Bài giảng Tài chính -Tiền tệ (tiếp)

Lĩnh vực Tài chính -tiền tệ là lĩnh vực vô cùng nhạy cảmtrong quá trình điều hành nền kinh tế. Các chính sách tài chính - tiền tệ luôn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nướcmỗi quốc gia.Trong bối cảnh toàn cầu hóavà hội nhập, lĩnh vực tài chính tiền tệ có khả năng tiềm ẩn biến cả khu vựcthành một làng không biên giới (đồng EURO xuất hiện ở Châu Âu từ đầu năm 2002 là một ví dụ điển hình). Đồng thời, lĩnh vực tài chính -tiền tệ rất dễ biến thành con dao hai lưỡi, và thực tế đã là con dao hai lưỡi rất nghiệt ngã với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới

pdf45 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính -Tiền tệ (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU Lĩnh vực Tài chính - tiền tệ là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm trong quá trình điều hành nền kinh tế. Các chính sách tài chính - tiền tệ luôn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, lĩnh vực tài chính tiền tệ có khả năng tiềm ẩn biến cả khu vực thành một làng không biên giới (đồng EURO xuất hiện ở Châu Âu từ đầu năm 2002 là một ví dụ điển hình). Đồng thời, lĩnh vực tài chính - tiền tệ rất dễ biến thành con dao hai lưỡi, và thực tế đã là con dao hai lưỡi rất nghiệt ngã với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Môn học Lý thuyết tài chính – tiền tệ được hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của tài chính học và lưu thông tiền tệ - tín dụng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết. Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. Tập bài giảng Lý thuyết tài chính – tiền tệ được thiết kế thành 9 chương: Chương 1:Đại cương về tài chính tiền tệ Chương 2: Tổng quan về hệ thống tài chính Chưong 3: Ngân sách nhà nước Chương 4: Tài chính doanh nghiệp Chương 5: Thị trường tài chính Chương 6: Một số vấn đề cơ bản về lãi suất Chương 7: Ngân hàng thương mại Chương 8: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia Chương 9: Lạm phát tiền tệ Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành tập bài giảng, nhưng trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các bạn đọc. Chủ biên 2 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1 MỤC LỤC .............................................................................................................. 3 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ................................................. 7 1.1. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ .......................................................................... 7 1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ ................................................................................ 7 1.1.2. Bản chất của tiền tệ ................................................................................. 7 1.1.3. Các định nghĩa về tiền tệ. ........................................................................ 7 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ....................................................................... 8 1.2.1. Đơn vị đo lường giá trị............................................................................ 8 1.2.2. Chức năng phương tiện trao đổi ............................................................. 9 1.2.3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị. ...................................................... 9 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ........................................... 10 1.3.1. Tiền tệ bằng hàng hóa ........................................................................... 10 1.3.2. Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng) ............................................................. 10 1.3.3. Tiền ghi sổ (tiền quan ngân hàng) ......................................................... 11 1.4. KHỐI TIỀN TỆ ........................................................................................... 11 1.4.1. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn)........................................ 11 1.4.2. Khối lượng tiền trong lưu thông (Ms).................................................... 11 CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ ............................................................................................. 12 1.5.1. Chế độ song bản vị................................................................................ 12 1.5.2. Chế độ bản vị tiền vàng......................................................................... 13 1.5.3. Chế độ bản vị vàng thỏi......................................................................... 13 1.5.4. Chế độ bản vị vàng hối đoái .................................................................. 13 1.5.5. Chế độ bản vị ngoại tệ........................................................................... 13 1.5.6. Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng................................. 14 1.6. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH................................................................... 14 1.6.1. Sự ra đời của phạm trù tài chính............................................................ 14 1.6.2. Bản chất của tài chính ........................................................................... 14 1.7. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH................................................................ 15 1.7.1. Chức năng phân phối ............................................................................ 15 1.7.2. Chức năng giám đốc.............................................................................. 15 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH......................................... 17 2.1. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH................................................... 17 2.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH............................................... 17 2.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA..................................................... 20 2.3.1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia............................................ 20 2.3.2. Những quan điểm cơ bản ...................................................................... 20 2.3.3. Nội dung của chính sách tài chính quốc gia ........................................... 21 Chưong 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC................................................................... 26 3.1. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NUỚC ............................................... 26 3.1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước .......................................................... 26 3.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước............................................................. 26 3.2. THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................. 28 3.2.1. Thu ngân sách nhà nước........................................................................ 28 3.2.2. Chi ngân sách Nhà nước........................................................................ 31 3.2.3. Bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công ................................................ 34 3.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .......................................................................................... 35 3.4. NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH.............................. 36 Chương 4 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP............................................................. 38 4 4.1. NGUỒN VỐN VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................................................38 4.1.1. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp ........................................................38 4.1.2. Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại ....................................38 4.1.3. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu...............................................................39 4.1.4. Phát hành trái phiếu công ty...................................................................40 4.1.5. Nguồn vốn nội bộ ..................................................................................42 4.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP............................42 4.2.1. Cơ cấu tài sản cố định............................................................................42 4.2.2. Quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp ..............................................43 4.3. QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .......................43 4.3.1. Đặc điểm ...............................................................................................43 4.3.2. Quản lý tài sản lưu động ........................................................................44 Chương 5 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH...................................................................46 5.1. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH........................................46 5.2. CHỦ THỂ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ..............................................48 5.2.1. Chủ thể đi vay........................................................................................48 5.2.2. Chủ thể cho vay hay đầu tư....................................................................48 5.3. CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ...........................................48 5.3.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần................................................48 5.3.2. Thị trường cấp một và thị trường cấp hai.................................................49 5.3.3. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn.........................................................50 5.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH......................................50 5.4.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ ...........................................................50 5.4.2. Các công cụ trên thị trường vốn ..............................................................51 5.5. ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH....................................................52 5.6. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM ......................................................52 5.6.1. Các công cụ trên thị trường tài chính Việt Nam .......................................52 5.6.2. Điều kiện để phát triển thị trường tài chính Việt Nam ..............................52 Chương 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT .........................................53 6.1. CÁC LÃI SUẤT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ...................53 6.2. MỘT SỐ PHÂN BIỆT VỀ LÃI SUẤT .........................................................54 6.2.1. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa........................................................54 6.2.2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức .......................................................................54 6.2.3. Lãi suất cơ bản của ngân hàng ...............................................................54 6.3. CẤU TRÚC KỲ HẠN VÀ CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT..............55 6.3.1. Cấu trúc rủi ro của lãi suất .....................................................................55 6.3.2. Cấu trúc thời hạn của lãi suất .................................................................55 6.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT.........................................56 6.4.1. Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay..............................................56 6.4.2. Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng...........................................................56 6.4.3. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách...........................................................56 6.4.4. Những thay đổi về thuế..........................................................................56 6.4.5. Những thay đổi trong đời sống xã hội ....................................................56 6.5. LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM ............................................................................57 Chương 7 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................................................58 7.1. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)..................................................................................................................58 7.1.1. Nguồn vốn.............................................................................................58 7.1.2. Tài sản...................................................................................................59 7.2. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM .........................................................60 7.2.1. Thay đổi tiền dự trữ ...............................................................................60 5 7.2.2. Tạo lợi nhuận từ việc cho vay .............................................................. 61 7.3. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NHTM ............................................................................................. 62 7.3.1. Vai trò của tiền dự trữ và việc quản lý dòng tiền rút ra .......................... 62 7.3.2. Quản lý tài sản ...................................................................................... 65 7.3.3. Quản lý nguồn vốn................................................................................ 65 Chương 8 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 67 8.1. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ................... 67 8.1.1. Quá trình hình thành ............................................................................. 67 8.1.2. Đặc thù của Ngân hàng Trung ương ...................................................... 68 8.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ................................. 68 8.2.1. Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng ............. 68 8.2.2. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng........................ 69 8.2.3. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Nhà nước .............................. 70 8.3. MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA ...................................... 70 8.3.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ..................................... 70 8.3.2. Tạo việc làm ......................................................................................... 71 8.3.3. Tăng trưởng kinh tế............................................................................... 72 8.3.4. Quan hệ giữa các mục tiêu .................................................................... 72 8.4. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ........................................................... 73 8.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở ....................................................................... 73 8.4.2. Chính sách chiết khấu ........................................................................... 73 8.4.3. Dự trữ bắt buộc ..................................................................................... 74 8.4.4. Kiểm soát hạn mức tín dụng.................................................................. 75 8.4.5. Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại ........................................... 75 8.5. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.................................................... 76 8.5.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 76 8.5.2. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước................................................... 77 8.5.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam77 8.5.4. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................ 77 Chương 9 LẠM PHÁT TIỀN TỆ ........................................................................... 80 9.1. NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT .......................................................... 80 9.1.1. Khái niệm về lạm phát .......................................................................... 80 9.1.2. Phân loại lạm phát................................................................................. 80 9.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ................................................................ 81 9.2. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT................................................................... 85 9.2.1. Lạm phát và lãi suất .............................................................................. 85 9.2.2. Lạm phát và thu nhập thực tế ................................................................ 85 9.2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng................................. 86 9.2.4. Lạm phát và nợ quốc gia ....................................................................... 86 9.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT..................................................... 86 9.3.1. Những biện pháp tình thế ...................................................................... 86 9.3.2. Những biện pháp chiến lược.................................................................. 87 6 7 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về: - Bản chất, chức năng của tài chính, tiền tệ - Sự phát triển của các hình thái tiền tệ - Các chế độ tiền tệ 1.1. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu giản đơn nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy (C.Mác – Tư Bản – Quyển I, Tập I, trang 75 – Nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội 1963) Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái: - Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. - Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng. - Hình thái giá trị chung. - Hình thái tiền tệ. Từ hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên đến hình thái tiền tệ là một quá trình lịch sử lâu dài, nhằm giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong bản thân hàng hóa. Tiền tệ ra đời đã làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nghiên cứu về lịch sử tiền tệ, các giáo sư PAUL A.SAMUELSON (Viện Dự trữ liên bang và ngân khố Mỹ) và WILLIAM D. NORDHAUS (Trường Đại học Yale Mỹ) cũng kết luận rằng: “Do các xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật, nên việc sử dụng một vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ” (Kinh tế học – Tập I, trang 332 – Viện quan hệ quốc tế Việt Nam biên dịch năm 1989). Như vậy, tiền tệ ra đời từ sự phát triển của nền sản xuất và sự phân công lao động xã hội. 1.1.2. Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Theo Frederic S.Mishkin – trường Đại học Columbia (Mỹ) thì “tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ” (Kinh tế tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S.Mishkin – trường Đại học Columbia xuất bản năm 1992). Tuy nhiên, để có một định nghĩa chính xác về tiền tệ là điều không đơn giản. Giáo sư Milton Spercer (trường Đại học quản lý kinh doanh Mỹ) cũng thừa nhận rằng: “Nếu bạn cho rằng, bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn còn giỏi hơn nhiều nhà kinh tế” (kinh tế học hiện đại – Phần III). Như vậy, thực chất tiền tệ là trung gian môi giới trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ và là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của tiền. 8 1.1.3. Các định nghĩa về tiền tệ. Từ lúc xuất hiện đến khi phát triển thành một thực thể hoàn chỉnh, bản chất của tiền tệ đã được hiểu không đồng nhất. Tùy theo cách tiếp cận ở những góc độ khác nhau về công dụng của tiền tệ mà các nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đã đưa ra những định nghĩa về tiền theo quan niệm riêng của mình. Căn cứ vào quá trình phát triển biện chứng của các quan hệ trao đổi, các hình thái giá trị và tư duy logíc về bản chất của tiền tệ, giáo trình này đưa ra các định nghĩa về tiền sau đây: Theo quan điểm của C. Mác cho rằng: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của các hàng hóa khác và là phương tiện thực hiện qu
Tài liệu liên quan