Bài giảng Tâm lý liệu pháp

Ai trong chúng ta cũng đều biết đến hình ảnh một bệnh nhân tâm thần đang nằm dài trên ghế sofa kể chuyện đời mình để bác sĩ phân tích và tìm cách chữa bệnh. Hình ảnh này lúc đầu du nhập vào tâm trí những người Việt bằng phim ảnh Tây phương nhưng bây giờ không còn mới mẻ gì đối với người Việt nữa vì con số bệnh nhân tâm thần người Việt hiện nay rất đông và có nhiều người đã từng được chữa trị như vậy. Tuy nhiên, ý niệm về bệnh tâm thần cũng như tâm lý trị liệu vẫn còn khá xa lạ đối với chúng ta. Xin thử tìm hiểu về cách trị liệu này để biết rõ hơn về một phương cách chữa bệnh tâm thần. Tâm lý trị liệu là chữ dùng cho một cách trị bệnh tâm thần bằng cách nói chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề liên hệ của mình với một bác sĩ tâm lý

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tâm lý liệu pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÝ LIỆU PHÁP Ai trong chúng ta cũng đều biết đến hình ảnh một bệnh nhân tâm thần đang nằm dài trên ghế sofa kể chuyện đời mình để bác sĩ phân tích và tìm cách chữa bệnh. Hình ảnh này lúc đầu du nhập vào tâm trí những người Việt bằng phim ảnh Tây phương nhưng bây giờ không còn mới mẻ gì đối với người Việt nữa vì con số bệnh nhân tâm thần người Việt hiện nay rất đông và có nhiều người đã từng được chữa trị như vậy. Tuy nhiên, ý niệm về bệnh tâm thần cũng như tâm lý trị liệu vẫn còn khá xa lạ đối với chúng ta. Xin thử tìm hiểu về cách trị liệu này để biết rõ hơn về một phương cách chữa bệnh tâm thần. Tâm lý trị liệu là chữ dùng cho một cách trị bệnh tâm thần bằng cách nói chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề liên hệ của mình với một bác sĩ tâm lý . Qua những lần nói chuyện như vậy, bệnh nhân tìm biết về nguyên nhân bệnh của mình và hiểu rõ hơn về nó. Bệnh nhân cũng có thể hiểu được về những ý tưởng cũng như những cách cư xử đã gây nhiều khó khăn cho họ để có thể thay đổi; có thể dò tìm về những mối liên hệ giữa mình với người khác và những kinh nghiệm sống; tìm cách thay đổi cho tốt đẹp và để giải quyết vấn đề; và đặt ra những mức nhắm hiện thực cho tương lai. Tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân tìm lại được niềm vui và nắm vững đời sống của mình, làm mất đi những triệu chứng của bệnh tâm thần như cảm giác vô vọng và sự giận dữ. Có nhiều cách tâm lý trị liệu. Nếu có thắc mắc về tâm lý trị liệu, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ của mình để hiểu rõ ràng hơn. Trị liệu bao lâu? Tâm lý trị liệu có thể ngắn hạn, chỉ vài lần gặp bác sĩ trong vòng vài tuần hoặc có thể phải gặp bác sĩ nhiều lần trong một thời gian dài, có khi vài năm. Bệnh nhân có thể gặp bác sĩ một mình, cùng với người phối ngẫu, với cả gia đình hay nguyên một nhóm. Nhiều khi tâm lý trị liệu được phối hợp với những cách chữa trị khác như thuốc chẳng hạn. Điều này tùy thuộc vào loại bệnh, thời gian bệnh nhân đã bệnh bao lâu , những bệnh khác đi kèm theo, những cách chữa trị đã dùng qua hoặc cả sự tốn kém hay tùy theo bảo hiểm của bệnh nhân nữa. Bệnh nhân nên bàn với bác sĩ xem cách nào thích hợp nhất cho mình. Những loại tâm lý trị liệu Thường có những loại như sau Liệu pháp hành vi (behavior therapy) Cách này chú trọng đến việc làm sao thay đổi những thói tật cư xử đã gây ra vấn đề. Bác sĩ thường dùng một hệ thống tạm gọi là “khen thưởng”, nêu rõ và khen ngợi khi có cách cư xử tốt và cách “làm giảm bớt ảnh hưởng” (desensitization). Cách làm giảm bớt ảnh hưởng là cách cho đối đầu với chính cái đã gây ra lo lắng, sợ hãi, khó chịu để vượt qua được những điều ấy. Thí dụ nếu bệnh nhân sợ nhiễm vi trùng và rửa tay suốt ngày, họ sẽ được “huấn luyện” làm sao để ngưng được việc rửa tay quá nhiều này. Liệu pháp nhận thức (cognitive therapy) Loại chữa trị này giúp bệnh nhân nhận diện và sửa đổi những cách suy nghĩ bị méo mó khiến đưa đến những cảm giác và cách cư xử gây ra vấn đề, tự làm giảm giá trị và tự phá hủy mình. Lối trị liệu này dựa trên nhận định rằng cách mình nhận thức về những kinh nghiệm trong đời sống sẽ ảnh hưởng đến cách mình cảm xúc và cư xử. Nếu bạn bị bệnh buồn chán chẳng hạn, bạn sẽ cảm nhận về chính bạn và cuộc sống của bạn một cách tiêu cực, điều này khiến bạn càng buồn chán hơn. Lối trị liệu này cũng chú trọng vào vấn đề hiện có của bệnh nhân để làm giảm bớt triệu chứng của bệnh thay vì chỉ dựa trên những chuyện đã qua hay còn nằm bên dưới. Tuy nhiên, khác với lối trị liệu về cách cư xử, những kinh nghiệm sống của bệnh nhân là một phần quan trọng trong việc chữa trị. Kết hợp liệu pháp nhận thức - hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT) Lối trị liệu này kết hợp cả cách chữa trị nhận thức và cư xử để nhận diện được những tin tưởng và thái độ không lành mạnh, tiêu cực và thay thế bằng những tin tưởng lành mạnh và tích cực. Cách này dựa trên nhận định rằng chính những tư tưởng của bạn, không phải người hay hoàn cảnh chung quanh, làm cho bạn cư xử như vậy. Ngay cả khi một hoàn cảnh mà bạn không thích không thay đổi được, bạn vẫn có thể thay đổi lối suy nghĩ và cư xử một cách tích cực hơn. Chữa trị bằng nghệ thuật sáng tạo Cách chữa trị này dùng sự sáng tạo để giúp những bệnh nhân không thể tự diễn tả cảm nghĩ và ý tưởng của mình được. Nghệ thuật sáng tạo có thể giúp bạn tăng sự tự nhận thức, đối phó với những triệu chứng và những kinh nghiệm đau thương và đưa đến những thay đổi tích cực (positive). Những lối chữa trị này gồm có: vẽ, nhẩy múa, diễn kịch, âm nhạc, ngay cả làm đồ gốm nữa. Chữa trị bằng biện chứng Cách này, như tên của nó, được nghĩ ra từ “biện chứng pháp” của triết học. Những ý tưởng có vẻ như “chống đối” nhau được đưa ra phân tích và cuối cùng đưa đến một giải pháp . Thí dụ như bệnh nhân có thể tập chấp nhận mình là ai trong lúc cố gắng thay đổi tư tưởng và cách cư xử của mình. Cách chữa trị này có mục tiêu chính là dậy cách cư xử cho bệnh nhân để giúp họ chịu đựng được stress; kiểm soát được những cảm xúc của họ; và làm quan hệ với những người chung quanh họ được tốt đẹp hơn. Cách này được dùng cho những người bị những rối loạn về cá tính và thường có ý định tự tử. Hiện nay nó cũng được dùng cho những bệnh khác như nghiện ma túy hay rối loạn về ăn uống. Chữa trị bằng cách “phơi bày” Trong lối chữa trị này, bệnh nhân được cố tình cho gặp ngay chuyện hay vật mà họ sợ. Cách này hiệu nghiệm cho những bệnh như chứng bị ám ảnh và không cưỡng lại được (obsesive-compulsive) hay hội chứng hậu chấn thương. Phải đối phó với chính chuyện họ sợ nhưng dưới một tình trạng có kiểm soát, bệnh nhân sẽ học được cách đối phó với nỗi sợ này. Phân tích tâm lý Trong lối chữa trị này, bệnh nhân tìm hiểu về những kỷ niệm, biến cố, cảm xúc trong quá khứ để hiểu được cảm xúc và cách cư xử hiện tại của họ. Cách này dựa trên lý thuyết cho rằng những biến cố thời thơ ấu và những xúc tác sinh học tạo ra một tiềm thức đưa bạn đến cách suy nghĩ, cảm xúc và cư xử hiện có. Bạn được hướng dẫn tìm biết về tiềm thức này để có thể thay đổi cuộc đời bạn. Bạn cũng có thể được hướng dẫn phân tích những giấc mơ hoặc nói chuyện về bất cứ điều gì bạn đang suy nghĩ trong óc. Còn rất nhiều loại tâm lý trị liệu khác như Interpersonal therapy, Play therapy, Psychoeducation... Điều cần biết khi đợc áp dụng tâm lý trị liệu Trong khi được chữa trị bằng phương pháp này, bệnh nhân có thể cảm thấy ngã lòng hoặc khó chịu, nhất là thời gian đầu. Nhưng sau một vài tuần, bạn sẽ thấy đỡ bị những triệu chứng bệnh hơn như đỡ bị dằn vặt, có thể suy nghĩ và quyết định dễ dàng hơn, liên hệ với người khác tốt đẹp hơn và có khả năng ứng phó tốt hơn. Nếu những điều này không xẩy ra, bạn cần nói chuyện với bác sĩ vì có thể bạn không được chữa bằng một phương pháp thích hợp. Tâm lý trị liệu cần được “may cắt” cho “vừa” với bệnh nhân. Không thể áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả mọi người.