Bài giảng Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa hộp số của động cơ đặt ngang và đặt dọc

Mục đích của bài học. + Hình thành kỹ năng tháo, lắp kiểm tra, sửa chữa hộp số 4 cấp, 5 cấp; + Củng cố những kiến thức đã học, kỹ năng sử dụng dụng cụ tháo lắp, đo kiểm; + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong lao động công nghiệp; Yêu cầu của bài học. + Tháo, lắp kiểm tra, sửa chữa được hộp số đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật; + Lập được phương án sửa chữa các chi tiết và các cụm chi tiết; + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 3.1.1. Hiện tượng nhảy số : * Biểu hiện: Thường thấy hay nhảy về số 0. * Nguyên nhân: - Bánh răng không ăn khớp hết chiều dài (do cần gạt số bị cong hoặc mòn). - Do mòn hỏng các chi tiết của cơ cấu hãm số, khoá số. - Mòn hỏng bộ đồng tốc.

pdf17 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa hộp số của động cơ đặt ngang và đặt dọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng THÁO, LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỘP SỐ CỦA ĐỘNG CƠ ĐẶT NGANG VÀ ĐẶT DỌC Th.s Nguyễn Văn Viết Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 2 BÀI 3: THÁO, LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỘP SỐ CỦA ĐỘNG CƠ ĐẶT NGANG VÀ ĐẶT DỌC (thời gian: 18h – LT: 3h; TH: 15h) Mục đích của bài học. + Hình thành kỹ năng tháo, lắp kiểm tra, sửa chữa hộp số 4 cấp, 5 cấp; + Củng cố những kiến thức đã học, kỹ năng sử dụng dụng cụ tháo lắp, đo kiểm; + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong lao động công nghiệp; Yêu cầu của bài học. + Tháo, lắp kiểm tra, sửa chữa được hộp số đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật; + Lập được phương án sửa chữa các chi tiết và các cụm chi tiết; + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 3.1.1. Hiện tượng nhảy số : * Biểu hiện: Thường thấy hay nhảy về số 0. * Nguyên nhân: - Bánh răng không ăn khớp hết chiều dài (do cần gạt số bị cong hoặc mòn). - Do mòn hỏng các chi tiết của cơ cấu hãm số, khoá số. - Mòn hỏng bộ đồng tốc. - Các bánh răng dơ rão, các trục bị mòn, lỏng lẻo. - Các rãnh trên trục trượt bị mòn (do ma sát với bi hãm). - Lỗ lắp trục trên nắp hộp số bị mòn rộng(làm giảm khả năng giữ trục của bi định vị). * Hậu quả: Làm cho xe không đạt được tốc độ mà người lái xe mong muốn.Ngoài ra có hiện bị rung giật trong quá trình xe chạy. 3.1.2. Hộp số làm việc có tiếng kêu : * Biểu hiện: có tiếng kêu ở hộp số. * Nguyên nhân: - Thiếu hoặc không có dầu bôi trơn. - Các vòng bi mòn, ghẻ. - Các bánh răng bị mòn và mòn không đều. - Các bánh răng bị tróc rỗ, sứt mẻ nhiều. - Mối ghép then hoa bị mòn. * Hậu quả: - Gây tiếng ồn khi xe chạy. - Gây rung giật và tiếng ồn mỗi khi gài số, gây hỏng các chi tiết. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 3 3.1.3. Không vào số được hoặc vào số có tiếng kêu: * Nguyên nhân: - Vòng bi đỡ trục bị mòn làm cho các trục số không đồng tâm. - Các đầu bánh răng bị bavia. - Đầu cần số bị tuột ra khỏi rãnh thanh trượt do bị mòn. - Càng cua bị gãy hoặc vênh nhiều. - Khe hở giữa càng cua và ống răng lớn do bị mòn. - Mặt côn của bộ đồng tốc bị mòn nhiều. - Bu lông hãm càng cua bị hỏng. - Ly hợp bị hỏng hoặc điều chỉnh không đúng. * Hậu quả: - Làm cho người lái khi vào số khó khăn hoặc gài số nặng. - Vào số khó và gây tiếng ồn. 3.1.4. Hộp số bị nóng quá : * Biểu hiện: Sờ tay vào hộp số thấy rất nóng. * Nguyên nhân: - Thiếu hoặc không có dầu bôi trơn. - Đường dẫn dầu bôi trơn cho cácc vòng bi bị tắc. - Bị tắc lỗ thông hơi của hộp số. - Các bánh răng mòn hỏng, lỏng lẻo cọ sát vào nhau. * Hậu quả: - Làm cho chất lượng dầu bôi trơn giảm. - Nhanh làm mòn hỏng các chi tiết của hộp số. 3.1.5. Hộp số bị chảy dầu : * Biểu hiện: Thấy có dầu rỉ ra ở hộp số. * Nguyên nhân: - Mức dầu cao quá quy định. - Các gioăng đệm bị rách. - Vỏ hộp số bị nứt vỡ. - Các mặt bích bắt không chặt, bu lông bị lỏng. - Các phớt đầu trục bị hỏng. * Hậu quả: - Chế độ bôi trơn các chi tiết không được thường xuyên. - Bôi trơn không hiệu quả cao, gây mài mòn các chi tiết. 3.2. Tháo, kiểm tra hộp số 3.2.1. Trình tự tháo a. Trình tự tháo hộp số trên xe Zil 130 (động cơ đặt dọc) Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 4 ST T Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật A. Tháo hộp số ra khỏi xe 1 Xả dầu hộp số Clê 19-19, thùng chứa dầu Không để dầu đổ ra ngoài 2 Tháo trục các đăng Clê choòng, dẹt, khẩu 19-22, 10-12 3 Tháo nắp đậy trên ca bin và đệm cách nhiệt 4 Tháo dẫn động càng ly hợp Dùng dây buộc để càng cua nằm ngang 5 Tháo dẫn động phanh tay Kìm, Clê dẹt 14 6 Tháo 4 bulông hộp số với vỏ ly hợp Clê choòng 19-22 Palăng Nới đều 7 Tháo dây báo tốc độ Kìm 8 Tháo hộp số ra khỏi xe B. Tháo rời hộp số 9 Tháo nắp hộp số Khẩu, choòng 14 Nới đều, không làm hỏng đệm 10 Tháo mặt bích phía trước trục sơ cấp Khẩu, choòng 14 11 Tháo tang trống phanh tay Tô vít 12 Tháo mặt bích phía sau trục sơ cấp Khẩu 36 Dùng đục nhọn tháo phanh hãm 13 Tháo phanh tay và mâm phanh Clê dẹt, khẩu 14 14 Tháo trục sơ cấp Dùng tay Lắc nhẹ và kéo 15 Tháo trục thứ cấp Dùng tay Nâng và lựa lấy ra 16 Tháo mặt bích trục trung gian Khẩu 14 17 Tháo ê cu hãm đầu trục trung gian Khẩu 27 18 Tháo vòng bi ra khỏi trục Vam, búa, đột Đóng đều, đối xứng 19 Tháo miếng hãm dọc trục số lùi Khẩu 14 20 Tháo trục số lùi Búa, đột 21 Tháo trục trung gian Dùng tay 22 Tháo bộ đồng tốc ra khỏi trục thứ cấp Kìm tháo phanh Đánh dầu chiều và đánh dấu bộ đồng tốc 23 Tháo cần số ra khỏi nắp hộp số 24 Tháo vít hãm càng cua với trục Clê choòng, kìm 25 Tháo trục trượt và càng cua Búa, đột Đóng nhẹ, chú ý bi của Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 5 cơ cấu định vị b. Trình tự tháo hộp số trên xe Lada (động cơ đặt dọc) ST T Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật A. Tháo hộp số ra khỏi xe 1 Xả dầu hộp số Clê 17-19, thùng chứa dầu Không để dầu đổ ra ngoài 2 Tháo trục các đăng Clê choòng, dẹt, khẩu 19-22, 10-12 3 Tháo dây báo tốc độ và giắc cắm công tắc đèn lùi 4 Tháo cụm nối thanh điều khiển 5 Tháo hộp số ra khỏi xe Pa lăng, dây B. Tháo rời hộp số 1 Tháo càng cua và vòng bi T 2 Tháo công tắc đèn lùi và bánh răng bị động báo tốc độ 3 Tháo các te ly hợp ra khỏi hộp số Khẩu 17, tay nối 4 Tháo mặt bích bắt với trục các đăng - Tháo ống chặn đầu trục - Tháo đai ốc hãm Búa, đột Khẩu 30 Đóng từ từ, đều 5 Tháo cần chuyển số Clê choòng 10 6 Tháo nắp sau hộp số Clê choòng 12 Nới lỏng đều, bắt chéo, xem kẽ làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn 7 Tháo nút ren, lò xo, viên bi định vị trục trượt Clê choòng 12 Cất lò xo, viên bi cẩn thận 8 Tháo trục trượt và càng cua số lùi Khẩu 12 Búa, đột Không làm trầy xước trục 9 Tháo bánh răng số lùi Kìm tháo phanh hãm 10 Tháo vòng hãm trục số lùi, tháo trục số lùi ra Tô vít 4 cạnh 11 Tháo đáy các te hộp số Clê choòng 10 12 Tháo trục trung gian Búa, đột Không làm hỏng vòng bi 13 Tháo trục trượt và càng cua số Khẩu 12, tay nối Không làm trầy xước, cong Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 6 1-2, 3-4 dài trục 14 Tháo trục sơ cấp - Tháo phanh hãm vòng bi - Tháo trục sơ cấp cùng vòng bi ra Kìm tháo phanh Búa, đột 15 Tháo trục thứ cấp ra khỏi vỏ hộp số - Tháo phanh hãm vòng bi - Tháo vòng bi - Tháo trục thứ cấp Kìm tháo phanh Búa, đột Đóng vòng bi ra cân, đều. Không làm hỏng vòng bi 16 Tháo rời trục thứ cấp - Tháo bánh răng chủ động báo tốc độ. - Tháo bộ đồng tốc, bánh răng số 3-4 - Tháo bộ đồng tốc, bánh răng số 1-2 Kìm tháo phanh Vam, ép c. Tháo hộp số lắp trên động cơ nằm ngang (Toyota - FR) ST T Nội dung công việc Hình vẽ minh họa Yêu cầu kỹ thuật A. THÁO HỘP SỐ RA KHỎI XE 1 Tháo ắc quy: (1) Tháo cáp âm của ắc quy. (2) Tháo cáp dương của ắc quy. (3) Tháo kẹp ắc quy. (4) Nhấc ắc quy ra ngoài. Không để xảy ra chạm chập. 2 Tháo nắp capô Không làm trầy, xước sơn. 3 Tháo các bộ phận bên trong xe: (1) Tháo trục lái giữa (trục các đăng lái). (2) Tháo hộp trợ lực lái Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 7 4 Tháo các bộ phận sau ra khỏi khoang động cơ trước khi nâng xe lên: - Lọc gió. - Máy khởi động - Xi lanh cắt ly hợp. - Dây điện, giắc nối. - Cáp chọn và chuyển số. - Gối đỡ động cơ bên trái. Không để dầu ly hợp rơi rớt, bắn vào mắt. 5 Kích xe lên, tháo các bộ phận sau: (1) Dầu hộp số. (2) Hộp trợ lực lái. (3) Đầu thanh nối. (4) Bán trục. (5) Dầm ngang và dầm giữa. Tháo trục các đăng. - Không làm hỏng nắp chắn bụi đầu thành nối. - Đánh dấu vị trí đệm trục các đăng trước khi tháo. 6 Tháo hộp số ra khỏi xe Kê kích chắc chắn. B. THÁO RỜI HỘP SỐ 1 Tháo cảm biến tốc độ. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 8 2 Tháo càng cắt ly hợp và vòng bi cắt ly hợp: (1) Càng cắt ly hợp. (2) Vòng bi cắt ly hợp. (3) Cao su càng cắt ly hợp. (4) Chốt đỡ càng cắt ly hợp. 3 Tháo công tắc đèn lùi 4 Tháo bu lông miếng hãm cài số trong (1) 5 Tháo trục cần chọn và chuyển số: (1) Cụm trục cần chọn và chuyển số; (2) Giá đỡ vỏ cần điều khiển; (3) Khuỷu chọn số. 6 Tháo nắp (vỏ sau) hộp số (1). Không làm hỏng bề mặt lắp ghép. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 9 7 Tháo đai ốc hãm trục thứ cấp (1) 8 Tháo ống trượt gài số và càng gạt gài số: (1) Càng gạt gài số No.3. (2) Ống trượt gài số No.3. 9 Kiểm tra khe hở bánh răng: (1) Khe hở dọc trục bánh răng số 5. (2) Khe hở hướng kính bánh răng số 5. 10 Tháo phanh hãm: (1) Phanh hãm moay ơ đồng tốc. (2) Phanh hãm trục càng gài số. (3) Phanh hãm trục sơ cấp. (4) Phanh hãm trục thứ cấp. 11 Tháo moay ơ đồng tốc và bánh răng: (1) Moay ơ đồng tốc. (2) Bánh răng số 5. (3) Bánh răng bị động số 5. 12 Tháo moay ơ đồng tốc: (1) Moay ơ đồng tốc. (2) Khóa hãm cài số. (3) Lò so khóa hãm. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 10 13 Tháo bi hãm cài số và cụm bi hãm: (1) Nút bi hãm (số 5, R). (2) Bi hãm (số 5, R) (3) Nút bi hãm (số 3, 4). (4) Bi hãm (số 3, 4). (5) Nút bi hãm (số 1,2) (6) Bi hãm (số 1, 2) (7) Cụm bi hãm 14 Tháo vỏ hộp số: (1) Vỏ hộp số. (2) Tấm giữ vòng bi (3) Bu lông trục trung gian số lùi. 15 Trục và bánh răng trung gian số lùi: (1) Bánh răng trung gian số lùi. (2) Trục bánh răng trung gian số lùi. (3) Đệm dọc trục. 16 Tháo càng gài số và trục càng gài số: (1) Trục càng gài số No.1 (số 1, 2). (2) Trục càng gài số No.2 (số 3, 4). (3) Trục càng gài số No.3 (số 5, R). (4) Càng gài số No.1 (số 1, 2). (5) Càng gài số No.2 (số 3, 4). (6) Càng gài số No.3 (số 5, R). (7) Giá bắt tay gài số. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 11 17 Tháo trục sơ cấp và thứ cấp: (1) Cụm trục sơ cấp. (2) Cụm trục thứ cấp. 18 Tháo hộp vi sai 19 Kiểm tra trước khi tháo rời trục trứ cấp (1) Khe hở dọc trục bánh răng số 1 (2) Khe hở hướng kính bánh răng số 1 (3) Khe hở dọc trục bánh răng số 2 (4) Khe hở hướng kính bánh răng số 2 19 Tháo rời trục thứ cấp (1) Vòng bi trục thứ cấp (2) Bánh răng bị động số 4 (3) Ống cách bánh răng trục thứ cấp (4) Bánh răng bị động số 3 (5) Bánh răng số 2 (6) Vòng bi đũa kim (7) Ống cách (8) Phanh hãm (9) Vành đồng tốc số 2 (10) Cụm moay ơ đồng tốc No.1 (11) Vành đồng tốc số 1 (12) Bánh răng số 1 (13) Vòng bi đũa kim (14) Trục thứ cấp Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 12 20 Tháo rời bộ đồng tốc (1) Ống trượt gài số (2) Lò so khóa hãm (3) Khóa hãm (4) Moay ơ đồng tốc 3.2.2. Trình tự lắp Trình tự lắp tiến hành ngược với trình tự tháo. Khi lắp chú ý: - Các chi tiết phải được lắp chắc chắn, đúng vị trí, chiều. - Bôi keo làm kín để tránh làm rò rỉ dầu. - Khi lắp trục trung gian dùng mỡ để giữ các viên bi. - Sau khi lắp xong phải kiểm tra: + Kiểm tra sự lắp đặt của các chi tiết, đường ống. + Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp (đóng, cắt ly hợp). + Kiểm tra sự hoạt động của hộp số (chuyển số). + Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống lái. 3.2.3. Kiểm tra - Làm sạch tất cả các chi tiết sau khi tháo. * Kiểm tra trục sơ cấp. - Kiểm tra độ mài mòn của trục tại vị trí lắp bánh răng lồng không, vòng bi bằng cách dùng panme đo trục tại vị trí lắp ghép bánh răng lồng không và lắp ghép vòng bi, so sánh đường kính trục đo được với đường kính trục ban đầu (đường kính trục mới). - Kiểm tra độ mòn phần then hoa của trục (so sánh với phần then hoa của trục mới). - Đưa trục sơ cấp lên các lỗ định tâm ở hai đầu, sau đó dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục tại vị trí lắp ổ bi.(Hình 3.1). Độ cong của trục sơ cấp  0,03 (mm) * Kiểm tra các bánh răng. - Quan sát, kiểm tra bề mặt các bánh răng xem độ mòn đầu bánh răng. - Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa cặp bánh răng ăn khớp để kiểm tra độ mòn bánh răng. Hình 3.1. Kiểm tra độ cong trục sơ cấp. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 13 - Kiểm tra độ mòn lỗ các bánh răng lồng không và trục thứ cấp. Dùng panme đo đường kính trục tại vị trí lắp bánh răng, dùng đồng hồ so trong đo đường kính lỗ bánh răng lồng không. Khe hở = đường kính lỗ bánh răng - đường kính trục tại vị trí lắp bánh răng. (Hình 3.2). Khe hở tiêu chuẩn: 0,03  0,08 (mm) - Kiểm tra độ mòn, hỏng hóc của bánh răng truyền động, kiểm tra bề mặt tiếp xúc với vòng đồng tốc xem có bị xù xì không. * Kiểm tra bộ đồng tốc. - Kiểm tra vòng đồng tốc  Kiểm tra độ bám của mặt côn vòng đồng tốc với bánh răng. Lắp vòng đồng tốc vào bánh răng và quay ngược chiều. Nếu quay được thì độ mài mòn là lớn cần thay thế, nếu không quay được thì chứng tỏ độ mòn bề mặt côn đồng tốc chưa đáng kể hoặc vẫn còn tốt. (Hình 3.3)  Kiểm tra mặt trong xem có bị biến dạng và hỏng không. Kiểm tra các răng ăn khớp xem có bị gãy hỏng không. (Hình 3.4)  Ép vòng đồng tốc đối diện với răng ăn khớp của bánh răng số và kiểm tra khe hở từ mặt đầu vòng đồng tốc với bánh răng. (Hình 3.5). Khe hở tiêu chuẩn từ mặt đầu vòng đồng tốc tới bánh răng là 0,8  1,5 (mm). Hình 3.3 Kiểm tra độ bám của mặt côn vòng đồng tốc với bánh răng. Hình 3.4. Kiểm tra vòng đồng tốc Hình 3.5. Kiểm tra độ mòn vòng đồng tốc. BÞ mßn, háng GÉy, vì, háng Hình 3.2. Kiểm tra độ mòn lỗ bánh răng. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 14 Kiểm tra ống trượt và moay ơ đồng tốc: Lắp ống trượt vào moay ơ đồng tốc, kiểm tra xem moay ơ có trượt được một cách nhẹ nhàng bên trong ống trượt hay không. (Hình 3. 6). - Chú ý: nếu phải thay thế, ống trượt và moay ơ phải được thay thế đồng thời. - Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa ống răng và càng cua để kiểm tra độ mòn ống răng. (Hình 3.7). Khe hở tiêu chuẩn 0,2  0,5 (mm) . - Kiểm tra then và lò xo đồng tốc.  Kiểm tra phần giữa cao hơn của then đồng tốc xem có bị mòn không. (Hình 3.8).  Kiểm tra xem lò xo đồng tốc có bị mỏi, biến dạng và hỏng hay không. * Kiểm tra thanh trượt và trục điều khiển. - Kiểm tra độ mòn rãnh bi (so sánh với rãnh bi của trục mới). - Dùng đòng hồ so kểm tra độ cong thanh trượt.(Kiểm tra độ cong thanh trượt tương tự như kiểm tra độ cong trục sơ cấp). Độ cong  0,02 (mm). - Kiểm tra độ cong trục điều khiển. Độ cong trục điều khiển  0,04 (mm). * Kiểm tra cơ cấu hãm số. - Kiểm tra độ đàn hồi và thẳng góc của mỗi lò xo. (so sánh với lò xo mới). - Kiểm tra độ mòn khoá và bề mặt bi. Hình 3. 7: Kiểm tra khe hở giữa ống răng và càng cua. Hình 3.8. Kiểm tra then đồng tốc. Hình 3.6: Kiểm tra độ trượt vòng đồng tốc Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 15 * Kiểm tra vòng bi. - Kiểm tra hỏng hóc của bề mặt lăn ở mỗi vòng bi. Đồng thời kiểm tra độ dơ và trạng thái quay của các vòng bi, kim và các bánh răng được lắp trên trục. - Kiểm tra độ mòn , tróc rỗ của vòng bi đầu trục. * Kiểm tra vỏ hộp số. - Quan sát xem các vết nứt vỡ của vỏ hộp số, kiểm tra sự dò dỉ dầu ở các phớt, đệm. - Kiểm tra các lỗ ren: Kiểm tra độ mòn của các ren, bằng cách dùng bu lông mới bắt với lỗ ren xem có bắt được chắc chắn không. - Kiểm tra gối đỡ trục bằng cách: Dùng đồng hồ so trong đo đường đường kính gối đỡ, dùng panme đo đường kính vòng bi mới. Đường kính gối đỡ đo được phải nhỏ hơn đường kính vòng bi. 3.3. Sửa chữa các chi tiết của hộp số * Sửa chữa vỏ hộp số. - Vỏ bị nứt vỡ ở các vị trí không quan trọng thì có thể hàn đắp và gia công lại. - Các lỗ ren bị hỏng thì tarô ren mới . - Gối đỡ bị mòn thì doa rộng và ép bạc mới. * Sửa chữa các bánh răng. - Bề mặt bánh răng bị mòn, rỗ ít thì có thể dùng lại được, mòn rỗ nhiều thì thay mới. - Các đầu răng bị toè thì mài rà lại. - Các lỗ bánh răng lồng không mòn thì ta có thể ép bạc mới doa lại theo kỹ thuật phù hợp. * Trục hộp số . - Mòn ở vị trí lắp bánh răng lồng không, ta hàn đắp rồi gia công lại trên máy tiện. - Trục then hoa bị mòn nhiều thì thay trục mới. - Vị trí lắp các vòng bi bị mòn thì hàn đắp, rồi gia công lại. - Trục bị cong lớn hơn giá trị cho phép phải thay mới.(Độ cong lớn nhất: 0,03 mm). * Cơ cấu hãm số . - Các lò xo yếu gãy thì thay mới. - Các viên bi hãm, chốt hãm bị mòn nhiều thì phải thay mới. - Các lò xo hãm yếu không có thay thế thì có thể căn thêm đệm dùng tạm. * Cơ cấu điều khiển. - Tay gài số bị cong thì nắn lại. - Khớp cầu của tay gài số bị mòn, và vị trí tiếp xúc với thanh trượt, càng cua bị mòn thì hàn đắp và gia công lại. - Càng cua bị nứt, gãy thì thay càng cua mới. - Càng cua bị mòn nơi tiếp xúc với rãnh răng di trượt nếu mòn vượt quá 1,5 mm thì hàn đắp và gia công lại. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 16 - Bulông hãm càng cua bị chờn thì phải thay mới. * Trục gài số, đồng tốc, các căn đệm. - Trục gài số bị mòn rãnh lắp bi thì thay trục mới. - Các vòng đồng tốc bị mòn ta thay mới. - Cá hãm và vòng lò xo khoá hãm bị mòn thì thay mới. Thực tập Ô tô Biên soạn: Th.s.Nguyễn Văn Việt 17
Tài liệu liên quan