Trong các thịtrường ngày nay, một vài doanh nghiệp (và khách hàng riêng lẻ) tránh các
hiệu ứng của thương mại quốc tếvà cạnh tranh xuyên biên giới ngày càng tăng. Họcó
thểtránh được hay không những tác động từcác nhà cung cấp mà họsửdụng, sựhiện
diện vật chất hay ảo của các đối thủ, hoặc là từcác khác hàng quốc tế, bằng việc mua
trên thịtrường nội địa trong thịtrường nước ngoài hay thông qua thương mại điện tử.
Do đó, điểm xuất phát đểcác tổchức quyết định quan điểm marketing quốc tếcủa họlà
gì, nên là:
− Chỉnội địa:Doanh nghiệp chỉhoạt động trong thịtrường nội địa nhưng các khách
hàng nước ngoài có thểmua các sản phẩm và dịch vụ đểtiêu dùng trên thịtrường quốc
tế.
− Thương mại điện tửvà marketing trực tiếp quốc tế: doanh nghiệp thương mại hóa sản
phẩm và dịch vụcủa mình trên các thịtrường quốc tếtrên cơsởnội địa thông qua
Internet hay bởi marketing trực tiếp
− Xuất khẩu: doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm hay dịch vụxuyên biên giới chính
trịvà hay quốc gia
− Làm marketing quốc tế:các tổchức có các hoạt động marketing , các lợi ích và vận
hành trong nhiều hơn một quốc gia, ảnh hưởng hay kiểm soát đến từbên ngoài nơi mà
bán các sản phẩm và dịch vụvà nói chung các trung tâm lợi nhuận được thiết lập trong
các thịtrường quốc gia khác nhau.
− Toàn cầu: Toàn bộtổchức tập trung vào việc lựa chọn và khai thác các cơhội
marketing và sửdụng các nguồn lực trên khắp thếgiới đểtạo dựng lợi thếcạnh tranh
toàn cầu
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tạo dựng sự hiện diện toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6
TẠO DỰNG SỰ HIỆN DIỆN TOÀN CẦU
TRONG THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
HÀM Ý TOÀN CẦU HÓA TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH MARKETING
Trước khi xem xét hàm ý toàn cầu hóa ngày càng tăng trong các quyết định marketing,
chúng ta bắt đầu bằng việc nhận diện sự khác biệt giữa các quan điểm có thể có với các
tổ trong thị trường toàn cầu.
Các quan điểm marketing của tổ chức trong các thị trường toàn cầu
Trong các thị trường ngày nay, một vài doanh nghiệp (và khách hàng riêng lẻ) tránh các
hiệu ứng của thương mại quốc tế và cạnh tranh xuyên biên giới ngày càng tăng. Họ có
thể tránh được hay không những tác động từ các nhà cung cấp mà họ sử dụng, sự hiện
diện vật chất hay ảo của các đối thủ, hoặc là từ các khác hàng quốc tế, bằng việc mua
trên thị trường nội địa trong thị trường nước ngoài hay thông qua thương mại điện tử.
Do đó, điểm xuất phát để các tổ chức quyết định quan điểm marketing quốc tế của họ là
gì, nên là:
− Chỉ nội địa: Doanh nghiệp chỉ hoạt động trong thị trường nội địa nhưng các khách
hàng nước ngoài có thể mua các sản phẩm và dịch vụ để tiêu dùng trên thị trường quốc
tế.
− Thương mại điện tử và marketing trực tiếp quốc tế: doanh nghiệp thương mại hóa sản
phẩm và dịch vụ của mình trên các thị trường quốc tế trên cơ sở nội địa thông qua
Internet hay bởi marketing trực tiếp
− Xuất khẩu: doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm hay dịch vụ xuyên biên giới chính
trị và hay quốc gia
− Làm marketing quốc tế: các tổ chức có các hoạt động marketing , các lợi ích và vận
hành trong nhiều hơn một quốc gia, ảnh hưởng hay kiểm soát đến từ bên ngoài nơi mà
bán các sản phẩm và dịch vụ và nói chung các trung tâm lợi nhuận được thiết lập trong
các thị trường quốc gia khác nhau.
− Toàn cầu: Toàn bộ tổ chức tập trung vào việc lựa chọn và khai thác các cơ hội
marketing và sử dụng các nguồn lực trên khắp thế giới để tạo dựng lợi thế cạnh tranh
toàn cầu
Các hàm ý chiến lược của các dẫn dắt toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa các thị trường ngày càng tăng đang tác động trực tiếp đến bản chất của các
chiến lược marketing quốc tế. Doole và Lowe nhận diện một số chủ đề của toàn cầu hóa
và bảng 6-1 mô tả cách thức dẫn dắt việc phát triển các chiến lược marketing quốc tế của
những chủ đề này
Bảng 6-1
Hàm ý chiến lược của các lực lượng dẫn dắt
toàn cầu hóa
Các lực lượng dẫn dắt
toàn cầu hóa Tác động đến chiến lược
Tiếp cận thị trường
tăng lên
Khi các thị trường mở ra (Ví dụ Trung quốc và Châu
Âu) các doanh nghiệp đi vào các thị trường rủi ro cao
hơn để có được sự hiện diện toàn cầu
Các cơ hội thị trường
tăng lên
Bãi bỏ qui định trong một số ngành( dịch vụ tài
chính) và tư nhân hóa trong một số ngành khác đã tạo
ra các cơ hội mới
Tăng tính đồng dạng
của các chuẩn mực
ngành
Sự phối hợp hài hòa giữa các tiêu chuẩn kỹ thuật và
nghề nghiệp trong các khối thương mại ngày càng
tăng lên về tốc độ và giảm xuống về chi phí quốc tế
hóa dịch vụ
Khai thác các sản phẩm
và dịch vụ trong một
phạm vi rộng khắp các
quốc gia
Khai thác ngoại lực toàn cầu về các sản phẩm và dịch
vụ có thể giảm chi phí, cải thiện việc tiếp cận kỹ
thuật, ý tưởng, và các thị trường địa phương, cải thiện
tính ổn định của nguồn cung
Các dịch vụ và sản
phẩm được ngày càng
tiêu chuẩn hóa toàn cầu
Hàng hóa dịch vụ ngày càng trở nên thông dụng
nghĩa các nhà marketing phải cung cấp với chi phí
thấp nhất hay gây khác biệt giải pháp cung cấp của
mình nhờ các tài sản vô hình
Công nghệ chung được
sử dụng trong nhiều thị
trường hơn
Tốc độ thương mại hóa và tốc độ phát tán toàn cầu về
các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ mới trở
thành điều căn bản
Yêu cầu của khách
hàng tương tự
Các phân đoạn toàn cầu chia sẻ các kỳ vọng chung về
sản phẩm, dịch vụ và tính kiên định toàn cầu với sự
thích ứng địa phương là điều cần thiết
Cạnh tranh từ các tổ
chức tương tự nhau
trong mỗi thị trường
chính yếu
Các thị trường không còn độc lập nữa, do đó các
chiến lược quốc tế phải có tính chất xuyên quốc gia,
vùng và toàn cầu
Hiệp tác giữa các tổ
chức ở các bộ phận
khác nhau trên thế giới
Hiệp tác trong chuỗi cung cấp, thông qua các liên
minh và liên doanh là chủ yếu, nhưng điều khó khăn
là quản trị quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các
đơn vị kinh doanh khác nhau trong cùng công ty.
Tổ chức phân phối toàn
thế giới
Phân phối và hậu cần yêu cầu dựa trên mặt địa lý hơn
là theo biên giới quốc gia
Truyền thông phát và
nhận ở bất kỳ đâu trên
thế giới
Tính kiên định chủ yếu cho nhãn hiệu cả truyền
thông toàn cầu với các bên hữu quan toàn cầu.
ĐÁP ỨNG CHIẾN LƯỢC
Rõ ràng, một khi chúng ta đã nhận diện các hàm ý của các chủ đề toàn cầu hóa này đối
với công ty toàn cầu, chúng cũng tạo ra các cơ hội và đặt ra các đe dọa theo khác nhau
với người làm marketing quốc tế cũng như nội địa. Chúng ta bàn về đáp ứng chiến lược
từ các hãng nhỏ hơn dến toàn cầu hóa nhưng sau đó chúng ta sẽ tập trung vào các doanh
nghiệp rất lớn dựa trên nền tảng toàn cầu hóa ngày càng tăng lên.
Toàn cầu hóa chiến lược công ty
Các công ty đa quốc gia lớn tìm cách tạo sự hiện diện toàn cầu, diện mạo, các sản phẩm,
dịch vụ và sự truyền thông của họ trở nên tràn ngập khắp nơi. Khi các sản phẩm sẵn có
trên toàn cầu, chẳng hạn Coca-Cola, Nike và McDonal’s trở nên gắn chặt với các thị
trường địa phương, mặc dù, đôi lúc trái với mong muốn của các cộng đồng địa phương,
họ trở thành bộ phận của văn hóa mới, và do đó đóng góp vào khuynh hướng toàn cầu
hóa đang gia tăng cũng như đáp ứng với khuynh hướng ấy. Hơn nữa, các đối thủ cạnh
tranh quốc tế, như Pepsi, Adidas và Burger King phát triển các chiến lược cho phép họ
cạnh tranh trong nhiều thị trường địa lý tương tự, trong khi các đối thủ địa phương phải
đấu tranh gian khổ để gìn giữ thị trường trường bản địa của họ. Hậu quả của các hiệu
ứng toàn cầu này đặt ra cơ hội và đe dọa quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp. Việc
xem xét mức độ hoạt thiên về nội địa, vùng hay toàn cầu của một lĩnh vực kinh doanh là
một điều bổ ích . Bạn có thể nghĩ về tổ chức của mình hay một tổ chức mà bạn biết rõ và
xem xét mức độ tiến triển của lĩnh vực kinh doanh hướng đến tính chất vùng hay toàn
cầu nhiều hơn cũng như mức độ tiến triển của các tổ chức hướng đến trở thành đối tác
vùng hay toàn cầu. Lợi ích đằng sau có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh đang bị mua
lai bởi các đối thủ hay bị khác hàng cho là thứ yếu bởi lòng trung thành với các công ty
địa phương giảm xuống. Không kể nhỏ hay lớn, không kể họ hoạt động chỉ trong các thị
trường nội địa, một vài thị trường quốc tế hay phạm vi toàn cầu, tất cả các tổ chức đáng
đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng. Thậm chí, các tổ chức này ở trong lĩnh vực mà
có vẻ như không nhận thấy sự cạnh tranh chúng vẫn ít nhiều chịu sức ép cạnh tranh. Ví
dụ, những người cầm quyền có thể bị đem so sánh với các quốc gia khác nhau, và hiệu
suất kém có thể trở thành vấn đề chính trị và các nhà quản trị khi ấy bị đưa ra phê phán
trên công luận. Hơn nữa, các tổ chức phải lớn lên trong môi trường cạnh tranh này. Sự
sống sót và lớn mạnh của họ đạt được nhờ tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua:
− Ấn tượng thị trường cải thiện nhờ gia tăng giá trị cho các khách hàng được nhận thức
trên bình diện quốc tế bằng việc cung cấp cho họ các lợi ích tốt hơn đáng kể so với đối
thủ cạnh tranh.
− Hiệu quả hoạt động cải thiện và giảm chi phí thông qua hiệu quả theo qui mô và kinh
nghiệm cho phép doanh nghiệp cung cấp giá trị về tiền bạc tốt hơn các đối thủ cạnh
tranh.
− Khuyến khích và hỗ trợ các cải tiến làm tăng giá trị cho khách hàng
− Tạo lập và khai thác giá trị từ các tài sản vô hình trên nền tảng toàn cầu
− Học tập các cách thức mới và hữu hiệu để vận hành kinh doanh
Tiêu chuẩn hóa và thích nghi
Hạt nhân của việc tiết kiệm trong các chiến lược toàn cầu là tiêu chuẩn hóa. Các yếu tố
trong quá trình marketing càng được tiêu chuẩn hóa thông qua việc phân bố theo địa lý
khác nhau của tổ chức càng đem lại sự cải thiện về hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng
điều này với các quốc gia cụ thể rõ ràng là các khách hàng không muốn các sản phẩm và
dịch vụ được tiêu chuẩn hóa toàn cầu bởi các sở thích văn hóa riêng của họ. Cũng không
thể tiêu chuẩn hóa các yếu tố khác của hoạt động marketing bởi các điều kiện thị trường,
các yêu cầu pháp lý địa phương, và hạ tầng cơ sở quốc gia. Để cực đại hóa thu nhập, có
thể cần phải có sự thích nghi của marketing mix nhưng tất nhiên điều này sẽ trở nên tốn
kém. Tổ chức phải tính đến các hạn chế này khi ra các quyết định về các yếu tố quản trị
marketing nào nó cần và có khả năng tiêu chuẩn hóa. Các yéu tố chắc chăn dễ tiêu chuẩn
hóa hơn là các yếu tố khác như thể hiện trong hình 6-1
Các mục tiêu và các chiến lược marketing Marketing được sẵn sàng với tiêu chuẩn hóa
hơn bởi vì chúng nằm trong phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp. Trong phạm vi của
marketing mix, sản phẩm dễ tiêu chuẩn hóa nhất, xúc tiến ít hơn, phân phối và định giá
sẽ khó khăn. Các kênh phân phối thường được thiết lập sẵn và việc định giá trong các
quốc gia khác nhau chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Thậm chí ở nơi có tiền tệ chung,
chẳng hạn như đồng Ơ rô ở châu Âu, cũng khó cho tiêu chuẩn hóa việc định giá bởi sự
khác biệt về thuế và khả năng thanh toán của khách hàng trong mỗi quốc gia ở những
giai đoạn phát triến kinh tế khác nhau.
Tiêu chuẩn hóa các chương trình và quá trình marketing
Trên thực tế, các doanh nghiệp chấp nhận một tổ hợp tiêu chuẩn hóa và thích nghi về các
yếu tố khác nhau trong các chương trình và quá trình quản trị marketing nhờ toàn cầu
hóa một số yếu tố này và địa phương hóa một vài yếu tố khác. Ở đây, điều quan trọng là
nhấn mạnh sự khác biệt giữa chương trình marketing quá trình tiêu chuẩn hóa.
Hiệu quả có thể đạt được nhờ việc tiêu chuẩn hóa các chương trình marketing, ví dụ
marketing các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhờ sử dụng cùng một dịch quảng cáo và
giới thiệu sản phẩm mới trong một số quốc gia. Giá trị tăng thêm cho các khách hàng có
thể đạt được do tên nhãn hiệu, cách bao gói, thiết kế, nhận diện về công ty và hình ảnh
cổ động toàn cầu quen thuộc. Tuy nhiên, khách hàng trong một số quốc gia có thể sẵn
lòng mua từ tổ chức nhưng không phải là sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Họ có thể không
thích chương trình quảng cáo tiêu chuẩn hóa hay cách bao gói đa quốc gia và thậm chí
còn cảm thấy khó chịu với hình ảnh và cổ động xuyên quốc gia. Dù có điều này, tổ chức
có thể tạo ra hiệu quả trong các quá trình marketing tiêu chuẩn hóa hớn hơn là các
chương trình tiêu chuẩn hóa. Các quá trình tiêu chuẩn hóa có thể bao gồm việc hoạch
Các chiến lược
Hình ảnh
Các mục tiêu
Sản phẩm
Xúc tiến bán hàng
Lực lượng bán hàng
Phân phối
Định giá
Cần thích nghi
Dễ tiêu chuẩn hóa
Hình 6-1 Tiêu chuẩn hóa và thích nghi các hoạt động marketing
Nguồn: Doole, I. and Lowe, R. (2004) International Marketing Strategy,
London: Thomson Learning
định, quản trị nghiên cứu và thông tin marketing, các trung gian quảng cáo địa phương,
phát triển sản phẩm mới. Tiêu chuẩn hóa các quá trình marketing chẳng hạn như các cố
gắng nhằm tích hợp các hoạt động khác nhau của tổ các đơn vị kinh doanh chiến lược
trong tổ chức trên khắp thế giới, khuyến khích làm việc cộng hưởng và thúc đẩy việc
học tập .
Đáp ứng thị trường-sản phẩm
Tương phản với nền tảng của khuynh hướng toàn cầu hóa và yêu cầu tạo ra sự hiện diện
toàn thế giới đó là các doanh nghiệp phải phát triển những đáp ứng chiến lược thích hợp
với tình thế của họ và khả thi để thực hiện. Với các công ty đa quốc gia, vấn đề có thể là
cách thức nào để hợp lý hóa các hoạt động tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm và dịch
vụ có tiềm năng toàn cầu thực sự của họ. Với các doanh nghiệp mà đã tiến triển thông
qua các giai đoạn đầu bành trướng vào các thị trường quốc gia mới, quyết định tiếp theo
là có tiếp tục tiến triển nữa hay không, nếu vậy, nên áp dụng chiến lược nào để cho phép
họ quản trị tình trạng liên quan trong nhiều quốc gia. Nền tảng của chiến lược tăng
trưởng trong các trường hợp phải là một số quyết định cơ bản về, thứ nhất, các hoạt
động có thể tiêu chuẩn hóa đến đâu, và thứ hai, doanh nghiệp nên phát triển danh mục
sản phẩm và phạm vi địa lý của mình như thế nào.
Mức độ phát triển về mặt địa lý và sức mạnh sản phẩm sẽ xác định các lựa chọn chiến
lược có thể dành cho công ty. Gogel và Larreche cho rằng cầng đe dọa cạnh tranh toàn
cầu càng gây sức ép với việc sử dụng hữu hiệu các nguồn lực.1 Hai trục chính cho biệc
phân bổ các nguồn lực chiến lược là phát triển sức mạnh sản phẩm và phát triển phạm vi
địa lý. Hai trục này phải được quản trị một cách cân đối. Quá tập trung vào các đầu tư
sản phẩm sẽ trả giá về mặt địa lý bỏ qua các cơ hội quốc tế. Mặt khác, quá tập trung vào
bành trướng vị thế cạnh tranh về địa lý có thể khiến cho đầu tư không đúng mức vào sản
phẩm, làm suy yếu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hình 6-2 trình bày các tình thế
cạnh tranh quốc tế khác nhau mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
− Các ông vua. Bởi vì các doanh nghiệp này có phạm vi địa lý rộng và danh mục sản
phẩm mạnh, họ có vị thế cạnh tranh mạnh. Họ đã có khả năng bành trướng về mặt địa
1 Gogel, R. and Larreche, J.C. (1989) ‘The battlefield for 1992: product strength andgeograhical
coverage’, European Journal of Management, 17: 289.
lý và phân tán nguồn lực của mình vào các sản phẩm yếu. Họ ở vị thế tốt nhất để có
một chiến lược toàn cầu hứu hiệu
− Các nam tước. Các công ty này có các sản phẩm mạnh trong một số các quốc gia
Điều này khiến cho việc bành trướng địa lý hấp dẫn với họ nhưng càng tập trung vào
phân phối và bán lẻ càng ít có cơ hội để họ tạo dựng nhanh chóng nền tảng khách
hàng. Nó cũng làm cho họ hấp dẫn với các công ty hi vọng bổ sung thêm sức mạnh
sản phẩm của mình và do đo họ có thể là mục tiêu của mua lại
− Người mạo hiểm. Những doanh nghiệp này đã được dẫn dắt về mặt địa lý, nhưng
họ lại thiếu các sản phẩm mạnh. Họ dễ bị nguy hiểm khi tăng mức độ cạnh tranh toàn
cầu. Thách thức của họ là củng cố vị thế sản phẩm của mình bao gồm phát triển sản
phẩm nội tại, loại trừ hay né tránh các sản phẩm để tập trung vào một danh mục hẹp
hơn
− Những người bình dân. Họ có danh mục sản phẩm tương đối yếu và phạm vi địa lý
hẹp. Họ có thể hưởng lợi nhờ tính biến đổi nhanh hay các rào cản pháp lý bảo vệ họ
trước sự cạnh tranh khốc liệt. Họ thường là mục tiêu của mua lại và trước bất kỳ sự
bành trướng địa lý nào họ cần tạo dựng danh mục sản phẩm của mình. Chiến lược
quốc tế thích hợp có thể là cung cấp sản phẩm nhãn hiệu của mình tới các chuỗi phân
phối hay cung cấp các chi tiết bộ phận và dịch vụ cho một nhà chế tạo lớn.
Vấn đề then chốt cho các doanh nghiệp đó là việc tăng phạm vi địa lý và sức mạnh sản
phẩm chia sẻ các nguồn lực và mỗi góc phần tư của ma trận phản ánh sự cân nhắc cần
thiết. Khi mà vị thế của một doanh nghiệp trên ma trận phản ánh cách thức để nó có thể
cân đối các nguồn lực của mình giữa việc củng cố và bành trướng về địa lý và sức mạnh
sản phẩm, việc ra quyết định của nó phải ra dựa trên nền tảng của thái độ và cam kết đã
lựa chọn nhằm đạt được một chiến lược toàn cầu.
Một phần của vấn đề đối với doanh nghiệp là việc tăng bao phủ thị trường hay tạo ra các
sản phẩm mới một cách có tổ chức cần thời gian và đầu tư đáng kể. các Nam tước và
thậm chí đến những người bình dân thường hấp dẫn với các ông vua đang muốn phát
triển một sự hiện diện vùng hay toàn cầu một cách nhanh chóng. Con đường dể trở
thanh một ông vua có thể hoặc là qua giai đoạn đầu của người mạo hiểm (ví dụ .
Microsoft) hoặc giai đoạn nam tước (các doanh nghiệp đã tạo dựng dự hiện diện trên thị
trường nội địa và phạm vi sản phẩm mạnh nhờ một thị trường trường nước nhà lớn)
trước khi tạo ra những bước tiến lớn trên các thị trường nước ngoài
CÁC QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING
Đối với các doanh nghiệp lớn nhất, điều khó khăn là nhằm đạt được một tầm mức toàn
cầu với sự hiện diện đáng kể trong nhiều thị trường nhất có thể được. Bàn luận về tiêu
chuẩn hóa hay thích nghi trên đây có nghĩa là không có một cách tiếp cận chiến lược
chung để khai thác các thị trường toàn cầu.
Một loạt các quan niệm làm nền tảng cho các phướng án lựa chọn chiến lược sẵn có. Ở
một thái cực, sự thích nghi của đa số các yếu tố marketing mix dẫn đến quan niệm về
cách tiếp cận đa nội địa, trong đó doanh nghiệp có một chiến lược marketing khác hoàn
toàn trên mỗi thị trường. Còn ở thái cực bên kia là cách tiếp cận toàn cầu mà mọi thứ
trong hoạt động marketing được tiêu chuẩn hóa trong nhiều quốc gia. Trong cách tiếp
cận chiến lược vùng, các chiến lược marketing được tiêu chuẩn hóa rộng rãi được thực
hiện trong nhiều vùng khác nhau của thế giới. các công ty lớn và phức tạp nhất trên thế
giới sử dụng một tổ hợp các của tất cả các chiến lược lược này. Cách tiếp cận xuyên
quốc gia là cách tiếp cận trong đó doanh nghiệp có một diện mạo, và các giá trị công ty
được tiêu c chuẩn hóa nhưng thực hiện các mục tiêu chiến lược thông qua các chiến lược
hỗn hợp chứa đựng các thành tố của các chiến lược đa nội địa, vùng và và toàn cầu.
Các nam tước Các ông vua
Những người
mạo hiểm
Những người
Bình dân
Bao phủ địa lý
Sức mạnh
sản phẩm
Hình 6-2, Ma trận các tình thế cạnh tranh quốc tế
Nguồn: Gogel, R. and Larreche, J.C. (1989) ‘The battlefield for 1992: product strength and
geograhical coverage’, European Journal of Management, 17: 289.
Chiến lược toàn cầu
Một công ty áp dụng định hướng chiến lược toàn cầu không phân biệt giữa các cơ hội thị
trường nội địa và nước ngoài, tìm cách phục vụ một phân đoạn thị trường về cơ bản
giống hệt nhau xuất hiện trong nhiều quốc gia trên khắp thế giới các khách hàng tạo nên
phân đoạn về cơ bản theo cùng một cách thức tương tự. Do đó, các chiến lược được để
cạnh tranh với các doanh nghiệp toàn cầu khác sử dụng các nguồn lực toàn cầu của tổ
chức. Họ sẽ khai thác các cơ hội toàn cầu và thực hiện các mục tiêu chiến lược ngắn hạn,
nhưng họ cũng sẽ hỗ trợ mục tiêu ở cấp công ty rộng hơn so với việc khai thác trực tiếp
một cơ hội thị trường quốc gia riêng biệt.
Đôi khi, cần thiết phải thâm nhập một thị trường không hấp dẫn nhưng có tầm quan
trọng chiến lược toàn cầu ví dụ thị trường nước nhà của một đối thủ cạnh tranh. Quyết
định thâm nhập một thị trường phát sinh được biện minh bởi tương lai của nó hơn là
tiềm năng hiện tại. Như vậy một tổ chức với tiêu điểm toàn cầu như vậy xây dựng một
chiến lược dài hạn cho công ty như một tổng thể kết hợp các chiến lược ngắn hạn để hỗ
trợ điều này. Trong khi xem xét lựa chọn chiến lược này, điều quan trọng là nhận thức
rằng môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, nhiều rào cản đối với tiêu chuẩn hóa đang
bị giảm dần hay loại bỏ. Một số hiệu ứng toàn cầu hóa, chẳng hạn như tính kinh tế của
qui mô, hiệu ứng kinh nghiệm, trở nên bị dẫn dắt đáng kể bởi tiêu chuẩn hóa. Như thế
chi phí của cải tiến và đưa ra sản phẩm mới sẽ quá cao, điều này còn bị nhân lên gấp bội
với sự tăng tốc độ bắt chước các lợi thế cạnh tranh của đối thủ và kể cả việc rút ngắn
chu kỳ sống sản phẩm.
Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp toàn cầu cố hướng tới một sự cân bằng thích
hợp giữa các lợi thế tương đối của tiêu chuẩn hóa và thích nghi với các thị hiếu địa
phương. Có một điểm nhỏ trong các chương trình tiêu chuẩn hóa cho việc marketing các
sản phẩm và dịch vụ nếu khách hàng từ chối các sản phẩm và dịch vụ này và chỉ mua
các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng với các nhu cầu cụ thể của họ.
Các chiến lược đa nội địa
Quan niệm thị trường đa quốc gia hay đa nội địa vẫn nhận thức rằng các cơ hội thị
trường nước ngoài cũng quan trọng như các cơ hội ở nước nhà. Tuy nhiên, công ty giữ
quan điểm rằng các khác biệt giữa các thị trường quốc tế của nó sâu sắc đến mức việc
thích nghi để đáp ứn các nhu cầu thị trường là cần thiết để giữ gìn lực cạnh tranh trên
các thị t