Bài giảng Tài chính phát triển (development finance)

1. GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN 2. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 4. THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC 5. ÁP CHẾ TÀI CHÍNH 6. HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 7. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 8. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

pdf255 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính phát triển (development finance), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN (Development Finance) PGS.TS. Võ Thành Danh Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ ® Năm 2011 1. GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN 2. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 4. THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC 5. ÁP CHẾ TÀI CHÍNH 6. HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 7. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 8. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN (Introduction in Development Finance) 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 3. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH 4. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Nội dung Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH • Làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư • Sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro • Giám sát doanh nghiệp • Vận hành hệ thống thanh toán  Bốn chức năng chính của HTTC:  Các thành phần của hệ thống tài chính: 1. Tổ chức tài chính 2. Công cụ tài chính 3. Thị trường tài chính 4. Cơ sở hạ tầng tài chính GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính bao gồm: - Ngân sách Nhà nước - Tài chính doanh nghiệp - Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian. - Tài chính đối ngoại - Tài chính hộ gia đình, cá nhân - Tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận - Hoạt động bảo hiểm → Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính. ..Là các tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng. Người tiết kiệm Định chế tài chính trung gian Người cần vốn TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN .. Là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) o Các tổ chức tín dụng o Hiệp hội cho vay và tiết kiệm o Công ty bảo hiểm o Các công ty tài chính o Các quỹ tương trợ o Các quỹ trợ cấp và hưu trí o Các công chứng khoán và môi giới TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt)  Đặc điểm: • Là những tổ chức kinh doanh tiền tệ. o Huy động vốn nhàn rỗi qua các hình thức, cơ chế khác nhau, từ đó cung ứng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế. o Trung gian chuyển giao về thời hạn sử dụng. o Trung gian chuyển giao rủi ro, thời cơ. o Bảo vệ giá trị vốn cung ứng, chuyển giao ở hiện tại và tương lai. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) CĂN CỨ ĐẶT TRƯNG HOẠT ĐỘNG • Ngân hàng thương mại • Quỹ tín dụng • Quỹ tiết kiệm • Công ty bảo hiểm • Công ty tài chính • Quỹ hỗ tương CĂN CỨ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG • Định chế huy động tiền gửi • Định chế huy động theo hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo hiểm. • Định chế làm trung gian đầu tư TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) Vai trò của các TCTGTC: o Chu chuyển các nguồn vốn có trong nền kinh tế. o Chuyển giao rủi ro, cơ hội. o Giảm chi phí giao dịch xã hộI. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt)  Ba chức năng của các TCTCTG: o Chức năng tạo vốn o Chức năng cung ứng vốn o Chức năng kiểm soát TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH  Khái niệm: Là khuôn khổ các luật lệ & hệ thống làm nền tảng để các doanh nghiệp và hộ gia đình lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.  Các thành phần của CSHTTC: o Hệ thống pháp lý và quản lý nhà nước o Nguồn lực và thông lệ giám sát o Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán o Cung cấp thông tin CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH (tt)  Vai trò của CSHTTC: o Hệ thống pháp lý đầy đủ và đồng bộ o Nguồn lực và thông lệ giám sát đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế o Hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng đủ độ tin cậy cho phép Ngân hàng định mức lãi suất có lợi hơn cho những khách hàng có uy tín cao hơn CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH (tt) Vai trò của CSHTTC (tt): o Việc tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin tín dụng có thể làm tăng mức độ sẵn có của các khoản vay và giảm bớt chi phí cho các trung gian tài chính o Xây dựng hệ thống thanh toán liên hàng giúp cho việc thanh toán nhanh và hiệu quả hơn CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH (tt) Khái niệm: o HTTTQT là một tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động đến các quan hệ tài chính-tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. o HTTTQT được xây dựng dựa trên hai cơ sở: (1) cách thức xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái, và (2) các dạng dự trữ tiền tệ quốc tế. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào phạm vi sử dụng: o Tiền thế giới (world currency): vàng o Tiền quốc tế (international currency): SDR o Tiền dự trữ (reserve currency): USD o Tiền quốc gia (National currency): VND, Yên, .. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ: o Đồng tiền chuyển đổi (vehicle/convertible currency) o Đồng tiền chuyển nhượng (transferable currency) o Tiền tệ clearing (clearing currency) HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán: o Tiền tính toán (account currency) o Tiền thanh toán (payment currency) HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ: o Tiền mặt (cash currency) o Tiền tín dụng (credit currency) HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Khái niệm tiền mạnh (Hard currency): o Tiền mạnh là đồng tiền của một nước có dự trữ ngaọi tệ lớn và thặng dư cán cân thanh toán. o Ngoại tệ mạnh chỉ khả năng trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế mạnh và tiện lợi. o Phản ánh tiềm lực kinh tế của một quốc gia (td: G10). o Tiền yếu (soft currency): là đồng tiền của nước có dự trữ ngoại tệ ít và thâm hụt cán cân thanh toán. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Tài trợ quốc tế: o Đầu tư (investment) o Viện trợ không hoàn lại (grant don) o Tín dụng quốc tế (international loan) HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Tín dụng quốc tế: o Là việc nhượng quyền sử dụng vốn của chủ thể nước này sang cho nước khác nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có thời hạn, và được đền bù. o TDQT bao gồm mọi quan hệ cung ứng vốn lẫn nhau giữa các nước và các tổ chức quốc tế. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  HTTTQT dựa trên cơ sở “Bản vị vàng”.  Hệ thống Bretton Woods  Hệ thống Jamaica HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  Hệ thống thứ nhất-Hệ thống bản vị vàng, 1875-1914.  Hệ thống thứ hai-Hệ thống bản vị vàng-Hệ thống Giơ Noa (Italia) 1922-1939.  Hệ thống thứ ba-Hệ thống Bretton Woods (Mỹ) 1945- 1973.  Hệ thống thứ tư-Hệ thống Jamaica từ 1974.  Khủng hoảng 2008 và hệ thống thứ năm???????? HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢN VỊ VÀNG: o Giá trị mỗi đồng tiền được xác định bằng một khối lượng vàng nhất định. o TGHĐ giữa các đồng tiền được xác định trên nguyên tắc ngang giá vàng. o Sự chuyển đổi của đồng tiền ra vàng và ngược lại là không bị hạn chế. Do đó, NHTW phải duy trì một lượng vàng dự trữ tương đương với lượng tiền phát hành. o Vàng được tự do mua bán trên thị trường thế giới. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG: o Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng. o Duy trì sự ổn định của cán cân thanh toán trong dài hạn. o Chế độ bản vị vàng vs. Chế độ tiền tệ pháp định: Xem Song Hongbing. 2006. Chiến tranh tiền tệ. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  HỆ THỐNG BRETTON WOODS: o Áp dụng chế độ tỷ giá cố định, có thể điều chỉnh. o Thành lập IMF & WB o Sự sụp đổ của hệ thống BW vào năm 1871. o Sự ra đời của hệ thống Jamaica. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG JAMAICA: o Các quốc gia có quyền lựa chọn chế độ tỷ giá (thả nổi, thả nổi tập thể, thả nổi có điều tiết, ) o Bải bỏ giá vàng chính thức. Từ đây giá vàng được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường. o Vàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế. o Vai trò của SDR như là phương tiện dự trữ tiền tệ quốc tế. o Sự hợp tác giữa các quốc gia trong điều tiết tỷ giá. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  CÁC KHÁI NIỆM: o Eurocurrency: là tiền gửi bằng đồng tiền tự do chuyển đổi tại một ngân hàng bên ngoài quốc gia phát hành đồng tiền đó và không chịu sự kiểm soát của NHTW của quốc gia phát hành. o Eurobanks: là các ngân hàng thực hiện các giao dịch với các đồng tiền Eurocurrency. o Euromarkets: là những thị trường tài chính mà ở đó diễn ra các hoạt động tài chính-tín dụng bằng các động tiền Eurocurrency. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  CÁC KHÁI NIỆM (tt): o Eurocurrency Market: (còn được gọi là thị trường tiền tệ quốc tế) là thị trường huy động vốn và cung cấp tín dụng ngắn hạn (có thời hạn không quá 1 năm) bằng các động tiền Eurocurrency. o Eurobond Market: (còn được gọi là thị trường trái phiếu quốc tế) là ở đó trái phiếu được phát hành trực tiếp bởi người vay cuối cùng bằng các động tiền Eurocurrency. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  CÁC KHÁI NIỆM (tt): o Euro equity Market: (còn được gọi là thị trường vốn/cổ phiếu quốc tế) bao gồm hai loại thị trường: (1) Foreign equities (thị trường cổ phiếu nước ngoài), và (2) thị trường cổ phiếu Euroequities. o Cổ phiếu nước ngoài là cổ phiếu của các công ty nước ngoài lưu hành trên thị trường nội địa của một quốc gia. o Cổ phiếu Euroequities là cổ phiếu của các công ty lớn, có uy tín phát hành và được mua bán trên thị trường Euromarket bằng các đồng tiền Eurocurrency. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ  SỰ ĐIỀU TIẾT EUROMARKET TỪ CÁC NHTW: o Ảnh hưởng của thị trường Euromarket: • Là nguồn tạo ra các phương tiện thanh toán quốc tế tương đối độc lập khỏi các NHTW. • Có tính thanh khoản rất cao; dẫn tới tính đầu cơ rất cao. • Không phải tuân theo nguyên tắc dự trữ tiền tệ của hệ thồng NHTW. • Sự sụp đổ của một Eurobank có thể tạo ra sự đổ vỡ dây chuyển cấp độ quốc tế. • Không tồn tại một thể chế “người cho vay cuối cùng” • Nguy cơ lạm phát tiền tệ toàn cầu HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TIẾT EUROMARKET CỦA NHTW: o Trách nhiệm báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế: Uỷ ban Bazel về giám sát hoạt động ngân hàng. o Phân định trách nhiệm và hoạt động điều phối giữa các NHTW các nước. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ  CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN: o Cán cân thường xuyên o Cán cân luồng vốn: • Cán cân đầu tư/cán cân tài chính/cán cân dài hạn • Cán cân của các dòng vốn ngắn hạn o Cán cân tài trợ chính thức: • Giao dịch giữa các cơ quan tiền tệ các nước • Các khoản cho vay hay đi vay với IMF và các NHTW nước ngoài • Chính phủ đi vay trên thị trường ngoại tệ. • Thay đổi trong dự trữ ngoại hối quốc gia HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ C. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ  CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH CCTT: o Thay đổi TGHĐ o Vay nợ nước ngoài o Các công cụ tiền tệ như tăng lãi suất chiết khấu, mua bán giấy tờ có giá, vàng, o Tuyên bố vỡ nợ quốc gia: đình chỉ vô thời hạn thanh toán các khoản nợ nước ngoài. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ C. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ  CÁC CHẾ ĐỘ TGHĐ: o Theo hàm lượng vàng của từng đồng tiền. o hệ thống TGHĐ cố định. o hệ thống TGHĐ “neo”. TD: Mexico, Thailand,.. o hệ thống TGHĐ thả nổi. o hệ thống tỷ giá linh hoạt/có điều chỉnh. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ D. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  TÁC ĐỘNG CỦA TGHĐ ĐẾN HĐ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI: o Tác động đến thương mại quốc tế. o Tác động đến đầu tư nước ngoài. o TH của Trung Quốc, Nhật Bản, . đ./v Mỹ  CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH TGHĐ: o Lãi suất chiết khấu o Mua bán ngoại hối của NHTW o Giảm/Nâng giá tiền tệ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ D. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HẾT CHƯƠNG 1 Trở về mục lục CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (FINANCE DEVELOPMENT & ECONOMIC GROWTH) Trở về mục lục  Một số khái niệm căn bản: • Phát triển tài chính: Công cụ, tổ chức, thị trường, CSHT: tài chính + Khối lượng tài sản tài chính + Lưu lượng di chuyển vốn + Sự phát triển của các tổ chức tài chính + CSHT tài chính (pháp luật, hiệu lực thi hành) + Tín dụng cho khu vực tư nhân v.v. • Tăng trưởng kinh tế: Được đo lường bằng GDP Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế !!! VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ o Phát triển tài chính là một điều kiện cần cho phát triển kinh tế o Phát triển tài chính là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh o Phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro o Cần chú ý tới chất lượng của phát triển tài chính o Phát triển tài chính phát huy tác dụng khi được hỗ trợ bởi hệ thống thể chế và chính sách tốt o Phát triển tài chính không phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Các đặc trưng của phát triển tài chính: 1. Sự hình thành và hoạt động của các thể chế tài chính (bao gồm trung gian tài chính) làm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí giao dịch. 2. Cung cấp các dịch vụ tài chính gần mức tối ưu cho tất cả các ngành/khu vực của nền kinh tế và tất cả các lĩnh vực của xã hội. Các thước đo sử dụng:  Độ sâu tài chính (M2,M3/GDP): cho ta biết quy mô của khu vực trung gian tài chính so với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó không phản ánh vấn đề phân bổ vốn và hiệu quả của dịch vụ tài chính trong nền kinh tế.  Tín dụng tư nhân/GDP: đây là chỉ số bổ sung rất tốt cho M3/GDP trong việc phản ánh trình độ phát triển tài chính vì nó không tính tới tín dụng cho khu vực nhà nước và cũng có bao gồm tín dụng của ngân hàng trung ương. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH MỘT SỐ RỦI RO TIỀM TẰNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH 1. Chất lượng phát triển tài chính thấp + Không phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả; trái lại có thể gây nên gánh nặng nợ nần + Không có khả năng “tiêu hóa” hiệu quả các nguồn tài chính huy động được (vd: viện trợ) + Hệ thống tài chính phát triển không bền vững 2. Phát triển tài chính không tương thích với điều kiện kinh tế, với hệ thống thể chế và chính sách của quốc gia Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế  Tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng kinh tế, bao gồm cả sự đóng góp của việc tích lũy vốn trong sản lượng này.  Để đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế  Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.  Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế: + Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế. + Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. + Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn + Trình độ tư duy, quan điểm thay đổi: mở cửa nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế: + Sự tích lũy vốn và đổi mới công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhiều phương cách khác nhau. + Các tiến trình phân bổ tín dụng hay nguồn lực khác của những thể chế tài chính về nguyên tắc có thể tạo ra sự quản lý tài chính hữu hiệu và cải thiện sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế + Việc cung cấp tài chính và trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi sự của các doanh nghiệp, sự đổi mới, sự cải thiện năng suất kinh tế, và vì vậy đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. + Các hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu đóng góp vào sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế. + Phát triển kinh tế đóng góp vào sự phát triển của trung gian tài chính và ngược lại. + Trung gian tài chính phát triển hơn sẽ dẫn đến sự gia tăng về tăng trưởng kinh tế. QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Phát triển tài chính là một điều kiện cần cho phát triển kinh tế • Phát triển tài chính là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Phát triển tài chính và sự hình thành CSHT tài chính tạo điều kiện cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng về thông tin, xác định cung & cầu nguồn lực giữa nhà ĐT & người đi vay  gia tăng lợi suất thực của vốn và NS kinh tế. • Trung gian tài chính & phát triển tài chính có vai trò huy động & thu hút tiền tiết kiệm cho đầu tư vào các dự án có lợi tức kỳ vọng cao hơn,khuyến khích năng suất cao hơn. • Mức phát triển tài chính vuợt quá một ngưỡng có thể đóng gópvào sự giảm thiểu chi phí giao dịch trong hệ thống tài chính  thúc đẩy đổi mới sản phẩm tài chính và gia tăng tăng trưởng kinh tế. QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Phát triển tài chính là điều kiện cần (nhưng chưa đủ) cho phát triển kinh tế, và có thể là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh của quốc gia. Phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro. + Để giảm rủi ro và để tài chính đóng góp vào phát triển kinh tế, cần chú trọng tới chất lượng của phát triển tài chính, đồng thời xây dựng HT thể chế và thực hiện các chính sách thích hợp. Phát triển kinh tế có tác động trở lại với phát triển tài chính - Mối quan hệ “kéo đẩy” tự nhiên, hợp quy luật. Với một hệ thống tài chính kém phát triển: • Không khuyến khích được tiết kiệm • Dịch chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư kém hiệu quả • Đầu tư chủ yếu là từ tiết kiệm của chính mình và người quen • Khó tìm được cơ hội đầu tư, đặc biệt là cơ hội đầu tư lớn • Hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thấp QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Phát triển tài chính và giảm nghèo: • Phát triển tài chính có thể cải thiện điều kiện sống của người nghèo thông qua vai trò hỗ trợ tăng trưởng • Các thước đo về mức độ phát triển tài chính có tương quan đồng biến(mặc dù yếu) với tỷ phần của nhóm 20% nghèo nhất trong phân phối thu nhập. QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Patrick (1966) kết luận rằng quan hệ nhân quả có chiều hướng từ tăng trưởng tài chính đến tăng trưởng kinh tế như là một mối quan hệ do cung tạo ra trong những thời kỳ đầu của phát triển kinh tế, nhưng hướng của quan hệ nhân quả đó đảo ngược lại trong những giai đoạn phát triển tương đối cao hơn. QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Ngân hàng Thế giới trong báo cáo năm 2001 về tài chính phát triển toàn cầu đã nhiều lần khẳng định về vai trò của các thể chế luật pháp trong viêc thúc đẩy phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Kết quả nghiên cứu thực nghiệm • King & Levine (1993): “mức phát triển tài chính cao hơn tương quan mạnh và có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn (ở cả hiện tại v
Tài liệu liên quan