Tổng quan TCDN
Vốn kinh doanh của DN
Quản lý tài chính ngắn hạn của DN
Đầu tư dài hạn của DN
Cổ tức của công ty cổ phần
Kế hoạch hóa và phân tích TCDN
Giải pháp TC trong trường hợp đặc biệt
45 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Đào Lan Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Đào Lan Phương
Khoa: Kinh tế & QTKD
Phương pháp đánh giá
Chuyên cần: 20%
Kiểm tra giữa kỳ: 20%
Thi hết môn : 60%
Tài liệu tham khảo
Giáo trình TCDN – HVTC
Trang web kinh tế
www.tailieu.vn
Taichinhdoanhnghiep.ln@gmail.com
Mật khẩu: k53,dhln
Nội dung chương trình
Tổng quan TCDN
Vốn kinh doanh của DN
Quản lý tài chính ngắn hạn của DN
Đầu tư dài hạn của DN
Cổ tức của công ty cổ phần
Kế hoạch hóa và phân tích TCDN
Giải pháp TC trong trường hợp đặc biệt
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
Tổng số tiết: 4
Lý thuyết : 4
Bài tập, thảo luận : 0
NỘI DUNG
1.1. DN và hoạt động tài chính của DN
1.2. Đối tượng và nội dung của quản lý TCDN
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TCDN
1.1. Doanh nghiệp và hoạt
động tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Doanh nghiệp.
1.1.2. Hoạt động tài chính của DN.
1.1.3. Vai trò của tài chính DN.
1.1.1. Doanh nghiệp
Khái niệm:
DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh.
Phân loại doanh nghiệp
Theo quy mô
Theo ngành nghề, lĩnh vực
Theo đặc điểm sở hữu
Theo góc độ cung cầu về vốn
Theo góc độ giới hạn trách nhiệm
Theo hình thức tổ chức.
Phân loại theo quy mô
DN vừa và nhỏ
DN lớn
Theo ngành nghề, lĩnh vực
DN ngành công nghiệp
DN ngành nông nghiệp
DN ngành xây dựng
DN ngành dịch vụ
DN thương mại.
Theo đặc điểm sở hữu
DN Nhà nước
DN tư nhân
DN có vốn đầu tư nước ngoài
DN liên doanh
Theo góc độ cung cầu về vốn
DN tài chính
DN phi tài chính
Theo góc độ giới hạn trách
nhiệm
DN chịu trách nhiệm hữu hạn
Dn chịu trách nhiệm vô hạn
Theo hình thức tổ chức
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Ngoài ra còn hình thức nhóm công ty
1.1.2 Hoạt động tài chính
của DN
Đầu vào Đầu ra Đầu ra
-Đ.tượng LĐ
-Sức LĐ
-Công cụ LĐ
Hàng hóa
Dịch vụ
Tiền hàng
Khái niệm
Là các hoạt động có liên quan đến việc
tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ. Gồm các hoạt động tài trợ và
đầu tư, quản lý và bảo toàn vốn, phân
tích và dự báo nhu cầu tài chính của
doanh nghiệp.
Các quan hệ tài chính nảy sinh
Qh tài chính giữa DN với Nhà nước
Qh tài chính với các chủ thể kinh tế khác
Qh tài chính với các tổ chức xã hội
Qh tài chính trong nội bộ DN
Qh tài chính với nước ngoài
Khái niệm tài chính DN
Là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền
với việc tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp.
1.1.3 Vai trò của TCDN
Huy động vốn đảm bảo kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn
cho các hoạt động của DN.
Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của DN.
Là công cụ hữu ích để kiểm soát tình hình kinh
doanh của DN.
Là đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh
1.2. Đối tượng và nội dung quản lý
TCDN.
1.2.1. Đối tượng của quản lý TCDN
1.2.2. Nội dung của quản lý TCDN
1.2.3. Chức năng của quản lý TCDN
1.2.1 Đối tượng của quản lý
TCDN
Đối tượng của quản lý TCDN phải trả lời
được:
Huy động tiền vào đầu tư như thế nào?
Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nào?
Lợi nhuận làm ra bao nhiêu?
Đối tượng của TCDN là toàn bộ các
quan hệ tài chính phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của DN, quá
trình tạo lập, phân phối và sử dụng
nguồn vốn kinh doanh.
1.2.2. Nội dung của quản
lý TCDN
Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế
hoạch kinh doanh.
Xác định nhu cầu vốn kinh doanh và tổ chức huy động
vốn kịp thời.
Sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, quản lý thu – chi và
đảm bảo khả năng thanh toán của DN.
Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử
dụng các quỹ của DN.
Kiểm tra, phân tích và hoạch định tài chính.
1.2.3. Chức năng của quản
lý TCDN
Chức năng tài trợ vốn
Quản trị vốn luân chuyển
Phân tích hoạch định và kiểm soát tài
chính
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý TCDN
1.3.1 Tổ chức TCDN.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản
lý TCDN .
1.3.1 Tổ chức TCDN
Khái niệm tổ chức TCDN.
Nguyên tắc tổ chức TCDN.
Các hình thức tổ chức TCDN
Khái niệm tổ chức TCDN
Tổ chức TCDN là việc hoạch định chiến
lược về sử dụng tài chính và hệ thống các
biện pháp để thực hiện chiến lược đó
nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của
DN trong một thời kỳ nhất định.
Nguyên tắc tổ chức TCDN
Tôn trọng pháp luật
Nguyên tắc hạch toán kinh doanh
Nguyên tắc giữ chữ tín
Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro
Các hình thức tổ chức TCDN
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Đặc điểm:
Do cá nhân làm chủ
Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản về mọi hoạt động của DN.
Không được phép phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào để huy động vốn trên
thị trường.
Không có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp tư nhân
+ Ưu điểm :
Chủ DN có quyền tự chủ về mọi hoạt động sxkd
và tài chính của DN theo pháp luật.
Lợi nhuận sau thuế thuộc quyền sở hữu và quyền
sử dụng của DN.
Phù hợp với những DN hoạt động kinh doanh với
quy mô nhỏ.
+ Nhược điểm:
Việc huy động vốn bên ngoài là rất hạn hẹp
Chủ DN phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ của DN.
Công ty hợp danh
Đặc điểm:
- Có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu công ty
- Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty, có quyền quản lý ngang nhau, cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty. Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy
định nhưng không được tham gia quản lý công ty.
- Có tư cách pháp nhân.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Ưu, nhược điểm:
Hạn chế:
+ Khi 1 thành viên chịu trách nhiệm vô hạn rời bỏ
công ty hoặc chết thì phải giải thể và thành lập
lại công ty.
+ Công ty không được phát hành bất cứ loại
chứng khoán nào.
Ưu điểm:
+ Các thành viên kết hợp với nhau, cùng hùn vốn
để cùng tổ chức sản xuất kinh doanh, cùng
phân chia lợi nhuận trên cơ sở kết hợp và tận
dụng tối đa ưu thế của các bên tham gia.
Công ty TNHH
Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH hai thành viên trở
lên
Công ty TNHH 1 thành viên
Đặc điểm:
- Là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm
chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về nghĩa vụ của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
- Có tư cách pháp nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
không được quyền phát hành cổ phần.
- Phải xác định và cách biệt tài sản của chủ sở
hữu công ty với tài sản của công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên
+ Ưu điểm:
Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
Tính tự chủ của doanh nghiệp cao
+ Nhược điểm:
Việc huy động vốn của công ty còn nhiều hạn
chế.
Công ty TNHH hai thành
viên trở lên
Đặc điểm:
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng
thành viên không vượt quá 50;
Chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của DN trong phạm
vi số vốn cam kết góp vào DN;
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển
nhượng theo quy định của PL.
Có tư cách pháp nhân.
Không được quyền phát hành cổ phần.
+ Ưu điểm:
Việc huy động vốn dễ dàng hơn so với công
ty TNHH 1thành viên và các loại hình doanh
nghiệp khác không phải là công ty cổ phần.
+ Nhược điểm:
Việc quyết định các vấn đề của công ty gặp
nhiều khó khăn hơn, các thành viên phải chia
nhỏ quyền tự chủ, tự quyết của mình.
Công ty cổ phần
Đặc điểm:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho
người khác
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các
loại để huy động vốn.
+ Ưu điểm:
Có thể huy động nguồn vốn lớn
Nhà đầu tư có thể dễ dàng dịch chuyển vốn đầu tư của
mình
Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết
định của đại HĐCĐ.
Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các
khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp.
+ Nhược điểm:
Việc phát hành chứng khoán ra thị trường sẽ làm chia
nhỏ quyền quyết định và quyền tự chủ của các cổ đông
trong công ty.
Các cổ đông trong công ty hoạt động vì không vì sự
phát triển của công ty mà vì lợi ích cá nhân.
Doanh nghiệp nhà nước
Khái niệm:
Là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập
và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ
phần, vốn góp chi phối, được tổ chức
thành doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ
phần, công ty TNHH.
Đặc điểm:
Có quyền phát hành trái phiếu.
Chủ động sử dụng vốn linh hoạt, quản lý và sử dụng
các quỹ của DN.
Quyết định mức khấu hao tài sản cố định theo quy định
của Chính phủ.
Được hưởng các ưu thế về chế độ ưu đãi, trợ cấp của
chính phủ.
Được chi thưởng các sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ
thuật, thường được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
Nộp thuế theo luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính,
phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia theo
vốn của Nhà nước đầu tư và vốn doanh nghiệp tự huy
động.
+ Ưu điểm: có ưu thế về vốn, có thể hoạt
động trong những ngành nghề đòi hỏi
lượng vốn lớn hoặc chậm thu hồi vốn,
được nhà nước bảo trợ trong các
trường hợp đặc biệt.
+ Hạn chế: phải chịu sự kiểm tra giám
sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý
nhà nước.
1.3.2 Các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý TCDN
Hình thức pháp lý TCDN
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành
kinh doanh
Môi trường kinh doanh