Bài giảng tâm lý học quản lý

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản của học phần tâm lý học quản lý.Từ đó, người học có thể phân tích, nhận xét, đánh giá các hiện tượng tâm lý trong 1 đơn vị, rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong công tác quản lý. Đồng thời hoàn thiện hơn nhân cách của mình để làm tốt công tác quản lý. B. NỘI DUNG HỌC PHẦN: CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ TLH QUẢN LÝ

pdf58 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng tâm lý học quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ (45 tiết) TS. TRẦN THỊ THU MAI ĐHSP TP. HCM A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản của học phần tâm lý học quản lý.Từ đó, người học có thể phân tích, nhận xét, đánh giá các hiện tượng tâm lý trong 1 đơn vị, rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong công tác quản lý. Đồng thời hoàn thiện hơn nhân cách của mình để làm tốt công tác quản lý. B. NỘI DUNG HỌC PHẦN: CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ TLH QUẢN LÝ CHƯƠNG 2: TLH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁ NHÂN CHƯƠNG 3: TLH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẬP THỂ CHƯƠNG 4: NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CHƯƠNG 5: GIAO TIẾP TRONG QUẢN LÝ C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC: - Diễn giảng nêu vấn đề - Thảo luận, thuyết trình, thực hành - Tự nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998). Tâm lý học quản lý. NXB Giáo dục. 2. Vũ Dũng (2006). Giáo trình Tâm lí học quản lí. Nhà xuất bản Đại học Sư pham. Hà Nội, 2006. 3. Võ Thành Khối , Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, 2005. 4. Hoàng Minh Hùng (2000). Một vài vấn đề tâm lý học trong quản lý trường học. Trường CBQLGDĐTII. 5. Trần Thị Thu Mai (2010). Nội dung bài giảng môn học Tâm lý học quản lý. Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 6. Hoàng Tâm Sơn . Tâm lý học với quản lý trường học. Tài liệu của trường CBQLGDĐTII Tiêu chuẩn đánh giá học phần Kiểm tra giữa học kỳ: thuyết trình nhóm = 30% tổng điểm của học phần hoặc kiểm tra. Thi cuối kỳ: Thi luận đề = 70% tổng điểm của học phần CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ TLH QUẢN LÝ I.Khái niệm hoạt động quản lý 1.Tại sao phải quản lý ? ĐỘNG NÃO (BRAIN STORM)  Phân công và hợp tác lao động là một yếu tố tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người  Phân công và hợp tác tất yếu phải có hoạt động dự kiến, tổ chức, phối hợp, điều khiển, kiểm tra hoạt động của mọi người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đã xác định. Những hoạt động dự kiến, tổ chức, phối hợp, điều khiển, kiểm tra đó chính là hoạt động quản lý Như vậy: Quản lý ra đời cùng với sự xuất hiện của hợp tác và phân công lao động. Marx đã viết : “Một người chơi vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” 2.Khái niệm quản lý 2.1.Quản lý là gì ? Một số định nghĩa:  Theo F.Taylor: “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”  Theo H. Fayol: “Quản lí nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo,phối hợp và kiểm tra”  Theo Từ điển Tiếng Việt, Quản lí có nghĩa là: +Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định +Tổ chức và điều khiển các họat động theo những yêu cầu nhất định  Tóm lại, quản lí là hoạt động, là tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích Họat động quản lí bao gồm hai quá trình “Quản” và “Lí” tích hợp vào nhau: “Quản” có nghĩa là duy trì, ổn định hệ “Lí” có nghĩa là đổi mới, phát triển hệ THẢO LUẬN LỚP Kể ra những hoạt động quản lý mà Anh (Chị) đã làm 2.2. Đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý Theo Marx, quản lý như là lao động để điều khiển lao động. Ôâng cho rằng, lao động quản lí là dạng đặc biệt của LĐSX tham gia vào quá trình SX xã hội để thực hiện chức năng quản lí Thảo luận lớp: Ở trường phổ thông người Hiệu trưởng quản lý những gì? Hiệu trưởng quản lý Đội ngũ GV, Nhân viên, HS Cơ sở vật chất, tài chính nhà trường Thực hiện kế hoạch GD: - Hồ sơ tổ chức - Kết quả đào tạo (hoạt động dạy và học) - Tham gia các phong trào đào tạo THẢO LUẬN NHÓM (5 phút) 1. Nêu đoái töôïng lao ñoäng cuûa 1 HĐ quaûn lyù của ngöôøi Hieäu tröôûng . 2. Nêu phöông tieän lao ñoäng cuûa 1 HĐ quaûn lyù của ngöôøi Hieäu tröôûng . 3. Nêu saûn phaåm lao ñoäng cuûa 1 HĐ quaûn lyù của ngöôøi Hieäu tröôûng. Quản lý đội ngũ giáo viên Đối tượng : thông tin về số lượng, trình độ GV Phương tiện: Chiến lược, tư duy về phát triển đội ngũ GV. Sản phẩm: Quyết định bổ nhiệm, cử GV đi học Quản lý kết quả đào tạo Đối tượng: Thống kê điểm, hạnh kiểm, tỷ lệ HS lưu ban, bỏ học. Phương tiện:Tư duy, cách thức quản lý. Sản phẩm: Quyết định xếp loại GV dựa vào kết quả giảng dạy, GD học sinh. Quyết định kế hoạch nhà trường Học kỳ, Năm học. - Ñaëc ñieåm cuûa lao ñoäng quaûn lí:  Tính gián tiếp : Thể hiện qua 3 yếu tố: (1) đối tượng của LĐQL là thông tin; (2) phương tiện của LĐQL là tư duy, phong cách tư duy và tri thức khoa học, thiết bị kĩ thuật; (3) sản phẩm của LĐQL là quyết định QL  Chất lượng của quyết định quản lí có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa cực kì lớn đối với tổ chức  Lao động quản lí là cực kì phức tạp, đa dạng và biến hóa Dưới góc độ tâm lý học quản lý có thể định nghĩa HĐQL như sau:  HĐQL là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượng quản lý qua đường tổ chức; là sự tác động, điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể. 2.3. Nhà quản lý (người lãnh đạo) 1.Nhà quản lý là ai ? Con người trong một tổ chức Người điều hành Người thừa hành Sự khác biệt giữa người quản lý và người lãnh đạo về mặt hành vi (John Kotter)  Người lãnh đạo (leader) 1. Ra quyết định 2. Sắp xếp nhân sự trong tổ chức 3. Thúc đẩy, tạo cảm hứng cho người dưới quyền  Người quản lý (management) 1. Người lập kế hoạch, xác định ngân sách. 2.Tổ chức, hiện thực hoá quyết định nhân sự của người lãnh đạo. 3.Người kiểm tra, giải quyết các vấn đề ĐỘNG NÃO Hiệu trưởng ở một trường phổ thông là người lãnh đạo hay người quản lý theo cách tiếp cận của John Kotter? Nhà quản lý được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau - Theo cấp quản lý: + Nhà quản lý cấp cao + Nhà quản lý cấp trung gian + Nhà quản lý cấp thấp - Theo phạm vi quản lý, phạm vi tác động và ảnh hưởng của nhà quản lí + Nhà quản lý theo chức năng + Nhà quản lý tổng hợp + Nhà quản lý dự án 2.Các nhiệm vụ của nhà quản lý Theo Peter Drucker, các nhà QL có 5 nhiệm vụ cơ bản sau: 1. Thiết lập các MT cho tổ chức, quyết định nội dung của các MT và cách thức thực hiện chúng 2. Tổ chức mọi hoạt động. Phân phối các nguồn lực của tổ chức, phân chia công việc và lựa chọn người phù hợp giao phó đảm nhận công việc 3. Thúc đẩy và truyền thông một cách có hiệu quả - Động viên, thúc đẩy mọi người làm việc đạt năng suất cao - Biết cách t/tin có hiệu quả với: cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp 4. Đo lường kết quả công việc của tổ chức 5. Phát triển nguồn nhân lực của tổ chức 3.Các vai trò của nhà quản lý Mười loại vai trò chính của nhà quản lí tập trung vào 3 nhóm: - Các vai trò quan hệ với con người: + Vai trò người đại diện + Vai trò người lãnh đạo + Vai trò người liên lạc hoặc người giao dịch - Các vai trò thông tin: + Vai trò thu thập và thẩm định thông tin + Vai trò người phổ biến thông tin + Vai trò người cung cấp thông tin hay phát ngôn của tổ chức - Các vai trò quyết định: + Vai trò người sáng nghiệp + Vai trò người dàn xếp + Vai trò người phân phối nguồn lực + Vai trò người thương thuyết, đàm phán Cââu hỏi thảo luận ngắn (10 phút) : - Vị trí quản lyù maø Anh (Chò) ñaõ laøm? - ÔÛ vò trí quaûn lyù maø Anh/Chò ñaõ laøm, caùc vai troø quaûn lí ñöôïc theå hieän nhö theá naøo (2-3 vai trò)? Biểu hiện của các vai trò quản lí Chủ tịch công đoàn? Hiệu trưởng trường phổ thông? Biểu hiện của các vai trò quản lí  Chủ tịch công đoàn: - Vai trò quan hệ con người: Đại diện công đoàn trường phản ánh tâm tư . của GV, CNV đến BGH - Vai trò thông tin: Phổ biến chế độ chính sách, thu thập thông tin của GV, CNVPhát ngôn trong Đại hội CNV, họp - Vai trò quyết định : dàn xếp những vấn đề công đoàn viên phản ánh, phân công nhiệm vụ BCH.. Biểu hiện các vai trò quản lí của Hiệu trưởng THCS  Vai trò quan hệ con người: Đại diện Hội đồng sư phạm của trường trong các mối quan hệ.  Vai trò thông tin: Thu thập thông tin từ cấp trên (công văn hướng dẫn KHNH), phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức,  Vai trò quyết định: Ra Q định phân phối nguồn lực : tổ, khối, GVCNliên kết với các tổ chức XH đóng góp xây dựng nhà trường. II. TAÂM LYÙ HOÏC QUAÛN LYÙ Động não:Tâm lí là gì? Tâm lí là gì?  “Tâm lí ” là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người.(Từ điển Tiếng Việt, 1988) TÂM LÍ LÀ GÌ?  Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Có mấy loại hiện tượng tâm lý nếu căn cứ vào diễn biến của các hiện tượng tâm lý? MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ Tâm lí Các trạng thái tâm lí Các thuộc tính tâm lí Các quá trình tâm lí CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ  Quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có khởi đầu, diễn biến và kết thúc. Diễn ra trong thời gian ngắn.  Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý luôn luôn gắn liền với các quá trình TL, làm nền cho các QTTL đó.  Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý đã trở thành bền vững ổn định ở con người. Là những nét tâm lý đặc trưng làm người này khác người kia. 1. Khái niệm về Tâm lý học quản lý Tâm lý học quản lý là khoa học về quy luật tâm lý học của các quan hệ được biểu hiện trong hoạt động quản lý.Nó nghiên cứu về các yếu tố tâm lý của hoạt động và giao tiếp quản lý. Trong các quá trình quản lý, sẽ biểu hiện ra các mối quan hệ cơ bản như sau: Quan hệ giữa người lãnh đạo với những người dưới quyền mình. Quan hệ giữa những người lãnh đạo với những người lãnh đạo khác. Quan hệ giữa những người dưới quyền với nhau trong một hệ quản lý. 2. Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học quản lý: a.Đối tượng của TLHQL Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong hệ thống quản lý Chỉ ra các đặc điểm, các cơ chế và các quy luật tâm lý có ảnh hưởng tới hoạt động này Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiết của những người lãnh đạo và người dưới quyền, Những biện pháp tâm lý để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý. b.Nhiệm vụ của TLHQL: Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của con người lao động, các tập thể lao động với tư cách là chủ thể và khách thể của quản lý, đặc biệt là các nhân tố tâm lý xã hội thuận lợi cho hoạt động quản lý. Nghiên cứu những đặc trưng tâm lý trong nhân cách người lãnh đạo và những yêu cầu đặt ra cho người lãnh đạo. Nghiên cứu cơ sở tâm lý của việc tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ quản lý. 3. Một số phương pháp nghiên cứu của TLHQL: 1. Quan sát 2. Điều tra Điều tra trực tiếp Điều tra gián tiếp 3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động 4. Trắc đạc xã hội (Đo đạc xã hội ). 5.Trắc nghiệm 6. Thực nghiệm Thực nghiệm tự nhiên Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. 3.2. Điều tra Điều tra trực tiếp: phỏng vấn, tọa đàm Điều tra gián tiếp: phiếu thăm dò ý kiến, phiếu đều tra (an két) 3.4. Trắc đạc xã hội (Đo đạc xã hội )  Ưu tiên lựa chọn 2 chiều: Vị trí ngôi sao: 100% Được yêu mến: 75% Được thừa nhận: 50% Lãng quên: 25% Tẩy chay : 0% 3.6. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm  Đo tính tự chủ: Thoả thuận với 9 người bút màu xanh  nói bút màu đen. Sau đó đo tính tự chủ người thứ 10. Nếu người thứ 10 trả lời: Đen (tự chủ thấp) 67%(trẻ nhỏ), 32%(sinh viên) => Trong quản lý cần người nói đen (nghe người quản lý). Xanh (tự chủ cao) có thể tư vấn cho người quản lý những ý kiến hay, ý kiến khác Không biết  người hay theo thời, chọc gậy bánh xe. 4. Lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học quản lý 4.1.Một vài nét về các tư tưởng quản lý cổ đại Phương Đông: - Khổng tử (551-479 TCN) – đức trị - Hàn phi tử ( 280-233 TCN) – pháp trị Phương Tây: - Platon (427-347TCN), Hy Lạp và Machiavel (1469 -1527), Ý – nhân trị và pháp trị. 4.2.Điểm qua những tư tưởng QL cận đại -Vào TK 18, Adam Smith – người được coi là cha đẻ của ngành khoa học kinh tế học, trong tác phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia” đã cho rằng phân công lao động và sản xuất hàng loạt là chìa khóa của sự thịnh vượng. -TK 19, nhà Toán học người Anh – Charles Babbage cho rằng có thể nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách sử dụng các kỹ thuật giải quyết vấn đề nhờ Toán học, chú trọng nguồn nhân lực. +Robert Owen đã đưa ra tư tưởng về mối quan hệ giữa ĐK sống, ĐK làm việc của công nhân với thành quả của xí nghiệp 4.3.Khái quát những tư tưởng QL hiện đại * Thuyết QL khoa học của Taylor. Bốn nguyên tắc QL KH 1.Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xác định phương pháp tốt nhất để hoàn thành 2. Tuyển chọn công nhân một cách cẩn trọng và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ bằng cách sử dụng các phương pháp có tính khoa học đã được hình thành 3. Người quản lý hợp tác đầy đủ và toàn diện với công nhân để đảm bảo chắc chắn rằng người công nhân sẽ làm việc theo những phương pháp đúng đắn. 4. Phân chia công việc và trách nhiệm sao cho người quản lý có bổn phận phải lập kế hoạch cho các phương pháp công tác khi sử dụng những nguyên lý khoa học, còn người công nhân có bổn phận thực thi công tác theo đúng kế hoạch đó •Thuyết QL hành chính của Fayol dựa trên 14 NT : 1.Phân công LĐ: chuyên môn hóa LĐ sẽ dẫn đến hiệu quả cao 2.Quyền hạn và trách nhiệm phải đi đôi và phù hợp 3.Kỷ luật trong tổ chức - 4.Thống nhất chỉ huy 5.Thống nhất định hướng 6.Lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích chung 7.Tiền lương xứng đáng - 8.Tập trung hóa 9.Trật tự thứ bậc trong tổ chức 10.Trật tự: vật tư và nhân sự phải được bố trí đúng chỗ, đúng lúc 11.Bình đẳng: người QL phải đối xử thân ái, công bằng với thuộc cấp 12.Sự ổn định đội ngũ - 13.Phát huy sáng kiến cá nhân 14.Tinh thần đồng đội •Trường phái quan hệ con người: hiệu quả LĐ tăng lên không chỉ ở cách QL khoa học mà còn là khi tạo ra được trong tổ chức những mối quan hệ con người tốt đẹp •Follett (1863 – 1933) cho rằng, QL là một quá trình liên tục, tiến triển chứ không phải tĩnh tại. Bà nhấn mạnh việc lôi cuốn cấp dưới vào quá trình ra QĐ cũng như sư năng động của quá trình QL. Bà cho rằng sự hiệp đồng, phối hợp là yếu tố sống còn để QL có hiệu quả. Abraham Maslow (1908 – 1970): Ông đề xuất một học thuyết về động cơ khi xuất phát từ 3 luận điểm sau: - Thứ nhất: con người có những nhu cầu không bao giờ được thỏa mãn đầy đủ - Thứ hai: hành động của con người luôn hướng tới sự thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu vào thời điểm của hành động mà nhu cầu chưa được thỏa mãn đầy đủ - Thứ ba: các nhu cầu của con người phù hợp với một thứ bậc nhất định từ thấp nhất đến cao nhất Maslow đã chia nhu cầu của con người làm 5 thứ bậc từ thấp nhất đến cao nhất Nhu cầu sinh học Nhu cầu về sự an toàn Nhu cầu về sự thừa nhận như một thành viên Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu tự thể hiện Thứ bậc nhu cầu của Maslow Thuyết hai yếu tố về động cơ thúc đẩy của Herzberg Frederick Herzberg, nhà tâm lí người Mĩ cho rằng: các yếu tố tạo ra sự thỏa mãn trong công việc rất khác biệt với những yếu tố tạo ra sự bất mãn trong công việc *Các yếu tố tạo ra động lực làm việc là: (1) sự thành đạt; (2) sự công nhận; (3) công việc; (4) trách nhiệm; (5) sự tiến bộ và trưởng thành trong công việc *Các yếu tố duy trì: (1)các điều kiện làm việc, an toàn nghề nghiệp; (2) chính sách và cách quản lí của tổ chức; (3) tiền lương, cuộc sống riêng tư * Quan điểm hệ thống: nhà QL cần xem xét toàn bộ tổ chức như một chỉnh thể, nằm trong một bối cảnh rộng lớn hơn bao gồm các tác động ngoại vi chi phối lên tổ chức này * Quan điểm tình huống: các hoạt động QL thích hợp phụ thuộc vào các tham số riêng có ở mỗi tình huống cụ thể. Các biến ngẫu nhiên có ảnh hưởng tới QL theo quan điểm tình huống có các nhóm: môi trường, công nghệ, con người * Phong trào QL chất lượng - các mức độ của QLCL: • Kiểm soát chất lượng • Bảo đảm chất lượng • Quản lý chất lượng tổng thể * Xu hướng quản lí theo kết quả (dành cho QL công của NN) Công tác quản lý chuyên môn xã hội ở trường THPT  Phổ biến qui chế chuyên môn, chỉ đạo thực tiễn các qui định tới các tổ (Pháp trị)  Có dân chủ bàn bạc về các Q định  Chỉ đạo chuyên môn theo 1 qui trình  Thể hiện sự quan tâm giúp đỡ về chuyên môn, tìm hiểu các khó khăn trong chuyên môn và cuộc sống, (Đức trị) *Ngày nay, có rất nhiều quan điểm, lý thuyết khác nhau về quản lý: quan điểm hệ thống, quan điểm quản lý tình huống và các thuyết đương đại khác như thuyết X, Y, Z nhưng tựu trung lại có một số xu hướng chung trong quản lý là: •Chuyển dần từ quản lý theo học thuyết ĐỨC TRỊ sang học thuyết PHÁP TRỊ và cuối cùng là sự kết hợp “ĐỨC-PHÁP TRỊ” có tính đến các đặc trưng tâm lý xã hội •Chuyển từ quản lý hướng vào “giới chủ” tới quản lý hướng vào “chủ và thợ”, chuyển sang quản lý hướng vào “khách hàng”, theo nhu cầu của khách hàng • Chuyển từ quản lý theo mục tiêu tới quản lý theo quá trình, từ mục tiêu năng suất (số lượng) sang mục tiêu NĂNG SUẤT-CHẤT LƯỢNG-HIỆU QUẢ. •Từ sự quản lý bằng sự áp đặt, mệnh lệnh, chuyên quyền, mong muốn ngẫu hứng của người quản lý hướng tới quản lý bằng khoa học (bằng những phương pháp, nguyên tắc, qui trình khoa học) và dân chủ. •Vai trò của giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao và trở thành động lực chính trong quá trình phát triển xã hội. Ngày nay, vấn đề quản lý chất lượng được quan tâm rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay vì quản lý chất lượng chỉ được quan tâm trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ như trước đây. •Vai trò quản lý tập trung của các nhà quản lý cấp cao được chuyển và chia sẻ dần cho các nhà quản lý cấp dưới và những người bị quản lý. •Từ quản lý bằng yếu tố vật chất thuần túy sang quản lý bằng cả các yếu tố vật chất và phi vật chất (dựa vào tâm lý của các nhà quản lý và người bị quản lý: nhu cầu, động cơ, thái độ) • Hàm lượng nguyên, nhiên liệu trong sản phẩm ngày càng giảm dần, thay vào đó là hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày càng tăng, mô hình quản lý hướng vào chất lượng. • Từ quản lý bằng việc phân công lao động, phân chia quá trình sản xuất thành những công đoạn đơn giản nhất chuyển theo quản lý theo quá trình thống nhất các công đoạn vào một quá trình lớn hơn. BÀI TẬP THỰC HÀNH Mô tả söï vaän duïng caùc hoïc thuyeát, quan ñieåm quaûn lí vaøo thöïc tieãn coâng taùc quaûn lí cuûa Anh/Chò trong thôøi gian tôùi. -Thảo luận nhóm (15 phút) -Thảo luận lớp
Tài liệu liên quan