Bài giảng Tài trợ rủi ro - Ngô Quang Huân

Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Dựa theo thời gian mà qũi tài trợ được chuẩ bị, Tài trợ rủi ro có thề phân thành: TÀI TRỢ RỦI RO QUÁ KHỨ TÀI TRỢ RỦI RO HIỆN TẠI TÀI TRỢ RỦI RO TƯƠNG LAI. Dựa theo người gánh chịu tổn thất, Tài trợ rủi ro có thề phân thành: LƯU GIŨ TỔN THẤT CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ

ppt50 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài trợ rủi ro - Ngô Quang Huân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI TRỢ RỦI ROTS. NGÔ QUANG HUÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCMNỘI DUNG CHÍNHMỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢNTÀI TRỢ RỦI RO TÍN DỤNG , RỦI RO LÃI SUẤT, RỦI RO TỶ GIÁTÀI TRỢ RỦI ROTài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất.Dựa theo thời gian mà qũi tài trợ được chuẩ bị, Tài trợ rủi ro có thề phân thành:TÀI TRỢ RỦI RO QUÁ KHỨTÀI TRỢ RỦI RO HIỆN TẠI TÀI TRỢ RỦI RO TƯƠNG LAI.Dựa theo người gánh chịu tổn thất, Tài trợ rủi ro có thề phân thành:LƯU GIŨ TỔN THẤTCHUYỂN GIAO TÀI TRỢ LƯU GIỮ TỔN THẤTMột phương pháp phổ biến để quản lý rủi ro là lưu giữ tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có cuả chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Phương pháp lưu giữ có thể là thụ động hoặc năng động, có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, có ý thức hoặc không có ý thức. Kế hoạch lưu giữ tổn thất có thể là:Không chuẩn bị trướcTài khoản dự phòngTài sản dự phòngBảo hiểm trực hệ.CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ RỦI ROCHUYỂN GIAO BẰNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂMCHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂMHEDGINGCHUYỂN GIAO BẰNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂMBảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro cuả một tổ chức cũng như một cá thể. Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện. Bảo hiểm có thể được định nghiã như một hợp đồng chấp thuận giưã hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo hiểm (theo hợp đồng bảo hiểm) và người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng những khoản phí bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho người bảo hiểm.Sự khác biệt giữa chuyển giao kiểm soát và chuyển giao tài trợChuyển giao có thể là các phương pháp kiểm soát rủi ro hoặc tài trợ rủi ro Chuyển giao kiểm soát rủi ro bao gồm:1. chuyển tài sản hay chỉ hoạt động cuả nó cho một người khác;2. loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm cuả người chuyển giao đối với tổn thất cho người được chuyển giao; 3. xoá bỏ bổn phận được giả định là cuả người chuyển giao đối với các tổn thất . Chuyển giao tài trợ rủi ro, ngược lại, cung cấp một nguồn kinh phí bên ngoài được dùng để thanh toán tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý.CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂM Phần lớn chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm được thực hiện thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một vài trường hợp hợp đồng được thiết kế nhằm mục đích chuyển giao này riêng cho tình huống đó. Nhiều thỏa thuận hợp đồng loại này chuyển giao trách nhiệm tài chính đối với tổn thất tài sản trực tiếp hoặc tổn thất thu nhập, một vài trường hợp là tổn thất nguồn nhân lực; hầu hết chuyển giao trách nhiệm tài chính về pháp lý cho thành phần thứ ba.CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂM Một vài thí dụ sau đây sẽ cho ta hình dung được đặc tính cuả loại hợp đồng này. Với một hợp đồng thuê mướn, người chủ nhà có thể chuyển giao cho người thuê trách nhiệm tài chính đối với sự hư hỏng cuả tài sản được thuê và các tổn thương thân thể được chuyển cho thành phần thứ ba (mặc dù không thấy ghi trong hợp đồng). Trường hợp thứ hai, người thuê có thể chuyển cho người chủ nhà trách nhiệm tài chính khi xảy ra tổn thất đối với người thuê trong trường hợp hoả hoạn, không cần biết ai là người có lỗi. Đối với các hợp đồng xây dựng, người chủ có thể chuyển giao cho bên hợp đồng xây dựng một phần hay tất cả trách nhiệm bồi thường tổn thất khi có tai nạn xảy ra đối với người lao động. HEDGINGThuật ngữ hedging hay trung hòa mô tả hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ từ một khả năng thua. Hedging hay trung hoà một rủi ro sử dụng việc đánh cá có các kết quả ngược với kết quả cuả rủi ro.Trong kinh doanh, hình thức hedging thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi. Một doanh nghiệp có hợp đồng bán sản phẩm với giá cố định bằng ngoại tệ, sẽ xuất hiện rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Các hợp đồng tương lai cho phép ngăn chặn những rủi ro này. Một hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán một khoản ngoại tệ cố định tại một thời điểm trong tương lai, thí dụ 6 tháng. CHUYỂN GIAO HAY LƯU GIỮLỢI ÍCH CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂMCHI PHÍ CƠ HỘILỆ PHÍ BẢO HIỂMVẤN ĐỀ THUẾMỨC ĐỘ KIỂM SOÁTSỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂMHẠN CHẾ CỦA LUẬT PHÁPTÀI TRỢ RỦI RO TÍN DỤNGXây dựng chính sách bán chịuSử dụng các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng.Xây dựng chính sách bán chịuĐịnh chuẩn tín dụngTiêu chuẩn bán chịuPhân tích vị thế tín dụng của khách hàng.Chính sách chiết khấuThời hạn bán chịuChính sách và qui trình thu hồi nợ.BAO THANH TOÁN Bao thanh toán được coi là công cụ ngân hàng cung cấp nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro tín dụng thương mại một cách hiệu quả.Bao thanh toán trong nước.Bao thanh toán xuất khẩu.BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚCDoanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ : đánh giá uy tín tín dụng của người mua, theo dõi thu hồi nợ người mua, nhận vốn ứng trước từ ngân hàng, và bảo hiểm rủi ro tín dụng từ ngân hàng.Ngân hàng nhận dược các khoản phí dịch vụ từ 0,1% đến 0,2% doanh số bao thanh toán và lãi ứng trước vốn (lãi suất cho vay ngắn hạn hoặc chiết khấu + biên độ từ 0 đến 1%. BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚCNgân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn hơn trong đánh giá theo dõi và thu hồi nợ người mua.Ngân hàng là trung tâm tín dụng và thanh toán nên có ưu thế thông tin về người mua hơn nên biết được lịch sử tín dụng và uy tín tín dụng của người mua, tình hình thu nhập của người mua.Là trung gian tài chính nên ngân hàng có thể thế chấp và trung hoà được rùi ro tín dụng.QUI TRÌNH THỰC HIỆN BTT VCB (Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN)Bước 1: bên bán giao hàng cho bên muaBước 2: bên bán xuất trình chứng từ tại VCBBước 3: VCB ứng trước cho bên bánBước 4: VCB tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn.Bước 5: bên mua thanh toán tiền hàng cho VCBBước 6: VCB tất toán phần ưng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán.QUI TRÌNH THỰC HIỆN BTT ACB (Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN)Bước 1: ACB và bên bán ký hợp đồng bao thanh toán.Bước 1: Bên bán hàng và ACB cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ACB.Bước 3: bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ACB.Bước 4: bên bán giao hàng cho bên muaBước 5: ACB ứng trước cho bên bánBước 6: bên mua thanh toán tiền phải thu cho ACB khi đến hạn.Bước 7: ACB thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán.QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BAO THANH TOÁN?Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết gồm:Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ bao thanh toánPhí bao thanh toánChi phí cơ hội của khách hàng.Bước 2: Tính toán chi phí bao thanh toán:Giá trị khoản phải thu:Trừ lãi suất chiết khấu ngân hàngTrừ phí bao thanh toánSố tiền nhận được.Hiện giá khoản phải thu theo chi phí cơ hội.Bước 3: Phân tích và ra quyết định.QUI TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU Theo thông lệ quốc tếĐơn vị xk và nk ký kết hợp đồng mua bán hàng hoáĐơn vị xk yêu cầu tín dụng với đơn vị bao thanh toánĐơn vị bao thanh toán tại nước xk yêu cầu tín dụng từ đơn vị bao thanh toán tại nước nkĐơn vị BTT kiểm tra uy tín tín dụng của nhà nkĐơn vị BTT nk trả lời tín dụng cho đơn vị BTT nkĐơn vị BTT ký hợp đồng BTT đối với đơn vị xkĐơn vị xk giao hàngQUI TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU Theo thông lệ quốc tếĐơn vị xk chuyển nhượng hoá đơn cho đơn vị BTT xk và đơn vị BTTxk chuyển nhượng hoá đơn cho đơn vị BTT nkĐơn vị BTT ứng trước tìên cho đơn vị xkVào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian đơn vị BTT đòi nợ đơn vị nkĐơn vị nk thanh toán tiền cho đơn vị BTTĐơn vị BTT nk thanh toán tiền cho đơn vị BTT xkĐơn vị BTT xk thanh toán phần còn lạ cho đơn vị xk.QUI TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN XUẤT - NHẬP KHẨU ACBNhà xk ký hợp đồng BTT xk với ACBNhà xk thông báo cho nhà nk về việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ACBNhà xk giao hàng cho nhà nkNhà xk giao bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu cho ACBACB ứng trước cho nhà xkNhà nk thanh toán khoản phải thu cho ACB khi đến hạn thông qua đơn vị BTT nk – đối tác của ACB.ACB thu phần ứng trước và chuyển phần còn lại cho nhà xk. QUI TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU VCBNhà xk giao hàng cho nhà nk Nhà xk xuất trình chứng từ tại VCBVC thông báo cho đại lý BTT bên mua và ứng trước cho nhà xkĐại lý BTT bên nk tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nk khi đến hạn.Bên nk thanh toán tiền hàng cho đại lý BTT, đại lý BTT chuyển tiền cho VCBVCB tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho nhà xk. QUI TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN NHẬP KHẨU VCBNhà xk giao hàng cho nhà nk Nhà xk xuất trình chứng từ tại đại lý BTT bên xkĐại lý BTT bên xk thông báo cho VCB và ứng trước cho nhà xkVCB tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nk khi đến hạn.Bên nk thanh toán tiền hàng cho VCB, VCB chuyển tiền cho đại lý BTT Đại lý BTT tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho nhà xk. QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BAO THANH TOÁN?Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết gồm:Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ bao thanh toánPhí bao thanh toán: phí quản lý, phí sử lý hoá đơn, phí đại lý BTTChi phí cơ hội của khách hàng.Bước 2: Tính toán chi phí bao thanh toán:Giá trị khoản phải thu:Phí quản lýPhí sử lý hoá đơnPhí đại lý bên mua: phí bảo đảm tín dụng, sử lý hoá đơn.Trừ lãi suất chiết khấu ngân hàngSố tiền nhận được.Hiện giá khoản phải thu theo chi phí cơ hội.Bước 3: Phân tích và ra quyết định.RỦI RO LÃI SUẤTKhi doanh nghiệp sử dụng vốn vay theo lãi suất thả nổi thì sẽ phát sinh rủi ro lãi suất.Một giải pháp tài trợ rủi ro lãi suất quan trọng là Hợp đồng hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thỏa thuận trong suốt thời hạn hợp đồng.Hoán đổi lãi suất được NHNN cho phép thực hiện theo quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN.Các trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất Hoán đổi lãi suất đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ giữa NH và DN vay vốn tại NH đó.Hoán đổi lãi suất đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ giữa NH và DN vay vốn tại tổ chức tín dụng khác, vay vốn của nước ngoài.Hoán đổi lãi suất đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ giữa các NH nhau.Hoán đổi lãi suất ngoại tệ giữa NH và tổ chức tín dụng ở nước ngoài.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA Hợp đồng hoán đổi lãi suấtTên, địa chỉ, số điện thoại, fax, và đại diện của các bên giao kết hợp đồng.Số nợ gốc, lãi suất, lịch thanh toán gốc và lãi của khoản nợ gốc.Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.Mức lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.Kỳ hạn thanh toán số lãi ròngViệc tính số lãi ròng trong từng kỳ và phương thức thanh toánMức ký quỹ, đặt cọc của DN (nếu có) để đảm bảo thanh toán lãi ròng.Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước hạn.Thủ tục thanh lý hợp đồng.Ví dụCông ty A có dự án đầu tư trị giá 10 triệu USD có thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận trung bình là 12%. Để có nguồn vốn đầu tư công ty có thể vay vốn NH thời hạn là 5 năm với lãi suất thả nổi bằng LIBOR (London Interbank Offer Rate) cọâng 50 điểm cơ bản. Công ty đang phải đối diện với rủi ro lãi suất. Công ty thực hiện một hoán đổi lãi suất với Sacombank theo lãi suất cố định là 9,75%. Nếu lãi suất thả nổi LIBOR tại thời điểm thanh toán là 6,5%. Hãy tính kết quả kinh doanh của công ty A.Ví dụNhận từ dự án đầu tư : 10 triệu USD x 12% = 1,2 triệu USD.Trả cho Sacombank 10 x 9,75% = 0,975 Triệu n USDNhận từ Sacombank 10 x 6,5% = 0,65 triệu USDTrả nợ vay LIBOR + 0,5% = 10 x 7% = 0,7 triệu USDLãi ròng nhận được 1,2 – 0,975 +0,65 – 0,7 = 0,175 triệu USD.RỦI RO TỶ GIÁ VÀ TỔN THẤT NGOẠI HỐITÀI TRỢ TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI THU NGOẠI TỆTÀI TRỢ TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI TRẢ NGOẠI TỆTÀI TRỢ TỔN THẤT KINH TẾ KHI TỶ GIÁ BIẾN ĐỘNG.TÀI TRỢ TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI THU NGOẠI TỆKhoản phải thu ngoại tệ phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, hoạt động đầu tư tài chính, từ hoạt động tín dụngbao gồm cả tiền gốc và lãi cho vay. Các khoản này tạo nên trạng thái ngoại tệ dương (long) đối vớn DN.Khi tỷ giá biến động sẽ gây nên rủi ro hối đoái với DN. DN có thể chủ động phòng ngừa nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch hoặc thụ động lưu giữ tổn thất khi tỷ giá biến động ở thời điểm đáo hạn.TÌNH HUỐNG PHÂN TÍCHCông ty xuất khẩu Export Co LtdTrị giá hợp đồng : 1 triệu USDThời hạn thanh toán 6 thángTỷ giá giao ngay (USD/VND) ở thời điểm ký hợp đồng; 15.990 – 15.992Tỷ giá giao ngay (USD/VND) khi hợp đồng đến hạn : Chưa biết.Lãi suất tiền gửi VND là 7,8%; lãi suất cho vay ngoại tệ là 4,25%.Công ty đang phải đối phó với rủi ro tỷ giá.TÀI TRỢ TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI THU NGOẠI TỆSử dụng hợp đồng kỳ hạn.Sử dụng hợp đồng hoán đổi.Sử dụng hợp đồng giao sau.Sử dụng hợp đồng quyền chọn.Sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệSử dụng hợp đồng kỳ hạnĐể tránh tổn thất công ty nên liên hệ với NG TM để bán ngoại tệ theo hợp đồng ký hạn.Ơû thời điểm ký kết, tức thời điểm hiện tại:Công ty bán ngoại tệ cho VCB theo hợp đồng ký hạn 6 tháng theo tỷ giá mua kỳ hạn.VCB chào cho công ty tỷ giá mua kỳ hạn Fm (USD/VND) được xác định như sau: Sm(Lstg Vnd – Lscv Usd) nFm (USD/VND) =Sm + ----------------------------- 100 x360 15.990(7,8% –4,25%) 180Fm (USD/VND) = 15.990 + -----------------------------= 16.273 100 x360Sử dụng hợp đồng kỳ hạnỞ thời điểm đến hạnCông ty nhận 1 triệu USD từ hợp đồng xuất khẩu.Chuyển cho VCB 1 triệu USD theo hợp đồng bán ngoại tệ ký hạn và nhận từ VCB số tiền là 1 triệu USD x 16.283 =16.237 triệu VNDViệc sử dụng hợp đồng kỳ hạn công ty đã chuyển giao toàn bộ rủi ro hối đoái cho NGTM. Tuy nhiên hợp đồng này có hạn chế là: không có nhu cầu chuyển giao ngoại tệ ở thời điểm thỏa thuận giao dịch và công ty sẽ thiệt khi tỷ giá không giảm xuống thấp hơn tỷ giá mua kỳ hạn.Sử dụng hợp đồng hoán đổiKhi công ty vừa có nhu cầu mua giao ngay ở thời điểm hiện tại vừa có nhu cầu bán kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ ấy ở thời điểm đáo hạn công ty sử dụng hợp đồng hoán đổi.Ơû thời điểm hiện tại:Công ty mua giao ngay 1 triệu USD với tỷ giá 15.992 với VCB.Công ty bán kỳ hạn 1 triệu USD cho VCB theo tỷ giá mua 16.273 Đối ứng lại VCB đồng ý mua kỳ hạn 1 triệu USD của công ty theo tỷ giá 16.273 VND.Sử dụng hợp đồng hoán đổiỞ thời điểm đến hạn: Công ty nhận 1 triệu USD do hợp đồng xuất khẩu.Công ty chuyển giao 1 triệu USD cho VCB theo hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn và nhận được VND theo tỷ giá 16.273.Ưu nhược của hợp đồng này là: dễ sử dụng, hiệu quả dễ thương lượng và khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. Nhưng hợp đồng nay có nhược điểm là đây là hợp đồng bắt buộc nên khi tỷ giá không giảm xuống công ty thiệt.Sử dụng hợp đồng giao sauĐể đối phó với sự biến động tỷ giá không chỉ ở hai thời điểm ký kết và đến hạn hợp đồng mà cả ở khoảng giữa hai thời điểm này chúng ta có thể sử dụng hợp đồng giao sau.Để tránh tổn thất giao dịch do biến động tỷ giá đối với khoản phải thu, công ty có thể bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có giá trị và thời hạn tương đương với giá trị và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu.Hai hợp đồng này biến động nghịch chiều nhau nên đã bù đắp được cho nhau khi tỷ giá biến động.Sử dụng hợp đồng giao sauTận dụng được cơ hội đầu cơ khi tỷ giá biến động như dự đoán đồng thời vẫn chuyển giao được tổn thất khi tỷ giá biến động ngược lại.Nhược điểm của loại hợp đồng này là:Do thị trường chỉ giao dịch những hợp đồng chuẩn hoá về ngoại tệ, trị giá hợp đồng và thời hạn hợp đồng nên có thể không thương lượng được hợp đồng phù hợp với nhu cầu của mình.Chỉ giúp giảm bớt rủi ro chứ không loại trừ được hoàn toàn như hợp đồng ký hạn.Vẫn là hợp đồng bắt buộc nên dù muốn hay không vẫn phải thực hiện khi đến hạn.Sử dụng hợp đồng quyền chọnĐể tránh tổn thất khi tỷ giá biến động công ty có thể mua quyền chọn bán ngoại tệ có giá trị và thời hạn tương đương với giá trị và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu từ NGTM hoặc trên thị trường quyền chọn.Quyền chọn cho phép người mua có quyền thực hiện hay không, nên giúp công ty vừa chuyển giao tổn thất vừa đầu cơ. Nhưng nhược điểm là mất phí dù thực hiện hay không thực hiện quyền chọn.Sử dụng hợp đồng quyền chọnMột quyền chọn bán có nội dung bao gồm:Trị giá quyền chọn (K)bằng hoặc tương đương khoản phải thu.Tỷ giá thực hiện(E)Phí mua quyền bằng K.p trong đó p là phí mua quyền chọn tính trên mỗi đồng ngoại tệ.Kiểu quyền chọn (kiểu Châu âu hay Mỹ).Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T) bằng hoặc tương đương khoản phải thu.Sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệMuốn sử dụng thị trường tiền tệ để chuyển giao tổn thất khi có hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, công ty có thể sử dụng các giao dịch vay và gửi ngoại tệ trên thị trường tiền tệ vừa kết hợp với mua và bán ngoại tệ thị trường ngoại hối để biết trước được trị giá hợp đồng xuất khẩu qui ra nội tệ bất chấp tỷ giá giao ngay khi hợp đồng đến hạn là bao nhiêu.Đây là một dạng hợp đồng kỳ hạn do DN tự thiết kế và thực hiện. Giải pháp này sẽ khó thực hiện khi thị trường tiền tệ bị áp chế hay kiểm soát chặt chẽ khiến cho việc vay và mua bán ngoại tệ không thực hiện được một cách tự do.TÀI TRỢ TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI TRẢ NGOẠI TỆKhoản phải trả ngoại tệ phát sinh từ hoạt động nhập khẩu, hoạt động đầu tư tài chính, từ hoạt động tín dụngbao gồm cả tiền gốc và lãi cho vay. Các khoản này tạo nên trạng thái ngoại tệ âm (short) đối với DN.Khi tỷ giá biến động sẽ gây nên rủi ro hối đoái với DN. DN có thể chủ động phòng ngừa nhằm ngăn chặn tổn thất giao dịch hoặc thụ động lưu giữ tổn thất khi tỷ giá biến động ở thời điểm đáo hạn.TÀI TRỢ TỔN THẤT GIAO DỊCH KHOẢN PHẢI TRẢ NGOẠI TỆSử dụng hợp đồng kỳ hạn.Sử dụng hợp đồng hoán đổi.Sử dụng hợp đồng giao sau.Sử dụng hợp đồng quyền chọn.Sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệTÌNH HUỐNG PHÂN TÍCHCông ty xuất khẩu Import Co LtdTrị giá hợp đồng : 1 triệu USDThời hạn thanh toán 6 tháng (180 ngày)Tỷ giá giao ngay (USD/VND) ở thời điểm ký hợp đồng; 15.990 – 15.992Tỷ giá giao ngay (USD/VND) khi hợp đồng đến hạn : Chưa biết.Lãi suất tiền gửi USD là 3,25%; lãi suất cho vay VNĐ là 10,25%.Công ty đang phải đối phó với rủi ro tỷ giá.Ví dụ minh hoạ cho từng công cụTương tự các khoản phải thu, nhưng ở vị thế ngược lại là khoản phải trả, học viên tự cho ví dụ minh họa.TÀI TRỢ TỔN THẤT KINH TẾ KHI TỶ GIÁ BIẾN ĐỘNG.Tổn thất kinh tế khi tỷ giá biến động không xuất phát từ khoản phải thu và phải trả của DN, mà từ ngân lưu hoạt động của DN. Tỷ giá biến động làm ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của DN thông qua biến động dòng vào (doanh thu) và dòng ra (chi chí). Tổn thất kinh tế khó xác định và ước lượng do phụ thuộc cả hai biến là dòng tiền và tỷ giá.Để đối phó công ty cần tìm kiếm nguồn lợi nhuận khác có được cũng từ sự biến dộng tỷ giá. Một là hợp đồng giao sau hoặc quyền chọn trên thị trường ngoại hối. Hai là đa dạng hoá hoạt động kinh doanhTÀI TRỢ TỔN THẤT KINH TẾ KHI TỶ GIÁ BIẾN ĐỘNG.Do không xác định được cụ thể tổn thất kinh tế là bao nhiêu nên hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn chỉ có thể sử dụng để bù đắp tổn thất một cách tương đối chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn như với tổn thất giao dịch.Để giảm bớt mức độ ảnh hưởng của tổn thất kinh tế khi tỷ giá biến động có thể đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Khi tỷ giá biến động công ty vừa có lợi và có hại. Ví dụ minh họaNghiên cứu tình huống Lufthansa.