Bài giảng Thị trường ngoại hối (tiết 2)

Sự ra đ ời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế. Nếu chỉ có một đồng tiền quốc tế duy nhất thì sẽ không cần có sự tồn tại của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, thương m ại quốc tế và đầu tư quốc tế gắn liền với ít nhất 2 đồng tiền khác nhau. Ví dụ: Công ty XK A của VN xuất khẩu sang Hoa Kỳ, dù thanh toán bằng đồng tiền nào (USD, VND hay đồng tiền thứ 3) thì đều có mục đích là sẽ thu về đồng tiền VN để chi trả cho các chi phí trong nước. Các công ty NK của Hoa Kỳ cũng sẽ phải chuyển đổi sang đồng tiền khác nếu đồng tiền thanh toán trong HĐ không phải là đồng tiền mà họ sẵn có.

pdf17 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thị trường ngoại hối (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - 1 Thị trường ngoại hối - 2 - 2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của thương mại và đầu tư quốc tế. Nếu chỉ có một đồng tiền quốc tế duy nhất thì sẽ không cần có sự tồn tại của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế gắn liền với ít nhất 2 đồng tiền khác nhau. Ví dụ: Công ty XK A của VN xuất khẩu sang Hoa Kỳ, dù thanh toán bằng đồng tiền nào (USD, VND hay đồng tiền thứ 3) thì đều có mục đích là sẽ thu về đồng tiền VN để chi trả cho các chi phí trong nước. Các công ty NK của Hoa Kỳ cũng sẽ phải chuyển đổi sang đồng tiền khác nếu đồng tiền thanh toán trong HĐ không phải là đồng tiền mà họ sẵn có. Tương tự như thế, khi một nhà đầu tư Mỹ muốn đầu tư vào trái phiếu có mệnh giá ghi bằng đồng Franc Thụy Sỹ (CHF) thì anh ta sẽ có nhu cầu chuyển đôla Mỹ sang đồng Franc Thụy Sỹ để mua trái phiếu. Khi hết thời hạn đầu tư, anh ta có nhu cầu chuyển đổi số CHF kiếm được sang USD để mang về nước. Như vậy, hoạt động ngoại thương và đầu tư quốc tế đã làm phát sinh nhu cầu trao đổi từ tiền tệ này sang tiền tệ khác. Mục đích của phần này là nhằm giới thiệu cho SV mấy vấn đề chủ yếu sau: Khái niệm, các thành phần tham gia thị trường, đặc điểm, các loại thị trường, các nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường hối đoái. 8.1. Khái niệm Theo khái niệm truyền thống: thị trường là nơi diễn ra việc mua và bán một loại hàng hóa nhất định. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối. Khái niệm về ngoại hối theo Pháp lệnh 2005 của VN bao gồm 5 đối tượng: ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, vàng, tiền VN. Tuy nhiên, trong - 3 - 3 khuôn khổ môn học Thanh toán quốc tế, thị trường ngoại hối được giới hạn là thị trường mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế. Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của các phương tiện liên lạc như điện thoại, fax, internet và các mạng nội bộ khác như mạng SWIFT, việc giao dịch ngoại hối không chỉ diễn ra tại một địa điểm cụ thể như Sở giao dịch hối đoái hay Trung tâm mua bán ngoại tệ nữa. Người ta có thể giao dịch ngoại hối ngay cả khi đang ở nhà. Các giao dịch không cần địa điểm như vậy hình thành nên thị trường hối đoái phi tập trung (OTC- Over the counter) qua mạng, fax, email, điện thoại... Do vậy, khái niệm mới về thị trường ngoại hối dễ được chấp nhận hơn là: Thị trường ngoại hối là một mạng lưới toàn cầu liên kết các thành phần tham gia thị trường với nhau thông qua các mạng điện tín, như hệ thống điện thoại, telex, fax, máy tính và hệ thống giao dịch tự động. Hệ thống liên lạc của thị trường ngoại hối được đánh giá là tốt nhất trên thế giới, kể cả so với ngành công nghiệp, các chính phủ, ngành quân sự, an ninh quốc gia và các hoạt động tình báo. 8.2 Đặc điểm: - Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế vì có sự tham gia của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển trong thế cô lập với các nước còn lại của thế giới. Các nước tham gia nhiều hơn, sâu rộng hơn vào các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch quốc tế... Các mối quan hệ quốc tế này đã làm phát sinh nhu cầu về mua bán, chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Do vậy, không một quốc gia nào tham gia vào các mối quan hệ trên lại nằm ngoài thị trường ngoại hối. Phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối không đóng khung trong một quốc gia mà lan rộng khắp toàn cầu nhằm phục vụ cho các nhu cầu mua bán, giao dịch về ngoại tệ. Đây là thị trường lớn nhất toàn cầu với doanh thu - 4 - 4 khoảng 1,5 nghìn tỷ/ngày ( lớn gấp 30 lần so với thị trường tài sản (equity market) của Mỹ. - Thị trường ngoại hối là thị trường không ngủ, hoạt động 24/24 giờ hàng ngày. Đặc điểm này trước hết là do chênh lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới, khiến cho thị trường quốc tế nói chung luôn luôn mở cửa. Ví dụ: một nhà giao dịch ở thị trường Singapore buổi sáng có thể giao dịch với thị trường phía Đông như Hồng Kong, Tokyo. Đến khi 2 thị trường này đóng cửa cũng là lúc các thị trường phía Tây như Lodon, Frankfurt, Paris mở cửa và như vậy, nhà giao dịch này có thể hoạt động liên tục nếu muốn. Ngoài ra, nhờ có các phương tiện liên lạc hiện đại và nhanh chóng như điện thoại, internet, fax... cũng rút ngắn khoảng cách về mặt thời gian và không gian, giúp cho các nhà giao dịch có thể mua bán ngoại tệ với các thị trường trên thế giới bất cứ lúc nào. - Thị trường ngoại hối là một thị trường rất nhạy cảm. Thứ nhất: Đối tượng mua bán trên thị trường là mặt hàng nhạy cảm, biến động liên tục do chịu nhiều tác động của nhiều chính sách tiền tệ của nhiều nước. Đối tượng mua bán nhiều nhất trên thị trường là ngoại tệ mạnh. Doanh thu giao dịch của 7 đồng tiền chủ yếu này (majors), bao gồm USD, EUR, JPY, CHF, AUD, CAD, GBP chiếm đến 85% doanh thu giao dịch trên thị trường ngoại hối. Nếu một trong 7 đồng tiền mạnh đó biến động thì sẽ làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì của một quốc gia có đồng tiền đó. Ví dụ: Việc Cục dữ trữ Liên bang Mỹ Fed trong năm 2008 đã 4 lần cắt giảm lãi suất của đồng USD, làm cho đồng USD bị mất giá liên tục không những làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của bản thân nước Mỹ mà còn làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, đồng tiền của những nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người tham gia thị trường ngoại hối, do tính rủi ro cao, biến động nhiều nên lãi kỳ vọng thu được rất lớn, ví dụ đồng rúp. Thứ hai, do thị trường ngoại hối hoạt động 24/24h, nên một biến động về kinh tế, chính trị, xã hội xảy ra trên thế giới sẽ ngay lập tức ảnh hưởng - 5 - 5 đến thị trường hối đoái, bất kể là ngày hay đêm. Ví dụ, ngay sau khi thông tin về Tổng thống mới của Hoa Kỳ- ông Barack Obama đắc cử được công bố, đồng USD đã mạnh lên so với nhiều đồng tiền khác. Theo thì trên thị trường ngoại hối quốc tế, có những tỷ giá biến động rất nhạy cảm đến 18.000 lần/ngày, nghĩa là trung bình cứ 4,8 giây thì tỷ giá biến động một lần. Ở Việt Nam, thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng của Việt Nam là tiền thân của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, thị trường ngoại tệ liên NH ở VN đến nay vẫn chưa phát triển. Theo thống kê, chỉ mới có khoảng 25% số giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại hối là của các NH với nhau, trong khi đó ở các nước phát triển là khoảng trên 60%. Ở Việt Nam, khi có nhu cầu về ngoại tệ, ta không chỉ có thể mua ngoại tệ ở NHTM mà còn có thể mua ở thị trường chợ đen (ở HN là phố Đinh Lễ, ở Tp. HCM có phố Nguyễn Trung Trực). Tồn tại song song với thị trường ngoại hối chính thức là thị trường chợ đen. 8.3. Các thành phần tham gia vào thị trường: Nếu căn cứ vào mục đích tham gia vào thị trường ngoại hối, tham gia vào thị trường ngoại hối có 3 nhóm thành phần sau: - Nhóm 1: tham gia vào thị trường ngoại hối để thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ: cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp kinh doanh XNK, các nhà đầu tư... Nhóm này khi tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu về sở hữu ngoại tệ hơn là mục đích lợi nhuận. Ví dụ: Khi nhận được 1 lượng kiều hối, các cá nhân bán ngoại tệ để lấy nội tệ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình ở trong nước; đổi ra ngoại tệ khi có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài (đi du lịch nước ngoài, đi du học, đi khám chữa bệnh, thăm thân...). Các công ty XNK có nhu cầu về ngoại tệ để trả tiền hàng nhập khẩu, chi trả chi phí trong nước; các nhà đầu tư có nhu cầu đổi sang ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về nước... - 6 - 6 - Nhóm 2: tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận: các nhà kinh doanh ngoại tệ, các nhà môi giới, các nhà đầu cơ, các nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Những đối tượng này có thể là các cá nhân đơn lẻ, các quỹ đầu tư, hoặc là các ngân hàng thương mại. + Nhà kinh doanh ngoại tệ (dealers): tham gia mua bán thường xuyên trên thị trường, tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ. Giá bán thường cao hơn giá mua. Nhà kinh doanh cũng chịu rủi ro về biến động giá. + Nhà môi giới (brokers): tham gia vào thị trường với tư cách là trung gian trng các giao dịch mua bán, hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trên từng chuyến giao dịch. Mục đích của nhà môi giới là kiếm hoa hồng. Khác với nhà kinh doanh, do nhà môi giới chỉ tham gia với tư cách là trung gian, hoặc thay mặt người mua hoặc người bán để thực hiện giao dịch nên không chịu rủi ro về biến động giá. + Nhà đầu cơ (speculators): tham gia vào thị trường để kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá. Tỷ giá tăng lên hoặc giảm xuống thì đều tạo cơ hội cho nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Nếu là nhà đầu cơ giá lên, trong hiện tại nhà đầu cơ sẽ mua để đợi giá lên rồi bán. Nếu là nhà đầu cơ giá xuống, trong hiện tại nhà đầu cơ sẽ bán ra để đợi giá xuống thì sẽ mua vào. Nhà đầu cơ sẽ chịu rủi ro nếu tỷ giá biến động không như họ mong muốn. Nhà đầu cơ giống nhà kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và giá bán. Tuy nhiên, nếu nhà kinh doanh tham gia mua bán thường xuyên trên thị trường, còn nhà đầu cơ thì thường găm giữ hàng trong một thời gian nhất định rồi mới tiến hành mua hoặc bán. Hay nói cách khác, nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá, còn nhà kinh doanh thì tìm kiếm lợi nhuận không nhất thiết từ sự biến động của tỷ giá, mà là qua chênh lệch giá mua và giá bán. + Nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs): là những người tham gia vào thị trường ngoại hối tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự mất cân bằng tạm thời về tỷ giá giữa các thị trường khác nhau. Nó vừa giống nhà kinh doanh, - 7 - 7 tuy nhiên, nhà kinh doanh chênh lệch giá thường ít chịu rủi ro, vì họ biết được lúc nào, ở đâu có thể mua được ngoại tệ rẻ nhất và bán ngoại tệ đó ở đâu, lúc nào để đạt lợi nhuận cao nhất. Ví dụ, nếu bạn thấy giá USD ở Tp. Hồ Chí Minh đang đắt hơn so với ở Australia (thông qua phương pháp tính tỷ giá chéo), bạn có thể tiến hành dùng VNĐ ở Tp. HCM để mua AUD, rồi dùng AUD để mua USD ở Sydney và bán USD đó ở Tp. HCM để thu được số VND lớn hơn lúc bỏ ra. Các Ngân hàng thương mại có thể đảm nhận vai trò của các thành phần trên, có thể hoạt động với tư cách là nhà kinh doanh ngoại tệ, nhà môi giới (chủ yếu là môi giới trong thị trường ngoại tệ liên ngân hàng), nhà đầu cơ, nhà kinh doanh chênh lệch giá. Chúng ta đã biết rằng, thị trường hối đoái ra đời nhằm phục vụ trước hết cho hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, người ta ghi nhận, ngày nay chỉ có khoảng 5% doanh thu trên thị trường này là nhằm đáp ứng các nhu cầu thực sự về ngoại hối (chi trả tiền hàng, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...); 95% doanh thu là từ các giao dịch đầu cơ và các giao dịch nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận khác. Nhóm 3: Các Ngân hàng Trung ương của các nước. NHTW các nước tham gia thị trường với vai trò rất đặc biệt, đó là thông qua thị trường liên ngân hàng để áp dụng các chính sách tiền tệ nhằm mục 8.4. Phân loại:: - Thị trường giao ngay (spot market)- là thị trường mà việc mua bán, thanh toán và giao nhận ngoại hối diễn ra đồng thời. Đồng thời, tùy tập quán từng nước. Các nước châu Âu là sau 2 ngày làm việc kể từ ngày kí kết hợp đồng. Tương tự ở VN. Ví dụ: Hợp đồng kí ngày thứ 2, thì ngày thứ 4 sẽ tiến hành thanh toán và giao nhận. Lưu ý: 2 ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ theo quy định của Luật lao động. - 8 - 8 - Thị trường giao dịch có kỳ hạn (Forward market): là thị trường mà việc mua bán, thanh toán và giao nhận không đồng thời. Thời hạn giao nhận ngoại hối sẽ là x ngày kể từ ngày ký hợp đồng và do 2 bên thỏa thuận, có thể là 3, 6, 9, 12 tháng. 8.5. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường hối đoái a. Nghiệp vụ Forward- Nghiệp vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn - Khái niệm: là các giao dịch mà việc ký Hợp đồng, thanh toán và giao nhận ngoại tệ không xẩy ra đồng thời. Việc giao nhận ngoại tệ sẽ tiến hành sau một thời gian nhất định, theo một tỷ giá thỏa thuận lúc thực hiện hợp đồng. N= n (kỳ hạn) + T (1, 2, 3): gọi là ngày giá trị kỳ hạn. Ví dụ ngày ký hợp đồng là ngày 27/10/2008. Người nhập khẩu cần mua 1tr USD kỳ hạn 3 tháng để thanh toán tiền nhập khẩu. Ngày giao ngay: J + 2 ngày = 29/10/2008 Ngày giá trị kỳ hạn: J + 2 ngày + 3 tháng =29/1/2008 J là ngày ký kết hợp đồng. - Xác định tỷ giá mua kỳ hạn của khách hàng: Rfbc (Rate of forward bid customer). Ví dụ: 1 công ty A cần mua 100.000$ với kỳ hạn 90 ngày để thanh toán cho 1 chiếc Mercedes nhập từ Đức. Tỷ giá giao ngay là: USD/VND =15.600/15.700 Lãi NH như sau: Lãi suất áp dụng cho USD: trong đó lãi suất huy động là 4%/năm Lãi suất cho vay là: 5%/năm Lãi suất áp dụng cho VND: lãi suất huy động là 13%/năm Lãi suất áp dụng cho VND: lãi suất cho vay là 14%/năm Cách 1: Đem mua ngay 100.000 $ để dành sau 90 ngày thì thanh toán cho khách hàng. Như vậy, công ty A sẽ phải bỏ ra 1.570.000.000 VND để mua 100.000$. - 9 - 9 Sau đó, công ty A có thể mang 100.000$ để gửi kỳ hạn 90 ngày để thu lãi. Số tiền thu được: Fu = 100.000 (1+ 4 360 90 %) = 101.000USD Cách 2: Mang 1.570.000 đem gửi Ngân hàng kỳ hạn 90 ngày, sau đó dùng để mua USD trả khách hàng. Trong 90 ngày đó, công ty A sẽ thu được số tiền là: Fv= 1.570.000.000 (1+ %13 360 90 ) = 1.617.100.000 VND Theo thuyết ngang giá lãi suất, kết quả đầu tư bằng USD Fu phải tương đương với kết quả đồng tư bằng VND Fv, nếu không, vốn của nước này sẽ chảy sang nước kia và ngược lại. Fu = Fv => Rf = 1.617.000.000 VND/ 101.000 USD = 161.090 - Công thức tính tỷ giá mua kỳ hạn của khách hàng: Rfbc (Rate of forward bid customer) Cho biết: - Tỷ giá bán giao ngay của NH là Rsab (rate of spot ask bank) - Số đồng tiền yết giá là P - Lãi suất của đồng tền yết giá là Iy - Lãi suất của đồng tiền định giá là Id - Kỳ hạn là N tính theo ngày - Hệ số K: hệ số tính lãi (K = N/360 theo EU; K = N/365 theo Anh, Mỹ) - F: Future value Giả sử nếu đầu tư bằng đồng tiền yết giá trong N thời hạn, ta thu được kết quả Fy như sau: Fy = P+ P.Iy.K = P (1+Iy.K) Còn nếu đầu tư bằng đồng tiền định giá trong N thời hạn như trên, kết quả đầu tư Fd thu được là: Fd= P.Rs (1+Id . K) - 10 - 10 Theo thuyết ngang giá lãi suất, kết quả đầu tư bằng 2 đồng tiền là xấp xỉ nhau, nếu không sẽ xảy ra tình trạng vốn nước này chạy sang nước khác. Như vậy, giả định rằng, đầu tư bằng đồng tiền yết giá phải quy đổi ra đồng định giá kỳ hạn với tỷ giá bao nhiêu để cũng tương đương như đầu tư trực tiếp bằng đồng định giá. Do đó, ta có: Fy. Rf = Fd P (1+ Iy.K) Rf = P.Rs (1+Id . K) (1+ Iy.K) Rf = Rs (1+Id . K) Kết quả: Rf = Rs [1+ IyK IyKIdK   1 ] (2) Nếu thời hạn vay ngắn, Iy nhỏ thì ta có thể coi 1+ Iy.K =1, do đó: Rf = Rs + Rs. K. (Id- Iy) Nếu thời hạn vay dài, lãi suất lớn thì ta áp dụng công thức (2). Hệ số: Rs.k. (Id- Iy)/ (1+IyK) gọi là hệ số SWAP (SWAP rate). Kết luận: Tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + chênh lệch tiền lãi giữa đồng yết giá và đồng định giá. Rf = Rs + Rs (Id – Iy). K Rfab Rf = Rsab + Rsab (Id – Iy). K Rfbb = Rsbb + Rsbb (Id – Iy). K Nếu Id > Iy thì SWAP rate > 0 Ta có: Rs = Rs + Premium (điểm gia tăng vào tỷ giá giao ngay). Nếu Id < Iy thì SWAP rate < 0 Ta có: Rs = Rs - Discount (điểm khấu trừ vào tỷ giá giao ngay). b. Nghiệp vụ Arbitrage Rf= Rs Iy.K) (1 K . Id1   - 11 - 11 Khái niệm: Nghiệp vụ Arbitrage là một dạng biến tướng của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối giao ngay. Nghiệp vụ arbitrage theo ý nghĩa nguyên thủy của nó là việc dựa vào sự chênh lệch về tỷ giá giữa các thị trường hối đoái với nhau để thu lời thông qua hoạt động mua và bán ngoại hối. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc mua một lượng ngoại hối nhất định tại thị trường hối đoái rẻ nhất hoặc bán một lượng ngoại hối đắt nhất tại một thời điểm nhất định. Trong trường hợp mua ngoại hối ở thị trường rẻ nhất, đồng thời bán số ngoại hối đó tại thị trường hối đoái đắt nhất gọi là arbitrage chênh lệch hay arbitrage không gian (space arbitrage). Người ta chia arbitrage không gian thành 2 loại: ácbít hai điểm (two points arbitrage) và ácbít ba điểm hay ác bít tam giác (three points/traingular arbitrage). Arbitrage hai điểm: hay còn gọi là arbitrage tuyến tính: thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá giữa 2 thị trường. Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa USD/VND Tại New York: USD/JPY =130/125 Tại Tokyo: USD/JPY = 115/120 Như vậy, có thể mua USD ở thị trường Tokyo theo tỷ giá bán ra của NH là USD/JPY = 120. Sau đó bán USD ở thị trường New York theo tỷ giá mua vào USD của NH là USD/JPY = 125. Do đó, ta thu được chênh lệch là 5JPY/1USD. Arbitrage ba điểm: Arbitrage phi tuyến tính hay arbitrage tam giác: nhìn bề ngoài chưa thấy sự chênh lệch về tỷ giá giữa hai đồng tiền giữa hai thị trường khác nhau. Tại Hồng Kong: Rs(USD/HKD) = 4,50/55 Rs(JPY/HKD) = 0,0315/95 Tỷ giá chéo: USD/JPY = 113,92/144,44 Tại Tokyo: Rs(USD/JPY) = 150/155 Thực hiện Arbitrage 3 điểm như sau: - 12 - 12  Dùng HKD mua USD theo Rsa(USD/HKD)=4,55  Bán USD tại Tokyo theo tỷ giá: Rsb USD/JPY = 150  Về Hồng Kong bán lại JPY theo tỷ giá: Rsb=JPY/HKD = 0,0315  Thu được: 150 x 0,0315 = 4,725 HKD  Lãi: 4,725 – 4,55 = 1,75 HKD c. Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP) Khái niệm: là giao dịch kinh doanh ngoại hối trong đó 1 đồng tiền được mua và bán song song, nhưng ngày giao dịch mua và bán là khác nhau. Các trường hợp áp dụng: kết hợp 2 giao dịch cho cùng 1 đồng tiền - Có thể 1 giao dịch giao ngay và 1 giao dịch kỳ hạn - Hoặc là 2 giao dịch kỳ hạn nhưng thời hạn thanh toán khác nhau Ví dụ: VCB nhận được 1 khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng bằng EUR của khách hàng A, đồng thời cung cấp một khoản tín dụng 3 tháng bằng USD cho khách hàng B. Hiện tại, NH không còn USD. Cách 1: Mang EUR gửi ở Ngân hàng khác, sau đó vay USD cấp cho khách hàng B. Cách 2: Bán EUR mua USD để cung cấp cho khách hàng B. Mua EUR kỳ hạn 3 tháng bằng USD Với cách 2 thì VCB đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi nhằm bảo toàn vốn và hưởng lãi do chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền. Trong ví dụ trên, Ieur = 3%/năm Iusd = 2%/năm Tỷ giá EUR/USD = 1,31/1,33 Số tiền là 1 triệu EURO Các bước thực hiện nghiệp vụ hoán đổi: - Bán 1 triệu EUR giao ngay, thu được số USD là: 1.000.000 x 1,31 = 1.310.000 USD - Mua kỳ hạn 3 tháng EUR bằng USD: Rfbc (EUR/USD) = Rsab + Rsab.3/12. (2%-3,5%) - 13 - 13 = 1,33 – 1,33 . 0,25 . 0,015 = 1,280875 - NH phải bỏ ra: 1,280875 x 1.000.000 = 1.280.875 USD - Thu lãi: 1.310.000 – 1.280.875 = 29.125 USD d. Nghiệp vụ HĐ quyền chọn ngoại tệ (option) Ta thấy, mặc dù hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro hối đoái, nhưng vì là những hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất đi cơ hội kinh doanh, nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau. Để khắc phục nhược điểm này, một số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu đưa ra một dạng hợp đồng mới, hợp đồng quyền chọn tiền tệ (currency options contract). Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên tỷ giá hối đoái được Sở Giao dịch chứng khoán Philadenphia đưa ra đầu tiên vào năm 1983. Ngày nay, thị trường quyền chọn là một trong những phân khúc thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường hối đoái toàn cầu và nó chiếm khoảng chừng 7% danh số giao dịch hàng ngày. - là giao dịch ngoại hối được thực hiện trên cơ sở HĐ quyền chọn mua và HĐ quyền chọn bán một số lượng ngoại tệ nhất định, theo m
Tài liệu liên quan