CHƯƠNG 8
CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ CHO NGƯỜI NGHÈO
Chương này giới thiệu kinh nghiệm các chính sách và chương trình chi tiêu của chính phủ cho
người nghèo được áp dụng tại Hoa Kỳ và Việt nam với các nội dung gồm:
1- Một khảo sát nhanh về chi tiêu phúc lợi;
2- Các chương trình trợ cấp cho người nghèo tại Hoa kỳ;
3- Các chương trình hỗ trợ người nghèo tại Việt nam;
4- Câu hỏi thảo luận và bài tập
22 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công - Chương 8 Các chương trình chi tiêu của chính phủ cho người nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8
CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ
CHO NGƯỜI NGHÈO
Chương này giới thiệu kinh nghiệm các chính
sách và chương trình chi tiêu của chính phủ cho
người nghèo được áp dụng tại Hoa Kỳ và Việt
nam với các nội dung gồm:
1- Một khảo sát nhanh về chi tiêu phúc lợi;
2- Các chương trình trợ cấp cho người nghèo tại
Hoa kỳ;
3- Các chương trình hỗ trợ người nghèo tại Việt
nam;
4- Câu hỏi thảo luận và bài tập
8.1 MỘT KHẢO SÁT NHANH VỀ CHI TIÊU PHÚC LỢI
Phúc lợi ở Mỹ bao gồm hơn 80 chương trình
cung cấp các lợi ích chủ yếu dành cho người có
thu nhập thấp. Các chương trình này được thực
hiện dựa vào việc khảo sát thu nhập. Chỉ có các
cá nhân mà nguồn tài chiùnh nằm dưới một
ngưỡng nào đó mới có thể nhận được các phúc
lợi.
Năm 1968, các trợ giúp của chính phủ dựa trên
khảo sát thu nhập chiếm 1,8% GDP. Đến năm
1998, con số đó đã tăng lên 4,6%. Biểu 8.1 ghi chi
tiết các loại hình chi tiêu về phúc lợi xã hội
BIỂU 8.1: CHI TIÊU CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÚC LỢI CHỦ YẾU
TẠI MỸ DỰA VÀO KHẢO SÁT THU NHẬP, NĂM 1998
Đơn vị tính: (tỷ đô-la)
Chương trình Liên bang Bang và địa
phương
Chăm sóc sức khỏe $113,8 $82,6
Giúp đỡ bằng tiền mặt 73,9 20,7
Phúc lợi về lương thực 33,5 2,1
Phúc lợi về nhà ở 26,9 2,6
Giáo dục 17,0 1,1
Dịc h vụ 7,3 5,2
Việc làm/đào tạo 3,8 0,071
Trợ giúp về năng lượng 1,3 0,064
8.2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỢ CẤP CHO NGƯỜI
NGHÈO TẠI MỸ
8.2.1 AFDC-Chương trình trợ giúp các gia đình có trẻ em
phụ thuộc
Được thành lập vào 1935, AFDC cung cấp tiền cho các
gia đình có trẻ em sống phụ thuộc, không có cha mẹ
hoặc có cha mẹ thất nghiệp hoặc mất khả năng lao động.
Đa số các gia đình thuộc diện AFDC có chủ gia đình là
phụ nữ.
Vào năm 1995, có khoảng 4,9 triệu gia đình tham gia
vào chương trình này. Tổng cộng các lợi ích là vào
khoảng 22 tỷ đô-la. Khoảng 55% tiền của AFDC được
tài trợ bởi Chính phủ Liên bang. Số còn lại được cung
cấp bởi các bang và các chính quyền địa phương
8.2.2 TANF (Trợ cấp tạm thời cho các gia đình có nhu
cầu): Hệ thống hiện tại
Phần lớn phúc lợi xã hội của Mỹ đã được thay đổi vào
năm 1996, với lộ trình của Luật Hoà giải về Cơ hội Việc
làm và Trách nhiệm của Cá nhân ban hành năm 1996
Khung pháp lý đó là nền tảng cho một chương trình
phúc lợi xã hội mới với tên gọi Trợ cấp tạm thời cho các
gia đình có nhu cầu (TANF-Temporary Aid for Needy
Families)
Khi người nhận trợ cấp cĩ việc làm cĩ thu nhập, thì trợ
cấp bị giảm (thu nhập được 1USD, trợ cấp giảm tương
ứng 1USD. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi Bang, mức
giảm trợ cấp cĩ thể từ 30% đến 50% thu nhập kiếm
được. Mức trợ cấp bình quân 225 USD)
8.2.3- TRỢ CẤP BÙ THUẾ THU NHẬP
(The Earned Income Tax Credit – EITC)
Các bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng
chương trình lớn nhất để tạo trợ cấp qua
những khoản chuyển nhượng bằng tiền cho
người có thu nhập thấp được điều hành
không phải do cơ quan phúc lợi xã hội mà do
cơ quan thuế
Trợ cấp bù thuế thu nhập (EITC) là một loại
trợ cấp dành cho các gia đình có thu nhập
thấp. Chỉ có người lao động nghèo mới có
quyền hưởng EITC; và trong ý nghĩa này, nó
có tính đồng bộ cao với việc nhấn mạnh gần
đây về việc gắn kết giữa phúc lợi xã hội với
làm việc
8.2.3- TRỢ CẤP BÙ THUẾ THU NHẬP(tt)
Như tên gọi của nó đã có hàm ý, việc trợ cấp
được thể hiện dưới hình thức trợ cấp thuế, đơn
giản chỉ là việc giảm nghĩa vụ thuế
Chẳng hạn, nếu bạn nợ chính phủ 1.000 đô la
thuế thu nhập, và bạn cũng có quyền nhận trợ
cấp thuế thu nhập là 600 đô la, khi đó bạn chỉ
phải thanh toán 400 đô la. Điểm quan trọng là
nếu trợ cấp bù thuế thu nhập EITC vượt quá
nghĩa vụ thuế, thì phần chênh lệch sẽ được cấp
lại cho bạn. Chính phủ sẽ cấp cho bạn một tờ séc
8.2.4 THU NHẬP AN SINH BỔ SUNG
Chương trình thu nhập an sinh bổ sung (SSI-
Supplemental Security Income) của Hoa Kỳ được
ban hành vào năm 1972, là một chương trình của
Liên bang cung cấp phúc lợi cơ bản hàng tháng
cho người cao tuổi, người mù và người không có
khả năng lao động
Vào năm 1999, mức chi trả phúc lợi bình quân
tháng cho người cao tuổi là 282ø đô la
8.2.5 TRỢ GIÚP Y TẾ (Medicaid)
Trợ giúp y tế là nột chương trình chi tiêu lớn
nhất cho những người có thu nhập thấp được
ban hành vào năm 1965 để chi trả các dịch vụ y
tế cho những người có thu nhập thấp.
Trợ giúp ý tế bao gồm cả chăm sóc bệnh viện
cho những bệnh nhân nội trú và ngoại trú, phí
xét nghiệm và phí chụp X quang, các dịch vụ vật
chất vv. Hầu hết những dịch vụ này được
cung cấp miễn phí cho những người được nhận
trợ cấp.
8.2.6 TEM THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG TRẺ EM
Tem thực phẩm là một loại giấy
chứng thực do chính phủ phát hành
chỉ có thể sử dụng để mua hàng.
(Mua thực phẩm từ động vật, thuốc
lá, và thực phẩm nhập khẩu không
được phép sử dụng giấy chứng thực
này)
Vào năm 1999, trong vòng trung
bình 1 tháng đã có 19,3 triệu người
nhận tem thực phẩm, và tổng phúc
lợi vào khoảng 19 tỷ đô la. Chi phí
trực tiếp của các tem thực phẩm do
chính phủ liên bang chi trả
8.2.7 HỖ TRỢ NHÀ Ở
Tại Hoa Kỳ, trợ cấp về cung cấp nhà ở cho người
nghèo bắt đầu vào năm 1937. Cho đến nay,
chương trình lớn nhất là chương trình nhà ở
công cộng. Hiện nay có khoảng 1,3 triệu đơn vị
nhà ở công cộng
Có hai chương trình nhà ở được gọi là giấy
chứng nhận Khu Vực số 8 và các chương trình
giấy chứng thực được thành lập tương ứng vào
năm 1974 và 1983.
Theo các chương trình này đã đáp ứng cho
khoảng 1,6 triệu hộ gia đình, những người nhận
trợ cấp tìm nhà ở trên thị trường tư nhân . Nếu
nhà ở đạt tiêu chuẩn chất lượng và tiền thuê
được chính phủ cho là công bằng, thì nó sẽ được
trợ cấp tiền thuê với sự thanh toán trực tiếp cho
chủ nhà.
8.2.8 CÁC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO THU NHẬP
-Giáo dục
Theo đạo luật được thông qua năm
1965, chính phủ liên bang đã cung
cấp các quỹ tài trợ cho các trường
riêng biệt thuộc cấp quận để đền bù
cho giáo dục đối với các bậc giáo
dục cấp một và cấp hai cho các học
sinh thiếu may mắn.
8.2.8 CÁC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO THU
NHẬP(tt)
-Việc làm và đào tạo nghề tại nơi làm việc
Các chương trình đào tạo nghề tại nơi
làm việc của liên bang đã nhắm vào
nguyên nhân có khả năng khác của sự
nghèo đói- thiếu các kỹ năng cho thị
trường việc làm
Mục đích của các chương trình này là
dành cho chính phủ cung cấp các cơ hội
để phát triển các kỹ năng có thể tiêu thụ
(sử dụng) được trên thị trường
8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM
8.3.1- Phong trào nhà tình nghĩa cho các
đối tượng chính sách
8.3.2- Phong trào xây dựng nhà tình
thương, chống dột và xây dựng cơ sở hạ
tầng các xóm nghèo thành thị và nông
thôn
8.3.3- Chính sách chăm lo việc học hành
cho con em đồng bào nghèo
8.3.4- Chính sách chăm sóc sức khỏe cho
đồng bào nghèo và bệnh nhân nghèo
8.3.5- Nâng cao đời sống văn hóa của
đồng bào nghèo
8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM(tt)
8.3.6- Chính sách trợ cấp xã hội
8.3.7- Thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo
8.3.8-Thành lập Quỹ hỗ trợ vốn, tạo việc
làm cho người nghèo
Thành lập Quỹ xóa đói giảm nghèo từ
Chương trình xóa đói giảm nghèo: Hoạt
động của Chương trình XĐGN trong giai
đoạn đầu là tập trung vào việc cấp tín
dụng, vấn đề bức bách nhất của người
nghèo, thông qua một Qũy-Qũy xóa đói
giảm nghèo. Đây là hình thức trợ vốn để
người lao động tự tạo việc làm.
8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM(tt)
Quỹ Quốc Gia giải quyếtï việc làm:
Quỹ Quốc gia giải quyếtï việc làm với lãi suất ưu
đãi, khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất,
tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần nâng mức
tăng trưởng được triển khai theo Nghị quyết số
120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội Đồng Bộ
Trưởng nay là Chính Phủ
Nguồn tạo quỹ giải quyết việc làm
Lập quỹ Quốc gia giải quyết việc làm từ các
nguồn : trích một tỷ lệ nhất định trong ngân
sách nhà nước, một phần từ nguồn thu do đưa
lao động đi làm việc từ nước ngoài, từ sự trợ
giúp của các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các
nước cho giải quyết việc làm.
8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM(tt)
Đối tượng vay vốn tạo việc làm:
Đối tượng được vay là hộ gia đình, thành viên
của các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có nhu
cầu vay vốn tự tạo việc làm. Các tổ sản xuất, hợp
tác xã, doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động theo luật doanh nghiệp tư nhân, luật công
ty, cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án tạo chỗ
làm việc mới, thu hút thêm lao động.
Quỹ CEP(Capital aid Fund to Employment of
the poor) thuộc Liên đoàn lao động : Quỹ trợ vốn
cho người lao động nghèo tự tạo việc làm- được
khởi đầu từ TP.HCM năm 1991
8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM(tt)
Quỹ ngày Tiết Kiệm vì Phụ Nữ Nghèo của Hội
Liên Hiệp Phụ Nữ TP. HCM
Nguồn tạo vốn
Xuất phát từ phong trào “Phụ Nữ giúp nhau
làm kinh tế gia đình” do TW Hội phát động
năm 1992
Nguồn vốn từ các nhà hảo tâm, vay không lãi từ
các đơn vị kinh doanh, nhận vốn ủy thác từ Ban
chỉ đạo chương trình XĐGN thành phố, Quỹ
quốc gia giải quyết việc làm và vận động các
nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài,...
Đối tượng vay vốn: là phụ nữ Lãi suất cho vay
thấp hơn LS Ngân hàng; Phát vốn vay và thu nợ
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, theo nhóm
tùy thuộc vào tính chất thu nhập của hoạt động
kinh doanh của nhóm
8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM(tt)
Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo nay là
NH Chính sách
Ngân hàng phục vụ người nghèo cấp
Quốc Gia đã thành lập và đi vào hoạt
động chính thức từ tháng 01/1996 là kết
qủa của sự lựa chọn một định chế tín
dụng chính thức cho người nghèo
Đối tượng cho vay là các hộ nghèo. Hộ
nghèo vay vốn không phải thế chấp tài
sản, phải hoàn trả vốn và lãi vay đúng
thời hạn cam kết;
Hiện nay đối tượng mở rộng cho sinh viên
nghèo
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Tại New York, một người nhận phúc lợi có thể có nhận
được thu nhập là 90 đô la mỗi tháng với việc không có giảm
lợi ích của cô ta. Ngoài 90 đô la, lợi ích được giảm là 58 xen
cho mỗi đô la thu nhập kiếm được. Hãy xem xét trường hợp
Elizabeth, một cư dân New York, người có thể kiếm được
10 đô la cho mỗi giờ làm việc. Nếu cô ta không làm việc
một chút nào cả, thì cô ta sẽ đủ tiêu chuẩn để nhận khoản lợi
ích phúc lợi xã hội là 577 đô la.
a. Nếu cô ta làm việc 10 giờ thì thu nhập kiếm được của
cô ta là bao nhiêu? Và lợi ích phúc lợi xã hội của cô ta là
bao nhiêu? Và thu nhập của cô ta là bao nhiêu?
CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)
b. Sau khi Elizabeth làm việc một số giờ nào đó,
cô ta sẽ không nhận bất kỳ một chút lợi ích phúc lợi
nào cả. Vậy số giờ làm việc là như thế nào?
c. Hãy sử dụng một phần câu trả lời từ mục a và b
của bạn để dựng đồ thị về giới hạn ngân sách của cô
ta.
d. Hãy phác thảo các đường bàng quan phù hợp
với sự tham gia của Elizabeth vào thị trường lao
động
CÂU HỎI THẢO LUẬN(tt)
2. Giả sử bạn cần thực hiện một nghiên cứu kinh
tế lượng về việc tác động của chương trình đào tạo
tại nơi làm việc đối với thu nhập tương lai. Số liệu
bạn sẽ cần như thế nào? Hãy đề xuất một phương
trình ước lượng cụ thể.