Cọc tre được nén ép làm chặt đất và một phần nào đó truyền áp lực của công trình xuống nền đất phía dưới nên trong thực tế không coi cọc tre là cọc mà chỉ coi là một giải pháp gia cố nền. Cọc tre được sử dụng ở những vùng đất luôn ẩm ướt, không được sử dụng ở những vùng đất khô hoặc khi khô, khi ướt.
Cọc tre được sử dụng có chiều dài từ 3÷4m; tre phải thẳng, dày mình, có đường kính từ 6÷10cm và phải là tre tươi.
Để cọc tre đóng không bị vỡ đầu người ta cưa phẳng cách mấu khoảng 50 mm, đầu dưới vót nhọn.
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7726 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thi công cọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5. Thi công cọc
5-1
Chương 5
THI CÔNG CỌC
5.1. Các loại cọc
5.1.1 Cọc tre
Cọc tre được nén ép làm chặt đất và một phần nào đó truyền áp lực của công trình
xuống nền đất phía dưới nên trong thực tế không coi cọc tre là cọc mà chỉ coi là một giải
pháp gia cố nền. Cọc tre được sử dụng ở những vùng đất luôn ẩm ướt, không được sử
dụng ở những vùng đất khô hoặc khi khô, khi ướt.
Cọc tre được sử dụng có chiều dài từ 3÷ 4m; tre phải thẳng, dày mình, có đường
kính từ 6÷ 10cm và phải là tre tươi.
Để cọc tre đóng không bị vỡ đầu người ta cưa phẳng cách mấu khoảng 50mm, đầu
dưới vót nhọn.
5.1.2. Cọc gỗ
Được sử dụng ở những nơi luôn luôn có nước. Gỗ làm cọc tốt nhất là gỗ dẻ, muồng,
thông, tràm… Gỗ làm cọc là gỗ còn tươi, có độ ẩm W≥23%, dài 8÷12m, đường kính
12÷20cm. Cọc được róc hết vỏ, đầu cọc được cưa phẳng và đóng đai thép rộng
40÷70mm, dày 10÷12mm. Mũi vót nhọn 3÷4 cạnh để dễ đóng.
5.1.3. Cọc thép
Gồm hai loại là cọc thép định hình và cọc ống thép.
5.1.3.1. Cọc thép định hình
Cọc cừ thép là dạng cọc thép được áp dụng rộng rãi trong công trình bến tường cừ,
công trình bảo vệ bờ, đê chắn sóng, làm đê quai, khi thi công các công trình thuỷ công.
Nó có ưu điểm là sức chịu tải lớn, độ cứng lớn, đảm bảo ổn định và đảm bảo độ sâu. Tuy
nhiên nó có nhược điểm là dễ bị ăn mòn.
Cọc thép được chế tạo từ các loại thép hình như thép C, I, thép góc có ưu điểm là
chế tạo nhanh, khả năng chịu lực lớn, mômen kháng uốn lớn, chiều dài theo ý muốn.
5.1.3.2. Cọc ống thép
Cọc ống thép có nhiều loại đường kính và chiều dài khác nhau. Nó được sử dụng
rộng rãi trong các công trình biển (dàn khoan). Ưu điểm của nó là có khả năng đàn hồi
lớn, tạo được khung lớn.
5.1.4. Cọc cát
Được sử dụng để gia cố nền tức là làm tăng độ chặt của đất nền và một phần nào đó
truyền tải trọng của công trình xuống nền đất tốt phía dưới. Việc thi công cọc cát bằng
phương pháp dùng các ống bao bằng thép để đóng vào trong đất tạo lỗ, sau đó cho cát
vào trong lòng ống vừa đầm chặt cát vừa từ từ rút ống lên. Trường hợp nền đất sét thì
không cần dùng ống bao mà dùng luôn ống đặc để đóng tạo lỗ, sau đó rút lên rồi tuồn cát
vào. Ưu điểm của phương pháp này là thay nền đất yếu bằng nền đất chặt hơn, tạo ra
đường thấm nước cho nước thấm từ dưới lên.
Chương 5. Thi công cọc
5-2
5.1.5. Cọc bêtông cốt thép
5.1.5.1. Cọc bêtông cốt thép đúc sẵn
Cọc vuông 20x20÷ 45x45(cm): Đây là loại cọc được sử dụng rộng rãi nhất trong
các công trình xây dựng, chiều dài cọc và cạnh cọc phải đảm bảo một tỷ lệ nhất định để
không bị quá mảnh dễ gây nứt gãy cọc trong quá trình cẩu và vận chuyển. Mũi cọc được
vót đều 4 cạnh, đầu cọc được gia cường 6 tấm lưới thép φ 6. Nếu cọc có chiều dài lớn thì
phải chia làm nhiều đoạn. Việc bố trí móc cẩu để cẩu cọc dựa vào cơ sở mômen âm và
dương là gần như bằng nhau. Tuỳ thuộc vào giá trị mômen lớn nhất xuất hiện trong cọc
mà ta có thể bố trí 1, 2 hoặc 3 móc cẩu.
Cọc ống bêtông cốt thép: Là cọc có tiết diện rỗng, tròn. Loại cọc này có ưu điểm là
tiết kiệm cốt thép, trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt. Hiện nay cọc ống bêtông cốt
thép ứng suất trước đã bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
5.2. Tính toán bãi đúc cọc bêtông cốt thép
Hình 5.1. Đúc cọc bêtông cốt thép.
5.2.1. Yêu cầu của bãi đúc
Tương tự như yêu cầu của bãi đúc khối xếp bêtông như đủ diện tích, kích thước, kết
cấu mặt bãi...
5.2.2. Tính toán diện tích bãi đúc
Ở những công trường lớn, số lượng cọc nhiều phải xây dựng bãi đúc cọc. Diện tích
bãi đúc cọc được tính theo công thức:
))(.(... 21 mbbltNkF += (5.1)
Trong đó:
_N Số lượng đoạn cọc đúc trong một ngày;
_t Thời gian cần thiết để lắp dụng ván khuôn, đặt cốt thép, đúc cọc, bảo dưỡng
cho đến ngày đạt cường độ để chuyển ra bãi chứa (ngày);
_l Chiều dài của đoạn cọc (nếu có nhiều loại chiều dài các đoạn khác nhau thì lấy
là chiều dài đoạn lớn nhất;
Chương 5. Thi công cọc
5-3
_b Chiều rộng của cọc;
_1b Khoảng cách giữa hai cọc;
_k Hệ số kể đến đường đi lại và khoảng trống cần thiết khác )5,0( =k .
Hình 5.2. Các cách bố trí bãi đúc.
Trường hợp cọc đúc thành nhiều tầng thì khi tầng dưới đạt 25% cường độ thiết kế
thì mới đúc tầng trên. Khi đó diện tích bãi đúc được tính theo công thức:
[ ] ))(.(.).1(. 211 mbbln
ttnNkF ++−= (5.2)
Trong đó:
_n Số tầng cọc;
1,1=k ;
_1t Thời gian cần thiết để cọc tầng dưới đạt 25% cường độ;
_t Thời gian đúc và bảo dưỡng tầng cọc trên cùng.
(Trong thực tế, với các công trình lớn người ta không sử dụng phương pháp này).
5.3. Thiết bị đóng cọc
5.3.1. Các thiết bị đóng cọc
- Búa treo: Là một quả nặng bằng kim loại, trọng lương từ 500÷ 2000kG được
buộc bằng dây cáp và treo lên giá cao. Dùng tời điện kéo cáp để nâng búa lên độ
cao từ 2,5÷ 4m rồi thả rơi tự do lên đầu cọc.
- Búa hơi đơn động: áp dụng nguyên lý thuỷ lực, ngày nay ít sử dụng.
- Búa hơi song động: ít sử dụng.
- Búa Diezel: trình bày trong phần sau.
- Búa rung:
- Nén cọc: Nén tĩnh bằng các khối bêtông lớn nhờ trọng lượng bản thân của các
khối bêtông.
Chương 5. Thi công cọc
5-4
Để đóng được cọc người ta phải dùng một bộ thiết bị bao gồm quả búa, giá búa,
thiết bị đặt giá (xe xích, phao) và các thiết bị phụ trợ khác (mũ cọc, máy đo đạc).
5.3.2. Búa Diezel
5.3.2.1. Cấu tạo
Hình 5.3. Búa Diezel.
1. Thanh ngang trên; 2. Xi lanh; 3. Pittông; 4. Bầu dầu; 5. Van bơm dầu;
6. Thanh ngang dưới; 7. Mũ ôm đầu cọc; 8. Dây cáp treo; 9. Cọc.
Búa Diezel hoạt động theo nguyên tắc đốt cháy nguyên liệu của động cơ đốt trong.
Nó có ưu điểm là trọng lượng nhỏ, khi làm việc không cần nguồn nguyên liệu cung cấp
từ bên ngoài. Nếu cọc mảnh đóng vào đất mềm, cọc xuống nhanh, nhiên liệu không cháy
hết thì búa sẽ không nổ được hoặc khó nổ.
5.3.2.2. Nguyên lý hoạt động
Dùng tời 8 kéo pittông 3 lên cao đến một độ cao nhất định rồi thả tự do. Do ở đáy
pittông được khoét lõm ôm khít lấy đầu bầu dầu nên khi pittông rơi tự do thì không khí bị
nén chặt lại rất nhanh sinh ra nhiệt lượng lớn đồng thời khi van số 6 bơm dầu vào buồng
đốt gặp nhiệt độ cao sẽ gây cháy. Do buồng đốt kín nên sẽ tạo ra một áp lực lớn đẩy
ngược pittông lên phía trên đồng thời sinh ra một phản lực tác dụng vào thanh ngang
khác truyền qua cọc để nén cọc xuống phía dưới. Xilanh lên cao rồi lại rơi tự do xuống để
lạp lại chu kỳ như trên.
Khi đóng cọc ở vùng đất yếu, cọc xuống nhanh nhưng hiệu quả của búa kém, nhiên
liệu không cháy hết tạo ra áp suất nhỏ, pittông không thể lên được độ cao cần thiết nên
búa không nổ được.
Chương 5. Thi công cọc
5-5
5.3.3. Giá búa
Hình 5.4. Giá búa đóng cọc.
Phao; 2. Máy phát điện; 3. Cabin công tác; 4. Tời điều khiển búa;
5. Tăng đơ; 6. Giá búa; 7. Quả búa; 8. Cọc; 9. Hệ thống tời - cáp – neo.
Hình 5.5. Đóng cọc bằng búa đóng cọc đặt trên xà lan.
Giá búa có nhiệm vụ treo cọc và dẫn hướng cho búa và cọc trong quá trình đóng cọc
cho đúng với vị trí và độ xiên như thiết kế.
Giá búa có hai loại là giá búa trên cạn và giá búa dưới nước.
- Giá búa trên cạn: Dùng để đóng cọc ở trên cạn. Giá di chuyển theo đường ray
hoặc trên xe bánh xích. Cũng có thể dùng giá búa trên cạn để đóng cọc ở dưới
nước nhưng khi đó phải dùng hệ sàn đạo đóng trêm mặt nước cho giá búa di
chuyển. Giá búa này được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng cầu
đường, nhà cửa.
- Giá búa trên phao (tàu đóng cọc): Giá búa này được đặt trên xà lan và được di
chuyển bằng hệ thống tời – cáp – neo.
Chương 5. Thi công cọc
5-6
5.4. Công tác đóng cọc
5.4.1. Di chuyển giá búa
5.4.1.1. Di chuyển giá búa trên cạn
Giá búa có chiều cao lớn, khi di chuyển dễ bị mất ổn định. Do vậy khi di chuyển nó
thường được di chuyển trên ray hoặc bánh xích. Nếu di chuyển trên bánh xích thì tính cơ
động cao nhưng khi đó phải đảm bảo được đường di chuyển cho phương tiện. Nếu giá
búa đặt trên ray thì nền đường phải được lu lèn chặt, lắp đặt hệ thống ray - tà vẹt sao cho
độ chênh lệch của đỉnh ray không quá 2cm để đảm bảo ổn định trong quá trình đóng cọc.
Để tăng tốc độ đóng cọc, người ta phải lắp đặt nhiều ray tương ứng với các hàng cọc. Giá
búa di chuyển từ hàng ray này sang hàng ray khác là nhờ đường nối hoặc kích nâng giá,
quay bánh xe di chuyển sang đường mới.
Hình 5.6. Di chuyển giá búa trên cạn.
5.4.1.2. Di chuyển giá búa dưới nước
Tàu đóng cọc có từ 4÷ 6 neo, vừa có nhiệm vụ giữ tàu ổn định trong quá trình đóng,
vừa có nhiệm vụ di chuyển tàu từ vị trí cọc này sang vị trí cọc khác.
Chú ý: Dù giá búa trên cạn hay dưới nước thì trong quá trình đóng và di chuyển
phải đảm bảo sao cho trọng tâm của búa nằm đúng tim cọc còn hướng của thanh dẫn
trùng với hướng thiết kế của cọc.
5.4.2. Sơ đồ di chuyển của giá búa và trình tự đóng cọc
5.4.2.1. Các sơ đồ đóng cọc
- Sơ đồ hàng chạy dài: được áp dụng cho công trình có các hàng cọc chạy dài
song song với nhau, đóng hết hàng cọc này rồi mới đóng đến hàng cọc khác.
Hình 5.7. Sơ đồ dạng chạy dài
- Sơ đồ chữ chi hàng dọc:
Hình 5.8. Sơ đồ chữ chi hàng dọc
- Sơ đồ chữ chi hàng ngang:
Hình 5.9. Sơ đồ chữ chi hàng ngang
Chương 5. Thi công cọc
5-7
Chú ý: Sơ đồ chữ chi hàng ngang khi đóng cọc xiên phải chú ý.
- Sơ đồ bậc thang: Sơ đồ này có ưu điểm là tận dụng được mực nước đóng cọc,
đẩy nhanh được tiến độ thi công, số lần làm neo là ít nhất.
Hình 5.10. Sơ đồ bậc thang
- Sơ đồ dạng móng cọc: Không dùng được trong các công trình thuỷ công.
Hình 5.11. Sơ đồ dạng móng cọc
Việc lập sơ đồ trình tự đóng cọc phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Đóng được hết cọc trong nền cọc;
- Đường di chuyển của giá búa là ngắn nhất và dễ dàng thực hiện các thao tác di
chuyển;
- Phải định vị được cọc trong quá trình đóng;
- Phù hợp với tiến độ thi công.
5.4.2.2. Cẩu và vận chuyển cọc vào giá búa
* Cẩu và vận chuyển cọc vào giá búa trên cạn:
Cọc được vận chuyển đến vị trí của giá búa bằng xe goòng hoặc xe chuyên dùng
sao cho cọc được nằm trước giá búa và được giá búa chia thành hai phần bằng nhau.
Quá trình cẩu và áp dựng cọc vào giá được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Chương 5. Thi công cọc
5-8
Hình 5.12. Quá trình cẩu và dựng cọc vào giá búa
- Giai đoạn 1: Đưa cọc đến trước giá búa sao cho giá nằm chính giữa cọc. Buộc
liên kết 2 dây cáp của giá vào vị trí móc cẩu rồi nâng đều hai dây để cọc nằm
ngang đến một cao độ nhất định sao cho khi cọc nằm thẳng đứng mà mũi cọc
không chạm đất.
- Giai đoạn 2: Vừa kéo dây a, vừa thả dây b để cho cọc dần dần vào vị trí thẳng
đứng.
- Giai đoạn 3: Dùng đòn bẩy điều chỉnh và áp cọc vào thanh dẫn giá búa. Dùng
hai đai ôm cọc để liên kết cọc với giá búa (hai đai ôm cọc này có thể trượt theo
cọc trong quá trình đóng).
Trường hợp giá búa chỉ có một dây cẩu thì cần kết hợp với một cần trục để đỡ và áp
dựng cọc.
* Cẩu và vận chuyển cọc bằng giá búa dưới nước:
Cọc được vận chuyển đến vị trí xây dựng bằng xà lan. ở giai đoạn 1 phải đưa xà lan
chở cọc đến trước giá búa sao cho giá búa chia cọc thành 2 phần bằng nhau (phương của
xà lan vuông góc với phương tàu đóng cọc). Các giai đoạn còn lại tương tự như cẩu cọc
vào giá búa ở trên cạn.
5.4.2.3. Đóng cọc
* Thiết bị: Giá búa, quả búa, mũi cọc, cọc dẫn, máy kinh vĩ, máy thuỷ bình.
* Quá trình đóng cọc:
Quá trình chuẩn bị: Sau khi cẩu lắp và áp dựng cọc vào giá búa, ta phải điều chỉnh
giá búa và đưa cọc vào đúng vị trí cần đóng. Trường hợp đóng cọc trên cạn, vị trí của cọc
được xác định bằng máy kinh vĩ, thước thép và có thể đánh dấu sẵn bằng các cọc gỗ trên
mặt bằng. Trường hợp đóng cọc dưới nước, vị trí của các cọc được xác định bằng máy
kinh vĩ (2 máy) đặt ở các mốc cơ sở (các mốc này được lập và chôn sẵn trước khi đóng
cọc). Quá trình điều khiển cọc vào vị trí, người ta dùng hệ thống tời – cáp – neo để di
chuyển phao sao cho 2 mặt vuông góc của cọc có đường tim trùng với dây đứng của
màng dây chữ thập là được.
Chương 5. Thi công cọc
5-9
Hình 5.13. Đóng cọc xiên bằng búa đặt trên xà lan.
Hình 5.14. Định vị cọc xiên.
Đối với cọc xiên thì tia ngắm thứ nhất nhìn vào mặt nghiêng của cọc thì dây đứng
của màng dây chữ thập phải trùng với đường tim của mặt cọc; tia thứ 2 nhìn vào mặt
đứng phải đảm bảo sao cho giao điểm của màng dây chữ thập phải trượt dọc trên đường
tim của mặt cọc.
Để đảm bảo cọc đóng được đúng theo độ xiên thiết kế người ta
phải dùng thước tam giác vuông có hai cạnh góc vuông theo tỷ lệ độ
xiên của cọc. Khi áp cạnh huyền vào mặt xiên của cọc mà dây dọi trùng
với cạnh đứng của góc vuông là được. Để điều chỉnh vị trí cọc xiên ta
làm như sau:
- Tia ngắm của máy kinh vĩ nhìn vào mặt nghiêng của cọc phải
đảm bảo sao cho dây đứng của màng chữ thập phải trùng với
đường tim của mặt cọc.
Chương 5. Thi công cọc
5-10
- Tia ngắm nhìn vào mặt đứng của cọc phải được lùi lại một đoạn α= tg.hx ,
trong đó h là cao độ của tia ngắm hay cao độ thiết kế của đầu cọc sau khi đóng
và α là góc nghiêng của cọc.
Sau khi điều chỉnh cọc vào đúng vị trí thì bắt đầu nhả tời giữ cọc để thả cọc xuống.
Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân cọc, cọc sẽ tự lún. Nếu đất quá yếu thì phải nhả
tời từ từ để tránh lệch vị trí. Khi cọc hết lún thì phải nhả tời treo búa để áp búa lên đầu
cọc. Dưới trọng lượng của búa thì cọc sẽ tiếp tục lún. Khi cọc hết lún thì mới nổ búa để
đóng. Chú ý trong quá trình này vẫn phải điều chỉnh vị trí của cọc.
Quá trình đóng cọc phải sử dụng mũ đệm đầu cọc. Trường hợp yêu cầu đóng cọc
ngập vào trong nước (trong thi công triền tàu) thì ta phải dùng cọc dẫn.
Hình 5.15. Đóng cọc có sử dụng cọc dẫn.
* Chọn chiều cao giá búa:
- Giá búa trên cạn:
Hình 5.16. Chiều cao giá búa trên cạn.
cbhlHtt +++= (m) (5.3)
Trong đó:
_l Chiều dài cọc (m);
_h Chiều cao của búa (m);
Chương 5. Thi công cọc
5-11
_b Chiều cao nâng búa (m);
_c Chiều cao thiết bị treo búa (ròng rọc, móc cẩu, dây cáp) (m).
Sau khi xác định được ttH thì căn cứ vào lý lịch của thiết bị để lựa chọn búa có sdH
cho hợp lý. Trường hợp mà giá trị ttH > sdH ta có thể sử dụng phương pháp sau để xử lý:
Trường hợp cọc quá dài thì chia cọc thành những đoạn ngắn hơn;
Nếu ttH > sdH ít ta có thể đào một hố sâu 1÷ 1,5m tại vị trí đóng cọc;
Có thể bỏ búa ra khỏi giá, treo cọc lên giá để cho cọc tự lún vào trong đất nhờ trọng
lượng bản thân rồi mới lắp búa lên để đóng cọc tiếp. Trường hợp này hãn hữu mới áp
dụng, khi ta cần đóng ít cọc, tiết kiệm tiền thuê máy.
- Giá búa dưới nước:
Hình 5.17. Chiều cao giá búa dưới nước.
Công thức tính toán tương tự như đối với giá búa trên cạn. Trường hợp mà
ttH > sdH , khi đó ta có thể lợi dụng mực nước thay đổi để đóng cọc và gọi mực nước phù
hợp với công tác đóng cọc là mực nước đóng cọc. Mực nước đó được tính toán như sau:
CT§¸ya-dCCTMN§
CT§¸yCCTMN§
+=⇒
⎪⎩
⎪⎨
⎧
−=
+=
=−
KN
KN
sdtt
H
Had
dHH
(5.4)
Trong đó:
_a Chiều cao mạn khô của phao;
CT§¸y_ Cao trình mặt đất ở đáy khu nước đóng cọc;
Đồng thời mực nước đó phải đảm bảo điều kiện làm việc của tàu theo công thức
sau:
Chương 5. Thi công cọc
5-12
zTCT§¸yCCTMN§ ++= )5,0( =z (5.5)
Khi có mực nước đóng cọc theo điều kiện của giá búa, ta phải mực nước đó có thoả
mãn mực nước làm việc của tàu hay không.
Chú ý:
- Nếu cọc có chiều dài quá lớn thì phải chia cọc thành 2 hoặc 3 đoạn để thoả mãn
chiều cao của giá rồi sau đó nối lại trong quá trình đóng. Vị trí nối cọc phải
được tính toán sao cho không làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của cọc.
- Chiều cao của mỗi đoạn cọc cần được xem xét để đáp ứng yêu cầu thi công.
- Quá trình nối cọc phải xét đến điều kiện thay đổi mực nước.
* Hàn nối cọc:
Trường hợp cọc quá dài, để đóng được cọc người ta phải chia cọc thành nhiều đoạn.
Các đoạn này được nối lại với nhau trong quá trình đóng.
Hình 5.18. Hàn nối cọc.
Khi đóng đoạn cọc thứ nhất, đến cao độ thuận tiện cho việc nối cọc thì dừng lại.
Hàn 2 thép góc ở phía trong bờ với hộp tôn đầu cọc phía dưới, sau đó cẩu đoạn cọc thứ
hai chồng lên đoạn cọc thứ nhất sao cho đường tim của hai đoạn cọc là trùng nhau, sau
đó hàn tiếp hai thép góc còn lại ở hộp tôn phía trên và phía dưới.
Ví dụ: Chiều cao hộp tôn là 40cm ⇒ 2 hộp tôn cao 80cm. Vậy chọn chiều dài thép
L là 70cm.
Khi hàn nối cọc ở dưới nước phải chú ý đến sự dao động của mực nước để tính toán
vị trí hàn nối, thời gian hàn nối cho hợp lý.
Chương 5. Thi công cọc
5-13
5.5. Các hiện tượng vật lý xảy ra khi đóng cọc
5.5.1. Hiện tượng trồi đất
Hình 5.19. Khu vực đất bị ảnh hưởng xung quanh thân cọc
trong quá trình đóng cọc.
Khi đóng cọc trong đất, xung quanh thân cọc sẽ bị ảnh hưởng và chia thành 4 khu
vực như sau:
- Vùng 1: Có chiều dày từ 2÷ 3cm xung quanh thân cọc, trong vùng này đất bị
phá hoại hoàn toàn;
- Vùng 2: Cách mặt cọc từ (1,5÷ 3).d, trong vùng này đất bị ảnh hưởng nghiêm
trọng và bị trồi lên phía trên;
- Vùng 3: Đất bị phá hoại nhưng ít nghiêm trọng hơn;
- Vùng 4: Nằm ngoài phạm vi 5d cách mặt cọc, trong vùng này đất chỉ bị ảnh
hưởng.
Hiện tượng đất bị trồi lên phía trên là do bị cọc chiếm thể tích. Thực nghiệm cho
thấy với đất sét và đất dính, hiện tượng trồi đất có thể kéo dài tới 10 ngày, độ cao trồi đất
có thể lên tới 0,8m. Đối với đất á sét, hiện tượng này kéo dài 5÷ 8 ngày, độ cao trồi đất từ
0,3÷ 0,5m. Với đất cát, hiện tượng này ít hơn. Điều này được chú ý khi tính toán bước
cọc.
Nghiên cứu hiện tương trồi đất khi để áp dụng cho các quá trình xây dựng như sau:
- Chọn các bước cọc cho hợp lý;
- Chờ hết thời gian trồi của đất rồi mới xây dựng các công trình bên trên;
- Chọn sơ đồ đóng cọc cho hợp lý.
Chương 5. Thi công cọc
5-14
5.5.2. Thời gian nghỉ của cọc
Trong công tác đóng cọc người ta căn cứ vào độ chối của cọc để xác định khả năng
chịu lực của nó. Giá trị độ chối của cọc được tính toán theo công thức sau:
n
Se = hoặc
1
1)(2,0
)'..(
..'.
qqQ
qqQ
FnPP
HQFne
ghgh ++
++
+= (5.6)
Trong đó:
_S Độ lún của đợt đóng cuối cùng;
_n Số nhát búa đóng trong đợt cuối cùng;
_e Độ chối (cm);
_'n Hệ số, 150=n (T/m2) với cọc BTCT
500=n (T/m2) với cọc thép;
_F Diện tích tiết diện cọc;
_Q Trọng lượng bộ phận xung kích của búa;
_H Chiều cao rơi của bộ phận xung kích;
_q Trọng lượng của cọc (T);
_1q Trọng lượng của mũ cọc, đệm cọc;
_ghP Tải trọng giới hạn của cọc.
Khi đóng cọc lần thứ nhất, giả sử ta được độ chối của cọc là 1e . Sau đó cho cọc
nghỉ một thời gian ta đóng lại, khi đó cọc có độ chối là 122 ee,e ≠ . Sở dĩ có hiện tượng
trên là do sau thời gian nghỉ, đất được cố kết lại làm thay đổi khả năng chịu lực của nó.
Giá trị 12 ee ≠ nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện địa chất. Với cuội, đá chặt thì sự khác
nhau này là rất ít nhưng với đất sét thì 12 ee . Giá trị 2e
là độ chối thực của đất. Theo quy định thì thời gian cho cọc nghỉ là 6 ngày.
5.6. Chọn búa đóng cọc
Quá trình đóng cọc căn cứ vào điều kiện địa chất, chiều dài cọc, đường kính cọc để
chọn loại búa cho phù hợp. Búa đóng cọc được chọn theo các yêu cầu như sau:
- Hạ được cọc theo yêu cầu thiết kế (đạt được độ chối và cao trình mũi cọc).
- Cọc không bị phá hoại trong quá trình đóng.
Để thoả mãn hai điều kiện trên, ta có thể sử dụng các công thức sau để chọn búa
đóng cọc:
* Công thức 1: Nêu lên liên hệ giữa năng lượng xung kích của búa với khả năng
chịu tải của cọc.
PW .25≥ (T) (5.7)
PW 025,0≥ (kg) (5.8)
Trong đó:
Chương 5. Thi công cọc
5-15
_W Năng lượng xung kích của búa, được tra theo tính năng kỹ thuật trong lý lịch
của búa;
_P Sức chịu tải của cọc (T).
* Công thức 2: Nêu lên mối quan hệ giữa năng lượng xung kích của búa với trọng
lượng cọc có xét đến hệ số thích dụng của búa.
k
qQW +≥ (5.9)
Trong đó:
_Q Trọng lượng của cọc (kG);
_q Trọng lượng toàn bộ của búa (kG);
_W Năng lượng xung kích của búa (kG.m);
_k Hệ số thích dụng của búa, được lấy theo bảng sau đây:
Bảng 5.1. Bảng tra hệ số thích dụng của búa.
Loại cọc
Loại búa
Gỗ Thép BTCT
Búa hơi song động,
Diezel kiể