1/ Vốn mạo hiểm: là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hóa thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng.
2/ Nhà cung cấp:
Nhà đầu tư – người bỏ vốn nhưng không trực tiếp đầu tư.
Nhà đầu tư bán mạo hiểm – người đứng ra huy động vốn, quản lý nó và trực tiếp quyết định nên đầu tư vào đâu nhằm mục đích sinh lợi tối đa
3/ Đối tượng đầu tư: Phần lớn là những công ty công nghệ cao, công nghệ tân tiến có quy mô vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi nghiệp (những công ty trẻ, những dự án về sản phẩm dịch vụ công nghệ mới đầy tiềm năng.
28 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thị trường chứng khoán: Quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NHÓM 3 NGỌC HƯƠNG KIM HOA HẢI HỒNG HỒNG HUỆ THANH HƯỜNG QUỐC HƯNG TRẦN T. HUY TRẦN T. HOÀN QŨY ĐẦU TƯ MẠO HIỂM QUỐC TẾ Giới thiệu chung Quỹ đầu tư mạo hiểm, viết tắt VC – Venture Capital. Bắt nguồn từ Mỹ và có thể xem Geogres Doriot là cha đẻ của các VC. Năm 1946, ông lập một công ty American Research Development Corporation và bắt đầu nghiên cứu hàng ngàn đề án kinh doanh rồi chọn ra những cái tốt nhất để đầu tư. Loại quỹ này phát triển rất mạnh từ 2 thập niên cuối thế kỉ 20, cùng với sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là ở Mỹ. Quỹ đầu tư mạo hiểm Khái niệm : Quỹ đầu tư mạo hiểm là loại quỹ nhằm tài trợ, đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao. Phân loại : gồm 2 loại 1/ Đầu tư vào các công trình nghiên cứu đang trong giai đoạn nghiên cứu, đến sản xuất thử, đưa vào thương mại hóa để sau đó nhà đầu tư được độc quyền khai thác. 2/ Đầu tư vào các dự án đã có người đề xuất và thuyết phục được tính hiệu quả nhưng tác giả dự án lại không có kinh phí triển khai thực hiện. Bản chất: Đó là một quỹ đầu tư nhưng mục tiêu hoạt động của họ là nhắm vào những dự án có độ rủi ro cao, nhằm tìm kiếm những loại lợi nhuận cao hơn mức bình thường. Chức năng : Huy động, tiếp nhận và quản lý vốn đầu tư hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài. Đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và hưởng các lợi ích từ hoạt động đầu tư. Quy trình hoạt động của Quỹ đầu tư CỦNG CỐ CÁC CAM KẾT ĐT THU HOẠCH KẾT QUẢ KD PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM QUỸ XÚC TIẾN CÁC THỎA THUẬN ĐÓNG GÓP GỌI VỐN LẦN ĐẦU TIẾP TỤC GỌI VỐN ĐẦU TƯ VỐN VÀO DA CHỌN LỌC DAĐT THẨM ĐỊNH DA GIÁM SÁT TẠO GIÁ TRỊ THƯƠNG THUYẾT CÁC THƯƠNG HIỆU CÁC GĐ ĐT Đầu tư mạo hiểm Khái niệm: Đầu tư mạo hiểm là phương thức mà theo đó nhà đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là doanh nghiệp khoa học và công nghệ). Theo nghĩa rộng: ĐTMH là đầu tư vốn vào toàn bộ hoạt động kinh tế mang tính phát triển, sáng tạo, có độ mạo hiểm cao nhưng tiềm năng hiệu quả cũng cao. Theo nghĩa hẹp: ĐTMH thường là đầu tư vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đầu tư mạo hiểm Đặc điểm: Đầu tư mạo hiểm có đặc điểm là nhà đầu tư không trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện và quản lý vốn đầu tư, vì việc này đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao. Điều kiện của đầu tư mạo hiểm Nhà đầu tư phải có vai trò quan trọng, nhưng không nhất thiết là vai trò chi phối trong các quyết định quản trị trong các công ty được đầu tư. Đầu tư vào những dự án của những người có quyết tâm và kiên định (nguyên tắc “đặt cược vào nài ngựa chứ không đặt cược vào con ngựa” – tức là yếu tố người khởi nghiệp). Sản phẩm và dịch vụ tối thiểu phải qua giai đoạn định hình và có bảo vệ bằng pháp lý như bản quyền bằng phát minh sáng chế… Sản phẩm hoặc dịch vụ có triển vọng sẽ phát triển đầy đủ trong vòng vài năm (lý tưởng là 3-5 năm) để có thể cổ phần hóa . (người ta gọi đây là “chiến lược hạ cánh an toàn” – exit strategy) Nhà đầu tư có cơ hội đóng góp vào công ty những “giá trị gia tăng” khác ngoài tiền bạc. Đầu tư mạo hiểm có 6 yếu tố cấu thành 1/ Vốn mạo hiểm: là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hóa thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng. 2/ Nhà cung cấp: Nhà đầu tư – người bỏ vốn nhưng không trực tiếp đầu tư. Nhà đầu tư bán mạo hiểm – người đứng ra huy động vốn, quản lý nó và trực tiếp quyết định nên đầu tư vào đâu nhằm mục đích sinh lợi tối đa 3/ Đối tượng đầu tư: Phần lớn là những công ty công nghệ cao, công nghệ tân tiến có quy mô vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi nghiệp (những công ty trẻ, những dự án về sản phẩm dịch vụ công nghệ mới đầy tiềm năng. 4/ Thời hạn đầu tư: trung bình 3-5 năm. 5/ Mục đích đầu tư: là thúc đẩy phát triển ngành công nghệ cao, hình thành các doanh nghiệp công nghệ cao. 6/ Phương thức đầu tư: là nắm giữ cổ phần, tham gia chia sẻ thành công nếu công ty phát đạt song cũng gánh chịu rủi ro nếu thất bại Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG (International Data Group) do ông Patrick McGovern sáng lập kiêm Chủ tịch tâp đoàn tại Mỹ. IDG được thành lập năm 1964 và là một tập đoàn tư nhân lớn nhất nhì vùng Massachusetts. Các lĩnh vực hoạt động của quỹ: Xuất bản trực tiếp Tổ chức sự kiện và hội thảo Ấn phẩm in ấn Nghiên cứu thị trường Giải pháp toàn cầu Hệ thống IDG Ventures 1. IDG Ventures Boston (IDGVB): chủ yếu đầu tư vào các công ty mới khởi sự nhằm giúp phát triển lên quy mô toàn cầu. Với số vốn đang quản lý là 280 triệu đô la, IDGVB tập trung vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, khoa học đời sống và công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân viên của IDGVB là những người có bề dày kinh nghiệm về đầu tư mạo hiểm. 2. IDG Ventures San Francisco: IDGSF tập trung đầu tư cho các công ty công nghệ mới vùng bờ tây nước Mỹ. Thành lập năm 2006, IDG Ventures SF thể hiện sự thành công của IDG khi đầu tư cho các công ty vùng bờ tây nước Mỹ qua việc kết hợp với quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên có trụ sở tại San Francisco (thành lập năm 1997). 3. IDG Ventures China: IDG Technology Venture Investment (IDGVC) là quỹ đầu tư tại Trung Quốc quản lý nguồn vốn 1,4 tỷ đô la với gần 130 công ty đầu tư trải rộng khắp 4 tỉnh thành của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1992, IDGVC tự hào là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Ngoài việc cung cấp nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, IDGVC còn cung cấp các giá trị gia tăng và sự hỗ trợ sâu sắc cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao ở Trung Quốc. 4. IDG Ventures India: Là quỹ đầu tư mạo hiểm chủ yếu giúp các doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo phát triển thành các công ty hàng đầu mang tầm vóc quốc tế, quản lý số vốn 150 triệu đô la, IDG Ventures India tập trung vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đặt trụ sở tại Ấn Độ.Quỹ này tận dụng các nguồn lực của IDG – tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới để hỗ trợ đắc lực cho các công ty đang được đầu tư. 5. IDG Ventures Korea: Thành lập vào tháng 10/2007, IDG Ventures Korea (IDGVK) quản lý số vốn 100 triệu đô la, chủ yếu đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự, vừa và nhỏ, các công ty IT và truyền thông có trụ sở tại Hàn Quốc và nước ngoài. 6. IDG Ventures Vietnam: IDGVV được thành lập năm 2004, là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên về công nghệ tại Việt Nam. Quản lý số vốn 100 triệu đô la, IDGVV đã đầu tư chủ yếu vào các công ty tư nhân thuộc lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ ngay từ giai đoạn sơ khởi. IDGVV luôn kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ các công ty đầu tư bằng chuyên môn và kinh nghiệm tối ưu nhất của mình. Điều kiện được đầu tư mạo hiểm của IDG Ventures: Năng lực của doanh nghiệp bao gồm năng lực của người lãnh đạo và đội ngũ nhân viên. Thị trường công ty đang kinh doanh. Thị trường này có giúp doanh nghiệp tăng trưởng 56-60%/năm. Sản phẩm của doanh nghiệp là gì, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế hay không? Khả năng làm việc với khách hàng và đối tác quốc tế. Đánh giá ngành công nghiệp đang hoạt động có tiềm năng hay không? THE END THANKS FOR YOUR LISTENNING !