập.  Một câu hỏi liên quan là liệu có phải chính phủ bị thu hút vào việc thay đổi phân phối thu nhập hay không?. Một số phong tục truyền thống của triết lý chính trị cho rằng chính phủ sẽ đóng vai trò không phân phối lại. Tuy nhiên, ngay cả một hoạt động tối thiểu nhất của chính phủ cũng tạo ảnh hưởng đến phân phối thu nhập.

pdf35 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 6 Phân phối lại thu nhập: một số vấn đề về quan điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM  “ Nhìn chung, nghệ thuật của chính phủ là ở chỗ càng thu được nhiều tiền càng tốt từ một tầng lớp dân cư để cấp cho tầng lớp dân cư khác”. Mặc dù lời khẳng định này của Voltaire là cường điệu, song có một sự thật là hầu như mọi vấn đề chính trị quan trọng đều có liên quan đến phân phối thu nhập. Một câu hỏi liên quan là liệu có phải chính phủ bị thu hút vào việc thay đổi phân phối thu nhập hay không?. Một số phong tục truyền thống của triết lý chính trị cho rằng chính phủ sẽ đóng vai trò không phân phối lại. Tuy nhiên, ngay cả một hoạt động tối thiểu nhất của chính phủ cũng tạo ảnh hưởng đến phân phối thu nhập. CHƯƠNG 6 (tt) PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM Chương này sẽ giới thiệu một khuôn khổ cho tư duy về các khía cạnh quy chuẩn và thực chứng đối với chính sách phân phối lại thu nhập của chính phủ. Những nội dung đề cập trong chương này bao gồm: (1) Những số liệu về phân phối thu nhập; (2) Cơ sở hợp lý cho phân phối thu nhập; (3) Phạm vi tác động của chi phí; ( 4) Câu hỏi thảo luận và bài tập 1. PHÂN PHỐI THU NHẬP Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét một số thông tin về phân phối thu nhập hiện nay. Biểu 6.1 dưới đây đã trình bày các số liệu của Cục Điều Tra về phân phối thu nhập của Hoa Kỳ, lựa chọn một số năm từ cuối những năm 1960. Biểu 6. 1: Phân phối thu nhập bằng tiền giữa các nhóm hộ gia đình (phân theo 20% tỷ lệ dân cư bằng nhau với mức thu nhập từ thấp đến cao) Đơn vị tính: % Năm 1/5 hộ có thu nhập thấp nhất 1/5 thứ hai 1/5 thứ ba 1/5 thứ tư 1/5 hộ có thu nhập cao nhất 5% hộ có thu nhập cao nhất 1967 4,0 10,8 17,3 24,2 43,8 17,5 1977 4,4 10,3 17,0 24,8 43,6 16,1 1987 3,8 9,6 16,1 24,3 46.2 18,2 1999 3,6 8,9 14,9 23,2 49,4 21,5 1. PHÂN PHỐI THU NHẬP(tt) Một cách khác để tiếp cận phân phối thu nhập là tính toán số người dưới đường giới hạn nghèo hay còn gọi là ranh giới nghèo, một mức cố định về thu nhập thực tế được coi là đủ để đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu thoả đáng cho cuộc sống  Ranh giới nghèo cho 1 gia đình có 4 người ở Mỹ năm 1999 là 17.029 đô la Mỹ.  Trong cùng năm đó, số trung bình của thu nhập—mức của một nửa các gia đình phía trên và một nửa các gia đình phía dưới là 40.816 đô la Mỹ. Năm 1999, ở Mỹ có 32,3 triệu người có thu nhập dưới đường ranh giới nghèo, chiếm 11,8% dân số nước Mỹ. Phân phối thu nhập tại Việt nam  Một số kết quả điều tra MSDC năm 1997-1998.  Tỷ lệ người nghèo khổ. Ranh giới nghèo lương thực thực phẩm theo mức thu nhập tính cho năm 1998 của Tổng cục Thống kê là 107.236 đồng/người/tháng và ranh giới nghèo chung theo mức thu nhập là 149.156 đồng/người-tháng. Kết quả về tỷ lệ người nghèo khổ năm 1998 như sau:  Cả nước Thành thị Nông thôn  Tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm: 15,0% 2,3% 18,3%  Tỷ lệ nghèo chung là: 37,4% 9,0% 44,9% Năm 2003; Tỷ lệ nghèo chung: 28,9%  Tỷ lệ nghèo thực phẩm: 10,9%  BIỂU 6.4- Khoảng cách phân hĩa giàu nghèo tại VN theo nhóm thu nhập chung và khu vực thành thị – nông thôn (1998) SO SÁNH NHOÙM THU NHAÄP CHUNG KHU VÖÏC Thaønh thò Noâng thoân Nhoùm 5 so nhoùm 1 (Laàn) ,10 47 ,11 12 ,8 69 6.2 CƠ SỞ HỢP LÝ CHO PHÂN PHỐI THU NHẬP 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn Kinh tế học phúc lợi truyền thống đã thừa nhận rằng phúc lợi xã hội phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của các thành viên trong xã hội Về phương diện đại số, nếu như có n thành viên trong xã hội và hữu dụng của thành viên thứ ith là Ui, khi đó phúc lợi xã hội W là một hàm nào đó F(.) của các hữu dụng cá nhân:  W= F (U1, U2,, Un), (6.1) 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt) Phương trình (6.1), đôi khi xem như là hàm vị lợi phúc lợi xã hội bởi vì nó liên quan đến các triết gia vị lợi xã hội của thế kỷ 19. Nó được giả thiết rằng, tăng lên bất kỳ Uis nào, các yếu tố khác không đổi, W sẽ tăng Một sự thay đổi mà sẽ làm cho người nào đó phong lưu hơn nhưng không làm cho bất kỳ một người nào khác nghèo đi sẽ làm cho phúc lợi xã hội tăng lên. Thuyết vị lợi nói như thế nào về việc liệu chính phủ phải phân phối lại thu nhập hay không? 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt)  Câu trả lời là không khó nhưng thực sự không cung cấp nhiều thông tin —phân phối lại thu nhập đảm bảo rằng nó sẽ làm tăng W. Để có được một sự chỉ dẫn cụ thể hơn, hãy xem xét một trường hợp đặc biệt của phương trình (6.1):  W= U1 +U2 ++ Un (6.2) Ở đây phúc lợi xã hội đơn giản là tổng các hữu dụng của các cá nhân. Điều này được xem là một hàm cộng vào phúc lợi xã hội Giả sử rằng mục tiêu của chính phủ là tối đa hoá giá trị của W được đưa ra ở phương trình (6.2). Hàm phúc lợi xã hội này cùng với một số giả định sẽ cho phép nhận được những kết quả chắc chắn 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt) Giả sử:  1. Các cá nhân có các hàm hữu dụng đồng nhất và các hàm này chỉ phụ thuộc vào thu nhập của họ.  2. Các hàm hữu dụng này thể hiện sự phân biệt hữu dụng biên tế của thu nhập—như thu nhập của các cá nhân tăng lên, họ sẽ trở nên sung túc hơn nhưng ở tốc độ giảm đi.  3. Tổng số thu nhập có thể có được là cố định  Với các giả định này và hàm cộng vào phúc lợi, chính phủ sẽ phải phân phối lại thu nhập để đạt được sự bình đẳng hoàn toàn 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt)  Để chứng minh cho điều này, giả sử rằng xã hội gồm chỉ có hai người, Peter và Paul. (Cũng dễ dàng để khái quát hoá lập luận đối với các trường hợp có số lượng người bất kỳ nào)  Trong hình 6.1 dưới đây, khoảng nằm ngang OO’ đo tổng số thu nhập có thể có được trong xã hội.  Thu nhập của Paul được đo bằng khoảng cách đến phía trái của điểm O’. Vì vậy bất kỳ điểm nào chạy theo OO’ biểu thị một phân phối nào đó về thu nhập giữa Paul và Peter. Vấn đề đặt ra là cần tìm một điểm tốt nhất 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt) Hữu dụng biên tế thu nhập của Paul được đo theo đường thẳng đứng, bắt đầu từ điểm O.  Theo giả định 2, giản đồ liên quan của hữu dụng biên tế thu nhập của Paul với mức thu nhập của anh ta đổ xuống dưới được gọi là MUPaul. Hữu dụng biên tế thu nhập của Peter được đo theo đường thẳng đứng, bắt đầu từ điểm O’ Hữu dụng biên tế thu nhập của anh ta được ký hiệu là MUPeter. ( Ghi nhớ rằng chuyển động về phía trái trên trục hoành thể hiện sự tăng lên thu nhập của Peter). Bởi vì Paul và Peter có các hàm hữu dụng đồng nhất, nên MUPeter là tấm gương phản chiếu của MUPaul 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt) Giả sử rằng, lúc đầu thu nhập của Paul là Oa và thu nhập của Peter là O’a  Liệu có phải phúc lợi xã hội càng cao càng tốt hoặc tổng hữu dụng có thể được tăng lên, nếu thu nhập bằng cách nào đó đã được phân phối giữa Paul và Peter hay không? Giả sử rằng ab đô la đã lấy từ Peter và chuyển cho Paul. Rõ ràng điều này sẽ làm cho Peter nghèo đi và Paul sung túc lên.  Tuy nhiên, câu hỏi cốt yếu là cái gì sẽ xảy ra đối với tổng các hữu dụng của họ. Bởi vì Peter giàu hơn Paul, những mất mát của Peter về hữu dụng nhỏ hơn lợi lộc mà Paul nhận được, vì vậy tổng hữu dụng của họ là đi lên 6.2.1 Thuyết Vị Lợi Giản Đơn(tt) Trên phương diện hình học, phân phối ab đô la cho Paul sẽ làm tăng hữu dụng của anh ta lên bằng diện tích abfe. Lấy đi ab đô la của Peter sẽ làm giảm hữu dụng của anh ta xuống bằng diện tích abdc. Tổng hữu dụng của họ, vì thế sẽ tăng lên bằng diện tích cefd Với lý lẽ cho rằng chừng nào còn bất bình đẳng trong thu nhập, thì còn bất bình đẳng trong hữu dụng biên tế, và tổng các hữu dụng có thể được tăng lên qua việc phân phối thu nhập cho người nghèo. Chỉ có tại điểm I, ở đó thu nhập và hữu dụng là bằng nhau, và phúc lợi được tối đa hoá. Sự bình đẳng về thu nhập đầy đủ sẽ được thực hiện Hình 6. 1: Mô hình phân phối thu nhập tối ưu Hữu dụng biên tế của Paul d e f c Thu nhập của Peter MUPeter MUPaul I*baO Thu nhập củaPaul O’ Hữu dụng biên tế của Peter 6.2.2 Tiêu Chuẩn Tối Đa Tối Thiểu  Trong khuôn khổ của thuyết vị lợi, hình thức của hàm phúc lợi đóng vai trò chính yếu trong xác định chính sách phân phối lại thu nhập phù hợp của chính phủ  Cho đến bây giờ, chúng ta đã xem xét hàm đơn giản cộng vào phúc lợi xã hội của phương trình 6.2, theo đó xã hội không thiên vị đối với việc phân phối các hữu dụng  Nếu lấy một đơn vị hữu dụng từ một cá nhân và đưa cho một cá nhân khác, thì tổng các hữu dụng là không thay đổi. Vì vậy, theo định nghĩa nó là phúc lợi xã hội.  Các hàm phúc lợi xã hội vị lợi khác không chứa đựng gợi ý này, và vì thế sẽ dẫn đến những quy định chính sách khác nhau. Hãy xem xét một hàm phúc lợi xã hội sau đây:  W= Min (U1, U2, ., U3) (6.3) 6.2.2 Tiêu Chuẩn Tối Đa Tối Thiểu(tt) Theo phương trình 6.3, phúc lợi xã hội chỉ phụ thuộc vào hữu dụng của người nào có hữu dụng thấp nhất (Min). Mục tiêu xã hội này thường được gọi là tiêu chuẩn tối đa tối thiểu bởi vì mục tiêu là tối đa hoá hữu dụng cho người có hữu dụng nhỏ nhất Tiêu chuẩn tối đa hoá nói lên rằng phân phối thu nhập phải công bằng một cách hoàn hảo, trừ khi tới một mức mà những trệch hướng ra khỏi bình đẳng sẽ làm tăng phúc lợi cho những người nghèo. 6.2.2 Tiêu Chuẩn Tối Đa Tối Thiểu(tt) Hãy xem xét một xã hội có một người giàu là Peter, người thuê người làm, một người nghèo là Paul  Tuy nhiên, Peter bị đánh thuế, anh ta phải cắt giảm sản xuất và sa thải Paul. Hơn thế nữa, thu nhập mà Paul nhận được từ chính phủ là nhỏ hơn thu nhập mà anh ta nhận được ở công việc bị mất. Trong nền kinh tế giả thuyết này, sự thoả mãn của tiêu chuẩn tối đa vẫn còn chú ý đến những bất bình đẳng trong thu nhập. 6.2.3 Phân phối lại thu nhập Hiệu Quả Pareto Thảo luận của chúng ta về các hàm cộng thêm phúc lợi xã hội và tối đa tối thiểu phúc lợi xã hội đã giả định rằng phân phối lại thu nhập sẽ làm cho một số người sống sung túc hơn và một số người khác sẽ nghèo đi Phân phối lại chưa bao giờ là một cải thiện Pareto—sự thay đổi đã cho phép tất cả các cá nhân tối thiểu sẽ có được sự sung túc hơn tình trạng hiện tại. Đây là hệ quả của một giả định mà theo đó hữu dụng của mỗi cá nhân chỉ phụ thuộc vào thu nhập của anh ta hoặc cô ta 6.2.3 Phân phối lại thu nhập Hiệu Quả Pareto(tt)  Ngược lại, hãy tưởng tượng rằng những cá nhân có thu nhập cao có lòng vị tha, vì vậy các hữu dụng của họ không chỉ phụ thuộc vào thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào thu nhập của cả những người nghèo.  Với tình huống như vậy, phân phối lại thực sự có thể là cải thiện Pareto Giả sử rằng, nếu người giàu Peter đã phải mất một số đô la từ thu nhập của mình cho người nghèo Paul, khi đó sự tăng lên thoả mãn của Paul từ việc làm tốt sẽ có tác dụng hơn đối với việc mất mát tiêu dùng của anh ta Giả sử rằng, rất khó khăn cho Peter để chuyển giao thu nhập thuộc sở hữu của mình, có lẽ vì anh ta thiếu các thông tin để có thể biết được ai thực sự là người nghèo. Khi đó nếu chính phủ sẽ thực hiện một chuyển nhượng không gây tốn kém cho Peter, thì hiệu quả sẽ tăng lên 6.2.4 Các quan điểm phi chủ nghĩa cá nhân Các quan điểm về phân phối thu nhập đã được thảo luận từ trước đến giờ hoàn toàn cho các gợi ý khác nhau, nhưng chúng đã chia sẻ một cách nhìn vị lợi Theo Fair (1971), Plato đã lập luận rằng trong một xã hội tốt, tỷ lệ thu nhập của người giàu so với người nghèo phải ở mức cao nhất là 4 trên 1 Trong một đề xuất ít cực đoan hơn, Tobin [1970] đã khuyến nghị rằng chỉ có các hàng hoá đặc biệt là phải được phân phối công bằng. Quan điểm này đôi khi được gọi là chủ nghĩa bình quân hàng hoá 6.2.5 Các Xem Xét Khác  Các quan điểm thảo luận trước đây đã công nhận rằng thu nhập của các cá nhân là của cải chung cần được phân phối theo đúng cách mà”xã hội” cho là thích hợp  Ngược lại, có một số lập luận cho rằng phân phối thu nhập công bằng được xác định bằng quá trình sinh ra thu nhập  Thí dụ, một tín ngưỡng phổ biến ở Hoa Kỳ làø nếu như”cơ hội ngang nhau” (được xác định bằng một cách nào đó) có thể có được cho tất cả mọi người, khi đó một kết quả đảm bảo phải là sự công bằng, bất chấp sự phân phối thu nhập đặc thù xảy ra đối với di sản thừa kế. Vì thế, nếâu như quá trình sinh ra thu nhập là công bằng, thì chính phủ không cần phải có mục tiêu nào nhằm tài trợ qua phân phối lại thu nhập 6.3-PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU  Bây giờ chúng ta chuyển từ việc thảo luận vấn đề có hay không chính phủ phải phân phối lại thu nhập sang phân tích đánh giá các tác động của các chương trình phân phối lại hiện thời của chính phủ  Tác động của chính sách chi tiêu đến phân phối thu nhập thực tế được xem như là phạm vi tác động của chi phí. Các tác động phân phối thu nhập của chính phủ thông qua các chính sách thuế cũng như các chính sách chi tiêu. (Chúng ta hoãn lại việc thảo luận về khía cạnh thuế ở chương sau). Xác định phạm vi tác động của chi tiêu sẽ gặp khó khăn với một số nguyên nhân dưới đây 6.3.1 Các tác động liên quan đến giá cả  Nếu như việc trợ cấp đem lại cho người nghèo có nhu cầu nhiều hơn về nhà ở, khi đó chi phí nhà ở trước khi trợ cấp có thể tăng lên. Vì thế, những người nhận được trợ cấp sẽ không được hưởng một cách đầy đủ từ khoản trợ cấp-những người chủ đất sẽ được hưởng một phần lợi;  Chương trình trợ cấp về nhà ở cũng có tác động đến thu nhập của những người cung cấp đầu vào cho ngành xây dựng. Nếu như những người chủ sở hữu của các đầu vào này là những người thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có, điều này dẫn đến sẽ làm cho phân phối thu nhập ít công bằng hơn. 6.3.2 Hàng Hoá Công  Chi tiêu quan trọng của chính phủ là để cho các hàng hoá công. Như đã lưu ý ở chương 4, thị trường không ép buộc mọi người biểu lộ việc họ lượng giá hàng hoá công là bao nhiêu?  Menchick[1991] đã xem xét các gợi ý về phân phối các khoản chi cho hàng hoá công như an ninh đã sử dụng 2 giả định khác nhau:  (a) tỷ phần lợi ích của mỗi gia đình là tương ứng với tỷ lệ thu nhập của họ,  (b) tỷ phần lợi ích của mỗi gia đình là cân đối tỷ lệ với số lượng người trong đó.  Theo giả định (a) nhóm 1/5 dân số có thu nhập thấp nhất sẽ có thu nhập tăng lên là 3,8% của các chi tiêu an ninh. Trong khi giả định (b), thu nhập của họ sẽ được tăng lên 14,6% của các chi phí này. Kết quả phụ thuộc vào giả định 6.3.3 Đánh Giá Các Chuyển Nhượng Hiện Vật Vào năm 1982, đã có thông báo rằng Bộ Nông Nghiệp bắt đầu biếu tặng các loại sữa, bơ và pho mát dư thừa cho người nghèo ở Mỹ. Có hơn 3 tỷ cân Anh thực phẩm đã được phân phát từ lúc đó Chương trình thực phẩm dư thừa là một thí dụ của chính sách chuyển nhượng hiện vật Tuy nhiên, những người giàu và trung lưu cũng sẽ được hưởng lợi từ các chuyển nhượng hiện vật. Một thí dụ nổi bật là giáo dục. 6.3.3 Đánh Giá Các Chuyển Nhượng Hiện Vật(tt) Hãy xem xét Jones, một người nhận trợ cấp phúc lợi điển hình, người ta đã chia cho cô ta thu nhập hàng tháng là 300 đô la giữa pho mát và”các loại hàng hoá khác” Giá thị trường của pho mát là 2 đô la cho 1 cân Anh và các đơn vị”các loại hàng hoá khác” được đo để cho giá mỗi một đơn vị là 1 đô la  Trên hình 6.2, tiêu dùng của Jones về pho mát được đo theo trục hoành, và tiêu dùng của cô ta đối với các loại hàng hoá khác là theo trục tung. Ngân sách giới hạn của Jones là đoạn AB. Giả sử Jones tối đa hoá hữu dụng của cô ta, cô ta sẽ tiêu dùng gói E1, gồm có 260 đơn vị các loại hàng hoá khác và 20 cân Anh pho mát Hình 6. 2: Một chuyển nhượng hiện vật cho kết quả theo mức hữu dụng thấp hơn một chuyển nhượng bằng tiền 420 H 340 300 260 A F E1 20 40 60 150 210D B E3 U Các hàng hóa khác cho 1 tháng Số cân Anh pho mát cho 1 tháng 6.3.3 Đánh Giá Các Chuyển Nhượng Hiện Vật(tt)  Bây giờ giả sử rằng chính phủ cung cấp cho Jones 60 cân Anh pho mát trong 1 tháng và cô ta bị ngăn cấm không được bán lại trên thị trường  Chương trình pho mát được giới thiệu sẽ thay đổi tình trạng của cô ta như thế nào? Ở bất kỳ mức tiêu thụ nào đối với các loại hàng hoá khác, Jones bây giờ có thể tiêu thụ 60 cân Anh pho mát nhiều hơn trước đây  Về phương diện hình học, ngân sách giới hạn của cô ta được tìm thấy bằng cách chuyển dịch 60 đơn vị về phía phải của mỗi điểm trên đoạn AB, nhận được AFD là đường cong U trên hình 6.2. Nó tiếp xúc sát vào”góc”— tại điểm F, nơi mà tiêu dùng pho mát của Jone là 60 và tiêu dùng các hàng hoá khác của cô ta là 300  6.3.3 Đánh Giá Các Chuyển Nhượng Hiện Vật(tt)  So sánh với gói tiêu dùng đầu tiên của Jones, tiêu dùng của cô ta ở cả hai loại pho mát và các hàng hoá khác là đi lên  Bây giờ chúng ta giả sử rằng, thay vì cho Jones 60 cân Anh pho mát, chính phủ sẽ cho cô ta tiền ngang bằng giá trị thị trường của pho mát là 120 đô la (=60 cân Anh x 2 đô la/1 cân Anh)  Tăng thu nhập lên 120 đô la dẫn đến được ngân sách chính xác là 120 đơn vị trên đoạn AB ở mọi điểm biểu thị trên hình 6.2 như đường HD. Lưu ý rằng chuyển nhượng bằng tiền sẽ cho phép cô ta được sử dụng dài theo đoạn HF. Cơ hội này đã không thể có được theo chương trình pho mát bởi vì Jones không được phép bán pho mát của chính phủ để đổi lại bất kỳ loại hàng hoá nào khác 6.3.3 Đánh Giá Các Chuyển Nhượng Hiện Vật(tt)  Đối phó với đường ngân sách HD, Jones tối đa hoá hữu dụng tại điểm E3, ở đó cô ta sẽ tiêu dùng 340 hàng hoá khác và 40 cân Anh pho mát. So sánh các điểm E3 và F chúng ta có thể kết luận rằng:  (1) theo chương trình chuyển nhượng bằng tiền, Jones tiêu thụ pho mát ít đi và tiêu thụ nhiều hàng hoá khác hơn so với chương trình cấp phát pho mát;  (2) 120 đô la giá trị của pho mát không làm cho Jones sung túc bằng 120 đô la thu nhập bằng tiền. Bởi vì E3 là ở trên đường cong bàng quan cao hơn so với điểm F, chuyển nhượng bằng tiền sẽ làm cho cô ta sống sung túc hơn CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN  1. Các quan niệm về công bằng và bình đẳng trong phân phối thu nhập là đồng nghĩa? Tới phạm vi nào thì bất bình đẳng về thu nhập là phù hợp với công bằng? Những gợi ý như thế nào trong câu trả lời của bạn cho chính sách chi tiêu của chính phủ?  2. Giả sử chỉ có hai người, Simon và Charity, những người cần phải chia nhau tổng thu nhập cố định là 100 đô la. Đối với Simon, hữu dụng biên tế của thu nhập là:  MUs = 400 – 2Is  Trong lúc, đối với Charity, hữu dụng biên tế là:  MUc = 400- 6Ic CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)  Ở đây Is và Ic là tổng số thu nhập tương ứng cho Simon và Charity.  a. Phân phối thu nhập tối ưu sẽ như thế nào, nếu hàm phúc lợi xã hội là hàm phúc lợi xã hội cộng thêm vào?  b. Phân phối tối ưu sẽ như thế nào, nếu xã hội chỉ đánh giá hữu dụng của Charity? Và sẽ như thế nào nếu sự thật là ngược lại?  c. Cuối cùng, hãy bình luận về việc các câu trả lời của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu như hữu dụng biên tế của thu nhập cho cả hai Simon và Charity là không đổi:  MUc =400  Mus = 400 CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt) 3. “ Sự linh hoạt sẽ đóng vai trò to lớn hơn trong tư duy của chúng ta về nghèo khổ. Tiêu chuẩn hiện tại ám ảnh với những phát súng không cần ngắm của thu nhập, chỉ lặp lại một công thức hiện tại về phúc lợi, với sự nhấn mạnh của nó về việc ủng hộ những con người trong nghèo khổ hơn là giúp họ thoát ra khỏi nghèo khổ” [Jenkins, 1992, trang A10] Bạn có đồng ý với tuyên bố này không?  4. Hãy xem xét các chương trình sau đây của chính phủ:  a. Trợ cấp cho các hãng thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học;  b. Mua tên lửa Patriot cho lực lượng không quân.  Mỗi chương trình có thể tác động đến phân phối thu nhập như thế nào?
Tài liệu liên quan