Bài giảng Tài chính quốc tế - Đặng Lan Anh

Cấu tạo, cơ chế vận hành và hoạt động trên các hệ thống thị trường tài chính quốc tế; mối quan hệ qua lại trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ như tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, thu nhập, cán cân thanh toán • Kiến thức về quản trị rủi ro tỷ giá, các chế độ tỷ giá và các chính sách tỷ giá ngày nay, chu chuyển vốn quốc tế và cán cân thanh toán quốc tế, • Các kiến thức có liên quan đến vai trò, vị trí và ảnh hưởng của tài chính quốc tế đến các hoạt động của các doanh nghiệp, công ty nhất là công ty đa quốc gia

pdf28 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính quốc tế - Đặng Lan Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Ths. Đặng Lan Anh Môn học cung cấp • Cấu tạo, cơ chế vận hành và hoạt động trên các hệ thống thị trường tài chính quốc tế; mối quan hệ qua lại trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ như tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, thu nhập, cán cân thanh toán • Kiến thức về quản trị rủi ro tỷ giá, các chế độ tỷ giá và các chính sách tỷ giá ngày nay, chu chuyển vốn quốc tế và cán cân thanh toán quốc tế, • Các kiến thức có liên quan đến vai trò, vị trí và ảnh hưởng của tài chính quốc tế đến các hoạt động của các doanh nghiệp, công ty nhất là công ty đa quốc gia. • 4 tín chỉ (60 tiết), trong đó  40 tiết lý thuyết,  10 tiết bài tập:  10 tiết tiểu luận và thảo luận: • Môn học tiên quyết:  Kinh tế vi mô  Kinh tế vĩ mô  Lý thuyết tài chính - tiền tệ  Tiền tệ - ngân hang Ngân hàng thương mại • Môn học kế tiếp → Quản trị tài chính. Nhiệm vụ sinh viên • Lên lớp đầy đủ thời gian theo quy định; • Nghiên cứu tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo; • Chuẩn bị các bài tiểu luận theo chủ đề, các bài tập được giao, thảo luận tích cực trong giờ học. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên • Thang điểm : 10 – 20% Tiểu luận, Thảo luận, làm bài tập – 20% Thi giữa kỳ , thi trắc nghiệm – 60% Thi hết môn, thi tự luận Tài liệu học tập Bắt buộc • [1]. Bài giảng Tài chính quốc tế của giảng viên. • [2]. Jeff Madura, Tài chính quốc tế do tập thể giảng viên Khoa tài chính – ngân hàng trường ĐH Kinh tế - Luật dịch sang tiếng việt, xuất bản năm 2012 Khuyến khích đọc thêm • [3]. PGS – TS. Nguyễn Văn Tiến “ Tài chính quốc tế” NXB Thống kê, Hà Nội 2010 • [4]. Eugene F. Brigham, Quản trị tài chính, sách do tập thể giảng viên Bộ môn tài chính – ngân hàng Khoa Kinh tế - Luật dịch sang tiếng việt, xuất bản năm 2009. • [5]. Frederic S. Mishkin, The economics of money, banking and financial markets, 5th edition. Cấu trúc môn học • Chương 1 : Đại cương về tài chính quốc tế (4 tiết) • Chương 2 : Thị trường tài chính quốc tế ( 12 tiết) • Chương 3: Cán cân thanh toán quốc tế và Dòng chảy vốn quốc tế (16 tiết) • Chương 4: Xác định tỷ giá hối đoái (12 tiết) • Chương 5: Quản trị rủi ro tỉ giá hối đoái (12 tiết) Các chuyên đề thảo luận • Chuyên đề 1: Liên minh tiền tệ Châu Âu - Eurozone • Chuyên đề 2:Hệ thống đồng tiền Châu Âu – Eurocurrency • Chuyên đề 3:Hệ thống trái phiếu Châu Âu - Eurobonds • Chuyên đề 4: Tài khoản quốc gia và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam • Chuyên đề 5: Hệ thống tỷ giá hối đoái của Việt Nam • Chuyên đề 6: Đầu tư nước ngoài của Việt Nam • Chuyên đề 7: Khủng hoảng tài chính, những vấn đề trong việc điều hành công ty. Các chuyên đề thảo luận CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Mục lục 1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế 2. Khái niệm tài chính quốc tế 3. Đặc điểm của tài chính quốc tế 4. Vai trò của tài chính quốc tế • Đối với nền kinh tế • Đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng • Đối với các doanh nghiệp và công ty đa quốc gia • “Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế” 1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế • Các hoạt động kinh tế đối ngoại • Các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, quân sự • Hình thành các điều kiện di chuyển hàng hóa, vốn và tiền tệ giữa các quốc gia từ những hình thức đơn gian đến phức tạp như: • Hình thức sơ khai: Buôn bán hàng hoá, cống nộp vàng bạc, châu báu; • Hình thức ở mức độ cao hơn: thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ và tín dụng quốc tế; • Hình thức ở mức độ phức tạp: FDI, đầu tư gián tiếp, viện trợ quốc tế không hoàn lại, hợp tác quốc tế về tài chính, mua bán chứng khoán, quản trị rủi ro tài chính quốc tế. 1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế (tt Hoạt động kinh tế gồm: Thương mại quốc tế • Chu chuyển hàng hóa • Chu chuyển dịch vụ  Dòng chảy vốn quốc tế • Đầu tư trực tiếp • Đầu tư gián tiếp • Viện trợ quốc tế • Thanh tóan quốc tế • Tín dụng và tài trợ thương mại quốc tế 1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế (tt • Lợi ích từ thương mại quốc tế Khai thác lợi thế so sánh và cạnh tranh quốc gia Bù đắp thiếu hụt quốc gia Tăng giá trị GDP Nâng cao và làm phong phú đời sống người dân • Lợi ích từ dòng chảy vốn quốc tế  Phân bổ nguồn vốn hiệu quả giữa các quốc gia Tạo ra cơ hội phân tán rủi ro trong kinh doanh và đầu tư 1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế (tt 2. Khái niệm Tài chính là gì ? • Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính của các thiết chế tài chính diễn ra trên phạm vi quốc tế. • Hoạt động tài chính quốc tế là một chuỗi vận động thông qua việc vận hành của ba thành phần: (1) các thiết chế cơ sở, (2) hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế, (3) thị trường tài chính quốc tế. (1) Thiết chế tài chính cơ sở: “ Là các đơn vị làm cơ sở để chuyển dịch tài chính trong nước bao gồm: – Thiết chế nội địa: là các đơn vị tài chính thực hiện các chuyển dịch tài chính trong nước. Gồm: Ngân hàng TW, Cục kho bạc, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, hiệp hội cho vay và tiết kiệm, quỹ tương hỗ, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí.. Chức năng: • Trung gian tài chính • Phát hành công cụ tài chính: tiền, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng, thư tín dụng • Đầu tư tài chính • Thực hiện các dịch vụ tài chính quốc tế 2. Khái niệm (tt) - Thiết chế tài chính quốc tế  Thường là một tập đoàn cổ phần đa quốc gia, hoặc một tổ chức quốc tế sáng lập (WB, IMF)  Chỉ thực hiện các dịch vụ ở cấp quốc tế, cấp chính quyền quốc gia, dịch vụ với các tổ chức tài chính  Là tổ chức cầu nối tài chính ở phạm vi toàn cầu  Công cụ tài chính của nó được luân chuyển và chấp nhận ở cấp quốc tế 2. Khái niệm (tt) (2) Hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế “Hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế là hệ thống các công cụ tài chính quốc tế” Công cụ tài chính thông thường: tiền giấy, cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng thư tài sản khác Công cụ tài chính quốc tế: các công cụ trên khi nó được chấp nhận ở phạm vi quốc tế 2. Khái niệm (tt) (3) Thị trường tài chính quốc tế “Thị trường tài chính là nơi công cụ tài chính được chuyển dịch. Thị trường tài chính bao gồm người bán, người mua, hàng hoá và cơ chế vận hành” 2. Khái niệm (tt) Các hình thức chuyển dịch tài chính Chuyển dịch không đối tác: là dịch chuyển nội bộ hay điều động tài chính (Unilateral) Chuyển dịch tài chính hai đối tác: chuyển dịch tài chính giữa 2 chủ thể ở hai quốc gia (Bilaterals) Chuyển dịch tài chính nhiều đối tác: là hình thức chuyển dịch đa phương (Multilaterals) 2. Khái niệm (tt) Vận động của các thiết chế tài chính Quốc tế Chuyển dịch của các công cụ tài chính Chuyển dịch giá trị tài chính trong thị trường quốc tế Công cụ tài chính nội địa Công cụ tiền tệ và Tài chính quốc tế • Vay, nhận ký gửi, phát hành công cụ tài chính • Cho vay, đầu tư, phát hành công cụ tài chính • Thực hiện dịch vụ mua nợ, ấn định nợ • Dịch vụ cơ cấu nợ • Chuyển dịch song phương • Chuyển dịch đa phương • Chuyển dịch nội bộ 2. Khái niệm (tt) • Rủi ro tỷ giá và rủi ro quốc gia • Thị trường bất hoàn hảo. • Chịu ảnh hưởng bởi nhân tố toàn cầu hóa. 3. Đặc điểm nổi bật của tài chính quốc tế 4. Vai trò của tài chính quốc tế • Đối với nền kinh tế Là công cụ để phân phối lại các nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật và lao động trên phạm vi toàn thế giới. Là cầu nối tài chính giữa các quốc gia, tạo điều kiện để các quốc gia được bình đẳng, hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của các quốc gia. 4. Vai trò của tài chính quốc tế (tt) • Đối với nền kinh tế – Cơ sở của chính sách tài chính quốc gia – Thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại – Hiệu quả hóa nguồn vốn nhàn rỗi – Nâng cao uy tín tài chính quốc tế 4. Vai trò của tài chính quốc tế (tt) • Đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng – Cơ sở chính sách tài chính – Doanh thu và lợi nhuận – Phòng ngừa rủi ro tài chính – Hỗ trợ vốn và tài chính từ nước ngoài – Hỗ trợ các hoạt động khác – Tăng khả năng cạnh tranh 4. Vai trò của tài chính quốc tế (tt) • Đối với các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia, cá nhân – Hỗ trợ vốn – Tăng nhanh dòng vốn – Tiết giảm chi phí – Hạn chế rủi ro – Nâng cao hiệu quả – Tăng khả năng cạnh tranh Kiểm tra kiến thức 1. Lợi ích và rủi ro khi thực hiện các hoạt động tài chính quốc tế? 2. Tại sao tài chính quốc tế ngày càng quan trọng? 3. Vai trò của tài chính quốc tê đối với các nước đang phát triển cụ thể Việt Nam như thế nào? 4. Ý nghĩa của tài chính quốc tế đối với doanh nghiệp XNK và các công ty đa quốc gia?