Bài giảng tài chính tiền tệ

Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá dẫn đến sự xuất hiện của những "vật ngang giá chung". Đó là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và thường mang tính đặc thù của địa phương. Trải qua quá trình phát triển, những "vật ngang giá chung" được thay đổi và ngày càng hoàn thiện để có thể đáp ứng cho việc trao đổi thuận tiện hơn và phạm vi trao đổi rộng lớn hơn. Sau những thứ hàng hoá không phải tiền tệ là những kim loại. Kim loại là những "vật ngang giá chung" được sử dụng rộng rãi nhất. Đầu tiên là sắt, kẽm, rồi đến đồng và bạc . Đầu thế kỷ 19 thì vàng đóng vai trò "vật ngang giá chung" thay thế cho tất cả các "vật ngang giá chung" khác, kim loại này đã được gọi là ‘kim loại tiền tệ". Khi một khối vàng có trọng lượng và chất lượng nhất định được chế tác theo một hình dạng quy định nào đó thì được gọi là "tiền tệ". Vàng trở thành vật ngang giá chung độc tôn trong trao đổi mua bán thì cái tên " Vật ngang giá chung" được thay bằng cái tên là " tiền tệ. " Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào cho nên nó có thể thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. Chính vì vậy vàng -tiền tệ được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt Sau này, để đáp ứng nhu cầu của của nền sản xuất-trao đổi phát triển, tiền tệ được thay thế bằng tiền kim loại, tiền giấy, tiền ghi sổ, tiền điện tử và đây là những hình thái hiện đại của tiền tệ và hiện nay vẫn đang được sử dụng

doc111 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng tài chính tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
((((( Bài giảng tài chính tiền tệ MỤC LỤC Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 4 1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 4 1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ 4 1.1.2. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 5 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 5 1.2.1. TIỀN TỆ LÀM THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ 5 1.2.2. TIỀN TỆ LµM PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI, THANH TOÁN 5 1.2.3. TIỀN TỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ GIÁ TRỊ 6 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ 6 1.3.1. HOÁ TỆ 6 1.3.2. TÍN TỆ 6 1.3.3. BÚT TỆ (TIỀN GHI SỔ) 7 1.3.4. TIỀN ĐIỆN TỬ 7 1. 4. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 7 1.4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH 7 1.4.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 9 1.5. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 9 1.5.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI 9 1.5.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC 11 1.6. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 11 1.6.1. QUAN NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC BỘ PHẬN TÀI CHÍNH 11 1.6.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 12 Chương 2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15 2.1.1 KHÁI NIỆM 15 2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15 2.2. THU VÀ CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16 2.2.1. THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 16 2.2.2. CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 17 2.3. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.1. KHÁI NIỆM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.4.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 18 2.4.2. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 19 2.4.3 NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH 20 Chương 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 21 3.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 21 3.2. CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 21 3.2.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI 21 3.2.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC 21 3.3. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 21 3.3.1. KHÁI NIỆM 21 3.3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 22 3.4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH-VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 23 3.4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TSCĐ - VCĐ 23 3.4.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 24 3.4.3. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 25 a. Hao mòn tài sản cố định 25 b. Khấu hao tài sản cố định 25 3.4.4. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 25 3.5. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG -VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 30 3.5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM 30 3.5.2. PHÂN LOẠI 31 3.6. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 31 3.6.1. CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 31 b. Giá thành sản phẩm 32 3.6.2. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP 32 c. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp. 32 3.6.3. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 33 Chương 4. TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 34 4.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 34 4.1.1 TÍN DỤNG 34 4.1.2. LỢI TỨC TÍN DỤNG 34 4.1.3. LÃI SUẤT TÍN DỤNG 34 4.2. CÁCH TÍNH LỢI TỨC TÍN DỤNG 36 4.2.1. LÃI ĐƠN 36 4.2.2. LÃI KÉP ( LÃI GỘP ) 36 4.3. CÁC LOẠI LÃI SUẤT 36 4.3.1. LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 36 4.3.2. LÃI SUẤT CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 37 4.3.3. CÁC LÃI SUẤT TÍNH TOÁN 37 + Lãi suất tương đương. 38 4.4. GIÁ TRỊ CỦA TIỀN THEO THỜI GIAN 39 4.4.1. ĐƯỜNG THỜI GIAN 39 4.4.2. GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA TIỀN 40 4.4.3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA TIỀN 40 Chuơng 5. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.1.1. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 41 5.2. CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 42 5.2.2. CHỦ THỂ CHO VAY 43 5.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 43 5.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 45 Chương 6. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 49 6.1. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ 49 6.2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 49 6.3. CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 52 Chương 7. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 55 7.1. TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 55 7.2. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 58 7.3. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHUNG 60 Tài sản 66 Chương : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 70 8.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM 70 8.2. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 71 Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng trung ương 72 Có 72 + Bên có 72 8.2.CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 73 B. Tài khoản vốn 91 C. Cán cân giao dịch dự trữ chính thức 91 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá dẫn đến sự xuất hiện của những "vật ngang giá chung". Đó là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và thường mang tính đặc thù của địa phương. Trải qua quá trình phát triển, những "vật ngang giá chung" được thay đổi và ngày càng hoàn thiện để có thể đáp ứng cho việc trao đổi thuận tiện hơn và phạm vi trao đổi rộng lớn hơn. Sau những thứ hàng hoá không phải tiền tệ là những kim loại. Kim loại là những "vật ngang giá chung" được sử dụng rộng rãi nhất. Đầu tiên là sắt, kẽm, rồi đến đồng và bạc . Đầu thế kỷ 19 thì vàng đóng vai trò "vật ngang giá chung" thay thế cho tất cả các "vật ngang giá chung" khác, kim loại này đã được gọi là ‘kim loại tiền tệ". Khi một khối vàng có trọng lượng và chất lượng nhất định được chế tác theo một hình dạng quy định nào đó thì được gọi là "tiền tệ". Vàng trở thành vật ngang giá chung độc tôn trong trao đổi mua bán thì cái tên " Vật ngang giá chung" được thay bằng cái tên là " tiền tệ. " Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào cho nên nó có thể thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. Chính vì vậy vàng -tiền tệ được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt Sau này, để đáp ứng nhu cầu của của nền sản xuất-trao đổi phát triển, tiền tệ được thay thế bằng tiền kim loại, tiền giấy, tiền ghi sổ, tiền điện tử và đây là những hình thái hiện đại của tiền tệ và hiện nay vẫn đang được sử dụng 1.1.2. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ Qua xem xét sự ra đời và phát triển của tiền tệ, ta thấy bản chất của tiền tệ là: "Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Tiền tệ ra đời, phát triển và tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định, đó là 2 tiền đề: nền sản xuất hàng hoá và nhà nước. Tiền tệ có thể thoả mãn nhiều nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với lượng giá trị mà người đó tích luỹ được". Tiền tệ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, tiền tệ bằng vàng dần dần được thay thế bằng hình thức khác với tư cách là những vật thay mặt cho vàng và được bảo đảm giá trị bởi người phát hành ra nó dưới sự bảo hộ của pháp luật. Những hình thức như vậy của tiền tệ đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho quá trình trao đổi hàng hoá vì vậy chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cho đến ngày nay thì quan niệm về tiền không còn bó hẹp là vàng với tư cách là hàng hoá đặc biệt nữa mà tiền bây giờ là bất cứ những phương tiện nào được luật pháp công nhận là vật đóng vai trò trung gian trao đổi, thậm chí đó chỉ là những tờ giấy được in ấn những hình ảnh và màu sắc theo quy định nào đó. 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2.1. TIỀN TỆ LÀM THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hoá, dịch vụ khác trước khi đem ra trao đổi. Với chức năng này, nó giúp cho sự trao đổi giảm bớt được số lượng giá cần tính trước khi trao đổi, làm cho quá trình trao đổi thuận tiện hơn rất nhiều 1.2.2. TIỀN TỆ LµM PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI, THANH TOÁN Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ . Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, vì nó tiết kiệm được các chi phí quá lớn so với quá trình trao đổi trực tiếp ( Hàng đổi hàng). Bởi vì khi trao đổi trực tiếp như vậy thì những người tham gia trao đổi phải tìm được sự trùng nhau về nhu cầu, thời gian trao đổi và không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ có thể thực hiện được khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung gian trao đổi đã khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Phạm vi trao đổi không bị hạn chế, có thể là trao đổi thanh toán trong nước cũng như trao đổi thanh toán quốc tế 1.2.3. TIỀN TỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ GIÁ TRỊ Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc mua hàng hoá tiếp theo, thì lúc này tiền tạm thời ngừng lưu thông và chúng tồn tại dưới dạng ‘giá trị dự trữ’. Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nó là nơi chứa sức mua hàng hoá trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến khi tiêu tiêu dùng nó. Chức năng này rất quan trọng vì mọi người đều không muốn và không thể chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà phải dự trữ một phần để sử dụng trong tương lai 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ 1.3.1. HOÁ TỆ Hoá tệ là lấy hàng hoá làm tiền tệ, đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hoá được sử dụng làm tiền tiền tệ có 2 loại : Hàng hoá không phải kim loại và kim loại. Do vậy hoá tệ cũng có 2 loại Hoá tệ không kim loại. Người ta sử dụng hàng hoá không phải kim loại làm tiền tệ. Đây là hình thái cổ nhất của tiền tệ Tuỳ theo từng quốc gia, từng địa phương người ta dùng những hàng hoá khác nhau để làm tiền tệ ( bò, cừu, thuốc lá, muối...) Nói chung đó là những vật dụng quan trọng, hay những đặc sản của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Hoá tệ không kim loại được sử dụng đã đem lại nhiều thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá. Nhưng dần dần nó xuất hiện nhiều hạn chế, bất lợi cho quá trình trao đổi như dễ hư hỏng, khó bảo quản, khó vận chuyển, khó phân chia hay gộp lại, chỉ được công nhận trong từng địa phương. Hoá tệ kim loại ( Kim tệ). Người ta lấy kim loại làm tiền tệ. Giá trị của đồng tiền phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng phần kim loại đúc nên tiền.Các kim loại đã được sử dụng để đúc thành tiền là sắt, đồng, kẽm, bạc, và cuối cùng vai trò tiền tệ được cố định ở vàng. Vàng có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác là tính đồng nhất của vàng rất cao. Điều đó làm cho việc đo lường giá trị hàng hoá trong quá trình trao đổi thuận tiện hơn . Vàng dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó. Vàng dễ mang theo và thực hiện chức năng dự trữ rất thuận tiện Tuy nhiên khi trình độ sản xuất phát triển lên, khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa ra trao đổi ngày càng nhiều trong khi khả năng về vàng lại có hạn thì việc tìm kiếm ra một hình thái tiền tệ mới để thay thế vàng là việc cần thiết. 1.3.2. TÍN TỆ Tín tệ là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, hoặc giá trị của nó rất nhỏ không đáng kể, nhưng nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có 2 loại là tiền kim loại ( dùng kim loại để đúc thành tiền) và tiền giấy ( sử dụng giấy để làm tiền). Giá trị của tiền không phụ thuộc vào nguyên liệu làm tiền mà nó phụ thuộc vào những dấu hiệu ghi trên mặt đồng tiền do nhà nước quy định Tiền kim loại với kim tệ ở chỗ: Trong kim tệ giá trị chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền. Còn trong tiền kim loại thì hai giá trị này không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được. Tiền giấy có 2 loại là tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những tờ giấy bạc này được tự do chuyển đổi thành vàng theo luật định. Nghĩa là trên tờ giấy bạc đã ghi rõ có thể đổi được bao nhiêu vàng. Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy được lưu hành nhưng không thể đem đến ngân hàng đẻ đổi lấy vàng. Đây là loại tiền giấy mà hiện nay các quốc gia đang sử dụng.. Việc sử dụng tín tệ bây giờ trở nên thông dụng do tính thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hoá. ưu điểm của nó là: Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi, thanh toán nợ. Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ. Chỉ cần thay đổi các con số trên bề mặt đồng tền là có một lượng giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn được biểu hiện. Bằng chế độ độc quyền phát hành và những quy định nghiêm ngặt của chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó. Hạn chế của tín tệ xuất hiện khi trao đổi ở quy mô lớn, phạm vi rộng và tốc độ nhanh. Hơn nữa nó có thể mất giá trị khi dự trữ . 1.3.3. BÚT TỆ (TIỀN GHI SỔ) Đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ, ghi Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng Bút tệ không có hình thái vật chất nhưng nó cũng có những tính chất của tín tệ là được sử dụng để thanh toán qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như séc,, lệnh chuyển tiền.... Hiên nay là thời đại của tiền ghi sổ. Nó có những ưu điểm là: Giảm bớt một các đáng kể về chi phí lưu thông tiền mặtnhư các chi phí in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói.. Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng. Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền. Tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng. Ưu điểm nổi bật là khi nó được sử dụng để thanh toán với quy mô không hạn chế, phạm vi trao đổi rộng và trao đổi với tốc độ rất nhanh. 1.3.4. TIỀN ĐIỆN TỬ Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động (Nhưng chưa có sự thống nhất coi đây là một hình thái tiền tệ. Có quan điểm cho rằng đây chỉ là phương tiện chi trả với sự chuyển dịch vốn bằng điện tử mà thôi) 1. 4. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 1.4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xác nhận rằng, vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thuỷ. Lúc đó phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển,. Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, theo đó là tiền tệ đã xuất hiện. Đồng thời cũng vào thời kỳ này chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính sự xuất hiện sản xuất - trao đổi hàng hoá và tiền tệ đã là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, nhà nước đã xuất hiện. Khi nhà nước xuất hiện, với tư cách là người có quyền lực chính trị, nhà nước đã nắm lấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập của đồng tiền trên phương diện quy định hiệu lực pháp lý của đồng tiền và tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua các thứ thuế bằng tiền và công trái bằng tiền, nhà nước đã tập trung vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ để lập ra các quỹ tiền tệ riêng có quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước khác phục vụ cho hoạt động của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Tạo ra những mối quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền tệ giữa nhà nước với các tổ chức và dân cư Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể trong xã hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo lập nên các quỹ tiền tệ riêng phục vụ cho các mục đích riêng của mỗi chủ thể. Ở các chủ thể khác như các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình, các quỹ tiền tệ có thể được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp (sản xuất hoặc tiêu dùng) thông qua hành vi trao đổi thành những quỹ vật tư, hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng, sinh hoạt; cũng có thể được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Từ đó xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức và dân cư với nhau Tóm lại từ thời kỳ này trong xã hội xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức, cá nhân với nhau. Ta gọi những mối quan hệ kinh tế đó là "Tài chính" Những phân tích kể trên cho nhận xét rằng, trong những điều kiện lịch sử nhất định, tài chính đã xuất hiện và tồn tại theo với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Do đó, có thể coi sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính. Trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá -tiền tệ, hình thức tiền tệ đã trở thành hình thức chủ yếu của thu nhập và chi tiêu của nhà nước cũng như mọi chủ thể khác trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Như vậy, sự phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ đã tạo điều kiện khách quan cho sự mở rộng các quan hệ tài chính. Nói khác đi, phạm vi của các quan hệ tài chính phụ thuộc vào sự phát triển của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong các mối quan hệ kinh tế của xã hội. Cũng cần nhận rõ rằng, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, thông qua chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của mình, nhà nước trong một đất nước nhất định có lúc có tác động thúc đẩy, có lại có tác động kìm hãm sự phát triển của sản xuất hàng hoá -tiền tệ và do đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tài chính; đồng thời, mọi nhà nước đề luôn tìm cách sử dụng tài chính làm công cụ tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; tập trung các nguồn tài chính vào tay nhà nước để đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu và hoạt động của nhà nước. Điều đó có nghĩa là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là tiền đề phát triển của tài chính. Đến một khi xã hội không còn nền sản xuất hàng hoá, không còn tiền tệ và không còn nhà nước thì trong xã hội cũng không còn phạm trù tài chính nữa. Vậy có thể nói tài chính là một phạm trù kinh tế, nó ra đời, phát triển và tồn tại trên hai tiền đề là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Trong hai tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hoá - tiền tệ là nhân tố mang tính khách quan, có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính và nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. 1.4.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH Bản chất của tài chính được thể hiện thông qua các quan hệ kinh tế chủ yếu trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới các hình thức giá trị sau: Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư Quan hệ kinh tế các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư với nhau và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau 1.5. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức được và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ phân phối .Nhờ có chức năng phân phối mà các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử dụng cho các mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. Nghiên cứu về chức năng phân phối của tài chính ta cần làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất : Tài chính phân phối cái gì ? Đối tượng phân phối của tài chính là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. (hay: Các nguồn tài chính là cái mà tài chính phân phối ) Nguồn tài chính là gì ? Xét về mặt nội dung thì nguồn tài chính bao gồm 4 bộ phận Bộ phận của cải xã hội mới sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bộ phận của cải xã hội còn tồn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích
Tài liệu liên quan